Smart factory có thực sự là tương lai của ngành sản xuất?

Author
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, “smart factory” chắc chắn không phải là một cụm từ xa lạ. Thuật ngữ này được nhắc đến rất nhiều trong kỷ nguyên số hay cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đang khiến đông đảo doanh nghiệp sản xuất quan tâm. Vậy “smart factory” là gì? Liệu nhà máy thông minh này có thực sự trở thành tương lai không xa của ngành sản xuất? Hãy cùng Eastern Sun khám phá câu trả lời qua bài viết sau.

Smart factory là gì?

Smart factory là bước đi cần thiết cho mọi doanh nghiệp sản xuất
Smart factory hay còn gọi là Nhà máy thông minh là sự tiến hóa, cải tiến vượt bậc từ một hệ thống sản xuất truyền thống sang một hệ thống sản xuất tự động được kết nối và vận hành linh hoạt. Điểm khác biệt rõ nét nhất của hình thức vận hành nhà máy thông minh so với truyền thống chính là hệ thống có thể kết nối và xử lý dữ liệu liên tục từ hoạt động sản xuất và kinh doanh để tự học và thích nghi theo nhu cầu mới của thị trường.

Hệ thống nhà máy thông minh hoàn toàn có thể tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như máy móc, các thiết bị sản xuất và thậm chí cả toàn bộ những dữ liệu trong quá trình sản xuất. Smart factory thu thập nguồn dữ liệu, thông tin trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để kiểm soát được các hoạt động trong nhà máy một cách tối ưu và hiệu quả hơn, giảm thiểu và hạn chế sai sót trong quá trình triển khai sản xuất kinh doanh.

“Sức mạnh” thực sự của Smart factory
Điều gì khiến smart factory được các doanh nghiệp sản xuất, quan tâm và chú ý rất nhiều trong thời gian gần đây? Câu trả lời đến từ chính khả năng đặc biệt của nhà máy thông minh là năng lực tiến hóa và phát triển trong suốt quá trình thay đổi của tổ chức. Bất chấp những ảnh hưởng từ nhu cầu thị trường như mở rộng sang thị trường mới hay phát triển sản phẩm mới hay cả việc dự báo và đáp ứng các nhu cầu vận hành, smart factory đều có thể theo kịp.

Điều cốt lõi và quan trọng nhất của một nhà máy thông minh chính là sự kết nối. Mọi hoạt động diễn ra trong nhà máy và xung quanh nó luôn cần sự kết nối chặt chẽ về thông tin, dữ liệu (bao gồm cả quá trình sản xuất cơ bản và nguyên vật liệu cơ bản đều cần phải kết nối để có những dữ liệu cần thiết giúp đưa ra quyết định kịp thời). Để thực hiện một hệ thống nhà máy thông minh, toàn bộ máy móc, tài sản đều được lắp đặt cảm biến thông minh, điều này sẽ giúp hệ thống có thể truy xuất liên tục các dữ liệu nhằm đảm bảo phản ánh đầy đủ tình trạng hiện tại.


Nhà máy thông minh sẽ đem tới hiệu quả vượt trội cho quá trình sản xuất kinh doanh
Khi dữ liệu của hoạt động sản xuất, kinh doanh từ nhà cung cấp và khách hàng được tích hợp và thống nhất, doanh nghiệp sẽ có được cái nhìn toàn diện bao quát về các quá trình cung ứng trước/sau, giúp tạo ra mạng lưới cung ứng hiệu quả hơn. Và như vậy có thể hiểu, dữ liệu chính là nhiên liệu cho nhà máy thông minh hoạt động, và chính là cốt lõi đem tới sức mạnh cho hệ thống này.

Nhà máy thông minh sẽ cho phép các hoạt động sản xuất, kinh doanh được vận hành với sự can thiệp của ít người nhưng vẫn đảm bảo độ tin cậy và chính xác cao. Mọi hoạt động, cũng như các luồng công việc, tài sản, sẽ được vận hành tự động và theo dõi sát sao để tối ưu tiêu hao năng lượng lớn nhất có thể đồng thời tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm.

5 ưu điểm của smart factory

Smart factory có rất nhiều ưu điểm vượt trội
Nhà máy thông minh hay sản xuất thông minh là quá trình sử dụng các công nghệ, mô hình hóa, dữ liệu lớn, tự động hóa, thông minh hóa khác nhau để nâng cao hiệu quả sản xuất. Hãy cùng điểm lại 5 ưu điểm nổi bật nhất của hệ thống nhà máy này.

1. Hệ thống chủ động
Tính chủ động là một ưu điểm rất lớn của Smart Factory. Trong sản xuất, việc chủ động kịp thời trong quá trình vận hành sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được không chỉ chất lượng sản phẩm mà còn hạn chế tối đa rủi ro không đáng có. Ví dụ: doanh nghiệp có thể kiểm soát máy móc, thiết bị sản xuất, đồng thời theo dõi và số hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo thành một hệ thống hiệu quả. Người quản lý có thể dựa trên các phân tích, dự báo của hệ thống để lên được các phương án xử lý khi phát sinh vấn đề hoặc khó khăn bất chợt. Do đó, một hệ thống chủ động với khả năng đáp ứng và thích nghi các yêu cầu khắt khe của thị trường như nhà máy thông minh chính là điểm cộng sáng giá.

2. Linh hoạt và nhanh nhẹn
Smart Factory cũng có một ưu điểm khác vô cùng ấn tượng, đó chính là khả năng thích ứng, tiến hóa và phát triển nhanh trong suốt quá trình áp dụng. Với smart factory, doanh nghiệp có thể chủ động phát triển hệ thống sản xuất của mình theo nhu cầu của thị trường, đồng thời cũng có thể mở rộng thị trường mới nhanh chóng. Nhờ sự linh hoạt này, Smart Factory có khả năng dự báo giúp doanh nghiệp thay đổi công nghệ, quy trình mới kịp thời và phù hợp.

3. Kết nối dữ liệu phủ rộng và chặt chẽ
Kết nối cũng như phủ rộng tầm kiểm soát tới mọi hoạt động sản xuất là một trong những sức mạnh lớn nhất của Smart Factory. Hệ thống nhà máy thông minh có khả năng kết nối toàn bộ các máy móc, tài sản một cách nhanh chóng, linh hoạt, từ đó việc truy xuất kết nối dữ liệu cũng chặt chẽ hơn, tạo ra cái nhìn bao quát hơn giúp doanh nghiệp tạo ra được hệ thống cung ứng sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn.

4. Thu thập dữ liệu minh bạch
Smart factory sẽ tạo ra mạng lưới thu thập dữ liệu lớn, với nhiều công cụ tối ưu để đảm bảo doanh rằng doanh nghiệp có cơ hội đưa ra được các quyết định chính xác hơn. Hơn nữa những dữ liệu được thu thập từ công nghệ luôn gọn gàng và ít bị thất lạc hơn khi thực hiện thủ công nên hoàn toàn có thể đảm bảo về tính minh bạch về dữ liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây chính là căn cứ để người quản trị có thể đưa ra quyết định một cách chính xác hơn.

5. Khả năng tối ưu hóa cao
Cuối cùng, khả năng tối ưu hóa cao chính là một trong những lợi điểm đáng kể của Nhà máy thông minh. Hệ thống, mô hình smart factory có thể mang đến cho doanh nghiệp nhiều tính năng ưu việt, đáng tin cậy. Chính nhờ vậy mà hạn chế được sự tham gia của con người vào hệ thống sản xuất. Có thể khẳng định rằng, những lợi ích từ Smart Factory mang đến không chỉ nằm trong quy trình sản xuất mà còn trợ giúp đắc lực cho doanh nghiệp ở những điểm sau:
  • Nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh
  • Tăng tính linh hoạt và hoạt động tối ưu
  • Tự động hóa nhiều hoạt động giúp con người làm việc an toàn
  • Nâng cao chất lượng và phòng ngừa rủi ro kịp thời
  • Tiết kiệm và tối ưu chi phí.
Kết luận
Với những ưu điểm rõ rệt của Nhà máy thông minh kể trên, chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của hệ thống này trong con đường phát triển của những doanh nghiệp sản xuất. Để thực hiện mô hình nhà máy thông minh, doanh nghiệp cần có tầm nhìn chiến lược rõ ràng về việc chuyển đổi số, đồng thời lựa chọn một phần mềm quản trị toàn diện như ERP. Nếu doanh nghiệp của bạn đang băn khoăn khi chuyển đối số, hãy liên hệ với Eastern Sun, để được tư vấn cụ thể chi tiết hơn bởi những chuyên gia hàng đầu về chuyển đổi số của chúng tôi.

Tham khảo thêm bài viết về ERP tại đây!
Theo dõi lại bài viết gốc
tại đây!
 

tongminh

New Member
Mình nghĩ việc triển khai Nhà máy thông minh ở VN sẽ còn nhiều hạn chế do các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc thu thập dữ liệu sản xuất chưa được chú trọng nhiều.
 
Top