Phanh cơ xe máy

  • Thread starter bachanggcal
  • Ngày mở chủ đề
B

bachanggcal

Author
Mọi người cho mình hỏi tại sao phanh cơ của xe máy ở bánh trước lại làm ở bên trái của bánh vậy (ở tư thế khi mình ngồi lên xe)
 
Ðề: Phanh cơ xe máy

Mình nghĩ là liên quan tới vị trí lắp phanh sau ( phanh chân) đó. cách phanh đúng là phanh cả 2 phanh. Để tạo ra sự cân bằng thì phanh trước và sau sẽ đặt ở hai mặt đối diện nhau. Do phanh chân thì luôn ở mặt bên phải vì nó ưu tiên cho chân thuận ( đa số mọi người thuận chân phải) nên phanh trước ở đối diện thì chỉ có thể là bên trái như bạn thấy.
 
Ðề: Phanh cơ xe máy

câu trả lời gần đúng rồi, anh bạn tư duy thêm chút nữa, chắc tìm ra nguyên nhân đấy.
 
Ðề: Phanh cơ xe máy

Mình nghĩ là liên quan tới vị trí lắp phanh sau ( phanh chân) đó. cách phanh đúng là phanh cả 2 phanh. Để tạo ra sự cân bằng thì phanh trước và sau sẽ đặt ở hai mặt đối diện nhau.
Theo bạn thì ở đây là cân bằng cái gì và cân bằng theo phương nào? Theo như mình hiểu thì bạn đang nói cân bằng lực theo phương ngang của xe vì nếu cân bằng lực theo phương dọc thì bố trí 2 phanh một bên tốt hơn, tránh tạo ra moment. Nhưng trong quá trình phanh của xe máy, mình ko thấy sinh ra lực nào theo phương ngang cả.

Đúng là theo quy chuẩn của nhà sản xuất thật, nhưng quy chuẩn nào cũng có nguyên do của nó, những người phát minh ra đưa nó vào tiêu chuẩn để tránh thế hệ sau không hiểu nguyên do mà làm bừa. Theo mình thì khi phanh thường thì 2 bánh bị giữ chặt mà lượng khí phụt ra từ ống bô vẫn còn sinh ra một lực dọc theo tâm ống bô tạo ra moment quay xe theo chiều ngược chiều kim đồng hồ (do ống bô đặt lệch sang bên phải). Người ta bố trí phanh như vậy để sinh ra một moment ngược lại, triệt tiêu bớt cái moment sinh ra bởi luồng khí từ ống bô vì phanh sau tạo ra một lực kéo ra phía sau bên phải, phanh trước tạo một lực kéo ra trước bên trái> moment sinh ra cùng chiều kim đồng hồ.
 
Ðề: Phanh cơ xe máy

Mình thì không chắc chắn ý nghĩa của nó nhưng mình thấy nó tốt cho mấy người mới đi xe, mình vẫn nhớ đợt đầu mình tập đi có lúc cuống quá bóp phanh phải thế là thuận tay kéo luôn ga lên hehe nếu mấy quả đó mà bên phải là phanh trước thì chắc mình ngã chắc rồi ^^
 
Ðề: Phanh cơ xe máy

Theo bạn thì ở đây là cân bằng cái gì và cân bằng theo phương nào? Theo như mình hiểu thì bạn đang nói cân bằng lực theo phương ngang của xe vì nếu cân bằng lực theo phương dọc thì bố trí 2 phanh một bên tốt hơn, tránh tạo ra moment. Nhưng trong quá trình phanh của xe máy, mình ko thấy sinh ra lực nào theo phương ngang cả.

Đúng là theo quy chuẩn của nhà sản xuất thật, nhưng quy chuẩn nào cũng có nguyên do của nó, những người phát minh ra đưa nó vào tiêu chuẩn để tránh thế hệ sau không hiểu nguyên do mà làm bừa. Theo mình thì khi phanh thường thì 2 bánh bị giữ chặt mà lượng khí phụt ra từ ống bô vẫn còn sinh ra một lực dọc theo tâm ống bô tạo ra moment quay xe theo chiều ngược chiều kim đồng hồ (do ống bô đặt lệch sang bên phải). Người ta bố trí phanh như vậy để sinh ra một moment ngược lại, triệt tiêu bớt cái moment sinh ra bởi luồng khí từ ống bô vì phanh sau tạo ra một lực kéo ra phía sau bên phải, phanh trước tạo một lực kéo ra trước bên trái> moment sinh ra cùng chiều kim đồng hồ.
Vì theo chiều ngang thì bản thân xe máy nó không phải là 1 tấm phẳng( như kiểu bạn cắt vẽ hình xe máy trên 1 tờ giấy). Giả sử cả 2 phanh cùng 1 bên tất nhiên sẽ là cùng bên phải vì nó theo phanh chân như mình nói ở trên. Khi đó nếu xe đang đi mà phanh thì các chi tiết, bộ phận trên xe sẽ có lực quán tính có xu hướng chuyển động về phía trước. Lúc đó các chi tiết phần bên phải ( cùng bên đặt phanh) sẽ dừng trước còn các chi tiết phần bên đối diện sẽ dừng sau. Các lực quán tính đó 1 ngẫu lực làm cho xe bị vặn gây ảnh hưởng tới xe cũng như người lái. Tất nhiên điều này thấy rõ được khi đi ở tốc độ cao.
 
Last edited:
Ðề: Phanh cơ xe máy

Vì theo chiều ngang thì bản thân xe máy nó không phải là 1 tấm phẳng( như kiểu bạn cắt vẽ hình xe máy trên 1 tờ giấy). Giả sử cả 2 phanh cùng 1 bên tất nhiên sẽ là cùng bên phải vì nó theo phanh chân như mình nói ở trên. Khi đó nếu xe đang đi mà phanh thì các chi tiết, bộ phận trên xe sẽ có lực quán tính có xu hướng chuyển động về phía trước. Lúc đó các chi tiết phần bên phải ( cùng bên đặt phanh) sẽ dừng trước còn các chi tiết phần bên đối diện sẽ dừng sau. Các lực quán tính đó 1 ngẫu lực làm cho xe bị vặn gây ảnh hưởng tới xe cũng như người lái. Tất nhiên điều này thấy rõ được khi đi ở tốc độ cao.
Mình hiểu ý của bạn, nhưng khi phanh thì toàn bộ lực phanh sẽ phân bố lên trục, tức là bánh xe sẽ dừng đều ở cả 2 bên dù phanh bố trí ở bên nào cũng vậy. Nếu như bạn đang tưởng tượng lực tác dụng giống như một người giữ một bên tay lái thì điều bạn nói là đúng. Nhưng ngoại lực khi phanh lại là lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường,tức là lực này luôn nằm tại trục dọc của xe và triệt tiêu với lực quán tính cũng nằm tại trục dọc > mình ko nghĩ xe sẽ bị vặn.
 
Ðề: Phanh cơ xe máy

Theo ý kiến của mình, má phanh tang trống ko hẳn luôn nằm bên trái đâu, một số loại xe khác như Simson, Minsk nó lại nằm bên phải đấy, nhưng phanh ở bánh sau thì nó lại nằm ở bên trái (bên phải là hộp xích). Như vậy 2 phanh của xe luôn nằm về 2 bên của xe để cân bằng mômen khi phanh gây ra. Nhưng thực ra mô men này cũng ko ảnh hưởng lắm vì ở những xe phân khối lớn, xe đua thì phanh trước gồm 2 phanh đĩa để khi phanh ở tốc độ cao ko bị vặn tay lái, còn phanh đĩa ở sau thì bố trí lung tung, xe ở bên trái, xe thì ở bên phải.
Như bạn daulien nói liên quan đến khí xả phụt ra từ bô khi phanh thì cũng chẳng phải, vì nhiều xe bố trí 2 ống xả 2 bên, có xe thì ở giữa xe phía dưới yên, như vậy thì việc đặt phanh bên nào cũng chẳng liên quan gì đến ống xả cả
 
K

kiepmigoi

Author
Ðề: Phanh cơ xe máy

theo mình nghĩ thế này:
Má phanh cùng tay phanh đặt cùng chiều để trái cũng như Chân đạp thắng sau bên phải và má sau bên phải để tiện cho việc nối dây phanh. Thiết nghĩ nếu bố trí lệch bện thì phải nối dây chéo sao. Còn Tay phanh trước tại sao lại bố trí bên trái thì để tránh hiện tượng bóp phanh+ kéo ga đồng thời khi đặt tay phanh bên phải.
 
B

belongtomes

Author
Ðề: Phanh cơ xe máy

phanh trước bênh trái hay phải thì do quy định của nhà sản xuất thôi, tùy hãng.
 
Ðề: Phanh cơ xe máy

do người thiết kế! giờ tớ muốn đặt bên phải hay bên trái thì tớ đặt. mình là nhà thiết kế mà!
 
Ðề: Phanh cơ xe máy

Theo ý kiến của mình, má phanh tang trống ko hẳn luôn nằm bên trái đâu, một số loại xe khác như Simson, Minsk nó lại nằm bên phải đấy, nhưng phanh ở bánh sau thì nó lại nằm ở bên trái (bên phải là hộp xích). Như vậy 2 phanh của xe luôn nằm về 2 bên của xe để cân bằng mômen khi phanh gây ra. Nhưng thực ra mô men này cũng ko ảnh hưởng lắm vì ở những xe phân khối lớn, xe đua thì phanh trước gồm 2 phanh đĩa để khi phanh ở tốc độ cao ko bị vặn tay lái, còn phanh đĩa ở sau thì bố trí lung tung, xe ở bên trái, xe thì ở bên phải.
Như bạn daulien nói liên quan đến khí xả phụt ra từ bô khi phanh thì cũng chẳng phải, vì nhiều xe bố trí 2 ống xả 2 bên, có xe thì ở giữa xe phía dưới yên, như vậy thì việc đặt phanh bên nào cũng chẳng liên quan gì đến ống xả cả
Mình chỉ nói là bố trí phanh như vậy sẽ triệt tiêu bớt cái moment sinh ra do luồng khí phụt ra từ ống bô. Moment do luồng khí sinh ra từ ống bô khá lớn nên nhiều khi ta đi nhanh mà phanh gấp thì xe sẽ bị xoay do quá trình đốt của động cơ vẫn còn, luồng khí vẫn còn phụt ra. Bạn cứ để ý sẽ thấy xe thường bị xoay theo hướng bánh trước quay về phía bên không có ống bô. Một số xe phân khối lớn người ta phải bố trí 2 ống bô 2 bên hoặc 1 ống bô ở giữa để cân bằng vì những xe đó lực do luồng khí này sinh ra rất lớn khi chạy ở tốc độ cao.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Phanh cơ xe máy

Mình chỉ nói là bố trí phanh như vậy sẽ triệt tiêu bớt cái moment sinh ra do luồng khí phụt ra từ ống bô. Moment do luồng khí sinh ra từ ống bô khá lớn nên nhiều khi ta đi nhanh mà phanh gấp thì xe sẽ bị xoay do quá trình đốt của động cơ vẫn còn, luồng khí vẫn còn phụt ra. Bạn cứ để ý sẽ thấy xe thường bị xoay theo hướng bánh trước quay về phía bên không có ống bô. Một số xe phân khối lớn người ta phải bố trí 2 ống bô 2 bên hoặc 1 ống bô ở giữa để cân bằng vì những xe đó lực do luồng khí này sinh ra rất lớn khi chạy ở tốc độ cao.
Không phải vậy đâu, nếu ống xả có tác dụng mạnh như vậy thì có lẽ ta không cần tới hộp số và bộ truyền xích làm gì, mà ta sẽ có xe máy chạy theo nguyên lý phản lực rồi!

Với xe 2 bánh, để giữ thăng bằng nên ta thường xuyên phải lắc tay lái, vì thế mà thực sự là xe luôn chạy ngoằn ngoèo như hình sin. Đã thế, mặt đường lại không thực sự phẳng (vừa cong lại vừa nghiêng) nên các bánh xe tiếp xúc không thực sự đều và không đúng tâm bánh. Thế nên khi phanh cứng bánh xe thì nó dễ văng đuôi về một bên, kể cả ô tô 4 bánh cũng vậy. Đó là do khi bánh bị phanh cứng thì nó trượt ngang hay dọc cũng như nhau mà thôi, nó sẽ chọn phía trượt dễ dàng nhất.

Để hạn chế hiện tượng này, người ta phát minh ra hệ thống phanh ABS, tức là hệ thống chống bó cứng bánh xe. Khi khẩn cấp, người lái có thể nghiến răng phanh hết sức nhưng các cụm phanh bánh xe sẽ liên tiếp nháp nhả để đảm bảo xe vẫn di chuyển theo hướng của bánh và dừng dần lại. Chúng ta biết rằng hệ số ma sát nghỉ lớn hơn ma sát trượt, tức là khi bánh xe chưa bị trượt thì nó lại bám đường tốt hơn khi bị trượt. Do vậy mà nếu ta hãm bánh quay chậm dần thì kết quả là xe sẽ dừng lại sớm hơn so với trường hợp lết bánh trượt trên mặt đường và quan trọng nữa là nó vẫn di chuyển theo hướng bánh lái chứ không bị vẩy đuôi.

Ở xứ lạnh, nhiều quãng đường đóng băng 2 bên rìa, rất nguy hiểm cho cả khi chạy bình thường lẫn khi phanh. Người ta còn áp dụng hệ thống truyền động và phanh chống trượt ARS cho các dòng cao cấp nhằm nâng cao độ an toàn cho người và phương tiện.

Trở lại vấn đề phanh của xe máy, ta biết rằng khi phanh cứng bánh thì kiểu gì xe cũng xoay ngang, thậm chí quăng cả đuôi xe về phía trước, rất nguy hiểm. Để tránh sự cố này, ta nên đi với tốc độ vừa phải, nhất là thận trọng với lốp quá mòn khi chạy trên đường ướt hoặc mặt đường phủ nhiều bụi bẩn, vì khi đó thì độ bám đường của lốp bị giảm đáng kể. Ta cần quan sát rộng và phản ứng từ xa một cách hài hòa, tránh xử lý đột ngột khi phanh. Thao tác phanh cũng rất quan trọng, ta nên phanh cùng lúc cả 2 bánh, thậm chí với 60% bánh trước và 40% bánh sau. Nhiều bạn sợ phanh bánh trước sẽ bị lộn cổ do đã từng bị ngã khi đi xe đạp hồi bé, nhưng thực ra với xe máy không dễ đến thế, nhất là nếu ta luôn quan sát và xử lý từ xa một cách từ tốn. Phanh bánh trước từ tốn sẽ làm cả xe bị ghìm xuống mặt đường và dừng khá nhanh, trong khi phanh bánh sau lại có xu hướng lết và ngoáy đuôi dù lực phanh chưa thực lớn.

Tóm lại, nếu cần thể hiện bản lĩnh hoặc tài năng thì ta tham gia câu lạc bộ đua xe, còn nếu cần đi lại thì ta tham gia giao thông với thái độ bình tĩnh, từ tốn, tôn trọng luật để vừa giữ an toàn cho bản thân, vừa tránh gây họa cho người khác.
 
Last edited:
Top