Re: Khuôn đúc chi tiết "đuôi mang cá"

Author
Em đang làm đề tài về thiết kế khuôn đúc áp lực cho chi tiết "đuôi mang cá" trong đó có mục tim hiểu về chi tiết gia công (đuôi mang cá) . Anh chị nào biết thông tin về chi tiết chi em xin nhé hình em post ở dưới đây. Thông tin em cần biết là :
- Tên chính xác của chi tiết.
- Vật liệu chế tạo.
- Bản vẽ kỹ thuật nếu có(!)
- Địa điểm chế tạo và sản lượng.
- ...
Em xin cám ơn trước a.

 
L

Liễu Ngân Đình

bạn post bài ko đúng nơi nên ko nhận được sự phản hồi tích cực của các thành viên, vậy hãy chú ý nhé.
Nếu bạn thấy cần chuyển bài đến Mục ĐÚC thì để các Mod chuyển cho bạn.
Bạn cũng thấy đây là 1 sản phẩm không có gì là phức tạp cả, rất đơn giản.
Tên sản phẩm là gì? 1 câu hỏi hơi bị khó cho 1 sản phẩm mà ta ko phải là cha đẻ của nó. Có lẽ phải để những người trong hãng chế tạo mới trả lời được. Dân mình thì có nhiều câu trả lời cho cái tên của nó lắm: Đuôi cá, Mặt nạ Nhông trước, Đầu hộp xích, v.v... chẳng biết đường nào mà lần cả.
Vật liệu chế tạo chỉ đơn giản là NHÔM, còn nguyên chất hay siêu tạp chất thì chịu. Nhưng tư nhân làm nhiều lắm, vì nó đâu đòi hỏi gì ghê gớm đâu. Hợp kim NHÔM là chính xác nhất còn phần trăm của NHÔM là bao nhiêu thì miễn sao đúc ra được là được, tức đúc ra ko bị nứt, ko bị rạn, mặt nhẵn căng, bề mặt sáng ánh kim là ổn rồi.
1 mẻ đúc sẽ cho ra 4 sản phẩm, cũng có nơi cho ra 6 hoặc 8 sản phẩm (phụ thuộc vào máy và trình độ làm khuôn hoặc túi tiền của nhà đầu tư, nhưng chủ yếu là trình độ).
Khoan lỗ kỹ thuật
Sau khi đúc thì đem đi Phun bi bề mặt ngoài, máy phun bi cầm tay trong hòm kín.
Đem lắc rung 3D để tẩy rửa, làm sạch bề mặt, ổn định cơ tính tính thể của sản phẩm, chống ô xi hóa bề mặt.
Sơn mạ sản phẩm là khâu cuối cùng.
Nhưng thực tế thì sản phẩm nào cũng có lỗi cả, chủ yếu ta đưa những sản phẩm lỗi lớn như bị lõm, bị nổ bề mặt ra đắp xi và phủ lớp bảo vệ vào để sản phẩm đẹp hơn trước khi đưa vào kho cất giữ.
Bản vẽ thì có lẽ chỉ có Hãng mới có bản vẽ còn ngoài thị trường thì mọi người tự thiết kế được mà. Có gì khó đâu? cơ sở đúc thì có lẽ tập trung nhiều ở Hà Nội. Nhưng sản phẩm này đơn giản và có thể đúc với năng suất cao nên vài cơ sở với 1 máy Đúc là đáp ứng được cả cho xuất khẩu rồi.
Với những gì bạn cần có lẽ khó có ai trên diễn đàn đáp ứng được cho bạn vì những người biết về nó thì ko có điều kiện lên mạng.
Qua đây cũng có thể chúng ta nên phát động ý tưởng phát triển diễn đàn mang tính chất quảng bá đại chúng trong giới kỹ thuật để mọi người có điều kiện chia sẻ và giúp đỡ nhau tốt hơn.
 
Author
Cám ơn anh Đình đã trả lời vấn đề của em ...! thực ra khi em đưa bài viết này vào forum chế tạo máy là đã có chủ ý rồi a. Vì những vấn đề em quan tâm thì hoàn toàn thuộc về chuyên ngành chế tạo máy mà em đang theo học (tên, vậy liệu, bản vẽ, sản lượng...). Một lần nữa xin cám ơn anh vì những cống hiến cho diễn đàn và sự phản hồi rất đúng lúc vấn đề này !
 
L

Liễu Ngân Đình

Cảm ơn bạn đã quá khen
Phần trên tôi nêu là quy trình làm chuẩn nhưng người ta thường không làm như thế mà người ta sẽ làm đơn giản hơn nhiều:
+ Đúc 1 mẻ ra 2 sản phẩm (Máy công suất nhỏ, sản lượng thấp)
+ Mài trên giáp băng cho hết via và làm nhẵn mặt sản phẩm (mặt ngoài thôi)
+ Đắp bả lên phần rỗ của mặt chính
+ Sơn đen lên mặt chính
bán được rồi.
Còn kỹ thuật làm khuôn thì Cối xung điện cực (trước đó phay lòng cối làm giảm thời gian xung), Chày phay CNC, đem cả 2 đi đánh bóng bằng dũa hợp kim, lòng cối đem thấm Nito.
Tất cả chỉ có vậy thôi. Bạn có sản phẩm mẫu trong tay rồi, coi như sản phẩm xịn và kích thước chuẩn, bạn chỉ việc tính độ co ngót của sản phẩm sau khi đúc để thiết kế độ rộng của khuôn là OK.
Chào chiến thắng!
 
N

ngocthieu

Liễu Ngân Đình viết:
Cảm ơn bạn đã quá khen
Phần trên tôi nêu là quy trình làm chuẩn nhưng người ta thường không làm như thế mà người ta sẽ làm đơn giản hơn nhiều:
+ Đúc 1 mẻ ra 2 sản phẩm (Máy công suất nhỏ, sản lượng thấp)
+ Mài trên giáp băng cho hết via và làm nhẵn mặt sản phẩm (mặt ngoài thôi)
+ Đắp bả lên phần rỗ của mặt chính
+ Sơn đen lên mặt chính
bán được rồi.
Còn kỹ thuật làm khuôn thì Cối xung điện cực (trước đó phay lòng cối làm giảm thời gian xung), Chày phay CNC, đem cả 2 đi đánh bóng bằng dũa hợp kim, lòng cối đem thấm Nito.
Tất cả chỉ có vậy thôi. Bạn có sản phẩm mẫu trong tay rồi, coi như sản phẩm xịn và kích thước chuẩn, bạn chỉ việc tính độ co ngót của sản phẩm sau khi đúc để thiết kế độ rộng của khuôn là OK.
Chào chiến thắng!
bác hiểu rất chắc về đúc áp lực và công nghệ làm khuôn hiện tại em đang bước đầu làm vào lĩnh vực này bác có thể giúp em về kỹ thuật được không
emai của em là ngocthieu20584@yahoo.com
cảm ơn bác nhiều!
 
L

Liễu Ngân Đình

Cảm ơn bạn đã tin tưởng!
Tôi chỉ đã từng làm thôi, lâu lắm rồi chẳng mó tay vào thiết kế hay chế tạo nên tay nghề cũng đuội theo năm tháng. Nhưng đơn vị của tôi có mấy thành viên chuyên về đúc. Đơn vị của chúng tôi cũng bán công nghệ, vậy nếu bạn tiện đến HN thì có thể làm việc với chúng tôi để biết thêm. Nhưng nếu bạn mới khởi nghiệp thì có lẽ bạn nên tìm hiểu để có kiến thức căn bản đã.
Như những tài liệu của các anh em đã post lên Mes thì đã là những kiến thức căn bản nhất rồi. Vấn đề ở đây phụ thuộc vào vật định gia công, máy đúc là dạng gì.
Chúc bạn thành công!
 
V

Vo HuyThanh

tieunguu viết:
Em đang làm đề tài về thiết kế khuôn đúc áp lực cho chi tiết "đuôi mang cá" trong đó có mục tim hiểu về chi tiết gia công (đuôi mang cá) . Anh chị nào biết thông tin về chi tiết chi em xin nhé hình em post ở dưới đây. Thông tin em cần biết là :
- Tên chính xác của chi tiết.
- Vật liệu chế tạo.
- Bản vẽ kỹ thuật nếu có(!)
- Địa điểm chế tạo và sản lượng.
- ...
Em xin cám ơn trước a.
Tôi chỉ trả lời em được 2 câu hỏi đầu thôi.
Tên chính xác của chi tiết là : CHAIN CASE COVER
Vật liệu chế tạo : Hợp kim nhôm AC2B , xử lý nhiệt T6 sau khi đúc.
 
Author
Cả tuần rồi em không lên diễn đàn ...Cám ơn anh Huy Thanh nhé, em rất cần những thông tin mà anh đã viết.
 
V

vinhhung

Chi tiết này được đúc áp lực, vật liệu nhôm là ADC12, cái này sau khi đúc thường không cần xử lý nhiệt vì chế độ làm việc bình thường không có yêu cầu cao (chỉ là che chắn). Bộ khuôn thường là 2 sản phẩm. Các công ty sản xuất chi tiết xe máy, có máy đúc áp lực đều có thể sản xuất chi tiết này (chẳng hạn Yamaha, Honda, cơ khí Đồng Tháp, T&T...)
 
Top