Qui trình công nghệ đúc khuôn mẫu chảy

  • Thread starter miss_or_forget_lcd
  • Ngày mở chủ đề
M

miss_or_forget_lcd

Author
Em đang là sinh viên đang làm đề tài công nghệ đúc qui trình công nghệ đúc khuôn mẫu chảy,các anh chị có tài liệu gì share giúp e với,e đang rất cần . Em cãm ơn mọi người rất nhiều !
Các anh chị có nguồn tài liệu nào thì có thể chia sẽ cho em với, e cãm ơn rất nhiều !
 
M

miss_or_forget_lcd

Author
Cóa ai giúp em với tuần tới em nộp bài rùi mà chưa biết bắt đầu sao hết
 
X

XUAN-TINH

Author
quy trình đúc mẫu chảy gồm rất nhiều công đoạn, o đây mình chỉ nói sơ sơ quy trình thôi chứ không thể nói hết được
1- làm khuôn kim loại (với đặc thù là chi tiết nhỏ và tinh xảo, có độ chính xác cao), thì vật liệu thường làm bằng Al7075
2- ép sáp
3- hàn chùm mẫu
4- nhúng tương (thường được nhúng từ 6-9 lớp)
5-tách sáp
6-nung khuôn vỏ
7-rót kim loại
8-cắt rãnh dãn
9-xử lý bể mặt
đó chỉ là quy trình chung thôi, mình thấy tài liệu của phamngocthach81 cũng được rồi đó
chuc ban thanh cong
 
P

phamngocthanh81

Author
Silica đóng vai trò như một chất keo để kết dính bột mesh.Tùy theo hình dạng của chi tiết mà ta sẽ tính được số lớp bột mesh cần dùng để tạo khuôn. Và khuôn này sẽ được làm khô ở nhiệt độ từ 18-23 độ và độ ẩm từ 60-70% điều này rất quan trọng nếu không sẽ bị nứt khuôn và bị xì khi đúc.
 

TAMAC

Active Member
Tôi đang làm khuôn mẫu chảy theo công nghệ cũ là dùng bột cát - nước thủy tinh đóng rắn bằng NH4Cl khi đó có phản ứng sinh ra khí amôniăc có mùi không được dễ chịu, theo công nghệ dùng Silica làm chất kết dính thì giữ ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp là lớp áo khuôn có thể tự đóng rắn, vậy bạn có thể giới thiệu kỹ về Silica được không? Vd công thức hóa học, dạng tồn tại, tỷ trọng, có thể mua ở đâu, khi thùng dung dịch Silica +bột làm huyền phù dùng không hết sau khi nhúng, rắc cát các chùm mẫu để lại thì phải bảo quản thế nào, nó có bị tự đóng rắn lại không? Xin cám ơn bạn!
 
D

doluco

Author
chất silica thực ra là tên thường gọi . tồn tại dạng lỏng tỷ trọng khoảng 1.25 .Trong quá trình tạo huyền phù nó phải nhờ thêm một số hóa chất khác với tỷ lệ nhất định tỳ theo từng loại sản phẩm và lớp tương nhúng . bạn có thể liên hệ những nơi cung cấp vật liệu đúc để tham khảo
 

TAMAC

Active Member
chất silica thực ra là tên thường gọi . tồn tại dạng lỏng tỷ trọng khoảng 1.25 .Trong quá trình tạo huyền phù nó phải nhờ thêm một số hóa chất khác với tỷ lệ nhất định tỳ theo từng loại sản phẩm và lớp tương nhúng . bạn có thể liên hệ những nơi cung cấp vật liệu đúc để tham khảo
Silica là tên thường gọi còn chính thức nó là gì? Tôi đang ở Hà Nội, khu vực miền Bắc đúc mẫu chảy gần như đã thất truyền rồi, bạn có thể giới thiệu kỹ hơn về vật liệu hoặc cho tôi một địa chỉ nào đó để tham khảo được không?
 
Silica là tên thường gọi còn chính thức nó là gì? Tôi đang ở Hà Nội, khu vực miền Bắc đúc mẫu chảy gần như đã thất truyền rồi, bạn có thể giới thiệu kỹ hơn về vật liệu hoặc cho tôi một địa chỉ nào đó để tham khảo được không?
..........................................
 
Last edited:

TAMAC

Active Member
Trời ơi! Đây có phải sản phẩm đúc mẫu chảy thật không đấy? Nhìn bavia ở chân đế như là đúc khuôn cát thường vậy chắc là đề tài mới định mô phỏng cho SV biết thế nào là đúc mẫu chảy. Hôm nào mình xin vào bộ môn xem có được không Habubi? Bao giờ thì nghỉ hè?
 
Trời ơi! Đây có phải sản phẩm đúc mẫu chảy thật không đấy? Nhìn bavia ở chân đế như là đúc khuôn cát thường vậy chắc là đề tài mới định mô phỏng cho SV biết thế nào là đúc mẫu chảy. Hôm nào mình xin vào bộ môn xem có được không Habubi? Bao giờ thì nghỉ hè?
.............................................................
 
Last edited:

TAMAC

Active Member
Chú nói đùa hay thật thế.
Đúng là còn nhiều bavia, sản phẩm chưa được đẹp nhưng đấy là do mẫu sáp chứ không phải là do công nghệ đúc mẫu chảy đâu chú (cái này làm trong lúc tâm trạng không được thoải mái, bị ức chế cho nên sinh viên không thèm sửa mẫu sáp).
Thứ 6 tuần tới (12/06/09) sinh viên K49 bảo vệ tốt nghiệp tại bộ môn. Cháu xin thay mặt bộ môn mời chú và những ai quan tâm đến dự ạ. Năm nay sinh viên sẽ báo cáo các đề tài: đúc mẫu chảy, đúc bán lỏng, gang cầu, ....
Mình nói thật đấy, công nghệ đúc mẫu chảy là bao gồm cả tạo mẫu sáp không thể tách rời mẫu sáp ra, nếu khuôn ép (rót) tốt thì mẫu đẹp không cần phải (hoặc ít ) sửa. Khi SP đúc nói chung xấu không thể chỉ là do mẫu kém còn công nghệ thì tốt. Hôm đó mình sẽ cố gắng thu xếp công việc để đến, muộn một chút có được không (sợ mất tính nghiêm túc của buổi bảo vệ TN). Habubi có thể giới thiệu tên để tiện giao tiếp?
 
Em đính chính mấy thuật ngữ tí, không các em SV nó dễ nhầm lẫn:

1. Silica: Silica là tên thưong mại của SiO2. Có rất nhiều sản phẩm liên quan đến SiO2 và ứng dụng thực tiễn rộng rãi, dù sao đi nữa, SiO2 cũng là một trong những hợp chất chiếm tỷ lệ lớn nhất trong vỏ trái đất mà.
- Cát: còn được gọi là cát quartz. Dạng sa khoáng rửa trôi chứa chủ yếu là SiO2. Hàm lượng tạp lẫn nhỏ, sử dụng chủ yếu cho công nghiệp thủy tinh, vật liệu chịu lửa, nguyên liệu sản xuất Silicium (Si)...
- Quartz: thành phần chính SiO2, dạng đá phong hóa tàn dư từ granite, magma... Hàm lượng tạp nhỏ, ứng dụng như trên.
- Fused silica/quartz: dạng vô định hình của silica/quartz. Ứng dụng: nhiều!

Silica là một trong những thành phần của huyền phù tạo khuôn đúc mẫu chảy, tùy thuộc công nghệ, nằm trong khoảng 20-25%wt. Tác dụng chịu lửa, hình thành cấp phối, giá thành rẻ. Gốc silica có thể là cát hoặc đá quartz nghiền mịn.

2. Dung dịch thuỷ tinh lỏng: Tên thuơng mại Sodium/Potasium Silicate Solution. Tên thông dụng: nước thủy tinh lỏng/thủy tinh lỏng.

Được sản xuất từ hỗn hợp nóng chảy của cát quartz sa khoáng và Na2CO3, K2CO3 bổ xung Na/KCl hoặc Na/KOH để giảm chi phí. Sản phẩm nóng chảy thu được được hòa tan bằng hơi nước bão hòa trong autoclar hoặc hầm như hầm xuơng nấu phở. Thông số kỹ thuật đặc trưng bao gồm mô-đun Silica và nồng độ/tỷ trọng, xác định theo g/cm3 bằng tỷ trọng kế hoặc bohme kế (quy đổi tuơng đuơng).

Mô-đun silicate là tỷ lệ Si/Na hoặc K theo %mol. Mô-đun thông dụng cho thủy tinh lỏng từ 2,1-2,5 tùy theo yêu cầu khách hàng, sử dụng cho công nghiệp chất tẩy rửa, phụ gia độn, chất điện giải, pha loãng, chất đóng rắn... Mô-đun 3 trở lên sử dụng chủ yếu làm chất kết dính, giá thành cao hơn. Mô-đun càng cao, độ hòa tan càng giảm.

@lehai: thủy tinh lỏng có thể sử dụng nhiều tác nhân ức chế đóng rắn thông dụng là NH4Cl, NH3OH, NaSiF6 ("thuốc trừ sâu", Hóa chất Đức Giang).... Bác có thể sử dụng NaSiF6 với tỷ lệ khoảng 1,5-2,0%wt tính cho trọng lượng khô bột làm khuôn đúc. Cơ chế đóng rắn của dung dịch thủy tinh lỏng trong huyền phù nếu cần em sẽ nói sau vì nó dài dòng và không cần thiết.

Bột khuôn đúc thông thừong sử dụng quartz nghiền mịn, đất sét hoặc bentonite, montmonriolite, kaolin, sạn samot A nghiền mịn, talc (một lượng nhỏ ~4%). Cái này em đoán thôi, không biết chính xác thành phần. Trước có làm cái huyền phù này cho người ta coating ống thổi lò nấu thép.
 

TAMAC

Active Member
Bạn nên đọc tài liệu về đúc mẫu chảy của Phamngocthanh81 ở phần trước đã thì sẽ hiểu câu hỏi của tôi. Bạn tra thử trên Google sẽ thấy Silica không như bạn giải thích đâu. Tôi đã tự giới thiệu là có làm về đúc mẫu chảy nên cần tham khảo chuyên sâu chứ không chỉ là thuật ngữ nói chung. Bạn chắc cũng không phải là dân đúc rồi nên giải thích mang nặng tính vật liệu nói chung không trọng tâm về vật liệu đúc.
 
Last edited:
Mình nói thật đấy, công nghệ đúc mẫu chảy là bao gồm cả tạo mẫu sáp không thể tách rời mẫu sáp ra, nếu khuôn ép (rót) tốt thì mẫu đẹp không cần phải (hoặc ít ) sửa. Khi SP đúc nói chung xấu không thể chỉ là do mẫu kém còn công nghệ thì tốt. Hôm đó mình sẽ cố gắng thu xếp công việc để đến, muộn một chút có được không (sợ mất tính nghiêm túc của buổi bảo vệ TN). Habubi có thể giới thiệu tên để tiện giao tiếp?
........................................................
 
Last edited:
Bạn nên đọc tài liệu về đúc mẫu chảy của Phamngocthanh81 ở phần trước đã thì sẽ hiểu câu hỏi của tôi. Bạn tra thử trên Google sẽ thấy Silica không như bạn giải thích đâu. Tôi đã tự giới thiệu là có làm về đúc mẫu chảy nên cần tham khảo chuyên sâu chứ không chỉ là thuật ngữ nói chung. Bạn chắc cũng không phải là dân đúc rồi nên giải thích mang nặng tính vật liệu nói chung không trọng tâm về vật liệu đúc.
Em xin lỗi nếu vô tình làm bác phật lòng vì lan man với những thông tin vô bổ. Trước khi post bài trên, em đọc toàn bộ topic, ngoài ra tài liệu bạn Phamngocthanh att. em cũng có xem (Thx Pham.). Em thực tâm chỉ mong đính chính lại tên và mục đích sử dụng của vài loại hóa chất đề cập tại đây, vốn khá thông dụng, chỉ mong góp ích phần nào cho các bạn sinh viên thôi à.

Thực tâm cầu thị!

Kính!

p/s: lúc post bài tối qua, nửa đêm thằng bạn em nó còn léo nhéo đòi chạy xuống Đồ sơn, vội vàng không đọc lại. Em xin đính chính:
NH3OH = NH4OH
NaSiF6 = Na2SiF6
 
D

doluco

Author
Silica là tên thường gọi còn chính thức nó là gì? Tôi đang ở Hà Nội, khu vực miền Bắc đúc mẫu chảy gần như đã thất truyền rồi, bạn có thể giới thiệu kỹ hơn về vật liệu hoặc cho tôi một địa chỉ nào đó để tham khảo được không?
Tên nó là Colloidal silica của hãng Nissan chemical industries .
Hiện công ty chúng tôi đang làm công nghệ này .khi bào bạn vào TP Hồ chí Minh thì mời bạn tới chổ chúng tôi tham quan
 
Top