Phương pháp kiểm tra khuyết tật mối hàn.

M

Mười Thinh

Author
Kiểm tra khuyết tật mối hàn là bước quan trọng để đánh giá và so sánh mối hàn có đạt đúng yêu cầu hay chưa. Nếu mối hàn bị lỗi, cần loại bỏ để tránh những rủi ro, sai sót khi lắp đặt. Ngoài ra việc kiểm tra chất lượng mối hàn còn dùng để phân loại quy trình hàn và trình độ tay nghề của người thợ hàn.
Các phương pháp kiểm tra được chia thành hai phương pháp chính
I. Kiểm tra bằng phương pháp phá hủy

Đây là phương pháp sử dụng tác động cơ học, hóa học để kiểm tra độ bền, tính chất cơ học của mối hàn.
1. Kiểm tra cơ tính của mối hàn
Mục đích của việc kiểm tra này là xác định đặc tính cơ học của liên kết hàn để so sánh với cơ tính của kim loại cơ bản. Qua đó, cũng có cơ sở để đánh giá trình độ tay nghề của người thợ hàn một cách chính xác. Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật, khả năng thiết bị kiểm tra, quy trình hàn được áp dụng, mà tiến hành thử kéo, thử uốn, thử độ cứng và độ dai va đập của liên kết dưới tác dụng của trọng tải tĩnh và trọng tải động.
Các phương pháp kiểm tra
- Kiểm tra thử kéo
- Kiểm tra thử uốn
- Kiểm tra thử va đập
Để thực hiện được phương pháp kiểm tra các mẫu được cắt ra từ phần kim loại đắp của liên kết hàn và được gia công cơ khí để đạt được hình dạng và kích thước theo các tiêu chuẩn được áp dụng.

2. Kiểm tra cấu trúc liên kết của mối hàn
Có hai cách kiểm tra đó là kiểm tra thô và kiểm tra cấu trúc tế vi.
Kiểm tra thô: các mẫu thử được cắt ra từ liên kết hàn rồi tiến hành mài bóng và tẩy sạch bằng dung dịch axit nitric 25% sau đó sử dụng kính lúp hoặc mắt thường để phát hiện các khiếm khuyết của liên kết hàn (có thể khoan lấy mẫu ngay trên kim loại đắp để nghiên cứu).
Kiểm tra cấu trúc tế vi: phương pháp này được tiến hành dưới loại kính lúp có độ phóng đại lớn (100 – 500 lần), nhờ thế mà chúng ta có thể xác định được một cách dễ dàng và chính xác chất lượng của kim loại liên kết.
II. Kiểm tra không phá hủy
Kiểm tra không phá hủy là việc dùng các phương pháp vật lý để kiểm tra phát hiện các khuyết tật bên trong hoặc ở bề mặt vật kiểm tra mà không làm tổn thương đến khả năng sử dụng của chúng.Kiểm tra không phá hủy để phát hiện các khuyết tật như vết nứt, rỗ khí, ngậm xỉ, tách lớp, không ngấu, không thấu trong các mối hàn…

Kiểm tra mối hàn bằng phương pháp không phá hủy bao gồm : Kiểm tra bằng mắt thường, kiểm tra bằng dung dịch chỉ thị màu, kiểm tra bằng từ tính, kiểm tra bằng tia phóng xạ.
1. Kiểm tra bằng mắt thường
-
Trước khi hàn kiểm tra bản vẽ, các tiêu chuẩn liên kết hàn, kiểm tra vật liệu, kiểm tra độc sạch của liên kết.
- Trong khi hàn kiểm tra các thông số quy trình hàn, sự tiêu hao của vật liệu hàn, nhiệt độ nung , vị trí hàn, trình tự, kích thước hàn ...
- Sau khi hàn : làm sạch bề mặt sau đó quan sát bằng mắt hoặc kính lúp và so sánh với bản vẽ.
2. Kiểm tra bằng dung dịch chỉ thị màu
Bằng cách sử dụng các dung dịch thẩm thấu vào vết nứt, khe hở hoặc các rỗ khí nhỏ trên mối hàn. Dùng các chất hiển thị màu để phát hiện vị trí mà dung dịch thẩm thấu còn lại trên các rỗ khí hoặc vết nứt.
3. Kiểm tra bằng từ tính
Dựa vào quy luật phân bố của các đường sắt từ ta dùng bột sắt trải lên bề mặt mối hàn rồi đặt vào môi trường từ tính rồi sau đó quan sát sự phân bố các đường sức từ . Khi gặp các lỗi về mối hàn thì các đường sức từ tản ra bao quanh chỗ khuyết tật đó.
4. Kiểm tra bằng tia phóng xạ
Dùng tia X và tia gama để thực hiện. Khi cho tia X và tia gama xuyên qua mối hàn thì một phần sẽ bị hấp thụ, chúng ta có thể tính được lượng hấp thụ bề dày của mẫu thử. Một khi có khuyết tật thì chiều dày hấp thụ bức xạ sẽ giảm dẫn tới sự khác biệt trong lượng hấp thụ và phát hiện ra lỗi.
 
U

umy

Author
Bài viết hay !:)
Bạn
Mười Thinh
làm ơn cho biết thêm về các tiêu chuẩn (trong và ngoài nước) để kiểm tra chất lượng mối hàn ạ.
 
M

Mười Thinh

Author
Bạn có thể tìm hiểu thêm Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6735:2000
(BS 3923-1 : 1986) về Kiểm tra các mối hàn bằng siêu âm
 
M

Mười Thinh

Author
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5113:1990 về Kiểm tra không phá hủy - Cấp chất lượng mối hàn
 
M

Mười Thinh

Author
TCVN 1830 : 2008 (ISO 8492 : 1998) Vật liệu kim loại - Ống - Thử nén bẹp.

TCVN 5115 : 2009 (ISO 7963 : 2006) Thử không phá hủy - Thử siêu âm - Đặc trưng kỹ thuật của mẫu chuẩn số 2.

TCVN 5400 : Mối hàn - Yêu cầu chung về lấy mẫu để thử cơ tính.

TCVN 5401 : Mối hàn - Phương pháp thử uốn

TCVN 5402 : 2009 (ISO 9016 : 2001) Thử phá hủy mối hàn kim loại - Thử độ dai va đập - Vị trí mẫu thử, hướng rãnh khía và kiểm tra.

TCVN 5873 (ISO 2400) Mối hàn thép - Mẫu chuẩn để chuẩn thiết bị dùng cho kiểm tra siêu âm.

TCVN 6111 : 2009 (ISO 5579 : 1998) Thử không phá hủy - kiểm tra chụp ảnh bức xạ các vật liệu kim loại bằng tia X và gama - Các quy tắc cơ bản.

TCVN 6294 : 2007 (ISO 4706 : 1989) Chai chứa khí - Chai chứa khí bằng thép hàn có thể nạp lại.

TCVN 6413 : 1998 (ISO 5730 : 1992) Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (Trừ các ống nồi hơi ống nước).

TCVN 6735 : 2000 (BS 3923-1 : 1986) Kiểm tra các mối hàn bằng siêu âm - Các phương pháp kiểm tra bằng tay các mối hàn nóng chảy trong thép ferit.

TCVN 7704 : 2007 Nồi hơi - Yêu cầu kỹ thuật về thiết kế, kết cấu, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa.

TCVN 7763 : 2007 (ISO 22991 : 2004) Chai chứa khí - Chai chứa khí bằng thép hàn nạp lại được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Thiết kế và chế tạo.

TCVN 8310 : 2010 (ISO 4136 : 2001)Thử phá hủy mối hàn trên vật liệu kim loại - Thử kéo ngang.

TCVN 8311 : 2010 (ISO 5178 : 2001) Thử phá hủy mối hàn trên vật liệu kim loại - Thử kéo dọc kim loại mối hàn trên mối hàn nóng chảy.

TCVN 8366 : 2010 Bình chịu áp lực - Yêu cầu về thiết kế và chế tạo.
 
Thanks Bác Mươi Thinh nhiều! Chắc bác làm về NDT ah ? rất hy vọng bác có nhiều bài học thuật hơn nữa để anh em tham khảo. em cũng làm về NDT nhưng mới vô nghề nên cần học hỏi từ các bác nhiều ah!
 
N

NguyenHuuAnh

Author
Mình đã từng được đào tạo qua 1 khóa về siêu âm mối hàn kiểm tra và đánh giá theo tiêu chuẩn ASME. Khi ra làm việc gặp nhiều công trình làm theo tiêu chuẩn AWS, bác nào biết cách lập đường DAC ( mẫu chuẩn như nào) và đánh giá khuyết tật theo tiêu chuẩn AWS cho mình xin. Cám ơn mọi người nhiều.
 
Q

quynhyugo

Author
bạn nào có tài liệu về quy định kí hiệu mối hàn trong bản vẽ gửi mình được ko
 
Top