R&D là gì? Những hoạt động R&D trong doanh nghiệp

Author
R&D là gì?
R&D (Research & Development) là hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và thị trường.


Hoạt động R&D trong doanh nghiệp bao gồm những gì?
Bộ phận R&D chuyên nghiệp trong một tập đoàn lớn thường bao gồm nhiều chức năng:

Product R&D (Nghiên cứu - phát triển sản phẩm)

• Với chức năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm, mục tiêu công việc của nhân sự bộ phận R&D là sáng tạo ra sản phẩm mới - đồng thời cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có.
• Những yếu tố của sản phẩm được chú trọng nghiên cứu đổi mới: kiểu dáng, chất liệu, màu sắc, đặc tính, hương vị, công thức, thành phần, công dụng…
• Với các đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ tập trung vào việc cho ra đời những dịch vụ mới, mang đến nhiều trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng.
Packaging R&D
(Nghiên cứu - phát triển bao bì)

• Đổi mới chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, cách thức trang trí, in ấn bao bì… để đáp ứng được thị hiếu của nhóm khách hàng mục tiêu, đồng thời cũng phù hợp với đặc tính sản phẩm, không gây độc hại - đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
• Chức năng R&D này đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng tiêu dùng nhanh: nước giải khát, sữa, bánh kẹo, mì gói…
Technology R&D (Nghiên cứu - phát triển công nghệ)
• Thực hiện việc nghiên cứu - cải tiến công nghệ sản xuất - chế biến cũ hoặc cho ra đời công nghệ mới để tạo ra sản phẩm chất lượng với giá thành tối ưu.
• Bao gồm cả hoạt động “tình báo công nghệ” - nghiên cứu công nghệ của đối thủ nhằm học hỏi theo hoặc phát triển công nghệ mới cho mình.
Process R&D (Nghiên cứu - phát triển quy trình)
• Nghiên cứu - tìm kiếm áp dụng quy trình tối ưu vào hoạt động sản xuất - chế biến, lắp ráp, vận hành; đảm bảo mang tính ứng dụng cao - đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp.
• Đối với sản phẩm - nghiên cứu, phát triển quy trình sản xuất/ quy trình vận hành máy móc; đối với doanh nghiệp dịch vụ - cải tiến quy trình phục vụ…
• Đây được xem là hoạt động nghiên cứu - phát triển “phần mềm” của sản phẩm



Những ngành hàng cần triển khai hoạt động R&D
- Sản xuất hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, điện máy, điện tử, nội thất…

- Sản xuất hàng hóa công nghiệp (máy móc, dây chuyền, vật tư, linh phụ kiện…)

- Sản xuất - chế biến thực phẩm, nông sản (hoa quả sấy, nước ép hoa quả, đồ uống, thực phẩm đông lạnh…)

- Sản xuất sản phẩm ngành dược, trang thiết bị y tế

- Doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật (thiết kế, tư vấn kỹ thuật, in 3D…)

- Doanh nghiệp công nghệ cao (phần mềm, App game, vật liệu mới…)

- Doanh nghiệp dịch vụ - thương mại (khách sạn, nhà hàng, quán cafe, siêu thị, rạp chiếu phim…)

- Doanh nghiệp xây dựng…
Ưu điểm của hoạt động R&D
Việc triển khai có hiệu quả hoạt động R&D mang lại nhiều lợi thế to lớn cho doanh nghiệp:

- Thông qua hoạt động R&D, doanh nghiệp được sở hữu bằng sáng chế cho các sản phẩm mới - từ đó có được lợi thế cạnh tranh bền vững.

- Cung cấp quy trình ít tốn kém chi phí sản xuất, giúp điều chỉnh mức giá cạnh tranh hơn hoặc tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Nếu muốn thu hút đầu tư, hoạt động R&D sẽ chứng minh năng lực cũng như tầm nhìn của doanh nghiệp

- Những doanh nghiệp tổ chức bộ phận R&D với chế độ đãi ngộ xứng đáng thường thu hút đội ngũ nhân tài vào làm việc và cống hiến...

Hạn chế của hoạt động R&D
- Cần đầu tư nguồn kinh phí lớn để xây dựng và vận hành bộ phận R&D, từ đội ngũ nhân sự cho đến máy móc, trang thiết bị...

- Không phải nghiên cứu nào được đưa vào ứng dụng cũng mang lại kết quả tốt vì còn phụ thuộc vào điều kiện thị trường

- Với những sản phẩm tốn nhiều thời gian nghiên cứu, khi đưa ra thị trường tiêu thụ lại bị lỗi thời nên doanh nghiệp rơi vào thế bất lợi so với các đối thủ cạnh tranh

► Quy trình triển khai hoạt động R&D trong doanh nghiệp
- Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu R&D

- Bước 2: Nghiên cứu - phân tích

- Bước 3: Sản xuất thử nghiệm - đánh giá hiệu quả

- Bước 4: Sản xuất đại trà



Khoảng 10 năm trở lại đây, hoạt động R&D dần được nhiều doanh chú trọng hơn nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển dài hạn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, bộ phận R&D cần phối hợp làm việc hiệu quả cùng nhiều phòng ban khác như: Marketing, sản xuất, tài chính, kiểm soát chất lượng QA & AC…
 
Last edited:
Hay quá bạn. Mình thấy hiện nay các công ty Việt Nam tập trung nhiều hơn về phần Phát triển sản phẩm hơn là nghiên cứu. Nguyên nhân là do đâu bạn nhỉ?
 
Top