Phay thuận hay phay nghịch????

paven8880

Active Member
Author
Các bạn ah! Trong gia công phay có 2 sơ đồ: phay thuận và phay nghịch! Ai có thể trả lời giúp mình là khi gia công răng bằng phương pháp bao hình (sử dụng dao phay lăn răng) là kiểu phay thuận hay phay nghịch vậy?
 
N

nguyenbahoc

Đúng là trong công bằng dao phay có 2 sơ đồ gia công: Phay thuận và phay nghịch.
Để trả lời được câu hỏi của bạn thì trước hết phải hiểu được 2 vấn đề
*** Vấn đề 1: Định nghĩa của 2 sơ đồ trên:
- Phay thuận: Chiều quay của dao và hướng tiên dao là cùng chiều nhau.
- Phay nghịch: Chiều quay của dao và hướng tiến dao ngược chiều nhau.
*** Vấn đề 2: Máy phay bạn đang nói tới cụ thể là loại máy phay lăn răng nào?
Theo như mình được học thì do ưu điểm của phuơng pháp phay nghịch nên hầu hết các máy phay lăn răng đều làm việc theo nguyên lý phay nghịch. Với các máy hiện đại đời mới thì mới cải tiến dùng sơ đồ phay thuận (có thể tăng được năng suất - do tăng được tốc độ cắt lên 20 - 40% và tăng đc lượng chạy dao S lên 80%).



Thế giới quả là rộng lớn và có nhiều việc phải làm, người thông mình sẽ biết phải làm việc gì trước, việc gì sau.
 

paven8880

Active Member
Author
Đúng là trong công bằng dao phay có 2 sơ đồ gia công: Phay thuận và phay nghịch.
Để trả lời được câu hỏi của bạn thì trước hết phải hiểu được 2 vấn đề
*** Vấn đề 1: Định nghĩa của 2 sơ đồ trên:
- Phay thuận: Chiều quay của dao và hướng tiên dao là cùng chiều nhau.
- Phay nghịch: Chiều quay của dao và hướng tiến dao ngược chiều nhau.
*** Vấn đề 2: Máy phay bạn đang nói tới cụ thể là loại máy phay lăn răng nào?
Theo như mình được học thì do ưu điểm của phuơng pháp phay nghịch nên hầu hết các máy phay lăn răng đều làm việc theo nguyên lý phay nghịch. Với các máy hiện đại đời mới thì mới cải tiến dùng sơ đồ phay thuận (có thể tăng được năng suất - do tăng được tốc độ cắt lên 20 - 40% và tăng đc lượng chạy dao S lên 80%).


Thế giới quả là rộng lớn và có nhiều việc phải làm, người thông mình sẽ biết phải làm việc gì trước, việc gì sau.
Sao bạn lại nghĩ là các máy phay lăn răng khác nhau thì sơ đồ khác nhau nhỉ! Mình chưa cảm thấy ổn với điều ấy lắm! Bạn xem lại và trả lời đc ko? Cảm ơn nhiều
 
N

nguyenbahoc

Ý của mình là thế này:
- Người ta thiết kế máy để đáp ứng 1 yêu cầu nào đó của quá trình gia công. Với phay nghịch thì quá trình cắt sẽ êm hơn, dao ít bị gãy, vỡ do ít phải chịu va đập hơn so với khi phay thuận. Do đó khi gia công với nguyên lý phay nghịch hệ thống công nghệ có thể ko yêu cầu ko cao về độ cứng vững như khi phay thuận. Vì thế các máy đời cũ thường áp dụng nguyên lý phay thuận. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng phay thuận nhưng mình nghĩ máy sẽ ko đảm bảo độ cứng vững, dao lại dễ bị gãy dân đến độ chính xác thấp do rung động.
- Với các máy hiện đại, hệ thống công nghệ đáp ứng cao các yêu cầu của quá trình phay thuận nên có thể áp dụng nó để tăng năng suất (trong sản xuất loạt lớn - hàng khối).
Thực ra mình vẫn đang là sinh viên, thực hành chưa nhiều nên hiểu biết thực tế còn ít. Chỉ có vài ý đưa ra bạn tham khảo. Đó là những điều mình được học từ thầy và trong sách.
 
theo mình nghĩ thì sử dụng dao phay lăn răng để gia công răng thì là phay nghịch vì 2 lý do sau:
- Chuyển động của dao là từ trên xuống để cắt hết chiều rộng bánh răng.
- Phôi quay tròn để tạo xích bao hình cắt hết các răng.
->Chiều dày phoi giảm dần (chiều quay của dao ngược chiều tiến của phôi).
 
N

nguyenbahoc

theo mình nghĩ thì sử dụng dao phay lăn răng để gia công răng thì là phay nghịch vì 2 lý do sau:
- Chuyển động của dao là từ trên xuống để cắt hết chiều rộng bánh răng.
- Phôi quay tròn để tạo xích bao hình cắt hết các răng.
->Chiều dày phoi giảm dần (chiều quay của dao ngược chiều tiến của phôi).
Không thể nói là khi sử dụng dao phay lăn răng để gia công răng thì là phay nghịch được, mình nghĩ vậy
Giải thích: Chẳng qua các máy gia công truyển thống (cũ) không đảm bảo được các yêu cầu của phay thuận nên mới sử dụng sơ đồ phay nghịch (cùng với các ưu điểm của nó).Khẳng địch chắc chắn vậy mình thấy ko ổn đâu. Bên trên mình có nói là người ta thường dùng sơ đồ phay nghich để gia công mà.
 
N

nguyenbahoc

Anh TYA ơi, em ko biết anh định nghĩa thế nào về phay nghịch chứ theo em được học thì
Trong quá trình phay nghịch, chiều dày phoi biến đổi từ Min tới Max nên quá trình cắt ít va đập, nhưng dễ có hiện tượng trượt.
Trong hình vẽ của anh như trên thì chiều dày phoi biến đổi từ Max tới Min mà. Như vậy đó phải là phay thuận chứ ko phải phay nghich.
 

TYA

Well-Known Member
Anh cũng nhớ thôi , học lâu rồi : phay nghịch có chiều sâu cắt thay đổi từ max - min. Đang ngược nhau ở chính chỗ này.
 
K

KNV

trích :

Đúng là trong công bằng dao phay có 2 sơ đồ gia công: Phay thuận và phay nghịch.
Để trả lời được câu hỏi của bạn thì trước hết phải hiểu được 2 vấn đề
*** Vấn đề 1: Định nghĩa của 2 sơ đồ trên:
- Phay thuận: Chiều quay của dao và hướng tiên dao là cùng chiều nhau.

========

xem lại nhá bahoc .

Phay nghịch nó là thế này này




========

Phay lăn răng bao hình dùng cả hai pp thuận nghịch. Phay với CNC thì cự ly dao-gá hẹp, hay chọn phay nghịch (climp up) dễ kiểm soát cự ly khi cắt debug
Anh TYA ơi đây là phay thuận đấy chứ.
Nhưng thực tế khi em đi thực tập người ta phay nhông xích xe máy vẫn dùng phay thuận mà
 
Last edited by a moderator:

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Mình cũng chưa xem kỹ nhưng bọn Nhật cũng có định nghĩa phay trên xuống và dưới lên (Upcut, downcut) chắc tương đương với phay thuận và phay nghịch của VN mình. Anh em nào rảnh dịch sang tiếng Việt để mọi người tham khảo.

 

TYA

Well-Known Member
@ksnguyen:
Nếu vậy thì anh tạm tin (hình mà anh pot lên) là phay thuận (climb cut):

-Năng xuất cao hơn (phay nghịch-conventional) do không xảy ra trượt khi cắt - tăng được feed và speed, do phoi hình thành từ dày - mỏng

-Lực lớn hơn nhưng dao bền hơn, ít mòn.

===
Anh sẽ check lại nếu có đk xem sách. Vì 5 năm rồi anh cứ quan niệm ngược phay nghịch và thuận. Thanks


==============

Sorry cả dd là TYA nhầm khái niệm giữa thuận(climb) và nghịch(conventional) (bảo thủ suốt 5 năm vì không tranh luận. Cũng tội là khái niệm tiếng Việt ít đả động và hay dùng khái niệm tiếng Anh ) .Hic hic
 
Last edited:

TYA

Well-Known Member
trích :

*** Vấn đề 2: Máy phay bạn đang nói tới cụ thể là loại máy phay lăn răng nào?
Theo như mình được học thì do ưu điểm của phuơng pháp phay nghịch nên hầu hết các máy phay lăn răng đều làm việc theo nguyên lý phay nghịch. Với các máy hiện đại đời mới thì mới cải tiến dùng sơ đồ phay thuận (có thể tăng được năng suất - do tăng được tốc độ cắt lên 20 - 40% và tăng đc lượng chạy dao S lên 80%

===============
@bahoc: hehe, do trước anh nhớ nhầm định nghĩa phay nghịch , thuận nên đồng ý với dòng bôi đậm.

>> Phay thuận mới có ưu điểm. Phay nghịch gây mòn dao nhanh do dễ có sự trượt trên mặt phôi - phoi bắt đầu với độ dày ~0 mà cắt kim loại cần depth>0.02mm để không xảy ra trượt (0.02 cũng là giới hạn cho độ võng hệ thống dao-phôi-gá-máy).

Phay nghịch có lơi duy nhất là lực nhỏ và lực ép xuống bàn máy khi cắt trên máy phay đứng nên giảm rung, phù hợp với cắt tinh thôi.

phay thuận ngoài năng xuất còn có thể phay 1 lớp xong ngay - phay nghịch cần phải 2 lần cắt thô, tinh

Phay thuận phù hợp với vl mềm và vl sau tôi nên nó phổ thông hơn
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
DownCut: Cắt phôi theo hướng từ bề mặt của phôi xuống (mình nghĩ tương đương với phay thuận)
UpCut: ngược lại (Phay nghịch)
Sự khác nhau chủ yếu:
1/Độ nhám bề mặt chi tiết: Phay thuận cho độ nhám bề mặt kém hơn do phản lực của phôi tác dụng lên dao khi cắt tới bề mặt gia công lớn làm dao bị xê dịch nhiều hơn, còn phay nghịch thì khi dao ăn vào bề mặt gia công thì phản lực là nhỏ nên độ nhám bề mặt gia công tốt hơn. Tuy nhiên với lượng tiến dao lớn mới bị ảnh hưởng còn lượng tiến dao nhỏ thì không có ảnh hưởng nhiều.
2/Lượng tiến dao: Phay thuận cho lượng tiến dao lớn hơn. Phay nghịch nếu lượng tiến dao lớn dễ gây mắc dao trong phôi và chóng hỏng dao. Do đó người ta không khuyến khích áp dụng phay nghịch trừ trường hợp cần đảm bảo độ nhám bề mặt khi gia công. (Đương nhiên phải tính toán cả độ bền của dao so với thêm nguyên công gia công tinh về mặt kinh tế để chọn lựa hợp lý)

Tóm tắt sơ lược thì là như vậy, anh em nào sửa thêm giùm nhé:78:
 
M

MTAM

Tớ đã post một bài về có nói về định nghĩa upcut ~ thuận? và downcut ~nghịch ?(sory nhé! tớ cũng chẳng biết dùng tiếng Việt thế nào cho đúng) cũng như ưu nhược điểm của từng loại (cũng tùy trường hợp)
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Trích:
Phay nghịch có lơi duy nhất là lực nhỏ và lực ép xuống bàn máy khi cắt trên máy phay đứng nên giảm rung, phù hợp với cắt tinh thôi.

phay thuận ngoài năng xuất còn có thể phay 1 lớp xong ngay - phay nghịch cần phải 2 lần cắt thô, tinh

--------------------
Hai chỗ bôi đỏ có vẻ chỉ 1 chỗ đúng thì phải, theo mình thì ở trên hợp lý hơn, ở dưới bị ngược.
 

TYA

Well-Known Member
@tieubu, mtam :

Hic, chủ đề chả hok mà hóa ra pà con ta lẫn khái niệm hết.

Upcut là phay thuận, downcut là phay nghịch
 

TYA

Well-Known Member
Trích:
Phay nghịch có lơi duy nhất là lực nhỏ và lực ép xuống bàn máy khi cắt trên máy phay đứng nên giảm rung, phù hợp với cắt tinh thôi.

phay thuận ngoài năng xuất còn có thể phay 1 lớp xong ngay - phay nghịch cần phải 2 lần cắt thô, tinh

--------------------
Hai chỗ bôi đỏ có vẻ chỉ 1 chỗ đúng thì phải, theo mình thì ở trên hợp lý hơn, ở dưới bị ngược.

Rõ hơn với tieubu thế này : Phay thuận phang 1 nhát hết ngay stock(cho t/h module nhỏ) và cho sản phẩm ok. Nó đóng vai trò phay tinh, thô đều được.
Những máy xưa độ cứng vững kém của hệ dẫn động nên nghịch có ưu. Ngày nay phay nghịch là nhược, các máy rất khỏe, vững.
 
Last edited:
N

nguyenbahoc

@TYA: anh TYA cảm ơn anh về các ý kiến của anh, em thấy anh la 1 người có kiến thức khá uyên thâm về nhiều lĩnh vực. Các ý kiến trong bài viết trên của anh em thấy khá là hay và thú vị vì em cũng chưa được học điều ấy, đang là sinh viên anh ah, mà lại bắt đầu vào chuyên ngành thôi, chưa đc thực tế nhiều. Nhưng theo ý của anh:

======
Phay nghịch có lơi duy nhất là lực ép xuống bàn máy khi cắt trên máy phay đứng nên giảm rung, phù hợp với cắt tinh thôi.
===
Em nghĩ rằng với sơ đồ mà anh đưa ra trên đó là phay thuận, vậy phay thuận mới có lực ép xưống bàn máy, phay nghịch ko phải ko anh? Còn Khi cắt tinh nghĩa là chiều sau cắt là rất nhỏ vậy nếu phay nghịch dễ xảy ra trượt vậy sẽ làm tăng nhấp nhô bề mặt mà. Vậy có sự nhầm lẫn nào ở đây ko anh nhỉ? hay anh lại nhầm sang phay thuận rùi vì anh hay dùng định nghĩa tiếng anh mà.

@tieubu01: Thanks anh về thông tin hữu ích trên.
Theo ý anh: người ta không khuyến khích áp dụng phay nghịch trừ trường hợp cần đảm bảo độ nhám bề mặt khi gia công.
Vậy tại sao phần lớn khi gia công bánh răng bằng dao phay lăn răng lại thường sử dụng phay nghịch ạ??
 
N

nguyenbahoc

Vâng cảm ơn anh TYA nhé, em lại nhầm sang máy phay ngang rùi, đây là phay đứng phải ko anh? Nhân tiện anh giải thích giùm em ý của anh tieubu01 với anh nhé: người ta không khuyến khích áp dụng phay nghịch trừ trường hợp cần đảm bảo độ nhám bề mặt khi gia công.

Như vậy có đúng ko vậy anh?


@bahoc : tham khảo phần coolan, dry cut của anh mtam ở trên.
@mtam : bác ngược em về up cut , down cut rồi. Em chọn climb up cut và nhìn máy chạy nên nói vậy.
Nội dung cũng căn bản đúng hết, trừ "downcut" trên hình mà "less cutting force ..." là em không phục





======
trích dẫn lại nhầm thành sửa bài. sorry ngoc
 
Last edited by a moderator:
Top