Solidworks và sản phẩm !

Author
Chào cả nhà ;D ;D ;D !
Thấy trong topic solidwork rất sôi động, mọi người trao đổi các thắc mắc cũng như kinh nghiệm khi sử dụng phần mềm, có điều chưa thấy ra sản phẩm nào ;D.
Nhân đây xin phép mọi người được mở topic này làm nơi cho anh em post lên hình ảnh (hay video thì tùy) về các "sản phẩm" mà chúng ta đã dùng solidwork thiết kế, một là để anh em học hỏi thêm của nhau, hai là cũng để cảm ơn những gì solidworks mang lại cho chúng ta ;D
Xin được mạn phép đi trước ;D:



Mấy cái này là trong đồ án tốt nghiệp của mình... ;D
 
Last edited by a moderator:
Author
Đây là máy uốn ống - công trình đầu tiên của mình thiết kế khi đi làm ;D- thất bại thảm hại, nhưng rút ra rất nhiều kinh nghiệm, hì hì
 
Last edited by a moderator:
Author
Cái này là trạm nguồn thủy lực được thiết kế bởi anh bạn Lương cùng phòng.

 
Last edited by a moderator:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Hay quá! Hiến tiếp tục nữa đi, và rủ bạn Lương tham gia diễn đàn cùng nhé!
 
Author
Tiếp nè ;D !

Cái này là hệ thống nâng cửa cung (cửa xả ở các nhà máy thủy điện) ;D cái này thì mình vừa thiết kế xong. Có cả phim mô phỏng nhưng thứ 2 này mới đi bảo vệ phương án để chế tạo lên chưa up lên được , trị giá mỗi cụm máy này khoảng 1,6 tỉ đồng.
 
Last edited by a moderator:
Author
Ứng dụng cosmosworks thử tải cho chi tiết càng cua ;D
 
Last edited by a moderator:
Author
Anh em và chú DCL ủng hộ nhé ! Mọi người cùng post sản phẩm của mình đi !
 
P

Phương Thảo

Mình mới nghiên cứu phần mềm Solidworks hơn 1 tháng, sau đây mình upload những gì mình đã học để chia sẽ cùng các bạn nhé. Hy vọng bác DCL, bạn Hiến và các bạn tham gia diễn đàn đừng cười mình nhé( tội nghiệp mà).

Cảm ơn các bạn rất nhiều...


 
Last edited by a moderator:
Author
Cám ơn Phương Thảo ủng hộ :D ! Bạn thiết kế được đó, tiếp tục nhé ! Mình có cái quạt chưa có lồng may quá bạn lại có ;D

 
Last edited by a moderator:
Author
Thêm cái dao phay lăn răng nè ! ;D



............
Hi Hiến!
Tớ thêm vào chữ lăn răng cho "hợp khẩu vị" ;D.
ME
 
Last edited by a moderator:
P

Phương Thảo

Cảm ơn bạn Hiến nhiều nha. Sau đây mình upload thêm “sản phẩm”, cảm ơn bạn rất nhiều bạn đã ủng hộ mình, mình cần phải cố gắng hơn nữa.




 
Last edited by a moderator:
Author
;D ok ! Cám ơn thầy !
@ Thảo: mình gửi lên đây bạn down về nhé ! Có điều đừng dùng để chế tạo, cái này mình vẽ nghịch thôi ;D
http://ifile.it/gnbuxjm
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Vui quá!

Hiến thì mình biết là cậu ấy vốn giỏi rồi, nên không lạ khi xem các thiết kế của cậu ấy, nhưng với createnickname Phương Thảo thì quả thật là rất đáng khâm phục. Chỉ có khoảng 1 tháng làm quen với SW mà Thảo đã xây dựng được những mô hình như vậy (bao gồm cả part và assembly), lại còn "khảo sát động học" với giả lập vật lý thì quá là nhanh.

Không biết do đặc điểm về cấu tạo sinh học của não bộ hay do tiến hóa (không phải lặn lội rừng sâu núi thẳm để săn bắt thú và làm các cuộc viễn chinh vô bổ) mà nói chung phụ nữ không mấy ai giỏi về định hướng không gian và tư duy lập thể. Mình thường thấy các bạn nữ rất lúng túng khi đi vào một con ngõ lạ, nhỏ, ngoằn ngoèo và có nhiều lối rẽ, chỉ vài khúc cua là đố các bạn ấy tìm được đường lui ra chứ đừng nói đi tiếp. Các bạn nữ cũng thường dễ tiếp thu môn đại số và lượng giác hơn là môn hình học, nhất là hình học 3 chiều. Vậy nên tôi rất ít thấy (chưa thấy thì đúng hơn, chỉ nghe nói về cô nọ chị kia...) chị em có thể chơi cái món 3D hóc hiểm này.

Xem các sản phẩm của Phương Thảo thì thấy: chị em phụ nữ không chỉ rất chuộng màu sắc trong trang phục, đồ dùng... mà ngay cả trong thiết kế kỹ thuật cũng vậy, nhìn thật vui mắt. Nam giới có xu hướng "tả chân" hơn và cũng ít dùng màu sắc khác với thực tế quá nhiều, với máy móc thì hay dùng màu xanh của sơn hoặc xám ánh kim của kim loại... Tất nhiên đây là nhận xét vui thôi.

Trong phần mềm SW có bộ Tutorial, bạn PT nên làm một số bài tập trong đó theo đúng hướng dẫn, để có cách tiếp cận từ dễ đến khó một cách bài bản. Để xây dựng một mô hình, có thể dùng nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đạt được một kết quả duy nhất. Trong những cách đó, có những cách hay hơn những cách khác và đương nhiên có một cách hay nhất. Cách hay nhất là cách có tiến trình rất giống với thực tế chế tạo (tạo phôi, cắt bỏ chỗ này, thêm thắt chỗ kia, chỉnh sửa chỗ nọ... như thật) và dùng ít lệnh nhất (tức là có ít nguyên công nhất) cũng như dùng ít sketch nhất, ngay cả số ít skecht buộc phải dùng thì chúng cũng là những biên dạng đơn giản nhất. Nguyên tắc chung là như vậy, nói bao giờ cũng dễ hơn làm vì đó chính là kỹ năng và sự sáng tạo của người thiết kế. Để có được kỹ năng, không có cách nào khác là sau khi nắm vững các thao tác và những tính năng cơ bản của phần mềm thì bạn phải thực hành thật nhiều, đồng thời nếu có điều kiện, nên tham khảo các thiết kế của những "cao thủ" khác bằng cách mở tất cả các thư mục trong cây thiết kế của các tài liệu này và tìm hiểu kỹ mỗi lệnh trong đó. Đặc biệt là đừng ngại trao đổi kinh nghiệm và nêu lên những vướng mắc khi sử dụng SW trên diễn đàn này, các cụ có câu "học thầy không tày học bạn" mà.

Chúc bạn nhanh chóng làm chủ được phần mềm SolidWorks này!
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Đây là bộ lý hợp ma sát có hệ số trượt lớn và chịu tải cao với tốc độ chậm:

 
Last edited by a moderator:
Author
;D Cám ơn chú !
Cho cháu hỏi ngoài lề tí.. chú có thể giải thích thêm cơ chế hoạt động của bộ li hợp này ko ạ ? Cháu nhìn mãi mà chưa tìm ra ;D ;D ;D.
 
P

Phương Thảo

Cảm ơn Bác DCL rất nhiều, không có gì là gian khó, nếu mình thực tâm muốn tìm hiểu một vấn đề gì, điều đó cần phải có sự cố gắng và nhẫn nại, dĩ nhiên cần phải có thời gian, sớm hay muộn chúng ta đều có thể đạt được. Không những chị em phụ nữ VN cũng như mình đều không say mê mấy về bộ môn 3D này lắm, và nhất là chuyên về bộ môn cơ khí nữa chứ không phải thuộc về lĩnh vực Game 3D hay kỹ xảo họat hình như 3D Max, Studio hay Maya... Vậy mình cũng không một trường hợp ngọai lệ, phải chăng có cái gì đó để gọi là "động lực" mà thôi Bác DCL à.

Một lần nữa cám ơn Bác DCL nhiều lắm, mình đã đọc và nghiên cứu Tutorial 2006 của Bác gữi tặng. Tất cả các phiên bản Solidworks trong phần Help đều có các Toturials, Bác đã bỏ công sức để dịch sang Việt ngữ, một tài liệu quý báu mà Bác đã dành tặng cho các bạn muốn nghiên cứu phần mềm này vốn ngại đọc Anh ngữ. Đúng như sự hướng dẫn của Bác, ta phải bắt đầu từ những Tutorial thật căn bản này trước, sau đó chúng ta tự khám phá rồi cuối cùng ta cũng sẽ làm chủ được phần mềm này.
 
Author
Hì hì.. Topic sôi rồi đây ! Còn các anh em khác nữa, cho chị em thấy khả năng thiết kế solidworks xem nhỉ ;D
Thêm tí chút cho có không khí: Đây là công trường đầu tiên mình phải đảm nhận từ a đến z , híc híc !
Bước 1: Khảo sát công trường, đo đạc số liệu:

Bước 2: Ra sản phẩm thiết kế:

Bước 3: Ra sản phẩm thực dưới xưởng:

Bước 4: Lắp đặt tại công trường:


 
Last edited by a moderator:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
ngô văn hiến viết:
;D Cám ơn chú !
Cho cháu hỏi ngoài lề tí.. chú có thể giải thích thêm cơ chế hoạt động của bộ li hợp này ko ạ ? Cháu nhìn mãi mà chưa tìm ra ;D ;D ;D.
NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA LY HỢP MA SÁT KIỂU HÀNH TINH


Trên mô hình này còn thiếu cơ cấu phanh, về cơ bản thì đây là kiểu hộp số "hành tinh", mặt cắt như sau:


nếu tạm dấu đi vỏ bảo vệ, bánh răng bên trái và đĩa xích thì ta sẽ thấy thế này:


Các ràng buộc:

- Pulley bên phải lắp với hộp giảm tốc sau động cơ (tốc độ động cơ không đổi).
- Có một trục nhỏ được lắp trên trục chính, vuông góc và quay theo trục chính (thấy rãnh cavet chưa?).
- Các bánh răng côn nhỏ lắp lồng không trên trục nhỏ.
- Các bánh răng côn lớn lắp lồng không trên trục chính.
- Tang trống bên phải lắp cứng với bánh răng côn lớn bên phải, có một cơ cấu phanh đai da mắc quàng qua đường kính ngoài tang trống và có thể điều chỉnh lực ma sát bằng xi-lanh khí nén (dù không thể hiện ở đây, nhưng cũng dễ hình dung vì rất đơn giản).
- Đĩa xích lắp cứng với bánh răng côn lớn bên trái.

Nguyên lý làm việc:

Hơi khó trình bày đấy nhé, cậu cần kiên nhẫn đọc thật kỹ, thật chậm và ngẫm nghĩ để hiểu đấy!

- Khi pulley bên phải quay sẽ làm trục chính quay theo (quá dễ hiểu!).
- Trục chính quay làm trục nhỏ quay theo (chả cần nói cũng biết!).
- Trục nhỏ quay sẽ mang các bánh răng côn quay theo (dĩ nhiên rồi còn gì?).
- Nếu tang trống tự do (không bị phanh) thì nó và bánh răng côn lớn bên phải cũng quay theo (tất nhiên rồi!), thế là giữa các bánh răng côn nhỏ với bánh răng côn lớn bên phải không có chuyển động tương đối, chúng như bị hàn với nhau và cùng quay (điều này hơi khó tưởng tượng đây!).
- Nếu đĩa xích không mang tải thì nó không giữ bánh răng côn lớn bên trái, bánh răng côn trái cũng quay theo các bánh răng côn nhỏ và giữa chúng cũng không có chuyển động tương đối (có vẻ hơi khó hiểu!). Tức là khi đó không có chuyển động tương đối giữa bánh răng lớn bên trái và bên phải, chúng quay hoàn toàn đồng tốc (từ từ để nghĩ cái đã!).
- Nếu phanh tang trống bên phải lại nhưng đĩa xích và bánh răng côn lớn bên trái vẫn tự do, bây giờ sẽ có chuyện rắc rối đây: bánh răng côn nhỏ vừa quay lại vừa lăn trên bánh răng côn lớn bên phải, điều đó tất nhiên khiến cho bánh răng côn lớn bên trái quay nhanh gấp đôi trục chính.
- Nếu đĩa xích mang tải, nó sẽ hãm bánh răng côn lớn bên trái lại, và nếu tang trống tự do, thì với logic bên trên, cậu sẽ suy ngay ra rằng tang trống sẽ quay nhanh gấp đôi trục chính.

Thực tế thì bao giờ đĩa xích cũng mang tải và chỉ cần điều chỉnh lực phanh hợp lý thì ta có thể điều chỉnh tốc độ của nó từ 0 đến 2 lần tốc độ trục chính. Cậu đừng tưởng đây là tỷ số thấp nhé, nếu một bộ điều tốc mà có khả năng chỉnh từ 200 xuống 20 vòng/phút thì như vậy là nó có hệ số điều tốc bằng 200:20=10; còn với bộ ly hợp này thì sao nhỉ! 2:0 bằng bao nhiêu?

Một ưu điểm nữa của bộ ly hợp này là rất dễ chế tạo.
 
Last edited by a moderator:
Author
Cái cơ cấu này cháu thấy lần đầu, nhưng nguyên lý thì cũng ko mới, hì hì. Theo cháu cái này phải gọi là hộp tốc độ điều khiển vô cấp chứ ạ.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Tùy cách cậu quan niệm thôi, danh từ ấy mà.

Tuy nhiên, hộp này gọi là hộp ly hợp ma sát vẫn đúng hơn. Khi tang trống không bị trượt trên phanh thì đĩa xích quay nhanh gấp đôi trục chính, khi tang trống bị trượt thì đĩa xích quay chậm lại và nếu đĩa xích bị ghì chặt không quay được thì khi đó tang trống hoàn toàn trượt trên phanh. Để tăng khả năng mang tải cho đĩa xích thì tăng lực phanh, còn muốn giảm sức kéo của đĩa xích thì giảm lực phanh. Tóm lại là có hiện tượng trượt ma sát của phanh trên tang trống tùy theo mức độ lực kéo và tốc độ đĩa xích mà mình mong muốn.

Hộp vô cấp hoàn toàn không có hiện tượng trượt mà là thay đổi tỷ số truyền giữa bánh chủ động và bị động, tuy có hiệu suất cao hơn nhưng không có cơ chế tự bảo vệ quá tải.

Bộ truyền này khá hay!
 
Top