Sửa chữa và bảo dưỡng máy thổi khí

  • Thread starter maythoikhi
  • Ngày mở chủ đề
M

maythoikhi

Author
Chào mọi người trên diễn đàn Meslab.
Sau nhiều năm sửa chữa phục hồi, bảo trì, bảo dưỡng máy thổi khí, chúng tôi nhận thấy đây là loại thiết bị được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam, Song tài liệu và kiến thức về sửa chữa và bảo dưỡng về loại máy này là rất hạn chế.



Với mong muốn nhận được sự quan tâm, trao đổi, chia sẻ, và hợp tác... với những người có thời gian tiếp xúc, nghiên cứu, sửa chữa, bảo dưỡng loại máy này, Tôi xin được mở topic này.

Một số vấn đề liên quan trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng máy thổi khí: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy thổi khí, cách tháo, cách lắp ghép, cách căn chỉnh các khe hở, Những sự cố thường gặp trong quá trình vận hành, quy trình bảo dưỡng, hướng dẫn lựa chọn và sử dụng dầu bơ trơn cho máy thổi khí.

Trước tiên xin giới thiệu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loại máy này:
Nguyên lý hoạt động:

Hai cánh công tác 1 và 3 ăn khớp và quay xung quanh trục cố định theo chiều mũi tên trên hình vẽ. Khi hai cánh quay, kết hợp với buồng thân quạt tạo thành cửa hút(của vào), cửa đẩy(cửa ra), buồng hút (phần mầu vàng a), buồng nén buồng nén khí(phần mầu hồng b), buồng đẩy khí( phần mầu đỏ c). Khi cánh công tác quay với tốc độ làm việc thì các buồng hút, nén, buồng đẩy(xả) được hình thành liên tục và vận chuyển không khí từ của hút ra cửa đẩy(xả).



Để giảm thiểu sự tổn thất và đảm bảo hiệu suất làm việc của máy thổi khí, các khoảng hở giữa cặp cánh quạt,giữa cánh quạt và thân quạt phải đảm bảo. Khoảng hở này phải được duy trì tại tất cả các vị trí quay của cánh.

Sự ăn khớp của cặp cánh công tác được duy trì bởi cặp bánh răng gắn cố định tại đầu mỗi trục của cánh công tác.

Cấu tạo của máy thổi khí:



1. Vỏ - thân máy.

Lòng xy lanh thân máy kết hợp với cánh công tác để tạo ra các khoang buồng làm việc của quạt, như buồng hút, buồng nén, buồng đẩy, thân máy dùng để gá đặt các chi tiết khác, nên thân quạt được gia công cực kỳ chính xác.

2.Cặp cánh công tác:
Cánh Công tác máy thổi khí là chi tiết chuyển động, trực tiếp tạo ra áp suất làm việc của quạt, giữa các cặp cánh quạt khi ăn khớp với nhau phải đảm bảo thông số khe hở thiết kế rất nhỏ tại mọi vị trí làm việc của cánh.

3,4 Trục ngăn và trục dài( trục chủ động và trục bị động): Tùy vào từng hãng sản xuất, kích thước cánh công tác mà trục có thể được chế tạo liền với cánh, hoặc được chế tạo riêng biệt sau đó lắp ghép với cánh.

5,6 Cặp bánh răng:
Cặp bánh răng - đây được coi là trái tim của máy thổi khí, Chúng duy trì hoạt động ăn khớp nhịp nhàng của cặp cánh công tác.


7 đĩa văng dầu.
Đĩa văng dầu làm nhiệm vụ vợt dầu lên tưới vào vòng bi, ở các máy thổi khí nhỏ thì thường không có địa văng dầu vì lúc này bánh răng sẽ kiêm luôn nhiệm vụ này.

8,9 Vòng bi.
10. Phớt chắn dầu:
Các phớt này làm nhiệm vụ ngăn không cho dầu trong hộp số chẩy ra ngoài theo đường dọc trục, Thông thường trong quá trình tháo máy thổi khí ra để bảo dưỡng các phớt chắn dầu rất dễ bị hỏng.


11.Vòng xéc măng: Vòng xéc măng làm nhiệm vụ ngăn chặn khí từ trong buồng máy thoát ra ngoài.
 
K

Koolcut

Author
Ðề: Sửa chữa và bảo dưỡng máy thổi khí

Nếu bạn cần dầu bôi trơn chuyên dụng cho bánh răng máy thổi trên cũng như các loại khác, mình sẽ giới thiệu cho bạn.
Email mình taitruongphat@gmail.com hoặc phone 08-668-339-19
 
M

maythoikhi

Author
Ðề: Sửa chữa và bảo dưỡng máy thổi khí

Hướng dẫn tháo rời các chi tiết bộ phận máy thổi khí:
 

podkws

New Member
Ðề: Sửa chữa và bảo dưỡng máy thổi khí

Em Trước giờ toàn làm lại đầu cốt bạc đạn, Đầu cốt nhông.
Vòng bạc cho máy thối khí, máy nén khí thôi.
Thêm cái cân bằng động nữa.
 
Top