phương pháp chiếu góc thứ 1.3

Ðề: phương pháp chiếu góc thứ 1.3

Đây là đề thi đây.... Hình trục đo không khó, chỉ khó với những người chưa quen với tiêu chuẩn Nhật !
Còn các bác nào quen rồi nhìn lúc là ra ngay hình trục đo
 
Ðề: phương pháp chiếu góc thứ 1.3

đúng rồi đây là đề thi vào canon đó.các bạn chuẩn bị thi tuyển đợt tháng 12 náy quan tâm nhé .
người ta bắt cất hết điên thoại nhưng mình may mắn chụp lại được.mình thi ở nhà máy Thăng Long hồi tháng 10.mà đề thi thì chuyên nghành thì lần nào cũng vậy .
có lẽ là em vẽ sai hình chiếu đứng nhưng vị trí đặt các hình chiếu thì không sai được đâu anh à.bài vẽ này làm em mất gần 30 phút suy nghĩ lên em rấ nhớ mà.
anh k44cđt_tnu tháng 11 đã đi thi rồi nhớ sửa lại đề bài giúp em với.
Vị trí hình chiếu cạnh như thế kia thì ảo quá :4:
Mình sợ là không có vật thể nào như vậy... Hay các anh tài ở Canon Thăng Long lại đánh đố anh em thì cũng đến chịu thôi.
Nói chung: Canon tuyển ảo
 
Ðề: phương pháp chiếu góc thứ 1.3

chẳng lẽ cả 1 hội đồng tuyển dụng lại đưa ra 1 cái đề không đáp án sao.
thế lần trước anh k44-tnu đi thi anh vẽ hình như thế nào.
 
Ðề: phương pháp chiếu góc thứ 1.3

Đề hôm trước mình nhớ chắc cũng đúng tầm 90%, không biết có nhầm phần nào không?
Hình như có đường khất ở hình chiếu cạnh ? Có gì anh em cho ý kiến
Còn đây là hình chiếu trục đo mà mình đã vẽ :16:



Hình trục đo:

 
Ðề: phương pháp chiếu góc thứ 1.3

Tớ nghĩ cách thể hiện hình côn và một hình chiếu cạnh thì hay hơn

Ý tớ là nó nói về quy ước cách thể hiện mà ISO A ( Phương pháp chiếu góc thứ 1)

ISO E( Phương pháp góc chiếu thứ 3)
 
Last edited:
Ðề: phương pháp chiếu góc thứ 1.3

Đề hôm trước mình nhớ chắc cũng đúng tầm 90%, không biết có nhầm phần nào không?
Hình như có đường khất ở hình chiếu cạnh ? Có gì anh em cho ý kiến
Còn đây là hình chiếu trục đo mà mình đã vẽ :16:



Hình trục đo:

Như thế này có lẽ chuẩn này. Chỗ kia là nét đứt chứ nhỉ?

Ý tớ là nó nói về quy ước cách thể hiện mà ISO E ( Phương pháp chiếu góc thứ 3)

ISO A( Phương pháp góc chiếu thứ 1)
Hình như phải đổi lại hình trên xuống dưới, dưới lên trên mới hợp lý.
 
H

hoangnokiss

Ðề: phương pháp chiếu góc thứ 1.3

Chào bạn.Theo mình được biết thì có hệ chiếu :
1- Hệ góc không gian thứ nhất (Gồm các nước Châu Âu và Việt Nam theo Hệ này): người quan sát đứng ở vị trí sao cho vật thể nằm giữa người quan sát và mp hình chiếu tương ứng.
2- Hệ góc không gian thứ ba (Phương pháp chiếu góc thứ 3 hay còn gọi là hệ Mỹ, dùng ở Mỹ, Anh, Hà Lan, Canada và một số nước khác): mp hình chiếu được giả thiết là đặt ở giữa người quan sát và vật thể.
Như vậy: hình chiếu bằng được nhìn từ trên xuống, hình chiếu đứng đặt phía dưới hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh nhìn từ bên nào sẽ đặt ở bên ấy.
 
Ðề: phương pháp chiếu góc thứ 1.3

Đề hôm trước mình nhớ chắc cũng đúng tầm 90%, không biết có nhầm phần nào không?
Hình như có đường khất ở hình chiếu cạnh ? Có gì anh em cho ý kiến
Còn đây là hình chiếu trục đo mà mình đã vẽ :16:



Hình trục đo:


Nếu chiếu như Đại thì đúng là có nét đứt đấy.
 
Ðề: phương pháp chiếu góc thứ 1.3



Thực ra đây là đề thi Canon Quế Võ tháng 11, bài vẽ hình chiếu trục đo theo tiêu chuẩn Nhật (có kí hiệu hình côn hướng nhìn từ phải sang trái ở góc bản vẽ)
Nhưng theo mình nhớ là bạn vẽ lại bị sai hình chiếu đứng, và vị trí của hình chiếu cạnh là ở bên phải hình chiếu đứng. Hình chiếu bằng thì đúng rồi !
Nếu hình vẽ đúng thì nhìn hình chiếu trục đo cũng nhanh thôi ....
xin lỗi là mình chẳng bận tâm cái hình này là như thế nào để tự vẽ nó ra.
thấy nó vớ vẩn nên chụp ảnh lại để dẫn chứng nó sai thôi.
và trong tiêu chuẩn JIS của nhật thì Ưu tiên số lượng hình chiếu thấp nhất và không cần sử dụng nét đứt một cách tối đa, mình chưa thuộc hết tiêu chuẩn ISO nhưng mình nghĩ chắc cũng thế, vậy thì với hình đơn giản mà các bạn vẽ ra thì mình nghĩ cũng không cần phải cho nét đứt vào nếu đã nhìn được ra hình khi không có nét đứt.
 
Last edited:
Ðề: phương pháp chiếu góc thứ 1.3

xin lỗi là mình chẳng bận tâm cái hình này là như thế nào để tự vẽ nó ra.
thấy nó vớ vẩn nên chụp ảnh lại để dẫn chứng nó sai thôi.
và trong tiêu chuẩn JIS của nhật thì Ưu tiên số lượng hình chiếu thấp nhất và không cần sử dụng nét đứt một cách tối đa, mình chưa thuộc hết tiêu chuẩn ISO nhưng mình nghĩ chắc cũng thế, vậy thì với hình đơn giản mà các bạn vẽ ra thì mình nghĩ cũng không cần phải cho nét đứt vào nếu đã nhìn được ra hình khi không có nét đứt.
Em nghĩ không sử dụng nét đứt một cách tối đa (sử dụng hướng chiếu, mặt cắt hợp lý) hoàn toàn khác với việc có nét đứt mà không biểu diễn.
 
Last edited:
Ðề: phương pháp chiếu góc thứ 1.3

xin lỗi là mình chẳng bận tâm cái hình này là như thế nào để tự vẽ nó ra.
thấy nó vớ vẩn nên chụp ảnh lại để dẫn chứng nó sai thôi.
và trong tiêu chuẩn JIS của nhật thì Ưu tiên số lượng hình chiếu thấp nhất và không cần sử dụng nét đứt một cách tối đa, mình chưa thuộc hết tiêu chuẩn ISO nhưng mình nghĩ chắc cũng thế, vậy thì với hình đơn giản mà các bạn vẽ ra thì mình nghĩ cũng không cần phải cho nét đứt vào nếu đã nhìn được ra hình khi không có nét đứt.
cái hình gốc này em không biết up hình nên em đưa lên mediafire và anh vudong.mda đã chuyển hình lên diễn đàn.
chắc taị em vẽ sai hình,làm các anh tranh luận mãi .
giờ thì e đã hiểu được thêm về tiêu chuẩn nhật
cảm ơn anh k44cdt.tnu đã giúp e vé hình chiếu trục đo và các anh trên diễn đàn rất nhiều đã góp ý cho bài vẽ của em.
 
Ðề: phương pháp chiếu góc thứ 1.3

xin lỗi là mình chẳng bận tâm cái hình này là như thế nào để tự vẽ nó ra.
thấy nó vớ vẩn nên chụp ảnh lại để dẫn chứng nó sai thôi.
và trong tiêu chuẩn JIS của nhật thì Ưu tiên số lượng hình chiếu thấp nhất và không cần sử dụng nét đứt một cách tối đa, mình chưa thuộc hết tiêu chuẩn ISO nhưng mình nghĩ chắc cũng thế, vậy thì với hình đơn giản mà các bạn vẽ ra thì mình nghĩ cũng không cần phải cho nét đứt vào nếu đã nhìn được ra hình khi không có nét đứt.
Thảo nào em nhớ là trong đề đấy không có nét đứt nhưng về suy nghĩ thì tưởng là phải có....
Hóa ra là tiêu chuẩn này hạn chế biểu diễn nét đứt trong hình chiếu nếu thực sự không cần thiết.
Thanks anh đã chia sẻ !
 
C

Chicong91pt

Ðề: phương pháp chiếu góc thứ 1.3

Đơn giản như thế này nhé nếu phương pháp chiếu 1 thì mình nhìn trực diện vào chi tiết bạn nhìn thấy gì bạn thể hiện, không nhìn thấy bạn thể hiện bởi nét khuất.


Phương pháp chiếu góc nhìn thứ 3. Bạn tưởng tượng bạn đặt một chi tiết lên một mặt phẳng ngay phía sau chi tiết, những gì nó in lên mặt phảng đó là nó sẽ thể hiện và không thấy bạn cũng thể hiện nét khuất.
Từ hôm vào cty làm gặp đúng cty nó dùng phương pháp chiếu góc nhìn thứ 3 này thầy ạ. trước giờ chỉ được học theo phương pháp chiếu góc nhìn thứ 1. vừa là đk học vừa là thói quen nên giờ tiếp cận phương pháp mới điên hết cả đầu. E cũng tư duy giống như thầy ấy nên bó tay đến giờ. cũng may từ hôm làm tới giờ chỉ toàn làm các chi tiết liên quan tới trục nên ko vấn đề gì
 
Ðề: phương pháp chiếu góc thứ 1.3

cái này rất đơn giản ko có gì phức tạp đâu....giống cách chiếu thứ 1 nhưng ĐẶT Ở VỊ TRÍ ĐỐI DIỆN nếu lấy vật chiếu là vật đối xứng......VÀ GIỐNG NHAU HÌNH CHIẾU ĐỨNG......tức là bạn nhìn phía nào thì đặt hình chiếu ở phía đó luôn.......như bạn vào trong 1 khối hình hộp với tất cả các mặt là GƯƠNG và lấy tất cả CÁC CẠNH của hình chiếu đứng là BẢN LỀ bạn mở hình hộp ra bằng cách xoay quanh BẢN LỀ của hình chiếu đứng bạn sẽ được các hình chiếu của phương pháp chiếu thứ 3.
 
Q

quyen2804

Ðề: phương pháp chiếu góc thứ 1.3

phương pháp chiếu góc thứ 3 là phương pháp sử dụng hình chiếu đặt về phía hướng chiếu, ngược lại so với phương pháp chiếu góc thứ nhất là nhìn từ hướng nào thì đặt ở phía đối diện.
phương pháp chiếu góc thứ được dùng cho tiêu chuẩn của mỹ, nhật.
thể hiện hình chiếu thì không quan trọng là bố trí như thế nào giữa phương pháp chiếu thứ 1 hay thứ 3.
bố trí hình chiếu ưu tiên một số quy định sau.
chọn tỉ lệ bố trí hình chiếu hợp lý trong khổ giấy sao cho các hình chiếu chiếm khoảng 70% khổ giấy là tốt nhất.

chọn hướng chiếu sao cho thể hiện rõ nhất nhiệm vụ của bản vẽ làm hình chiếu chính. ví dụ bản vẽ gia công thì hình chiếu chính sao cho nhìn vào nó thể hiện được những điểm yêu cầu quan trọng nhất khi gia công cũng như cách gia công hay cách gá... hay một số bản vẽ khác như bản vẽ lắp ghép, thì thể hiện rõ phương pháp lắp, thứ tự, cách lắp, thường thì sẽ thể hiện đúng vị trí, tư thế làm việc của chi tiết... còn rất nhiều bản vẽ khác nhau khác nữa.
thông thường thì hình chiếu chính sẽ là hình chiếu trung tâm nhất, có nhiều kích thước tập trung...
nếu hình chiếu chính đã đủ để thể hiện bản vẽ thì sẽ dừng lại.
nếu chưa đủ có thể cho thêm hình chiếu phụ.
cách chọn hình chiếu phụ sao cho thể hiện được những điểm quan trọng muốn thể hiện mà hình chiếu chính chưa thể hiện đủ. tùy vào mức độ phức tạp của chi tiết mà số lượng hình chiếu phụ tăng dần lên.
sử dụng một số mặt cắt, hình trích, mặt cắt kết hợp.... để thể hiện được nhiệm vụ của bản vẽ.
Ưu tiên sử dụng tối thiểu các đường nét đứt (nét khuất) trong thể hiện bản vẽ, không sử dụng mà vẫn đảm bảo thể hiện thì càng tốt.
tại 1 vị trí các đường nét đè lên nhau thì phải ưu tiêu theo thứ tự sau: đường thấy, đường khuất, đường chỉ vị trí chuyển động, đường tâm, đường bổ trợ kích thước....
bạn nên tham khảo thêm một số tiêu chuẩn khi thể hiện bản vẽ để trình bày tốt hơn.
Riêng về phép chiếu góc thứ 3, bạn chưa quen thì nên sử dụng một số phần mềm 3d và xuất 2D của những chi tiết hơi khó 1 chút để nhìn cho quen dần.
Ðề: phương pháp chiếu góc thứ 1.3

phương pháp chiếu góc thứ 3 là phương pháp sử dụng hình chiếu đặt về phía hướng chiếu, ngược lại so với phương pháp chiếu góc thứ nhất là nhìn từ hướng nào thì đặt ở phía đối diện.
phương pháp chiếu góc thứ được dùng cho tiêu chuẩn của mỹ, nhật.
thể hiện hình chiếu thì không quan trọng là bố trí như thế nào giữa phương pháp chiếu thứ 1 hay thứ 3.
bố trí hình chiếu ưu tiên một số quy định sau.
chọn tỉ lệ bố trí hình chiếu hợp lý trong khổ giấy sao cho các hình chiếu chiếm khoảng 70% khổ giấy là tốt nhất.

chọn hướng chiếu sao cho thể hiện rõ nhất nhiệm vụ của bản vẽ làm hình chiếu chính. ví dụ bản vẽ gia công thì hình chiếu chính sao cho nhìn vào nó thể hiện được những điểm yêu cầu quan trọng nhất khi gia công cũng như cách gia công hay cách gá... hay một số bản vẽ khác như bản vẽ lắp ghép, thì thể hiện rõ phương pháp lắp, thứ tự, cách lắp, thường thì sẽ thể hiện đúng vị trí, tư thế làm việc của chi tiết... còn rất nhiều bản vẽ khác nhau khác nữa.
thông thường thì hình chiếu chính sẽ là hình chiếu trung tâm nhất, có nhiều kích thước tập trung...
nếu hình chiếu chính đã đủ để thể hiện bản vẽ thì sẽ dừng lại.
nếu chưa đủ có thể cho thêm hình chiếu phụ.
cách chọn hình chiếu phụ sao cho thể hiện được những điểm quan trọng muốn thể hiện mà hình chiếu chính chưa thể hiện đủ. tùy vào mức độ phức tạp của chi tiết mà số lượng hình chiếu phụ tăng dần lên.
sử dụng một số mặt cắt, hình trích, mặt cắt kết hợp.... để thể hiện được nhiệm vụ của bản vẽ.
Ưu tiên sử dụng tối thiểu các đường nét đứt (nét khuất) trong thể hiện bản vẽ, không sử dụng mà vẫn đảm bảo thể hiện thì càng tốt.
tại 1 vị trí các đường nét đè lên nhau thì phải ưu tiêu theo thứ tự sau: đường thấy, đường khuất, đường chỉ vị trí chuyển động, đường tâm, đường bổ trợ kích thước....
bạn nên tham khảo thêm một số tiêu chuẩn khi thể hiện bản vẽ để trình bày tốt hơn.
Riêng về phép chiếu góc thứ 3, bạn chưa quen thì nên sử dụng một số phần mềm 3d và xuất 2D của những chi tiết hơi khó 1 chút để nhìn cho quen dần.
 

Attachments

Top