Phay thuận hay phay nghịch????

lddung

Chuyên gia cao cấp
"Xin lỗi các chuyên gia Sandvik, vì mình post cũng không vì lợi lộc, mình để nguyên logo Sandvik mà "
@bác Đông : Những tài liệu bác chia sẻ rất hay và hữu ích , trước giờ em chọn dao nhưng chưa hiểu sâu về các thông số hình học của dao, nếu bác có nhiều tài liệu hay và bổ ích mong bác chia sẻ cùng anh em ..! Chúc công việc bác thuận buồn xuôi gió!
 
Mình lại xin nhiều lời thêm chút nữa vậy,



Mình tốt nghiệp trường BK được 1 thời gian nên không nhớ rõ lắm về các khái niệm mà các thầy đặt ra. Đi làm thuê cho Nhật và Tây chỉ quen với các khái niệm: down milling, up milling, climb cut, conventional cut...

Mình dịch lại toàn bộ trang bên trên:

Phay Down, kiểu phay được ưa dùng trong hầu hết các nguyên công phay

Phay Down:

Ưu điểm:
- Tối thiểu hóa sự biến cứng,
- Giảm mòn cạnh lưỡi cắt,
- Tuổi bền dao lâu hơn

Chỉ nên dùng cho phay "cao tốc" - HSM, và phay chính xác cao

Không nên dùng khi phay phôi yếu - phôi có thành mỏng, và hệ thống công nghệ yếu.

Phay Up:

Nhược điểm:
- Tăng lực hướng tâm lên ổ bi đỡ của trục chính
- Dao bị uốn
- Sinh nhiệt nhiều


Nên dùng với máy yếu,
Khi phay mặt vai (vách thẳng đứng 90 độ), đạt được độ thẳng và dung sai tốt hơn


Đó là lời khuyên của Sandvik, họ không sai trong hoàn cảnh công nghiệp của họ và các nước công nghiệp phát triển,

Thôi thì máy yếu đành dùng phay up vậy, bác rustbolt nói cũng không sai trong hoàn cảnh công nghiệp Việt Nam.

Nhưng chẳng lẽ chúng ta cứ làm như thế mãi !!!
 
"Xin lỗi các chuyên gia Sandvik, vì mình post cũng không vì lợi lộc, mình để nguyên logo Sandvik mà "
@bác Đông : Những tài liệu bác chia sẻ rất hay và hữu ích , trước giờ em chọn dao nhưng chưa hiểu sâu về các thông số hình học của dao, nếu bác có nhiều tài liệu hay và bổ ích mong bác chia sẻ cùng anh em ..! Chúc công việc bác thuận buồn xuôi gió!
Hôm nào rỗi, offline đê,

Nói trên diễn đàn thì không hết được ý, nhưng mình sẽ post từng chuyên mục nhỏ để mọi người cùng bình luận, "ném đá"
 
M

MTAM

Tớ đã post một bài từ rất lâu rồi. Đó là những ý kiến tổng hợp định nghĩa và phân tích kỹ cả hai trường hợp này của các chuyên gia một hãng dao cụ nổi tiếng. Theo ý tôi thì mọi người có thể dựa vào bản phân tích đó mà đánh giá và cho ý kiến. Nếu thấy điểm nào người ta nói chưa đúng thì nêu ra và cho ý kiến phân tích để mọi người cùng nghe.
http://meslab.org/mes/showthread.php?t=9701&page=3
 
Ðề: Phay thuận hay phay nghịch????

trời ơi lý luận nhiều mà chưa giải quyết đqoqcj ? theo mình phay thuận và phay nghịch đều có ưu và nhược điểm. nhưng khi phay tinh thì phay nghịch là tốt nhất, còn máy tốt dao nhiều thì cứ phay thuận thôi.còn khi phay lăn răng thì phay trên xuông hay dưới lên cũng được. nhưng đó là phay nghịch (đọc lại định nghĩa) còn phay bánh vít thì ai nghĩ là kiểu phay gì nảo?
 
Ðề: Phay thuận hay phay nghịch????

mình nghĩ chúng ta hiểu thế nào là phay thuật ,thế nào là phay nghịch và trường hợp nào sử dụng phay thuật và khi nao sử dụng phay thuật và khi nào sử dụng phay nghịch.
 
G

giahuan

Ðề: Phay thuận hay phay nghịch????

híc mes mình nhiều bài quá nên giờ mới đọc đến đây..theo đệ thì các khái niệm các bác đưa ra không phải bàn cãi nhiều thế đâu.Tài liệu dịc từ tiếng anh ra nên cái chính đệ thấy các bác chỉ tranh luận về ngôn từ dịch thôi.

Down milling:phay nghịch - kiểu phay được ưa dùng trong hầu hết các nguyên công phay.--->cái này nhầm chút vỉ down milling là phay thuận thế thôi.(đệ dùng prodic dịch nên nếu nhầm thì để đệ dỡ bỏ nó)

Thông số Cut_type của hầu hết các phần mềm Cam (milling mode), giá trị default của nó luôn là Climb Cut (Down Milling) chứ không phải kiểu Conventional (Up Milling) đâu .---> cái này chắc đúng ^_^

Cám ơn các bác vì bài viết thú vị (_ _") he he
@ a.Đông: em có đọc mấy bài viết bác để chỗ cho em nhảy vào nhưng muộn quá.Để lần khác vậy ạh.:35:
 
Ðề: Phay thuận hay phay nghịch????

Mình đồng ý với bác Rustbolt về phân loại và ưu nhược điểm của 2 phương pháp phay, mình thường đứng máy phay CNC chạy dao điêu khắc, finish dạng raster, dao điêu khắc nên khá yếu, 1 pass chạy thuận, 1 pass chạy nghịch luân phiên nhau, kết quả nhìn thấy rõ ràng. Phay thuận cho bề mặt tốt hơn nhưng không thể áp dụng cho máy cũ, rơ, các máy phay cơ cũ vít me đã rơ không thể dùng phay thuận được, nó giật đùng đùng luôn-> gãy dao như chơi->phải phay nghịch. Còn khi finish, cắt một lớp mỏng, nếu dùng phay nghịch dao có khi không cắt được, chỉ cà lên phôi-> không cắt được mà còn để lại vết lẹm hoặc sần sùi-> phay thuận( chắc máy phải còn tốt mới làm được)
Tây luôn recommend là phay thuận vì hầu hết các phần tính toán, dịch chương trình thì hầu hết cho máy CNC, mà máy này đâu có rơ. Bác Rieckermann post tài liệu hoàn toàn không sai, nhưng hình như bác chỉ quan tâm đến máy CNC, khi backlack <<, nên không áp dụng được cho máy phay cơ bị rơ vít me như đại đa số máy tại VN.
Best regards.
 
K

kid899823

*** Phay thuận hay Phay nghịch là do sự quy ước của mỗi người. Nhưng với đa số người sử dụng máy phay và học qua với máy phay thì định nghĩa như sau:
+ Phay thuận là quá trình phay khi chiều quay của dao và chiều tịnh tiến của bàn máy là CÙNG chiều với nhau. (hình b)
+ Phay nghịch là quá trình phay khi chiều quay của dao và chiều tịnh tiến của bàn máy là NGƯỢC chiều với nhau. (hình a)


*** Từ đó liên quan đến các thuật ngữ tiếng Anh như sau:
+ Down-Cutting; Down-Milling; Conventional Milling...mình xin dịch như sau:
+ Down-Cutting; Down-Milling: là cắt đi xuống thì có thể hiểu là dao ăn vào chi tiết từ trên xuống (giống hình b).
+ Conventional Milling: là phay thông dụng thì với nước ngoài, máy của họ là máy mới-độ chính xác còn cao, độ cứng vững cũng còn cao nên chế độ cắt thông dụng là cắt từ trên xuống vì như vậy tuổi bền dao sẽ cao hơn, bề mặt gia công sẽ nhẵn hơn.
=> những thuật ngữ tiếng Anh trên là của phay thuận đối với định nghĩa ở trên.
+ Up-Cutting; Up-Milling; Climb Milling...mình xin dịch như sau:
+ Up-Cutting; Up-Milling: là cắt đi lên thì có thể hiểu là dao ăn vào chi tiết từ dưới lên trên (giống hình a).
+ Climb Milling: là phay từ dưới lên trên (climb: trèo) (giống hình a)
=> những thuật ngữ tiếng Anh trên là của phay nghịch đối với định nghĩa trên.

***Về ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương pháp gia công thì mình xin được tóm tắt lại như sau:
+ Phay thuận (Down-Cutting, Down-Milling, Conventional Milling, phoi thoát ra có độ dầy từ max đến min (dầy->mỏng))
+ Ưu điểm:
+ Phoi sinh ra từ dầy đến mỏng nên dễ cắt hơn (hiệu suất cao)
+ Một phần lực cắt sẽ đè chi tiết xuống đồ gá nên không cần lực kẹp chi tiết lớn
+ Trong điều kiện bình thường (máy tốt, chiều sâu cắt và lượng chạy dao thích hợp) thì khi gia công theo cách này sẽ đạt được độ bóng bề mặt cao (thích hợp gia công tinh) và dao có tuổi bền cao hơn.
+ Nhược điểm:
+ Dao tiếp xúc vào phôi và sinh ra phoi từ dầy đến mỏng nên lực va đập lớn (gây rung động nếu máy cũ thì sẽ ko đạt yêu cầu về độ chính xác)
+ Khi máy đã cũ, kém chính xác thì có khe hở giữa trục vít me và đai ốc trên bàn máy sẽ gây ra hiện tượng giật cục, dễ gây hỏng dao (do rung động lớn)

+ Phay nghịch (Up-Cutting, Up-Milling, Climb Milling, phoi thoát ra có độ dầy từ min đến max (mỏng->dầy))
+ Ưu điểm:
+ Phoi sinh ra từ mỏng đến dầy nên ít va đập, máy chạy êm hơn.
+ Khe hở sinh ra giữa trục vít me và đai ốc bàn máy bị dồn về 1 phía nên máy làm việc cũng êm hơn.
+ Trong điều kiện máy cũ, đã bị rơ thì thích hợp sử dụng (đa số máy ở Việt Nam là máy cũ nên đa số ở các xưởng của Việt Nam sẽ sử dụng cách phay này)
+ Thích hợp cho phay phá thô.
+ Nhược điểm:
+ Dao tiếp xúc vào phôi và sinh ra phoi từ mỏng đến dầy nên sinh ra hiện tượng trượt và sinh ra nhiệt lớn khi cắt nên dao sẽ mau hỏng.
+ Dưới tác dụng của lực cắt thì phôi (chi tiết) có xu hướng bật khỏi đồ gá nên cần phải gá chặt khi gia công theo cách phay nghịch.

Đây là kiến thức mà mình có được. Mong có thể giúp ích được cách bạn!

Chúc các bạn sức khỏe và công tác tốt!

Best regard!

Mình up hình lên diễn đàn mà không thấy các bạn xem hình thì vào link này nha.

http://s1123.photobucket.com/albums/l550/kid899823/?action=view&current=Phaynghich-thuan.jpg

Ai có thể giúp mình việc Up hình thì mình xin cảm ơn!
 
Last edited by a moderator:
T

thanhluan25

Ðề: Phay thuận hay phay nghịch????

Khi phay có thể thực hiện theo hai phương pháp:
-Phay thuận là khi hướng tịnh tiến của phôi trùng chiều quay của dao.
-Phay nghịch là phương hướng chuyển động của phôi ngược chiều quay của dao.
Khi phay thuận, chiều dày của phần cắt thay đổi từ amax đến không. Dao phay tạo nên lực ép phôi xuống bàn máy. Không gây hiện tượng trượt khi ăn dao nên độ bóng bề mặt tốt hơn phay nghịch. Sự va đập giữa dao và chi tiết lớn . Phù hợp với gia công tinh. Khi phay nghịch quá trình cắt ít bị va đập, máy và dao ít bị hỏng hơn, phù hợp với phay thô.
*Ưu điểm của phay nghịch là chiều dai cắt tăng từ amin=0 đến amax, nên lực cắt tăng từ từ, tránh được va đập, lục tác dụng theo phương tiến có tác dụng làm khích giữa đai ốc và vít me của bàn máy , không tạo ra độ rơ không gây ra rung động.
*Nhược điểm là ở thời điểm đầu khi răng mới vào cắt, chiều dày cắt a min=0 nên xảy ra hiện tượng trượt giữa lưỡi cắt và bề mặt gia công, làm cho độ nhẵn bề mặt gia công kém và làm dao mòn nhanh. Do đó phay nghịch chỉ dùng để gia công thô.
*Ưu điểm của phay thuận là không có hiện tượng trượt lúc lưỡi cắt mới vào cắt vì chiều dầy lưỡi cắt thay đổi từ amax đến amin. Do vậy dao ít mòn tuổi bền dao tăng lên, đô nhẵn bề mặt cao.
*Nhược điểm là khi mới vào cắt có va đập, dao dễ vỡ rung động lớn …Lực cắt theo phương tiến dao làm cho sự ăn khớp giữa vít me và đai ốc ở bàn máy không liên tục …
Nếu ta cắt với chiều dầy cắt nhỏ thì lực va đập nhỏ ảnh hưởng đến rung động không đáng kể

tổng hợp về tiếng việt là vậy cho dễ hiểu
 
Last edited by a moderator:
Top