Post mong mọi người xem hộ cách đúc chi tiết này nhé !!!

Author
Nể lời bác lehai và QuyenQCM, BQT tạm hoãn thi hành kỷ luật, bạn raybi rút kinh nghiệm và sửa lại những chỗ không đúng nội quy trong các bài viết của mình.
:58: Xin lỗi mọi người về những câu nói vừa qua nhé !
thú thật em năm nay mới 21 tuổi. có gì mọi người thông cảm cho RayBi.
:100: nếu sai sót ở đâu em sẽ rút kinh nghiệm và mong BQT cùng các bạn chỉ bảo .
mà cũng chắc tại em chơi game nhiều quá ! phải xem xét lại mình thôi !
 
Author
Bạn vào box SolidWorks ở đó có tài liệu của DCL bằng tiếng Việt rất hay, có gì khó cứ nêu mọi người ở box ấy nhiệt tình lắm
Khi xem khối lượng ở bảng Mass Pro.. nhớ kiểm tra xem ở mục Option đã đặt lhối lượng riêng cho chi tiết gang là 0,0072 g/mm3 chưa, mặc định của SW là 0,001 g/mm3
Bạn chọn mặt phân khuôn, ruột như vậy là OK, lưu ý nếu ruột f42 làm chung vào 1 khối thì ở hộp ruột khi tạo f66 (có kt 54 ở hình chiếu đứng) bên ngoài f42 phải tháo rời mới lấy được ra khỏi khối cát
chúc bạn học tốt:101:
cám ơn anh Lehai . anh giúp em một việc cuối cùng được không à !
về phần bản vẽ lồng phôi . em không hiểu vẽ thế nào nữa .
vẽ cắt nửa mặt khuôn sao ?
nếu rỗi anh vẽ qua qua dùm em nhé ! :68::68::68:
 

TAMAC

Active Member
cám ơn anh Lehai . anh giúp em một việc cuối cùng được không à !
về phần bản vẽ lồng phôi . em không hiểu vẽ thế nào nữa .
vẽ cắt nửa mặt khuôn sao ?
nếu rỗi anh vẽ qua qua dùm em nhé ! :68::68::68:
Tôi đang hy vọng được giúp các bạn nhiều hơn chứ không phải lần cuối cùng (hay bạn tự ái định rút khỏi Mes- đùa thôi). Tôi chưa hiểu ý bạn vẽ lồng phôi là gì? Vì bạn ra hiệu đừng vẽ :68::68::68: nên tôi chỉ nói trình tự lập phương án (PA) công nghệ đúc rồi bạn tự vẽ nhé.
Dùng chính bản vẽ mà bạn đã vẽ có cả ruột ở trong gạch ngang một gạch đậm bên ngoài để chỉ mặt phân khuôn, kể một mũi tên 2 chiều vuông góc đường phân khuôn và đề khuôn trên, dưới, chỉ định vị trí đặt hệ thống rót (rãnh dẫn, xỷ, rót), đường thoát hơi cho khuôn, ruột.
Sau đó trình bày ưu, nhược điểm của phương án đúc, tại sao mình lại chọn PA này, tất nhiên phải đưa vào lựa chọn độ côn thoát mẫu, độ co, lượng dư gia công...
Vẽ bản vẽ của mẫu gồm 2 nửa, có chốt định vị với nhau (tất nhiên mẫu này phải đặc, có các chân thao) nếu chi tiết hơn phải có chiều ghép gỗ thành từng lớp tránh cong vênh
Vẽ bản vẽ hộp ruột cũng gồm 2 nửa để tạo được khối cát bên trong chi tiết đúc, gồm khung chậu bên ngoài rồi các miếng thả để tạo hình và dễ tháo ra
 
Author
em không rỗi đâu anh à !
thú thật là em ăn nói hơi xì tin. :67:
em đọc nhiều sách vở rồi nhưng em trả hiểu hộp lõi vẽ thế nào bây giờ.
hay nó có dạng như thế này anh : mấy hôm nay em ít ngủ rồi, nguy hiểm quá. :46:




 

TAMAC

Active Member
Cố gắng lên bạn đã gần đến đích rồi, qua 1 bài thì những lần sau sẽ dễ dàng hơn vì đặc điểm của đúc là phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm tích lũy. Tôi sẽ giúp bạn cách tư duy về đúc, chúng ta nên thống nhất các thuật ngữ chuyên ngành: khuôn đúc là tạo phần rỗng để khi rót kim loại vào sẽ điền đầy khoảng rỗng và tạo nên chi tiết ta cần, mẫu là bộ phận tạo hình dáng bên ngoài của chi tiết và các chân đỡ ruột, ruột là bộ phận tạo hình dáng bên trong nên (hay được gọi là lõi) nên cần phải có chân đỡ nếu không khi rót kim loại vào nó sẽ bị lực đẩy lệch đi làm sai lệch kích thước có thể thủng vật đúc.
Tôi sẽ giả thiết như sau: ruột bạn định làm là một khối trụ f100 cao 100 hai đầu có 2 trụ f66 tổng của ruột cao 180 nếu bổ đôi bạn sẽ có 1 nửa trụ f100 cao 50 đầu có 1 trụ f66 tổng của nửa ruột này là 90, bạn làm cách nào để có được khối cát (ruột) như vậy? Tôi sẽ làm 1 khối gỗ f140 (hoặc vuông 140x140) cao 90 rồi khoét f100 sâu 50, khoét tiếp (đồng tâm) f66 đến thủng (sâu 40) giã cát vào trong rồi đổ ra tôi được nửa ruột, nửa kia tương tự tôi sẽ dán 2 nửa ruột vào và OK. Quay lại chi tiết của bạn vẽ một hình chữ nhật có kích thước bằng bao hình ở hình chiếu bằng cộng thêm 20 toàn bộ là chiều dày gỗ bao quanh ở đầu chân ruột f120 cộng thêm kt chân ruột vd 40 cho dày bằng 1 nửa của ruột(bổ đôi theo tâm f120) rồi đục khối khối rỗng bên trong chi tiết. Xem lại kết cấu nửa hộp ruột nếu chỗ nào thấy khó khăn khi đổ khối cát (nửa ruột) ra thì tìm cách tháo rời là được nửa hộp ruột rồi, tương tự làm nửa kia. Bạn cứ thử vẽ đi
 
Author
cám ơn anh nhiều nhé !
em quyết hoàn thành bài này trước 30/4 để có ngày nghỉ vui vẻ.
hy vọng sẽ suôn sẻ !
em sẽ hoàn thành sớm rồi gửi lên anh xem sai sót chỗ nào không nhé !
THÂN ÁI
RayBi
 
Author
mấy hôm nay. viết bản nháp mãi không xong.
phải mất vài ngày nữa mới gửi lên được rồi !
lỡ hẹn rồi !!!
 
D

dat_thep

de tai nay cung binh thuong thoi, nhung ma phai co dam me moi hoc hoi nhieu hon


\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\


Bài đầu nhắc nhở - bài sau sai Tiếng Việt là xóa nhé
 
Last edited by a moderator:
Author
de tai nay cung binh thuong thoi, nhung ma phai co dam me moi hoc hoi nhieu hon


\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\


Bài đầu nhắc nhở - bài sau sai Tiếng Việt là xóa nhé
công nhận với bạn như vậy !
dường như phải đi thực tế thì mới ăn thua được.
chứ ngồi bàn giấy mà thao thao thì không hiểu gì.
kiến thức phải đi đôi với thực hành mà !
:67:
 
Author
hôm nay mình đã hoàn thành xong bản thuyết minh . nhờ anh lehai và mọi người xem hộ cái nhé .
1. bản thuyết minh.doc
2. bản vẽ vật thể
3. bản vẽ công nghệ đúc
( vừa sửa lại )chưa hoàn thiện

mình làm vẫn chưa xong mà thứ 4 này nộp rồi. có gì anh lehai và mọi người chỉnh sửa lại dùm nhé.
bản vẽ công nghệ đúc vẫn chưa hoàn thành.
mẫu gỗ không biết vẽ sao đây !!!!
:14:
bài mình vừa sửa lại xong. 2:09 ngày 10/5/2009
 
Last edited:
H

hoduylinhconan

hôm nay mình đã hoàn thành xong bản thuyết minh . nhờ anh lehai và mọi người xem hộ cái nhé .
1. bản thuyết minh.doc
2. bản vẽ vật thể
3. bản vẽ công nghệ đúc


mình làm vẫn chưa xong mà thứ 4 này nộp rồi. có gì anh lehai và mọi người chỉnh sửa lại dùm nhé.
bản vẽ công nghệ đúc vẫn chưa hoàn thành.
mẫu gỗ không biết vẽ sao đây !!!!
:14:
Bãn vẽ vật thể và bài thuyết minh của bạn thì tương đối ổn tuy nhiên mình hỏi bạn vài câu hỏi sau:
1/ Độ chính xác theo yêu cầu của vật thể đều nhỏ hơn 0.02mm, vậy khi bạn đúc thì độ chính xác này có làm được không-->Chi tiết bạn sau khi đúc cần gia công không-->tính lượng dư gia công???
2/Tất cả các lõi của bạn không thấy góc rút khuôn -->rút được không???
3/Bạn làm bao nhiêu lõi mà sao mình thấy tất cả các ký hiệu giống nhau-->1 lõi-->rút ra sao???.
 
Author
Bãn vẽ vật thể và bài thuyết minh của bạn thì tương đối ổn tuy nhiên mình hỏi bạn vài câu hỏi sau:
1/ Độ chính xác theo yêu cầu của vật thể đều nhỏ hơn 0.02mm, vậy khi bạn đúc thì độ chính xác này có làm được không-->Chi tiết bạn sau khi đúc cần gia công không-->tính lượng dư gia công???
2/Tất cả các lõi của bạn không thấy góc rút khuôn -->rút được không???
3/Bạn làm bao nhiêu lõi mà sao mình thấy tất cả các ký hiệu giống nhau-->1 lõi-->rút ra sao???.
1 .thật sự mình với độ chính xác 0,02 rất khó làm . nghe thầy giáo bảo thì thầy cũng chưa thực sự làm bao giờ :37::37::37:
vậy nên tớ cũng chịu !
2. sau khi đúc có những phần làm việc thì gia công với cấp chính xác được giao. như ký hiệu trên bản vẽ.
3. cách rút lõi thì đành nhờ anh Lehai vậy !
anh ấy giúp mình nhiều . đành chờ anh ấy chỉnh sửa lại thôi. trong lúc comment lại bạn mình đang vẽ bản vẽ đúc ! :59::59::59:
nghịch một lúc xem sao !
những câu trả lời của mình có gì sai. anh em ghóp ý cái.

 

TAMAC

Active Member
1 .thật sự mình với độ chính xác 0,02 rất khó làm . nghe thầy giáo bảo thì thầy cũng chưa thực sự làm bao giờ :37::37::37:
vậy nên tớ cũng chịu !
2. sau khi đúc có những phần làm việc thì gia công với cấp chính xác được giao. như ký hiệu trên bản vẽ.
3. cách rút lõi thì đành nhờ anh Lehai vậy !
anh ấy giúp mình nhiều . đành chờ anh ấy chỉnh sửa lại thôi. trong lúc comment lại bạn mình đang vẽ bản vẽ đúc ! :59::59::59:
nghịch một lúc xem sao !
những câu trả lời của mình có gì sai. anh em ghóp ý cái.
Không quan tâm đến 0,02 vì đó là việc của gia công cơ, các mặt có gia công đều được cộng gia công cơ mà.
Một số đóng góp cho bản thuyết minh:
Sai lỗi chính tả nhiều quá:68:
I/1/1 HS máy khoan là chi tiết quan trọng của HGT hoặc tăng tốc của máy khoan???:13:
I/2/1 trên hình 3D các mặt gia công cho màu sáng thì đẹp hơn. Tại sao hình 3D lại không được chính xác lắm? Dù vẽ chưa đạt vẫn phải tự coi là đúng chứ nếu không thì thuyết minh làm sao? Xem lại m=22,1 kg theo hình của cậu thì đó là của chi tiết đã gia công chứ không phải của phôi đúc đâu (phải cộng thêm chiều dày các mặt gia công và các lỗ sẽ lấp đi), sau khi đúc còn phải ủ khử nội lực
II/2/1 Đầu tiên phải chọn phương án công nghệ: làm mẫu gỗ bổ đôi theo hình vẽ (vẽ hình khối tượng trưng, gạch mặt phân khuôn T-D vào) có 1 hoặc 2 ruột (lõi) tùy cậu chọn
II/2/2 ba hoa về lý thuyết thoải mái sau đó chốt lại tính co 1%, các mặt gia công +3mm (lỗ là -3mm), độ côn thoát mẫu 1,5 độ, chân thao đặc biệt chọn 10 độ
III/3/1/a nên chọn 2 rãnh dẫn vì khi đó ống rót sẽ ở giữa 2 rãnh dẫn chia đều nước gang ra 2 phía, lưu ý lúc đó Fxỷ sẽ là 1/2+1/2. Cách tính Fxỷ của cậu cần xem lại vỉ tôi thấy kt không ổn
IV/4/1 chọn gỗ là gỗ mỡ vì trong thực tế đều dùng, đây là loại gỗ gần họ với gỗ de, mềm, ít cong vênh, không có thớ, nhược điểm là mềm. Mẫu làm xong phải bả matít đánh bóng rồi sơn để tránh hút ẩm khi làm khuôn.
VI/ lực đè khuôn tính theo thực nghiệm = trọng lượng rót x 5 có thể chỉ cần x 4 vì đã có trọng lượng hòm khuôn và cát thêm vào
VII/7/2 thời đại vi tính không ai còn tính phối liệu bằng đồ thị nữa, cậu lập 1 bảng Exell hàng ngang là % các nguyên tố C,Si,Mn có tính tới cháy hao... hàng dọc là các vật liệu bỏ lò Gang mới, thép, hồi liệu, FeMn... rồi gán giá trị cho từng loại là OK
Hòm khuôn trên luôn cần chiều cao hơn hòm khuôn dưới điều này tôi để cậu tự nghĩ được mới thích:78:
 

TAMAC

Active Member
Về các bản vẽ: tôi không sao mở được bản vẽ vật thể của cậu nên chưa rõ là gì, theo tôi nếu là bản vẽ phôi đúc thì chỉ cần vẽ bản vẽ cơ khí sau đó cộng lượng dư vào các mặt gia công, đánh dấu độ côn là xong. Bản vẽ công nghệ đúc thế là ổn rồi như vậy là cậu đã chọn chỉ có 1 ruột (khônhg tách f42 ra) bây giờ chỉ cần vẽ mẫu và hộp ruột nữa thôi mà theo tôi với yêu cầu của 1 bài tập lớn thì không cần đâu, thử hỏi lại thầy xem sao
 
Author
đầu tiên là thanks anh đã ! :67::67::67:
1. em vẽ bản vẽ đúc lại rồi !
bản vẽ đây là bản vẽ đúc
bản vẽ chi tiết là đây click here
nếu anh không mở được các bản vẽ trước là em xài cad 2008, bây giờ em lưu lại dưới cad 2004 rồi
em thấy trong bản vẽ thấy nhiều lỗi quá. có nhiều chỗ không cần bù ngót mà em vẫn cho.
anh sửa lại dùm em. tra trong bảng thì không rõ lắm....:67::67::67:
về lượng bù ( -3 mm) là sao vậy anh ?
... đúng thật là thầy giáo không cần bảo vẽ bản vẽ mẫu. chỉ cần 3 bản vẽ là đủ rồi.
mấy tối nay em phải vẽ cho bạn bản vẽ đúc.... nể tụi nó quá..:57:
2. anh có thể chỉ em về những điều mà thầy giáo có thể hỏi trên bản vẽ công nghệ đúc và tại sao phải thế này thế kia. ..
tại sao không phải đặt đậu ngót.... 2 lõi chung như vậy thì rút khuôn kiểu gì ... nan giải đây anh à.
3. về anh nói lấy nửa khuôn trên cao hơn khuôn dưới em trả lời không biết đúng hay không. Vì rót kim loại lỏng vào khuôn khuôn trên cao nặng hơn sẽ nén chặt vật đúc chống lực đẩy acsimet hoặc đơn giản là thoát nhiệt :35::35:
 
Last edited:

TAMAC

Active Member
Với các yêu cầu cấp chính xác khác nhau tra bảng ta được các lượng dư gia công cần bù khác nhau, trên thực tế nên quy gọn để người thợ mẫu dễ làm đồng thời thợ gia công cơ cũng dễ dàng tính toán khi gia công thô, kinh nghiệm đúc là với các kích thước như chi tiết của cậu các mặt gia công +3mm để gia công là đủ, còn -3mm với các lỗ là vd f60 ta phải làm f54 để gia công thành f60
Điều kiện để có ngót là phải có các nút nhiệt, chi tiết này tương đối dày đều, ta lại rót 2 rãnh dẫn, rót vào mặt phân khuôn nên nước gang lỏng sẽ điền đầy khuôn từ dưới lên đến hết chi tiết ---> làm cho chi tiết nguội đồng đều ---> không cần bù ngót. Ruột (lõi) được đặt vào khoảng không của khuôn sao lại lo đến việc rút khuôn?
Kim loại lỏng được điền đầy khuôn nhờ có áp lực---> khuôn trên phải cao để có ống rót cao tạo áp lự điền đầy khuôn, một kinh nghiệm thực tế nữa là vd cậu cầm cốc nước và rót nước vào cốc, cậu sẽ nhìn khi nào nước gần đầy cốc sẽ thôi rót (sợ nước tràn ra ngoài làm ướt tay) tức là nước sẽ chưa đầy cốc, người thợ lò cũng vậy bao giờ cũng rót chưa đầy cốc rót sợ nước gang tràn ra ngoài do đó ta phải làm cốc rót cao hơn yêu cầu (tức là hòm khuôn trên cao hơn) để bù lại lượng thiếu do thao tác.
Luy ý: cậu không nên thức đêm nhiều quá
Tôi sẽ vẽ bản vẽ mẫu, hộp ruột, các miếng tháo lắp trong hộp ruột gửi sau (lưu ý các kt chỉ là tương đối)
 
Last edited:
Author
Rồi anh à ! :57:
cám ơn anh nhiều nhé.
mai em đi in rồi nộp... cả ngày nay như con gà rù rồi :35::35:
à anh đang công tác ở đâu vậy ? mà em thấy anh có chuyên môn trong lĩnh vực này .


 
Last edited:

TAMAC

Active Member
Tôi là KS đúc mà, hiện đang sống và làm việc tại HN, hy vọng lại có dịp được giúp hoặc nhờ các cậu giúp! Chúc cậu học tốt!
 
Top