So sánh đúc áp lực và đúc trọng lực

  • Thread starter leviettiencmt
  • Ngày mở chủ đề
L

leviettiencmt

Author
Chào cả nhà

Hiện em đang tìm các tài liệu về so sánh đúc áp lực cũng như đúc trọng lực để có thể chuyển phương pháp, nhưng các tài liệu về đúc trọng lực ít quá

Hiện trạng đó là sản phẩm đang dùng đúc trọng lực bằng máy Toyo 125T, vật liệu là nhôm ADC12, em đang băn khoăn xem có thể chuyển sang được đúc áp lực hay không, vì như thế sẽ giảm được chi phí gia công sau đúc, hơn nữa đơn hàng khá là lớn.

Mọi người tư vấn giúp em với.
 
Ðề: So sánh đúc áp lực và đúc trọng lực

Chào bạn.
Mình giải thích ngắn gọn thế này nhé.
- Đúc trọng lực là kim loại điền đầy khuôn và kết tinh dưới trọng lực của KLL(Nhôm lỏng). Thường đúc các chi tiết không yêu cầu quá cao và đúc trong khuôn KL với sản phẩm có khối lượng lớn.
- Đúc áp lực là kim loại điền đầy và kết tinh trong khuôn dưới áp lực( Của piston đẩy)
Cần gì bạn liên hệ. trong hiểu biết mình sẽ tư vấn.
LTGiang: 0973066566
 
N

NQH

Author
Chào cả nhà

Hiện em đang tìm các tài liệu về so sánh đúc áp lực cũng như đúc trọng lực để có thể chuyển phương pháp, nhưng các tài liệu về đúc trọng lực ít quá

Hiện trạng đó là sản phẩm đang dùng đúc trọng lực bằng máy Toyo 125T, vật liệu là nhôm ADC12, em đang băn khoăn xem có thể chuyển sang được đúc áp lực hay không, vì như thế sẽ giảm được chi phí gia công sau đúc, hơn nữa đơn hàng khá là lớn.

Mọi người tư vấn giúp em với.
Hi Bạn,

Khi chọn quá trình đúc trọng lực hay đúc áp lực thì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tối: Khối lượng vật đúc, số lượng sản phẩm, đặc tính vật liệu, .. để quyết định chọn PA nào cho phù hợp.

Theo mình hiểu thì bạn nói đúc áp lực thì cụ thể là HPDC (thực tế khi nói đúc áp lực có 2 quá trình chính là HPDC và LPDC), vật liệu ADC12 thì hoàn toàn có thể áp dụng HPDC được. Hơn nữa bạn nói đơn hàng khá lớn nên dùng quá trình đúc HPDC là khả thi.

Khi sản xuất bằng quá trình đúc thì nhà sản xuất thường quan tâm đến khuyết tật của chi tiết đúc: co ngót, rỗ khí, khuyết tật bề mặt, ... nên để đánh giá tính khả thi của quá trình đúc thì chúng ta có thể nghĩ ngay đến quá trình thiết kế trước và đánh giá thiết kế bằng các phần mềm mô phỏng. Quy trình CAD/CAE bao gồm:
- Thiết kế chi tiết: Có thể dựng mô hình bằng các phần mềm CAD phổ biến hiện nay: SolidWorks, Inventor, NX, Catia, ... Trong đó NX và Catia là 2 phần mềm mạnh mẽ hơn cả.
- Thiết kế kênh dẫn, đậu ngót: Tiếp tục dùng các phần mềm CAD để thiết kế.
- Lên kết cấu khuôn và các thành phần phụ khác (piston, chamfer): Chúng ta cần tách khuôn di động và cố định và các thành phần phụ khác.
- Đánh giá tính khả thi của thiết kế đúc bằng phần mềm mô phỏng: Hiện nay có một số phần mềm mô phỏng đúc tương đối phổ biến ProCAST, Magma, .... Chúng ta có thể sử dụng các phần mềm này để đánh giá chất lượng vật đúc, bao gồm các quá trình điền đầy và đông đặc, một số kết quả mô phỏng hiển thị giúp chúng ta có thể đánh giá một cách chính xác chất lượng vật đúc thế nào. Nếu kết quả chưa tốt thì hoàn toàn có thể cải thiện ngay trong giai đoạn thiết kế mà nhà sản xuất không phải làm thực nghiệm và nguyên liệu để sản xuất thử.

Chúc bạn thành công.
 
Top