Robot công nghiệp

ban dặt trục x1 sai rồi. x1 là đường vuông góc chung giữa hai trục z
 
Author
bạn đọc kỹ lại các bài mình đã post nhé, mình có giải thích rồi, hệ trục 0 và 1 là cố định, mình dời trục 0 về 1 cho dễ tính bạn ạ. khâu đầu tiên là cố định mà. các hệ trục còn lại từ 1 chuyển sang 2, 2 sang 3 ...thì đúng như bạn nói, trục X sẽ theo phương pháp tuyến chung của 2 trục Z khâu đang xét và khâu trước.
 
L

langtu10796

bài này mức độ phức tạp cũng bình thường, mới 3 bậc tự do mà các bác thắc mắc quá vậy ta.
 
L

langtu10796

thế mà ông thầy cho nó 10 đấy bác, ông thầy học Dr bên Hàn Quốc về...Sai gì nữa bác, có cái bài đơn giản mà cứ nói hoài. Bác đã đọc qua robot chưa, xem lại đi...chán wa
 
Author
bác bảo sai thì sai cai j chứ, nói ko ko ai mà giải thik cho bác được. Trục Z là trục dọc theo khâu i+1, còn X sẽ là phương pháp tuyến chung của 2 trục Z và hướng từ khớp i đến i+1, Y sẽ xác định theo quy tắc bản tay phải. còn Z4 là cho trước để tính toán kết quả cho nó thống nhất dễ quản lý thôi, thực tế nó có phương bất kỳ. không biết bác hiểu biết tới đau mà cứ bảo người khác sai...nói có sách mách có chứng, bình luận không không thì làm sao mà thuyết phục được.
 
M

masubu

bác bảo sai thì sai cai j chứ, nói ko ko ai mà giải thik cho bác được. Trục Z là trục dọc theo khâu i+1, còn X sẽ là phương pháp tuyến chung của 2 trục Z và hướng từ khớp i đến i+1, Y sẽ xác định theo quy tắc bản tay phải. còn Z4 là cho trước để tính toán kết quả cho nó thống nhất dễ quản lý thôi, thực tế nó có phương bất kỳ. không biết bác hiểu biết tới đau mà cứ bảo người khác sai...nói có sách mách có chứng, bình luận không không thì làm sao mà thuyết phục được.
Thể tôi hỏi cậu trong hệ O0, O1, O2, trục Y có được xác định theo quy tắc bàn tay phải không? Cậu xem lại đi. Ông thầy mà cho cậu 10 thì tôi cũng chịu, hay quy tắc bàn tay phải bên Hàn nó định nghĩa khác.




 
Last edited by a moderator:
Author
ho ho, bàn tay phải bọn Hàn nó khác cái tay phải của bác rồi. khi xác định hệ trục tọa độ theo quy tắc Denavit Hartenberg thì X và Z đã xác định theo quy tắc, còn Y xác định theo quy tắc bàn tay phải. Các thông số thì trục Y không ảnh hưởng. Bác vặn vẹo Y sai cũng chẳng có ý nghĩa gì to lớn. hehe
 
V

vistabk

đây là con robot của mình, mình đặt trục tọa độ ko biết đúng chưa mong các bác chỉ giáo và về không gian hoạt động của nó
Tờ vừa làm BTL robot CN xong. Theo tớ thì bạn nên xem lại hệ O0X0Y0Z0 và hệ 01X1Y1Z1, vì không có theo quy tắc đặt hệ trục tọa độ thì không có phép tịnh tiến theo trục Y. Còn các hệ khác ok
 
Author
cái hệ X0Y0Z0 là tọa độ gốc ban đầu bạn ạ, người ra đề quy định như vậy( hệ 0 cố định). Còn hệ X1Y1Z1 là cố định, và hệ này do mình tịnh tiến lên để tính toán cho dễ thôi. Ý bạn ko có phép tịnh tiến theo y là sao.Quy tắc này ở đâu vậy bạn? Ở đây các hệ trục do mình đặt ra theo quy tắc denavit hartenberg (trừ 1).
 
bạn vistabk học Robot mà chưa có hiểu bản chất gì hết, cứ máy móc làm không àh, ngừoi ta cho đề khác đi 1 tí là lại rối tung tù mù lên rồi :D.
Cái bài đó theo mình hoàn toàn đúng.
Có lẽ mọi người ở đây giải thích bạn ko tin, có thể bạn vẽ lại cái hình đó rồi hỏi thầy của bạn xem.
mình nói sai có gì bỏ qua nhé hehe
 
L

langtu10796

đúng rui, bác vistabk học robot rồi mà hỏi câu kỳ quá, phải tùy bài mà có hướng giải quyết phù hợp, chỉ có cái trục mà các bác thắc mắc lên xuống vậy.
 
M

minhdancdt

Ðề: Robot công nghiệp

Bài của lanhchuabl khi chọn trục đã bị sai. Bạn nên xem lại cách xây dựng hệ trục tọa độ theo quy tắc D-H đi
Tham khảo sách Kỹ thuật RoBot của PGS.TS Đào Văn Hiệp đó. Ngay ban đầu trục X1 của bạn cũng đã sai rồi
 
Ðề: Robot công nghiệp

Bài này nếu làm theo phương pháp khác thì không sao, nhưng nếu làm theo D-H thì có vấn đề vì D-H không có R(OY) Và T(OY).
Theo hình vẽ bạn chọn : Hệ gốc --> Hệ 1 --> Hệ 2 --> Hệ 3 --> Hệ 4 .
Hệ gốc tịnh tiến theo trục y chuyển sang Hệ 1 --> Vụ này trong D-H không có .:D
 
Author
Ðề: Robot công nghiệp

Bài của lanhchuabl khi chọn trục đã bị sai. Bạn nên xem lại cách xây dựng hệ trục tọa độ theo quy tắc D-H đi
Tham khảo sách Kỹ thuật RoBot của PGS.TS Đào Văn Hiệp đó. Ngay ban đầu trục X1 của bạn cũng đã sai rồi
X1 sai gì bạn, hệ trục 0 và 1 là cố định. các bạn nhìn là có thể biết, việc dời 0 về 1 chỉ là tịnh tiến để tiện tính toán. d
bạn haumik nói là mình tịnh tiến từ 0 lên 1 là ko có trong DH ok , nhưng mình làm thế để dễ tính toán, vấn đề khi giải quyết bài toán phải khéo léo, đau thể cứ máy móc sách vở được hoài được, chúng ta phài có tư duy chứ.
 
Last edited:
Ðề: Robot công nghiệp

X1 sai gì bạn, hệ trục 0 và 1 là cố định. các bạn nhìn là có thể biết, việc dời 0 về 1 chỉ là tịnh tiến để tiện tính toán. d
bạn haumik nói là mình tịnh tiến từ 0 lên 1 là ko có trong DH ok , nhưng mình làm thế để dễ tính toán, vấn đề khi giải quyết bài toán phải khéo léo, đau thể cứ máy móc sách vở được hoài được, chúng ta phài có tư duy chứ.
việc dời 0 về 1 thông qua phép tịnh tiến theo trục Y -> cái này có trong D-H không bạn ?

Ừ thì bạn tiện tính , Bạn post bản nháp chọn trục lên như thế thì tớ cũng như một số người sẽ hiểu theo ý đó .

Vấn đề máy móc hay tư duy thì cũng phải tuân theo quy tắc hết ^^.

Thân.
 
L

langtu10796

Ðề: Robot công nghiệp

ý bạn là gì vậy???
bạn lanhchuabl nói là tịnh tiến 0 về 1 để dễ tính toán mà bạn, ko có trong DH thì ko được làm hả bạn? kỳ nhỉ:24::24:
Vấn đề máy móc hay tư duy thì cũng phải tuân theo quy tắc hết ^^.
.
đâu phải cái gì cũng nguyên tắc mà làm hết đâu bạn, thế thì sao mà có sự linh động được.
 
Ðề: Robot công nghiệp

ý bạn là gì vậy???
bạn lanhchuabl nói là tịnh tiến 0 về 1 để dễ tính toán mà bạn, ko có trong DH thì ko được làm hả bạn? kỳ nhỉ:24::24:
Không đúng quy ước làm thì vẫn được làm thui , chả ai cấm .Người ta có công nhận không mới là chính .
Còn linh động thì cũng phải dựa trên cơ sở những cái quy tắc.Bạn mà linh động ko dựa theo cái gì thì là cái chưa ai nghĩ ra rùi .^^.
Mình nhìn bạn trục tọa độ mà suy ra thôi : Chuyển tọa độ EE về gốc phải qua Hệ 4,3,2,1.Đôi khi những ký hiệu chỉ mình bạn hiểu .
 
Ðề: Robot công nghiệp

Mình ủng hộ việc thay đổi để tiện tính toán. Mặc dù cái này học qua lâu rồi, không còn nhớ nhiều nữa nhưng mình nhớ hồi xưa khi làm những bài kiểu thế này cũng thắc mắc nhiều khi phải theo quy tắc quá. Mà quy tắc nhiều khi làm phức tạp hóa vấn đề.
Về bản chất thì người ta đặt ra quy tắc là để thống nhất trong việc tính toán và áp dụng những công thức, cũng như việc đặt tên vậy. Bạn đặt tên nó là trục a, b, c thay vì trục x, y, z cũng chẳng sai.
Tóm lại bạn có kết quả đúng là được rồi, quá trình tính toán mềm dẻo chỉ làm hiểu rõ bản chất thôi chứ chẳng hại gì. Trừ phi với những kết cấu cực phức tạp hơn thì buộc phải sử dụng đúng quy tắc để có thể khống chế được nhầm lẫn, cũng như nâng cao tính hiệu quả trong tính toán.
 
Top