Phân biệt: trở lực biến dạng, ứng suất tương đương,...

  • Thread starter Volga_
  • Ngày mở chủ đề
  • Thẻ gcal
V

Volga_

Author
Chảo tất cả các bạn, đặc biệt là các bạn học GCAL,
Mình có một câu hỏi thế này: hiện nay có nhiều khái niệm liên quan đến biến dạng dẻo có lẽ để hiểu cũng khá phức tạp (theo mình nghĩ), mình đang cần phân biệt các khái niệm đó thật rõ ràng hơn dưới quan điểm của các chuyên gia lĩnh vực GCAL trong diễn đàn, rất mong được mọi người thảo luận cho ý kiến để mình học hỏi nâng cao hiểu biết của mình (để không bị nhầm lẫn và dẫn đến ứng dụng sai các khái niệm). Các khái niệm cần phân biệt như sau:
- Ứng suất chảy
- Úng suất tương đương
- Trở lực biến dạng
Vì có một nguyên lý trong GCAL nói rằng: "chất điểm biến dạng sẽ di chuyển theo hướng có trở lực biến dạng nhỏ nhất", vậy thế nào là trở lực biến dạng nhỏ nhất? Định tính nó làm sao?
Mong các bạn thảo luận về phân biệt các khái niệm trên, nếu có ví dụ thì càng tốt. Cảm ơn các bạn và các chuyên gia.
 
Lượt thích: Done
U

umy

Author
Tự học xem nào: Gõ tìm và đọc, xem có thông não chăng !
- Bài giãng Gia công áp lực GCAL

https://tailieu.vn/tag/bai-giang-cong-nghe-gia-cong-ap-luc.html
http://doc.edu.vn/tai-lieu/bai-giang-gia-cong-ap-luc-bai-mo-dau-68754/
https://123doc.org/document/3880938-gia-cong-kim-loai-bang-ap-luc-gcal.htm
https://123doc.org/doc_search_title/3880938-gia-cong-kim-loai-bang-ap-luc-gcal.htm
...
(TL nào ko dùng được thì ... vất đi, đừng chửi đổng !:eek:!
Thiếu căn bản mà muốn tự lập cũng vất vã thật :(
Ráng tập bơi lội để sau nầy dự Á vận hội ở VN !:D)

Thêm:
- Các thắc mắt về lý thuyết bền của kim loại, tự tập gõ tìm và đọc trong google, yahoo ...
(Xem nơi hình ảnh, có ví dụ dể hiểu hơn !)
- Gõ tìm trong Youtbe có video giãng bài

 
Last edited by a moderator:
V

Volga_

Author
Tự học xem nào: Gõ tìm và đọc, xem có thông não chăng !
- Bài giãng Gia công áp lực GCAL

https://tailieu.vn/tag/bai-giang-cong-nghe-gia-cong-ap-luc.html
http://doc.edu.vn/tai-lieu/bai-giang-gia-cong-ap-luc-bai-mo-dau-68754/
https://123doc.org/document/3880938-gia-cong-kim-loai-bang-ap-luc-gcal.htm
https://123doc.org/doc_search_title/3880938-gia-cong-kim-loai-bang-ap-luc-gcal.htm
...
(TL nào ko dùng được thì ... vất đi, đừng chửi đổng !:eek:!
Thiếu căn bản mà muốn tự lập cũng vất vã thật :(
Ráng tập bơi lội để sau nầy dự Á vận hội ở VN !:D)
Dạ. Cảm ơn thầy đã quan tâm. Nhưng rất tiếc là những điều thầy nói em đều không thể thấy được điều mình cần. Xem các bài post của thầy thì thấy thầy mỉa mai hơn là truyền kiến thức chuyên môn. Em xin nói lại rằng ở diễn đàn không biết, không rõ, không dấu dốt thì mới dám đi hỏi. Em tin rằng ngày xưa thầy cũng cùng cảnh ngộ đi hỏi như em, nhưng khi đã đạt được một kiến thức rồi thì thầy có vẻ như lại đi chê trách những đứa học việc như em. Thật ra đó là thói quen của người Việt mình, em cũng không than nhiều hơn. Nhưng em mong rằng nhứng chia sẻ của thầy cụ thể và hiểu em cần gì hơn là những thông tin không cần thiết. Một lần nữa cảm ơn thầy rất nhiều. Và mong chờ các bạn khác giúp đỡ mình. Mình chỉ đi học hỏi thôi các bạn ah.
 
Lượt thích: umy
U

umy

Author
Dạ. Cảm ơn thầy đã quan tâm. Nhưng rất tiếc là những điều thầy nói em đều không thể thấy được điều mình cần. Xem các bài post của thầy thì thấy thầy mỉa mai hơn là truyền kiến thức chuyên môn. Em xin nói lại rằng ở diễn đàn không biết, không rõ, không dấu dốt thì mới dám đi hỏi. Em tin rằng ngày xưa thầy cũng cùng cảnh ngộ đi hỏi như em, nhưng khi đã đạt được một kiến thức rồi thì thầy có vẻ như lại đi chê trách những đứa học việc như em. Thật ra đó là thói quen của người Việt mình, em cũng không than nhiều hơn. Nhưng em mong rằng nhứng chia sẻ của thầy cụ thể và hiểu em cần gì hơn là những thông tin không cần thiết. Một lần nữa cảm ơn thầy rất nhiều. Và mong chờ các bạn khác giúp đỡ mình. Mình chỉ đi học hỏi thôi các bạn ah.
- đó là thói hư của trẻ con người Việt mình, ỷ lại , chỉ hỏi và chờ mọi người nuôn chiều, don cổ sẳn !
Vì thể sau gần 50 năm thống nhất, ta thua kém các nước láng viền: Đại Hàn, Thái Lan, Mã Lai ...
>> Phải tự lập nhiều hơn, vượt qua bản thân để giỏi hơn !
Tôi ( sinh năm 1952) không lảnh tiền thuế của dân, ko phải thầy gì cả ! ko có bổ phận truyền kiến thức lại! cũng chẵng muốn bạ ai cũng truyền chuyên môn ! Chỉ chọn lựa một vài thành viên xứng đáng, mới trao đổi.

Tội nghiệp vì thấy cô Volga_ là phái nữ, dám cầu tiến, nên ngoại lệ, chỉ dẩn cho đôi chút và trách nhẹ thế thôi. Cô dẹp tự ái được thì tiến bộ, còn hờn giận thì ra gốc cây mà khóc !:rolleyes: có bạn nào thương tình thì giúp cho học.
Nếu bạn là trai vào nghề kỹ thuật, thì tôi còn trách nặng hơn nữa :mad: . nghiêm khắt để trẻ nhỏ giỏi hơn người đi trước.

Ngày xưa trong thời chiến, các tiền bối muốn được đi học, phải chịu rất khó khăn hơn đám trẻ con bây giờ ! làm gì có mạng để tìm đọc, có mấy ai để hỏi đâu ! Muốn tìm sách để tra khảo phải vượt hơn 100 km đến thành phố lớn mới có thư viện, nhịn ăn để dành có tiền chụp copie vài trang sách lại.
Đứa nào vượt qua được thì thành "Cá hóa Rồng". Thất bại thì làm "Tôm: phân lộn lên đầu". Cuộc đời ko dể dàng như mộng mơ, Cứ theo đà nầy thì sau 99 năm nữa thì đám trẻ con có đặc quyền chọn lựa để hỏi tiếng gì đây ? !:rolleyes:

Trách thế cũng tạm đủ rồi ! Cô Volga_ gõ tìm, đọc và hiểu thế nào thì đưa lời giãi thích lên, ACE sẻ có nhiều lời góp ý cho:
- Ứng suất chảy
- Úng suất tương đương
- Trở lực biến dạng
 
Last edited by a moderator:
V

Volga_

Author
- đó là thói hư của trẻ con người Việt mình, ỷ lại , chỉ hỏi và chờ mọi người nuôn chiều, don cổ sẳn !
Vì thể sau gần 50 năm thống nhất, ta thua kém các nước láng viền: Đại Hàn, Thái Lan, Mã Lai ...
>> Phải tự lập nhiều hơn, vượt qua bản thân để giỏi hơn !
Tôi ( sinh năm 1952) không lảnh tiền thuế của dân, ko phải thầy gì cả ! ko có bổ phận truyền kiến thức lại! cũng chẵng muốn bạ ai cũng truyền chuyên môn ! Chỉ chọn lựa một vài thành viên xứng đáng, mới trao đổi.

Tội nghiệp vì thấy cô Volga_ là phái nữ, dám cầu tiến, nên ngoại lệ, chỉ dẩn cho đôi chút và trách nhẹ thế thôi. Cô dẹp tự ái được thì tiến bộ, còn hờn giận thì ra gốc cây mà khóc !:rolleyes: có bạn nào thương tình thì giúp cho học.
Nếu bạn là trai vào nghề kỹ thuật, thì tôi còn trách nặng hơn nữa :mad: . nghiêm khắt để trẻ nhỏ giỏi hơn người đi trước.

Ngày xưa trong thời chiến, được đi học các tiền bối gặp rất khó khăn hơn đám trẻ con bây giờ ! làm gì có mạng để tìm đọc, có mấy ai để hỏi đâu ! Muốn tìm sách để tra khảo phải vượt hơn 100 km đến thành phố lớn mới có thư viện, nhịn ăn để dành có tiền chụp copie vài trang sách lại.
Đứa nào vượt qua được thì thành "Cá hóa Rồng". Thất bại thì làm "Tôm: phân lộn lên đầu". Cuộc đời ko dể dàng như mộng mơ, Cứ theo đà nầy thì sau 99 năm nữa thì đám trẻ con có đặc quyền chọn lựa để hỏi tiếng gì đây ? !:rolleyes:

Trách thế cũng tạm đủ rồi ! Cô Volga_ gõ tìm, đọc và hiểu thế nào thì đưa lời giãi thích lên, ACE sẻ có nhiều lời góp ý cho:
- Ứng suất chảy
- Úng suất tương đương
- Trở lực biến dạng
Dạ. Cảm ơn bác. Bày tỏ quan điểm của mình cháu thấy thế hệ của cháu rất đáng để bác dìu dắt chứ ạh? Cháu không hiểu được nhiều nên mới đi hỏi để mở mang thôi, chứ cũng chẳng phải kẻ lười biếng đợi dọn cỗ cho mình ngồi ăn. Dĩ nhiên, cháu rất hiểu thế hệ bác và bố mẹ cháu vất vả và cần cù thế nào thì giờ bọn cháu cũng phải như vậy, chẳng phải cứ đi hỏi thì sẽ là người lười nhác. Cháu mong bác thông cảm và chia sẻ để bọn cháu được học hỏi. Chuyện đời và chuyện giáo dục cháu cũng không tham gia thêm, vì cháu còn hiểu được rất ít so với các bác. Cảm ơn bác.
Trở lại vấn đề của cháu, cháu hiểu các khái niệm trên như sau:
Trước tiên, trạng thái ứng suất được đặc trưng bởi 3 thành phần ứng suất pháp và 3 thành phần ứng suất tiếp. Tổng hợp 6 thành phần này người ta xây dựng công thức ứng suất tương đương. Như vậy, ứng suất tương đương sẽ phụ thuộc vào 6 thành phần ứng suất kia. Mỗi điểm trong vật thể sẽ có một giá trị ứng suất tương đương riêng nào đó. Khi ứng suất tương đương này nhỏ hơn ứng suất chảy (giới hạn chảy) thì điểm đó sẽ nằm ở trạng thái biến dạng đàn hồi, còn ngược lại, nếu ứng suất tương đương có giá trị lớn hơn hoặc bằng giới hạn chảy thì điểm đó nằm ở trạng thái biến dạng dẻo. Như vậy, cháu hiểu là: giới hạn chảy là giới hạn (ranh giới) xác định vật liệu ở trạng thái đàn hồi và dẻo. Và có những điểm bên trong vùng dẻo thì ứng suất tương đương sẽ lớn hơn giới hạn chảy (cháu nghĩ là như vậy), nhưng các tài liệu lại nói rằng duy trì biến dạng dẻo thì ứng suất tương đương bằng với giới hạn chảy???? Nó có thể lớn hơn giới hạn chảy nữa chứ ạh? Hay cháu hiểu sai?
Thứ hai, lại xuất hiện khái niệm "cường độ ứng suất", hjx, cháu lại hiểu: cường độ ứng suất chính là ứng suất tương đương!!!! Điều này đúng chứ ạh? Rồi trở lực biến dạng, cháu cũng hiểu nó là ứng suất tương đương????
Cuối cùng, theo cháu hiểu thì:
- Ứng suất tương đương = Cường độ ứng suất = Trở lực biến dạng
- Ứng suất chảy (giới hạn chảy) là cận trên của ứng suất tương đương ở vùng đàn hồi và là cận dưới của ứng suất tương đương ở vùng dẻo. Nói chung:
+ Ở vùng đàn hồi: ứng suất chảy lớn hơn ứng suất tương đương.
+ Ở vùng dẻo: úng suất chảy bé hơn hoặc bằng ứng suất tương đương (còn theo sách thì cháu hiểu họ nói rằng hai giá trị này bằng nhau!).

Trên đây là những hiểu biết của cháu về loạt các khái niệm nêu trên. Mong bác và mọi người thảo luận giúp cháu hiểu rõ và hiểu đúng về chúng. Một lần nữa cháu hết sức cảm ơn bác.
 
Lượt thích: umy
U

umy

Author
Cô Volga_ Hiểu tạm được ! Nhưng chờ mõi mắt, chẵng thấy "bạn" nào thèm quan tâm đến !:rolleyes:!!
Tôi tạm cho vài lời ngoại cảm an ủi cho trẻ ko lười !
1) - Ứng suất chảy: khi gia công kim loại, vật liệu: các lực tác dung sau khi qua giai đoạn đàn hồi (material linear: elastic định luật Hooke) sẻ tiến đến giai đoạn dẻo. Gọi nôm na là chảy (material nonlinear: Plastic). Vượt qua giới hạn chảy vật liệu chị kéo sẻ bị đứt, vật liệu chịu nén sẻ bị nứt, bể vở !
http://doc.edu.vn/tai-lieu/bai-giang-gia-cong-ap-luc-nhung-kien-thuc-co-so-ve-bien-dang-deo-68750/
Xem đương cong ứng suất - biến dạng ! phân biệt lưu ý : ứng suất nén kéo (normal Stress ) từ normal force và bending và cắt (shear Stress) có từ lực cắt (shear force) và xoắn:Torsion

2) - Ứng suất tương đương: Tổng hợp các thành phần ứng suất trong 2 hoặc 3 trục tọa độ lại !

tương đương như Ứng suất tối đa có được trong bài tính thực tế ! Người ta thường dùng Ứng Suất Von-Mises(equivalence Stress), cho vật liệu kim loại.

Có một số Tiêu Chuẩn ngoại quốcđòi hỏi phải tính với ứng suất chính σ1, σ2, σ3 (principal stress) .
http://cae-nst.com.vn/2017/01/19/un...h-gia-ung-suat-von-mises-trong-femap-nastran/

Các lý thuyết ứng suất khác theo lý thuyết bền của sách, thì cứ học thuộc bài để hiểu khái niệm (hoặc không hiểu :rolleyes:! thì thuộc bài như vẹt ) cần thiết để thi đậu.!:confused:. Trong phạm vi nghiên cứu ĐH ! Nhưng thực tế chẵng mấy khi dùng đến những lý thuyết nhiều nầy!
https://websrv1.ctu.edu.vn/coursewares/congnghe2/sucbenvatlieu/chuong4.htm

3) - Trở lực biến dạng: Khi có tác dụng lực, mô men lên vật thể sẻ sinh ra ứng suất (stress) >> tạo ra biến dạng (strain)
tùy thí nghiệm, tác dụng 1,2,3 chiều vào vật liệu sẻ có equivalence Strain hay (principal strain) tương ứng theo chiều lực tác dụng.
biến dạng ( epsilon
) = Ứng suất (sigma
) / Young modul E
Xem thêm:
Mô đun đàn hồi
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mô_đun_đàn_hồi

biến dạng dẻo
https://vi.wikipedia.org/wiki/Biến_dạng_dẻo
______________________________________________________________________
Thế hệ trẻ của các cháu trẻ ngoan ráng tự lập, tìm đọc thêm TL ngoại (tiếng Anh) so sánh với TL tiếng Việt, tự học để vượt lên ! Cứ nhắm mắt, mong đợi chờ được các "bác lờ đờ" giúp đở dìu dắt cho ăn cá chết mãi.. thì ... 99 năm nữa chỉ còn đủ sức làm Ô sin, bập bẹ nói tiếng Hoa cực ... giỏi đấy nhá !:p:D

 
Last edited by a moderator:
Cuối cùng, theo cháu hiểu thì:
- Ứng suất tương đương = Cường độ ứng suất = Trở lực biến dạng
- Ứng suất chảy (giới hạn chảy) là cận trên của ứng suất tương đương ở vùng đàn hồi và là cận dưới của ứng suất tương đương ở vùng dẻo. Nói chung:
+ Ở vùng đàn hồi: ứng suất chảy lớn hơn ứng suất tương đương.
+ Ở vùng dẻo: úng suất chảy bé hơn hoặc bằng ứng suất tương đương (còn theo sách thì cháu hiểu họ nói rằng hai giá trị này bằng nhau!).

Trên đây là những hiểu biết của cháu về loạt các khái niệm nêu trên. Mong bác và mọi người thảo luận giúp cháu hiểu rõ và hiểu đúng về chúng. Một lần nữa cháu hết sức cảm ơn bác.
Để tìm hiểu các khái niệm này, mình có lời khuyên là bạn nên đọc trên wikipedia và đọc tiếng Anh. Thông tin chính xác và súc tích. Các thuật ngữ được sử dụng thống nhất, không giống nhiều tài liệu tiếng Việt.
Ứng suất tương đương (Equivalent stress) là một khái niệm, cách tính có thể khác nhau tùy theo bạn dùng lý thuyết chảy dẻo nào. Mặc định là theo thuyết Von Mises vì nó phổ biến nhất. Nó có thể tính từ 6 thành phần ứng suất tổng quát như bạn đã liệt kê hoặc từ 3 ứng suất chính sigma1, 2, 3. Kết quả cho được là như nhau. Bạn nên đọc thêm phần trạng thái ứng suất của Sức bền vật liệu và vòng tròn Mohr để hiểu hơn.
Để miêu tả vật liệu không đàn hồi tuyệt đối, người ta sử dụng đường cong ứng suất - biến dạng (stress - strain). Nếu vật liệu là đàn dẻo lý tưởng thì đường chảy dẻo nằm ngang. Lúc này ứng suất chảy dẻo bằng giới hạn đàn hồi của vật liệu. Nó có thể không nằm ngang mà chếch với góc nghiêng thấp (bilinear), hoặc đôi khi là đường cong (multilinear), nên lúc chảy dẻo ứng suất tương đương vẫn có thể tăng thêm nhưng thường chậm hơn trong giới hạn đàn hồi.
Còn cường độ ứng suất (stress intensity) thì chỉ dùng cho bài toán mỏi (fatigue).
 
V

Volga_

Author
Cô Volga_ Hiểu tạm được ! Nhưng chờ mõi mắt, chẵng thấy "bạn" nào thèm quan tâm đến !:rolleyes:!!
Tôi tạm cho vài lời ngoại cảm an ủi cho trẻ ko lười !
1) - Ứng suất chảy: khi gia công kim loại, vật liệu: các lực tác dung sau khi qua giai đoạn đàn hồi (material linear: elastic định luật Hooke) sẻ tiến đến giai đoạn dẻo. Gọi nôm na là chảy (material nonlinear: Plastic). Vượt qua giới hạn chảy vật liệu chị kéo sẻ bị đứt, vật liệu chịu nén sẻ bị nứt, bể vở !
http://doc.edu.vn/tai-lieu/bai-giang-gia-cong-ap-luc-nhung-kien-thuc-co-so-ve-bien-dang-deo-68750/
Xem đương cong ứng suất - biến dạng ! phân biệt lưu ý : ứng suất nén kéo (normal Stress ) từ normal force và bending và cắt (shear Stress) có từ lực cắt (shear force) và xoắn:Torsion

2) - Ứng suất tương đương: Tổng hợp các thành phần ứng suất trong 2 hoặc 3 trục tọa độ lại !

tương đương như Ứng suất tối đa có được trong bài tính thực tế ! Người ta thường dùng Ứng Suất Von-Mises(equivalence Stress), cho vật liệu kim loại.

Có một số Tiêu Chuẩn ngoại quốcđòi hỏi phải tính với ứng suất chính σ1, σ2, σ3 (principal stress) .
http://cae-nst.com.vn/2017/01/19/un...h-gia-ung-suat-von-mises-trong-femap-nastran/

Các lý thuyết ứng suất khác theo lý thuyết bền của sách, thì cứ học thuộc bài để hiểu khái niệm (hoặc không hiểu :rolleyes:! thì thuộc bài như vẹt ) cần thiết để thi đậu.!:confused:. Trong phạm vi nghiên cứu ĐH ! Nhưng thực tế chẵng mấy khi dùng đến những lý thuyết nhiều nầy!
https://websrv1.ctu.edu.vn/coursewares/congnghe2/sucbenvatlieu/chuong4.htm

3) - Trở lực biến dạng: Khi có tác dụng lực, mô men lên vật thể sẻ sinh ra ứng suất (stress) >> tạo ra biến dạng (strain)
tùy thí nghiệm, tác dụng 1,2,3 chiều vào vật liệu sẻ có equivalence Strain hay (principal strain) tương ứng theo chiều lực tác dụng.
biến dạng ( epsilon
) = Ứng suất (sigma
) / Young modul E
Xem thêm:
Mô đun đàn hồi
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mô_đun_đàn_hồi

biến dạng dẻo
https://vi.wikipedia.org/wiki/Biến_dạng_dẻo
______________________________________________________________________
Thế hệ trẻ của các cháu trẻ ngoan ráng tự lập, tìm đọc thêm TL ngoại (tiếng Anh) so sánh với TL tiếng Việt, tự học để vượt lên ! Cứ nhắm mắt, mong đợi chờ được các "bác lờ đờ" giúp đở dìu dắt cho ăn cá chết mãi.. thì ... 99 năm nữa chỉ còn đủ sức làm Ô sin, bập bẹ nói tiếng Hoa cực ... giỏi đấy nhá !:p:D

Cảm ơn bác đã khen cháu về các ý hiểu như bài post trên của cháu. Qua bài của bác và những link hướng dẫn cháu cũng thấy được một số những kiến thức quan trọng để mình kịp bổ sung. Cháu thật tiếc vì hiện tại cháu chưa gặp được một tài liệu tiếng Việt nào nói cặn kẽ và cho ví dụ sinh động nào về các khái niệm vẫn gây nhầm lẫn như trên. Hơn thế, cái cháu thấy quan trọng nhất vẫn là khái niệm trở lực biến dạng, họ vẫn thường nói: trở lực biến dạng theo hướng này hướng nọ là nhỏ nhất, nhưng tại sao nó nhỏ nhất? Định lượng nó ra sao? Thì dường như chẳng có sách nào nói. Lấy ví dụ như bài toán chồn một hình trụ tiết diện tròn, người ta chỉ nói rằng các điểm vật liệu biến dạng sẽ tiến ra ngoài biên tạo hình tang trống và chỉ rõ hướng đó, nhưng việc giải thích tại sao hướng đó có trở lực nhỏ nhất và nó bằng bao nhiêu thì chẳng thấy nói. Nên bản thân chúng cháu khi đọc về khái niệm trở lực biến dạng rất mơ hồ. Cháu sẽ tìm hiểu thêm về chúng để có cách hiểu ở mức độ rõ ràng hơn. Một lần nữa cảm ơn bác đã cung cấp các thông tin giúp cháu ở trên. Cháu mong được giúp đỡ nhiều hơn ở các vấn đề tiếp theo để có cơ hội hoàn thiện những kiến thức của mình, biết đâu đó sẽ vận dụng được trong công việc sau này của mình. Cháu cũng sẽ cố gắng để đọc các tài liệu tiếng nước ngoài, nhưng tiếc vốn ngoại ngữ của cháu về chuyên ngành rất hạn chế, tuy nhiên phải cố thôi ạh. Có gì cháu sẽ hỏi thêm. Chúc bác mạnh khỏe và thành công.
Để tìm hiểu các khái niệm này, mình có lời khuyên là bạn nên đọc trên wikipedia và đọc tiếng Anh. Thông tin chính xác và súc tích. Các thuật ngữ được sử dụng thống nhất, không giống nhiều tài liệu tiếng Việt.
Ứng suất tương đương (Equivalent stress) là một khái niệm, cách tính có thể khác nhau tùy theo bạn dùng lý thuyết chảy dẻo nào. Mặc định là theo thuyết Von Mises vì nó phổ biến nhất. Nó có thể tính từ 6 thành phần ứng suất tổng quát như bạn đã liệt kê hoặc từ 3 ứng suất chính sigma1, 2, 3. Kết quả cho được là như nhau. Bạn nên đọc thêm phần trạng thái ứng suất của Sức bền vật liệu và vòng tròn Mohr để hiểu hơn.
Để miêu tả vật liệu không đàn hồi tuyệt đối, người ta sử dụng đường cong ứng suất - biến dạng (stress - strain). Nếu vật liệu là đàn dẻo lý tưởng thì đường chảy dẻo nằm ngang. Lúc này ứng suất chảy dẻo bằng giới hạn đàn hồi của vật liệu. Nó có thể không nằm ngang mà chếch với góc nghiêng thấp (bilinear), hoặc đôi khi là đường cong (multilinear), nên lúc chảy dẻo ứng suất tương đương vẫn có thể tăng thêm nhưng thường chậm hơn trong giới hạn đàn hồi.
Còn cường độ ứng suất (stress intensity) thì chỉ dùng cho bài toán mỏi (fatigue).
Cảm ơn anh, em sẽ tìm hiểu thêm về nó. Để hiểu cặn kẽ và vận dụng chính xác các khái niệm này với em hiện tại thật khó, nhưng nó sẽ được cải thiện nhiều hơn khi lúc này em được mọi người quan tâm chia sẻ. Em sẽ cố gắng đọc nó nhiều hơn.
 
V

Volga_

Author
tôi ko học ĐH ở VN, nên kém tiếng Việt lắm ! cho biết trở lực biến dạng: Tiếng Anh là gì ? mới có thể giải thích cho được-
Hoặc tìm cách Úp bài viết có cụm chử trở lực biến dạng cho tôi xem
Cháu cũng không rõ lắm bác ah, có thể trở lực biến dạng trong tiếng Anh là "deformation resistance" chăng ạh?
 
V

Volga_

Author
Thử tìm sách: Cơ sở biến dạng dẻo kim loại pdf do Thầy Đinh Bá Trụ ở Học Viện Quân Sự ghi chép trở lực biến dạng, có bổ ích gì chăng ??
Xem nội dung đầy đủ tại:
https://123doc.org//document/1232675-co-so-bie-n-da-ng-de-o-kim-loa-i-pdf.htm
Cháu đã có tài liệu này rồi bác ah, nhưng nó cũng chẳng chỉ dừng lại ở những khái niệm chung chung, chưa cụ thể bác ạh. Cháu cảm ơn bác. Cháu cũng xin lỗi vì đã làm rối lên tất cả mọi thứ.
 
Tài liệu tiếng Anh khá dễ kiếm trên mạng. Hầu như ngành nào cũng có những cuốn rất hay và được viết dễ hiểu cho ngành đó. Nếu bạn học kĩ thuật và không đọc tài liệu tiếng Anh, đó là thiệt thòi lớn cho bạn.
 
U

umy

Author
Tài liệu tiếng Anh khá dễ kiếm trên mạng. Hầu như ngành nào cũng có những cuốn rất hay và được viết dễ hiểu cho ngành đó. Nếu bạn học kĩ thuật và không đọc tài liệu tiếng Anh, đó là thiệt thòi lớn cho bạn.
Cậu ginb làm ơn cho tôi biết tiếng Anh (hoặc Đức , Pháp ) ý nghĩa của cụm chử trở lực biến dạng là gì ?

Cháu đã có tài liệu này rồi bác ah, nhưng nó cũng chẳng chỉ dừng lại ở những khái niệm chung chung, chưa cụ thể bác ạh. Cháu cảm ơn bác. Cháu cũng xin lỗi vì đã làm rối lên tất cả mọi thứ.
Cơ sở biến dạng dẻo kim loại pdf - Thầy Đinh Bá Trụ
Cô Volga_ làm ơn Up sách nầy lên media fire, để tôi xem thêm và lưu trử được.

Cụ thể cho dập khuôn:
BÀI THÍ NGHIỆM HỌC PHẦN ME4322 CN GCAL
https://tailieu.vn/doc/bai-thi-nghiem-hoc-phan-me4322-cb-gcal-1660883.html
 
Last edited by a moderator:
V

Volga_

Author
Cậu ginb làm ơn cho tôi biết tiếng Anh (hoặc Đức , Pháp ) ý nghĩa của cụm chử trở lực biến dạng là gì ?


Cơ sở biến dạng dẻo kim loại pdf - Thầy Đinh Bá Trụ
Cô Volga_ làm ơn Up sách nầy lên media fire, để tôi xem thêm và lưu trử được.

Cụ thể cho dập khuôn:
BÀI THÍ NGHIỆM HỌC PHẦN ME4322 CN GCAL
https://tailieu.vn/doc/bai-thi-nghiem-hoc-phan-me4322-cb-gcal-1660883.html
Bác hãy vào link này để download bác ah. https://tailieumienphi.vn/doc/ebook-co-so-li-thuyet-bien-dang-deo-kim-loai-dinh-ba-tru-ikuntq.html
 
Lượt thích: umy
Cậu ginb làm ơn cho tôi biết tiếng Anh (hoặc Đức , Pháp ) ý nghĩa của cụm chử trở lực biến dạng là gì ?
Cháu không phải chuyên ngành "gia công áp lực" nên cũng chưa biết khái niệm này ạ.
Cháu có xem chương 7.3 sách của Đinh Bá Trụ và tìm trên Wikipedia tiếng Anh nhưng chưa thấy khái niệm tương đương. Cháu nghĩ sách của bác Trụ chủ yếu dịch/ tham khảo từ tài liệu nước ngoài. Có thể một vài thuật ngữ tiếng Việt do bác ấy tự chọn, không thật sự chuẩn :D
Lúc đọc trở lực biến dạng cháu nghĩ nó phụ thuộc vào dạng hình học của vật cần gia công, nhưng theo sách của bác Trụ thì nó chỉ phụ thuộc vào vật liệu...
 
U

umy

Author
Tôi cũng không phải chuyên ngành "gia công áp lực", nên chỉ ngoại cảm giải thích khái niệm này, tùy theo "hiểu tí xíu" sách của thầy Đinh Bá Trụ !

1) Xem chương 7.2.2 > Định nghĩa cho trở lực biến dạng ! Tôi tạm giải thích với tiếng việt
trở lực biến dạng P là lực ép nén khuôn ( đơn vị Newton N ?) = ptb F
F diện tích tác dụng của khuôn ép (mm²)
áp suất hiệu dụng
ptb (N/mm2) = n Sigma-s (7.18)
Sigma-s = ứng suất tác dụng (N/mm²)

hệ số hiệu nghiệm n = ns nv nbc < 1,0
Các hệ sô nầy tùy thuộc vào trạng thái, tốc độ, biến cứng ...

2) chương 7.3 Ảnh hưởng của thành phần hóa học, và tính dẻo của từng thành phần phối hợp !
Fe: Ferro: sắt nguyên
C: Carbon: Than tỹ lệ C càng cao thì độ bền, dẻo càng lớn
Mn: Mangan ...

Chịu khó tự đọc và học thuộc bài, chứ đừng lười biếng bảo là chung chung, không cụ thể :mad:

3) 7.4 Ảnh hưởng của tổ chức kim loại hợp kim
Xem thêm về luyện kim, bài viết về vật liệu kim loại > nonlinear

4) 7.5 Ảnh hưởng của nhiệt độ
...

5) phụ thuộc vào dạng hình học của vật cần gia công như Anh ginb góp ý (TL ngoại ngữ, cho các mềm mô phỏng có ghi đến) có thể mặt tiếp xúc (Contact - Target) cũng có ảnh hưởng.

6) SV trẻ phải tìm đọc thêm TL, Sách vở khác ... tiếng Anh , so sánh để thông nảo thành chuyên gia (được khen giỏi, mà ko còn bị trêu là Ô sin lười )!:p

7) Nếu còn thắc mắc hơn nữa thì tìm đến thầy Đinh Bá Trụ (trước kia có tham gia MesLab) mà hỏi !
 
Last edited by a moderator:
V

Volga_

Author
Cháu cảm ơn bác và anh đã giúp đỡ từ hôm đặt vấn đề tới giờ. Cháu sẽ tìm hiểu thêm, có gì cháu sẽ hỏi tiếp ạh. Chúc bác và anh sức khỏe và công tác tốt. Một lần nữa cảm ơn mọi người ạh.
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Mình cũng hơi thấy tò mò chút, em học trường nào vậy, Bách Khoa Hà Nội, Học viện kỹ thuật quân sự, Bách Khoa Sài Gòn? Nếu ở Hà Nội thì cứ đến bộ môn Gia công áp lực sẽ được giải đáp và hướng dẫn mua sách vở, tài liệu. Tất cả đều vui vẻ nhiệt tình chứ không ai ăn thịt sinh viên đâu mà sợ.
Các khái niệm về " Ứng suất .." có lẽ em dễ dàng tìm được câu trả lời vì nó là kiến thức chung của cơ học vật rắn. Riêng " trở lực biến dạng" thì chắc em còn chưa rõ? ( đây là từ chuyên ngành Gia công áp lực ). Rất dễ thôi : "trở lực" nghĩa là "lực cản trở", "trở lực biến dạng" là lực cản trở lại sự biến dạng của vật thể. Tuy nhiên trong trường hợp này không phải là lực thuần túy có thứ nguyên N thông thường. Ta ngầm hiểu nó là Lực/đơn vị diện tích.
VD dụ chồn 1 vật thể hình trụ :
- Trên đe dưới búa đều cản trở hoàn toàn việc dịch chuyển vật liệu chỉ còn các mặt xung quanh tự do . Lúc này trở lực biến dạng ở trên và dưới khối trụ là lớn nhất còn mặt xung quanh là nhỏ nhất ( không có gì cản trở nó biến dạng ) .
Trong trường hợp lý tưởng, nếu ma sát giữa Phôi và Dụng cụ gây biến dạng ( búa, đe ) bằng 0 thì dù có hình dạng gì thì sau khi chồn , vật thể sẽ đều có hình dạng đồng xu !
Nguyên tắc trở lực biến dạng nhỏ nhất được ứng dụng giải các bài toán dập khối, tính toán hướng chảy vật liệu trong lòng khuôn.

Trong Clip trên em để ý thấy người ta phải thiết kế khuôn sao cho vật liệu vừa đủ điền đầy hết lòng luôn và tràn ra ngoài qua vành biên ít nhất có thể.
 
Last edited:

lddung

Chuyên gia cao cấp
Để xem mình nói đúng hay không thì em có thể dùng CAE mô phỏng bài toán Chồn với ma sát bằng 0. vật thể sẽ không bị phình tang trống mà dần biến thành hình đồng xu dù ban đầu nó có bất cứ hình dạng gì.
 
Mình cũng hơi thấy tò mò chút, em học trường nào vậy, Bách Khoa Hà Nội, Học viện kỹ thuật quân sự, Bách Khoa Sài Gòn? Nếu ở Hà Nội thì cứ đến bộ môn Gia công áp lực sẽ được giải đáp và hướng dẫn mua sách vở, tài liệu. Tất cả đều vui vẻ nhiệt tình chứ không ai ăn thịt sinh viên đâu mà sợ.
Xem nick name chắc bạn này ở Nga :confused:
Từ này thuật ngữ tiếng Anh là gì vậy bác?
 
Top