Solidworks và sản phẩm !

D

deltaduong

Ðề: Solidworks và sản phẩm !

Tiếp tục nào, lần này ảnh có vật liệu thủy tinh luôn:

 
Ðề: Solidworks và sản phẩm !

Chia sẻ một sản phẩm được thiết kế trên SolidWorks: Máy đóng nắp hộp sữa







[video=youtube;J9ylclRvg2s]
&feature=youtu.be[/video]


link video:https://youtu.be/J9ylclRvg2s
 
Last edited:
C

chuong2609

Ðề: Solidworks và sản phẩm !

chào anh. Em cũng đang làm đồ án CNCTM và rất cần cái eto này. Anh có thể gửi cho em hình ảnh kết cấu của cái eto này được ko ạ. Trên diễn đàn mờ quá ko nhìn rõ được kích thước. email. Nguyenvanchuong2609@gmail.com. Cám ơn anh ạ!
 
Em có lên blog solidworks và đọc được tin có một người sử dụng SolidWorks trong hầu hết các công đoạn của qui trình thiết kế và chế tạo để cải tiến chiếc bàn làm việc mình.
Mike Staples gặp vấn đề là khay đặt bàn phím, chuột cao và hẹp, khiến cho anh không cảm thấy thoải mái khi làm việc. Anh đã lên ý tưởng thiết kế lại hai chi tiết gắn khay và sử dụng phần mềm SolidWorks để hỗ trợ. Dưới đây là chiếc bàn máy tính của Staples và bản phác thảo thiết kế của anh. Capture.PNG Chiếc bàn ban đầu của Staples.​
sketch.jpg
Thiết kế nháp của Staples.​
Staples đã sử dụng SolidWorks Simulation và công cụ tối ưu hóa trong đó để mô phỏng và giảm khối lượng chi tiết, sau đó anh sử dụng luôn công cụ tích hợp in 3D trên phần mềm để chuẩn bị cho quá trình chế tạo.

Đây là bài blog chính của Staples: http://blogs.solidworks.com/tech/2018/06/custom-desk-bracket-design.html
Rendering-1.jpg
Chiếc bàn "mới" của Staples.​
Sau khi đọc xong bài này, em mới thấy là việc ứng dụng phần mềm để giải quyết vấn đề cá nhân rất thú vị và hoàn toàn không quá phức tạp ;);).
 
Last edited by a moderator:
Q

Quân Nguyễn 1990

Một bản lắp


Nếu sử dụng chế độ hiển thị Shaded With Edges cho các hình biểu diễn gồm các hình chiếu và hình cắt... thì có thể giúp người xem dễ hình dung ra đối tượng thiết kế hơn.

@Hiến: góp một ý nhỏ cho bản vẽ block van của cậu nhé: nên để các nét khuất (biểu diễn bằng các nét đứt) và đường dóng kích thước là nét mảnh 0.10~0.18mm thôi, các nét vẽ khung tên cũng vậy. Như thế, bản vẽ sẽ sáng sủa chứ không thì trông bản in cứ tối sầm!

Có chuyện thật như đùa (cậu Hiến đừng có khó chịu đấy nhé): một anh bạn nhờ tôi thiết kế giúp một chiếc máy, tôi tạo ra các bản vẽ kiểu như trên. Khi anh ấy đưa đi chế tạo thì các cơ sở gia công cơ khí quen thuộc quát giá cao khủng khiếp, đến mức không thể chấp nhận được. Cực chẳng đã, anh ấy đành cặm cụi ngồi vẽ tay lại những thiết kế của tôi rồi lại đi tìm gặp đúng các nhà chế tạo lần trước (vì đều là chỗ quen biết cả), lần này thì giá gia công bỗng "mềm" hẳn, trở lại giá bình thường.

Từ đó, anh bạn này không dám nhờ tôi nữa, nhưng vẫn thỉnh thoảng mời đi uống bia và đôi khi nhờ tính toán giúp một vài chi tiết quan trọng nhất xem nó có bị sao không, nếu chế tạo với những kích thước mà anh ấy dự kiến. Thế rồi khi đã "thấm đòn" SW, anh ấy mua máy tính và nhờ tôi dạy mấy món AutoCAD và SW để tự giải quyết công việc. Dù không in ra các bản vẽ kiểu này thì ít ra cũng dựa vào đó mà vẽ tay lại, rồi đưa đi chế tạo. Dù đã lớn tuổi, nhưng anh ấy rất quyết tâm học và chỉ một thời gian ngắn đã đạt trình độ thiết kế bằng AutoCAD và SW mà chẳng mấy kỹ sư trẻ bằng được.

Vậy là khi nhìn một bản vẽ nghiêm túc, người chế tạo tự hiểu đây là việc quan trọng, họ sẽ phác trong đầu một quy trình gia công cầu kỳ để đạt được mọi tiêu chí của thiết kế, họ không dám "đùa" với những thiết kế chuẩn mực. Nhưng với các bản vẽ nguệch ngoạc bằng tay thì họ không mấy coi trọng, nếu có gì sai thì sửa lại có sao đâu, vì thế sẽ có quy trình đơn giản và dĩ nhiên chi phí giảm đáng kể.
Cháu chào chú DCL,cháu rất muốn kết bạn với chú ạ nhưng trong diễn đàn này cháu ko thể inbox hoặc tìm số dt của chú.Vậy cháu rất mong chú cho cháu sdt để liên lạc hoặc email ạ.Cháu cảm ơn chú nhiều ạ.
 
Top