SẢN XUẤT THÉP XỐP - CÔNG NGHỆ LUYỆN KIM PHI THAN CỐC

  • Thread starter nghiadung22
  • Ngày mở chủ đề
mình xin đưa 1/2 lưu trình công nghệ của dây chuyền luyện kim phi cốc . Các bạn tham klhảo và góp ý.
cảm ơn nhiều
 
dây chuyền luyện kim phi cốc

Làm ơn đọc kỹ phần Hướng dẫn tham gia, đừng post liên tiếp mấy bài ngắn ngủn như thế.
 
Last edited by a moderator:
Xin chào các thành viên!
Hiện nay tôi đang cần thuê một lò điện để luyện từ sắt xốp ra gang( theo công nghệ fasmel).
Nếu các bạn biết ở chỗ nào cho thuê lò điện hoặc công ty của bạn có xin thông báo giúp tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
(mong sớm được hồi âm)
 
K

kien_tic

Author
chào bạn, mình là kiên, kỹ sư luyện kim
Được biết bạn công ty bạn đang luyện kim phi cốc nên mình rất quan tâm để hiểu biết hơn.
mong rằng chúng ta sẽ cùng học hỏi lẫn nhau để hoàn thành tốt công việc của mình.
bạn có thể add nick mình nhé: kienthep@yahoo.com.
chúc bạn mạnh khoẻ và thành công.
 
N

napoleon9

Author
Tài liệu chủ yếu là tiếng Anh nếu bạn quan tâm thì mình có thể gửi cho bạn một số bài báo viết về Công Nghệ mới này
Mình đang cần tài liệu về phối liệu và khử các thành phần S,P và tăng hay giảm thành phần C, Mn, Si ... cách tính lượng thêm vào vd như thêm bao nhiêu kg thì trung bình lò 15 tấn thì hàm lượng C tăng lên 0.01% chẳng hạn ..

thân
 
Mình đang cần tài liệu về phối liệu và khử các thành phần S,P và tăng hay giảm thành phần C, Mn, Si ... cách tính lượng thêm vào vd như thêm bao nhiêu kg thì trung bình lò 15 tấn thì hàm lượng C tăng lên 0.01% chẳng hạn ..

thân
Lò hồ quang kiềm. Ví dụ cho Si:
Muốn biết cho bao nhiêu vào lò, hàm lượng Si trong thép thay đổi ra sao bạn phải quan tâm đến:
1.) Hàm lượng Si trong Fe-Si
2.)Thời điểm cho fero vào lò.
Nếu là thời kỳ ôxy hoá thì hàng tấn FeSi cho vào cũng chả còn tý Si nào. Nếu là thời kỳ hoàn nguyên thì tuỳ thuộc vào tình trạng khử ôxy trong lò (Bạn có thể dự đoán tình trạng này thông qua xỉ hoàn nguyên hoặc nhìn mặt thoáng thép lỏng của gáo mẫu khi vừa múc ra) mà lượng Si bị cháy hao nhiều hay ít. Không có một công thức nào cho vụ này đâu bạn ạ. Bình thường để đạt mác CT3 thì cần một lượng FeSi45 (~45%Si) là ~16kg/tấn thép thỏi. Nếu biết cắt [Si] ở giới hạn dưới (0.12%) bạn có thể chỉ cần ~8kg FeSi45 là xong, nhưng bạn phải có nhiều năm kinh nghiệm mới đạt đến trình độ ấy.

Thằng Mn cũng tương tự như vậy
Thằng P đơn giản thôi
Còn thằng C thì phức tạp lắm đấy
Thằng S cũng không kém phần cam go đâu.
 
Last edited:
N

napoleon9

Author
hi rất vui được bạn giải thích
Si thì muốn tăng hàm lượng thì cho vào lúc hoàn kim, theo nhà máy của mình thì người ta tiến hành tăng %C đến giới hạn tiêu chuẩn , sau đó tăng %Mn và cuối cùng là tăng %Si.
bạn có thể cho mình biết FeMn thì %Mn là bào nhiêu ko ? thường thì bao nhieu kg /tấn thép thỏi.

Như bạn nói thì muốn đạt giới hạn dưới 0.12 đối với CT3 thì ~8kg/tấn thép thỏi
nhưng thực tế thì đối với mẻ thép cho ra sản phẩm khoảng 14-15 tấn thì Si khoảng 75kg.
Bạn có thể dự đoán tình trạng này thông qua xỉ hoàn nguyên hoặc nhìn mặt thoáng thép lỏng của gáo mẫu khi vừa múc ra) mà lượng Si bị cháy hao nhiều hay ít. Bạn có thể chỉ mình thêm ở chỗ này ? mặt thoáng thép lỏng như thế nào ? ...

Bạn có tài liệu nào nói rõ về quá trình luyện thép ? đặc biệt là mấy cái vụ C, Si, Mn, P,S ... không ? bạn có thể cho mình
Nếu bạn có mail Yahoo thì cho mình xin số ĐT và mail để có gì dễ hỏi

Đối với Oxi và Si do cùng chu kỳ nên khi ta tiến hành khử O2 thì S cũng bị khử, khử S gồm có tạo xỉ trắng và xỉ carbin.

Còn C thì theo mình biết thì có công thức để tính tăng hàm lượng C, he he khoảng 2 xẻn than đá thì tăng lên 0.01% C nếu ko có gì trục trặc đối với mẻ 14-15 tấn. (công thức chỉ nói chung chung , cái này chủ yếu là kinh nghiệm).

Hân hạnh được làm quen với bạn
Mình tên là quốc vũ 0945939579
mail : napoleon_denhat7@yahoo.com
thân
 
Last edited by a moderator:
Chào bạn! 15 tấn thép thỏi mà dùng hết 75kg FeSi thì mình đoán là FeSi75 (75%Si). Như thế là bạn đã có những người thợ rất tốt trong đội ngũ thợ lò của mình. Xin chúc mừng bạn. Hãy trả lương xứng đáng cho họ nhé. Họ vất vả lắm đấy bạn ạ. Bạn cứ đứng nhìn một ca sản xuất của họ mà xem. Mình sẽ trả lời những câu hỏi còn lại của bạn qua mail.
Thân mến.
 
B

baydlbc

Author
Kính gửi gttn và napoleon9
Tôi là dân ngoại đạo về luyện kim nhưng có ngâm cứu một ít về nó. hiện nay tôi dự kiến dùng lò điện trung tần ( 1 - 1,5t/mẻ) để luyện phôi CT1, CT3 từ phế liệu để kéo ra dây thép 1- 3ly dùng để làm lưới B40, CT5 để làm boulon được không? xét về kinh tế - kỹ thuật liệu có khả thi không?
Cảm ơn.
baydlbc
baydlbc@gmail.com
0903658072.
 
M

musungus77

Author
ðề: Sản xuất thép xốp - công nghệ luyện kim phi than cốc

em quan tâm cái lò than hóa khí :D nhưng quả là tài liệu về nó hiếm thật, em muốn tìm nhưng lọ mọ khắp nơi chả thấy đâu hết, bro nào có lòng tốt cho em xin với ah ? cảm ơn các bro nhiều lắm
 
ðề: Sản xuất thép xốp - công nghệ luyện kim phi than cốc

Ừ thì không cần cốc mà vẫn đuổi đựoc oxy ra khỏi quặng sắt, tạo ra sắt kim loại. Nhưng để tạo ra một mức độ kim loại hóa cao (tỷ lệ Fe kim loại/Fe tổng) tầm cỡ >90% buộc chúng ta phải dùng dư chất hoàn nguyên. Và kết quả là hàm lượng C trong sắt xốp rất cao (~2-3%). Điều này có thể cải thiện đôi chút khi ta hoàn nguyên bằng khí (H2, CO) nhưng trong đa số các quy trình sản xuất sắt xốp không có sự di chuyển ngược nhau (khí đi lên, liệu đi xuống). Chính vì thế mà hiệu suất sử dụng khí hoàn nguyên kém.

Tất cả các quy trình luyện sắt xốp đều không có sự tham gia của xỉ. Như thế có nghĩa là toàn bộ tạp chất đều nằm trong sắt xốp. Gánh nặng này các quá trình phía sau phải giải quyết.

Sản phẩm sắt xốp không thể nạp vào lò thổi (hoặc lò điện) với tư cách là một nguồn nhiệt vật lý chủ yếu cấp cho cả quá trình.

Sắt xốp sản xuất xong không nạp vào lò điện ngay mà để lâu rất dễ bị oxy hóa làm giảm mức độ kim loại hóa.

Vì có hàm lượng C cao và tạp chất rất nhiều nên chúng ta phải xem xét rất kỹ khi nói câu: Dùng sắt xốp nạp vào lò điện để thay thép phế. Chỉ riêng C cao là đã đủ bơ phờ rồi bà con ạ.

Nói tóm lại. Sắt xốp chỉ giải quyết được vấn đề không cần cốc mà vẫn luyện được thép. Còn giá thành thép như thế nào thì còn rất nhiều vấn đề cần bàn cãi.

Riêng tôi nhận thấy: Mặc dù xã hội tiến lên không ngừng, các nền văn hóa, khoa học kỹ thuật giao thoa với nhau rất thú vị. Và có rất nhiều kiểu đã được bọn trẻ thực hiện và ca tụng. Nhưng dù sao chăng nữa thì kiểu cổ điển của các cụ ngày xưa vẫn là tuyệt vời nhất.
 
Last edited:
B

beng

Author
ðề: Sản xuất thép xốp - công nghệ luyện kim phi than cốc

Nhớ trước đây có một đợt bên mình lãnh thẹo bắt nợ một đơn vị nào đó làm sắt xốp bằng chính sản phẩm của họ. Sắt không ra sắt và xốp không ra xốp hình cái ống sữa ông thọ được ông chủ nhà mình ra lệnh phối với quặng sống ném tuốt vào lò cao.

Hậu quả ghê gớm!
 
ðề: Sản xuất thép xốp - công nghệ luyện kim phi than cốc

Thực ra, ta làm gì cũng phải hiểu chắc chắn về nó.
Sắt xốp cũng vậy, không hiểu sao làm ra được.
Ở đây luyện kim phi cốc là 1 công nghệ mới, đương nhiên vì là công nghệ mới nên đôi khi ta không có kinh nghiệm, trải nghiệm. Vậy nên trả giá là bình thường.
Còn về luyện kim truyền thống ( lò cao) đã có kinh nghiệm hàng trăm năm, quy trình được chuẩn hóa nhưng Việt Nam đã lĩnh hội được bao nhiêu. Chúng ta có thể tự mình tính toán và thiết kế dây chuyền mà không cần chuyên gia nước ngoài chăng. Còn thành tích của chúng ta về công nghệ này chỉ dùng lại ở vài lò hơn trăm khối, lạc hậu từ lâu và bị cấm sản xuất(trên thế giới).
Nói vậy chúng ta cũng không thể trách bậc tiền bối được vì họ vướng quá nhiều...
Theo tôi: Muốn nói gì thì nói, muốn nấu cơm phải có gao, nước, củi lửa... không có thì đừng hòng làm nổi. Không có đủ nguyên liệu cho sản xuất thép thì đừng mong sản xuất thép.
Vì vậy chúng ta nên vĩnh biệt công nghệ truyền thống đi mà tập chung trí lực cho công nghệ mới gọi là LKPC.
Mong các bạn tán thành
 
ðề: Sản xuất thép xốp - công nghệ luyện kim phi than cốc

II.1. Quy trình công nghệ
II.1.1. Mô tả công nghệ:
Than và quặng sắt được nghiền nhỏ bằng máy nghiền bi, đạt cỡ hạt 0,1 mm. Sau khi được nghiền nhỏ, than và quặng được đưa vào các xi lô chứa riêng biệt.
Sau đó, than và quặng sắt, thông qua hệ thống cân băng định lượng điều khiển bằng vi tính để phối liệu, tỷ lệ phối liệu phụ thuộc vào thành phần, tính chất của các loại quặng sắt và than ta sử dụng. Sau khi phối liệu hỗn hợp này được đưa vào máy trộn,, trộn đều lên. Tại đây ta dùng một bơm định lượng cấp dung dịch chất kết dính vào thùng trộn và trộn đều hỗn hợp.
Hỗn hợp sau khi trộn đều ta gọi tắt là liệu. Liệu được đưa sang máy ép viên, tại đây hỗn hợp được ép thành những viên hình bầu dục có hình dáng gần giống như quả bàng ( Máy này gọi là máy ép viên quả bàng), Viên liệu này có kích thước 15x35 mm.
Sau khi liệu được ép thành những viên có hình quả bàng, thông qua hệ thống băng tải, liêu được đưa vào buồng sấy sơ bộ để tách nước đồng thời làm tăng cơ tính của viên liệu.
Tiếp đó người ta nạp liệu vào lò hoàn nguyên, thiết bị rải liệu ( sàng rung) của lò hoàn nguyên sẽ rải đều liệu trên mặt đáy lò, sau từ 25 - 40 phút ( một vòng quay của lò) liệu đã được hoàn nguyên thành sắt xốp, sắt xốp được lấy ra ngoài thông qua vít liệu ( thiết bị tháo liệu của lò hoàn nguyên). Sắt xốp ra khỏi lò được đưa đi đóng bánh, bảo quản hoặc tiếp tục được đưa đi tách xỉ, luyện thành gang, sau đó luyện thành thép….
 
E

eg.daotung

Author
Ðề: ðề: Sản xuất thép xốp - công nghệ luyện kim phi than cốc

các Bác sai rồi CTy tôi luyện sắt xốp từ quặng bằng công nghệ lò quay ( liệu đi xuống , khí đi lên ngược nhau) ,sau khi lọc tuyển thu được nhưng viên sắt xốp có kích thước dạng hạt tròn , đường kính trung bình khoảng 1,5-2 cm , tỷ lệ sắt đạt khoảng 94-97%
khi thu được sắt xốp chúng tôi nạp trực tiếp vào lò Hồ Quang ( lò của chúng tôi nấu được 15 tấn /mẻ )
nhưng ko phải là nạp từ đầu , mà chúng tôi nấu sẵn khoảng 7-10 tấn sắt phế thành nước thép sau đó gạn tháo xỉ , kiểm tra nhiệt độ nước thép đạt , chúng tôi bắt đầu tiến hành nạp sắt xốp , sắt xốp được nạp từ từ tùy theo công suất của lò ở đây chúng tôi nạp sắt xốp với tốc độ là 8 tấn /h . trong khoảng thời gian nạp có sự ngắt ngãng để đánh điện tăng nhiệt độ
do thời gian hạn hẹp , tôi không thể trình bày đầy đủ ở đây , các bác quan tâm đến vấn đề này xin liên lạc daotunghp70@yahoo.com.vn
tôi là người trực tiếp thiết kế , chế tạo hệ thống nạp sắt xốp cho lò hồ quang tại công ty của tôi
công nghệ nạp sắt xốp này hiện nay đang được nghiên cứu cải tiến hoàn thiện nhằm nâng cao tỷ lệ thu hồi sắt
rất mong được tiếp thu ý kiến của các Bác về vấn đề này
 
Top