Sử dụng Layout và cách tạo hình trích trong bản vẽ kĩ thuật?

D

ductai

Author
chào cả nhà! có ai bít cách tạo hình trích trong bản vẽ autocad 2d không chỉ cho em với nhé! em tìm trong tài liệu mà kô thấy quyển sách nào viết cả.
có bác nào có tài liệu nói về cách tạo hình trích trong autocad kô cho em xin một ít nhé!
rất mong nhận được sự giúp đỡ của mọi người.
mail của mình là:ductai.utehy@gmail.com.
 
Last edited by a moderator:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Nhiều bạn chưa nắm được cách tạo bản vẽ kỹ thuật AutoCAD một cách chuyên nghiệp, các bạn vẽ tất cả những gì cần in ra trong một khuôn giấy có khung tên ngay trong môi trường Model, kể cả hình trích với kích thước to hơn, với hàm ý rằng như vậy là phóng nó với tỷ lệ khác với tỷ lệ chung. Làm như vậy sẽ có những nhược điểm rất phi kỹ thuật sau đây:

Thứ nhất: phải tạo các khung tên to nhỏ khác nhau cho phù hợp với kích thước mỗi đối tượng cần in.

Thứ hai: phải đặt các tỷ lệ cỡ chữ và cỡ kích thước khác nhau cho phù hợp với kích thước mỗi đối tượng cần in. Kết quả là mỗi bản vẽ có thể có các kích cỡ chữ và số khác nhau, chẳng tuân theo tiêu chuẩn nào cả.

Thứ ba: Các hình trích được tạo với kích thước khác thực tế và giá trị kích thước dĩ nhiên phải sửa lại cho đúng theo cách thủ công, rất dễ nhầm và hay bị quên khi sửa đổi gì đó trong thiết kế.

Có một cách mang tính chuyên nghiệp để giải quyết những vấn đề này, ta chỉ mất công một chút, đúng một lần duy nhất này thôi. Sau đó, mỗi khi thiết kế, ta chỉ việc áp dụng một cách nhanh chóng và khoa học. Đó là sử dụng Layout để tạo trang in.

AutoCAD có 2 cửa sổ: Model và Layout.

Model: dùng để vẽ các đối tượng thiết kế, mỗi tập tin chỉ có 1 không gian Model thôi. Không gian của Model là 3D (X, Y và Z) và kéo dài vô tận. Việc vẽ trong Model phải tuân thủ nguyên tắc là phải vẽ đúng theo kích thước thực, các kích thước phải lấy chính xác và tôn trọng giá trị thực đó, không được gõ giá trị bằng tay.

Layout: dùng để in các đối tượng trong Model, mỗi tập tin có thể có nhiều Layout, tùy thuộc số bản vẽ bạn cần. Không gian của Layout chỉ giới hạn trong khổ giấy in mà thôi và chỉ có hai chiều là X và Y. Layout cho phép chèn nhiều hình ảnh của các đối tượng trong Model với tỷ lệ hiển thị tùy ý và phạm vi tùy ý. Như vậy, ta có thể chèn cả hoặc chỉ một phần các đối tượng được vẽ và có thể chèn nhiều hình ảnh của 1 đối tượng với các tỷ lệ khác nhau.

Trước tiên, ta cần làm mấy thủ tục, để cho khỏi phải làm lại những thủ tục này, ta sẽ lưu nó như là một Template. Sau này, mỗi khi cần thiết kế, ta chỉ việc mở Template này ra để làm việc. Các thủ tục như sau:

1. Tạo các Layer (lớp đối tượng) cần thiết: Ngoài Layer 0 theo mặc định, tối thiểu ta cần có thêm hai Layer là Dim1 Dim2 dùng cho các kích thước sẽ được hiển thị tại các cổng nhìn khác nhau.



Các bạn có thể tạo thêm các Layer khác theo nhu cầu, nhớ đặt độ đậm cho nét vẽ tại Layer đó và màu sắc thích hợp cho chúng. Theo tôi, các nét cơ bản nên để 0.5mm và các nét mảnh nên là 0.15mm.

2. Tạo trang in: Click nhãn Layout1 dưới đáy, bạn thấy hộp thoại sau:



Click nút Modify rồi chọn máy in, khổ giấy:



Sau khi tạo khung tên trực tiếp trên trang này, ta được một Layout như sau:



Tương tự, ta tạo thêm các trang in với các khổ giấy khác.

3. Định dạng kích thước: Vào trình đơn Format, Dimension Style..., chọn nhãn Fit và click Scale dimension to layout để cỡ kích thước sẽ tuân theo khổ giấy:



Thao tác này sẽ làm cho mọi bản vẽ của bạn đều có cách hiển thị kích thước như nhau và phù hợp với tiêu chuẩn.

Thế là xong, bạn lưu tập tin này là !Template.dwt để dùng nó làm mẫu (dấu chấm than đặt trước để tập tin này luôn ở trên cùng cho dễ chọn). Sau đó đóng AutoCAD lại.

Sau này, khi thiết kế, bạn click trình đơn File, New là thấy nó ngay ở đầu hộp thoại, hãy dùng nó ra để thiết kế. Bạn sẽ vẽ và ghi chú các kiểu lên bản vẽ này, nhưng đừng lo làm hỏng nó, dù muốn hay không, AutoCAD sẽ bắt bạn phải lưu bản vẽ với tên khác để giữ nguyên template này.

Bây giờ giả sử tôi có thiết kế và cần in nó như sau:



Tạm thời, các kích thước đều đặt ở Layer Dim1. Tôi click vào nhãn Layout A4 để làm xuất hiện trang giấy, gõ MV rồi Enter và vẽ một hình chữ nhật trong trang giấy này, ta có ngay:



Ta có thể điều chỉnh kích cỡ và di chuyển cổng nhìn hình chữ nhật này bằng grip sao cho thích hợp. Sau đó chuyển nó vào lớp Defpoint đã được tự tạo ra, như vậy là khung cổng nhìn này sẽ không in ra giấy.

Bạn chú ý là các chữ số và mũi tên kích thước hiện đang quá nhỏ, ta hãy
vào trong cổng nhìn để kích hoạt nó rồi vào trình đơn Dimensions, Update, sau đó gõ All (chọn tất cả các kích thước) và Enter, ta có kết quả:



Ta chuyển các kích thước của rãnh joint sang lớp Dim2 và không cho nó hiển thị tại cổng này.

Bây giờ, tôi muốn thể hiện chi tiết rãnh đặt joint ở góc cao bên trái bằng một hình trích. Tôi vẽ một hình tròn vào chỗ thích hợp như sau:



MV, Enter rồi gõ O rồi lại Enter và chọn đường tròn, ta được:



Bạn thấy trong hình tròn là toàn bộ hình vẽ bên Model,
để kích hoạt nó rồi Zoom với tỷ lệ thích hợp và Pan đến vị trí hợp lý:



Bây giờ thì kích thước hiển thị ở đây lại quá lớn, ta lại vào trình đơn Dimensions, Update và chọn mấy kích thước này rồi Enter:



Ta cũng không cho Dim1 hiển thị trong cổng này. Thêm vài ghi chú, cuối cùng ta có:

 
Last edited:
D

ductai

Author
xin được cảm ơn bác DCL đã có bài viết cho mọi cùng người tham khảo, nhưng bác ơi! nếu bài viết của bác có hình rõ nét hơn một chút nữa thí mọi người sẽ dễ đọc và dễ hiểu hơn bác à.
em nghĩ đây là một vấn đề có thể kô khó với nhưng người đã đi làm rùi ,nhưng tụi em vẫn còn là sinh viên nên sẽ có nhìu bạn chư bít rõ về vấn đề này.
em rất mong mọi sẽ người có nhìu bài viết hơn về chủ đề này cho tụi em được tham khảo thêm.
xin chân thành cảm ơn!
 
Last edited by a moderator:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Cậu Nova đâu rồi? Tớ đã bảo cậu là kiểu hiển thị hình ảnh mới này có vấn đề rồi mà!

@Ductai, cậu chỉ việc click vào hình ảnh thu nhỏ của các minh họa, chúng sẽ phóng to lên, cậu lại click tiếp vào góc trái dưới của các hình phóng to này, một số cái sẽ phóng to lên tiếp. Sau đó click ra ngoài để thu nhỏ nó lại. Thông cảm nhé, vì BQT và những người thiết kế giao diện Diễn đàn đang tiếp tục hoàn thiện dần để Diễn đàn ngày càng hữu ích và thuận tiện hơn.
 
D

dongdu2907

Author
Cho em hoi anh DLC nhé. Hình như cách làm của anh chỉ thực hiên được khi ta sử dụng máy tính có máy in ở nhà thôi phai không . Vậy nếu nhà em không có máy in, em phài đem bản vẽ ra ngoài in thì máy ở ngoài có lưu bản vẽ mẫu mà mình đã tạo ra đâu đúng không anh, theo anh ta nên làm gì để xử lý tình huống này. Xin cảm ơn anh nhiều.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Nếu các bạn đã có máy in cài đặt với PC thì chẳng có gì phải bàn nữa. Trường hợp không có máy in thì AutoCAD đã mặc định cài cho bạn một máy in ảo tên là DWF6ePlote.pc3 rồi. Các bạn cứ thiết lập trang in theo máy in này, nó cho phép lựa chọn "kính thưa các loại" khổ giấy.

Sau này đem file bản vẽ đến máy tính có máy in khác để in ra giấy, chỉ cần chỉnh sửa tí chút phạm vi mép giấy thôi. Để đỡ mấy công chỉnh sửa, các bạn đừng tạo khung bản vẽ sát mép giấy quá, ví dụ với A3 và A4, khung bản vẽ cách mép giấy 10~15mm; những khổ lớn hơn thì 15~20mm.

 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
ZOOM THEO TỶ LỆ VÀ CỐ ĐỊNH HIỂN THỊ TẠI CÁC CỔNG NHÌN

[LEFT]Tiếp tục loạt bài viết về Layout, tôi xin trình bày kỹ hơn về mấy vấn đề sau:[/LEFT]

[LEFT]1. Zoom theo tỷ lệ:[/LEFT]

[LEFT]Các bạn hình dung Layout chính là tờ giấy trắng đặt trước các đối tượng vẽ, các cổng nhìn là những lỗ khoét thủng trên tờ giấy này, cho phép ta nhìn xuyên qua để thấy các đối tượng vẽ nằm trong môi trường Model phía sau tờ giấy. [/LEFT]

[LEFT]Trong mỗi cổng nhìn, ta tùy ý Zoom to nhỏ các đối tượng theo tỷ lệ hiển thị bất kỳ, tôi làm nghiêng những chữ này để các bạn đừng nhầm rằng thao tác zoom đó có thể thay đổi kích thước thực của các đối tượng, chúng chỉ thay đổi cỡ hiển thị mà thôi, y chang việc ta ngắm đối tượng qua ống kính máy ảnh rồi thao tác "zoom" để kéo gần hay đẩy xa đối tượng. [/LEFT]

[LEFT]Tuy nhiên, trong một bản vẽ kỹ thuật, ta không được đặt tỷ lệ hiển thị ngẫu nhiên mà phải tuân thủ theo những tỷ lệ tiêu chuẩn: ... 8:1, 5:1, 4:1, 2:1, 1:1, 1:2, 1:4, 1:5, 1:8... Để đặt đúng tỷ lệ theo các giá trị này, các bạn
vào trong một cổng nhìn rồi gõ Z, Enter, S, Enter, nxp, Enter. Ở đây, "n" chính là tỷ lệ bằng số thập phân. Nhớ không được quên xp sau n! Chuỗi câu lệnh này có nghĩa là: Zoom theo tỷ lệ giấy.

Sau khi đã zoom theo tỷ lệ tiêu chuẩn, bạn Pan các đối tượng đến vị trí thích hợp trong cổng nhìn rồi click ra ngoài để thôi kích hoạt cổng này. [/LEFT]

[LEFT]2. Cố định các đối tượng trong một cổng nhìn[/LEFT]

[LEFT]Đôi khi do sơ xuất, các bạn lại kích hoạt cổng đã chốt tỷ lệ và vị trí, khiến phải mất công làm lại như trên. Để tránh vô tình làm sai lệch các đối tượng trong cổng nhìn, bạn thấy dưới đáy cửa sổ, tại thanh trạng thái, có biểu tượng một ổ khóa màu vàng đang mở, tên là Lock/Unlock Viewport, hãy click để khóa nó lại, nó biến thành ổ khóa đã đóng và có màu xanh nhạt. Bây giờ bạn sẽ không vô ý zoom hoặc pan các đối tượng trong cổng này được nữa, trừ phi bạn mở khóa ra.[/LEFT]
 
D

DuyQuy_nt

Author
Bác DCL ơi! em đã đọc mấy bài viết của bác, em hâm mộ bác quá, bác cho em cái địa chỉ mail hay là thông tin gì đó của bác đi, để mỗi khi cần, e có thể nhờ bác giúp đỡ được không ạ!
 
Last edited by a moderator:
ACAD&Layout

@DCL: Em cũng đã theo dõi một bài viết của bác. Trước hết xin trân trọng cảm ơn những gì bác đã đóng góp. Nhân đây bác cũng cho em hỏi về cách tổ chức bản vẽ của bác. Em thì vẫn vẽ tất cả các bv trong cùng một file, các cụm nhóm được sắp xếp theo cùng một hàng, in trực tiếp trên moden sp
ông dùng paper space. Em thấy cách làm này nói chung là thuận lợi, trừ việc phải gõ text cho từng giá trị kích thước vì sợ phóng to thu nhỏ theo tỉ lệ bản vẽ làm thay đổi Kích Thước thiết kế. Em nghĩ cùng với việc in ấn trong không gian giấy phải có một cách tổ chức bản vẽ theo một cách khác mà em chưa nghĩ ra. Mong bác cho em lời khuyên! Chân thành cảm tạ!
Em cũng mong cả nhà góp ý trao đổi và cho em lời khuyên!Cảm ơn các bác!
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
@MyHUT,

Kỹ năng sử dụng một phần mềm bất kỳ được hình thành theo thời gian, trong cả quá trình làm việc lâu dài. Khi đã thành thạo, ta sử dụng phần mềm một cách hoàn toàn tự nhiên theo thói quen, không phải nghĩ ngợi gì nhiều. Giống như khi mới tập đi xe máy, ta cứ nơm nớp lo và phải nghĩ xem ga ở đâu, phanh ở đâu, còi chỗ nào, xi nhan chỗ nào... thật vô cùng căng thẳng. Rồi đến khi đi xe quen, ta không cần nghĩ nữa và cảm thấy chiếc xe như một phần thân thể mình, muốn đi thế nào là nó tuân theo như vậy, mọi thao tác đều theo phản xạ, ta chẳng cần bận tâm chút nào cả. Do đó, tôi rất phân vân, không biết có nên khuyên cậu từ bỏ một số thói quen sử dụng AutoCAD hay không. Những ý kiến dưới đây chỉ để cậu tham khảo thôi nhé.

Lấy ví dụ một thiết kế hộp giảm tốc, ta cần có các bản vẽ chế tạo các chi tiết như các trục, bánh răng, các phần vỏ hộp, một số mặt bích và cần các bản vẽ lắp từng cụm, bản vẽ lắp tổng thể...

Trước tiên, ta vẽ các bản lắp tổng, điều này nên là bắt buộc, dù cho chỉ để thiết kế vài chi tiết trong đó. Bởi vì ta cần biết chắc rằng nó phù hợp với các chi tiết khác có liên quan. (Nhân đây, cũng lưu ý rằng các kỹ sư trẻ rất hay bị mắc ngay ở khâu thiết kế phụ tùng thay thế, do không quan tâm tới tổng thể của máy và thiết bị. Các bạn trẻ chỉ tháo chi tiết hỏng ra, đo rồi vẽ lại và đưa đi chế tạo, rất hay bị sai khi lắp ráp sau này và ngay cả công nhân cũng thấy đó là lỗi quá ngớ ngẩn!)

Tiếp theo, cần có bản vẽ chế tạo các chi tiết. Tại sao
lại mất công vẽ các chi tiết đó ra chỗ khác? Đồng ý rằng chỉ cần rất đơn giản là copy nó từ bản lắp tổng, nhưng nguy hiểm ở chỗ: nếu bạn sửa đổi gì đó ở những hình vẽ tách rời này và nó lại xung đột với các chi tiết liên quan thì sao? Bạn có nhớ để vẽ lại bản lắp với những sửa đổi đó không và như thế có mất thời gian không? Tại sao không đặt các nét vẽ của chi tiết đó vào một Layer riêng, để rồi chỉ cần dấu các Layer khác, ta sẽ có ngay bản vẽ chi tiết này? AutoCAD có các Layer chính là để bạn làm việc đó. Như vậy, bạn sẽ không sợ những bất cẩn nào đó có thể làm hỏng thiết kế. Tất nhiên là nhiều khi bản lắp tổng không cần thể hiện mọi góc độ biểu diễn, nhưng ta vẫn cần những hình chiếu khác cho bản vẽ chi tiết, khi đó, ta mới buộc phải vẽ thêm chúng mà thôi.

Cuối cùng, bạn chỉ cần tạo các trang in (Layout-Paper Space) riêng cho các chi tiết và bản lắp, ta sẽ yên tâm rằng chúng luôn luôn tham chiếu với nhau. AutoCAD cho phép bạn tạo vô số Layout để làm việc này cơ mà?

Như vậy, toàn bộ hộp giảm tốc sẽ được thiết kế trong 1 tập tin. Các hình vẽ không nên copy ra các chỗ khác nhau trong Model Space, chúng vẫn nằm đúng vị trí trong bản lắp. Tập tin này có nhiều Layout, tùy theo số bản vẽ mà bạn cần. Trong mỗi Layout, sẽ cho hiển thị những đối tượng thích hợp, trong phạm vi thích hợp và với tỷ lệ thích hợp.

Thói quen rất quan trọng trong kỹ năng chuyên môn. Nhưng nếu có thói quen xấu, cũng nên cố gắng từ bỏ để tạo cho mình thói quen tốt. Các công cụ và chức năng của phần mềm dĩ nhiên là phải có tác dụng nào đó, nếu không, chúng đã không tồn tại qua nhiều phiên bản kế tiếp. Bạn suy nghĩ xem, có nên áp dụng thử như vậy không?
 
ACAD&Layout

@DCL
Trước hết, Cảm ơn bác đã quan tâm và chia sẽ kinh nghiệm. Em có một số suy nghĩ thế này:
Thứ nhất, em đồng ý về cách làm của em là chưa tốt nó thể hiện ở một số tiêu biểu:
1. Việc ghi kích thước phải gõ thủ công, tuy nhiên đằng nào thì chúng ta cũng phải gõ dung sai cho từng kích thước mà!
2. Các chi tiết được vẽ trong bản vẽ chi tiết và trong các bản vẽ lắp không được tham chiếu tới nhau. Nhược điểm này em cho là lớn nhất, vì khi đó chẳng hạn ta phải chỉnh sửa thiết kế cho 1 sp nào đó, mỗi khi thay đổi thiết kế của 1 chi tiết là hàng loạt những công việc gần như vô ích đi theo như có bao nhiêu chi tiết đó, nó xuất hiện ở những cụm nhóm nào, xem chi tiết đó lắp với những chi tiết nào, các sửa đổi đó dẫn tới những thay đổi của các chi tiết nào các bản lắp thay đổi ra sao... thậm trí chúng ta cũng không quản lí nổi nhất là đối với những sp có số lượng các chi tiết lớn.
Tuy vậy cách làm đó cũng có một số thuận lợi: chẳng hạn như việc trình bày kích thước chỉ tiến hành 1 lần cho 1 bản vẽ-chỉ ở không gian model. Hoặc như rất dễ tìm kiếm bản vẽ và soát lỗi vì theo kinh nghiệm của em thì soát lỗi trên bản vẽ giấy ngon lành hơn hẳn trên bản vẽ trên máy mà bản vẽ trên máy chính là bản vẽ giấy đã được sắp xếp theo đúng trình tự cụm, nhóm!
Thứ hai, cách làm như bác gợi ý cũng có một số điểm em chưa biết cách giải quyết:
1. Vì mỗi bản vẽ giấy được bố trí trong một layout nên với 1 sp chẳng hạn có khoảng 150 chi tiết thôi với khoảng 15-20 bản lắp thì số lượng layout sẽ ngót nghét 170 khi đó việc tìm kiếm layout sẽ gặp khó khăn.
2. Vì các bản vẽ đều được vẽ trong không gian model, lại không có khung bản vẽ đi kèm-khung tên đươc insert ở layout nên sẽ rất rối khi tìm kiếm hoặc nhớ nhầm tên chi tiết,...
3. Việc trình bày kích thước sẽ phải tiến hành 2 lần, 1 trong không gian model và 1 trong không gian giấy. Thực ra đây là một việc tốn khá nhiều thời gian.
4. Cách tiến hành đi từ bản vẽ lắp đến bản vẽ chi tiết là cách tiếp cận cơ bản để đảm bảo tính năng làm việc của hệ thống. Tuy nhiên áp dụng cách này trong thiết kế 2D có vẻ khó khả thi. Có cảm giác bác đang nghĩ đến thiết kế 3D thì phải!
5. Ý tưởng vẽ cả bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp trên cùng 1 lần, khi cần hiện chi tiết nào thì ẩn các chi tiết còn lại bằng cách đưa vào các layer khác nhau thật bất ngờ thú vị nhưng xem ra khó khả thi lắm, cũng còn có nhiều vấn đề để bàn đấy bác ạ. Ở bản lắp người ta biểu diễn những thông tin khác hẳn với bản vẽ chi tiết!
Lời cuối, Em nghĩ vấn đề xây dựng công tác tổ chức, quản lí tốt, khoa học trong công việc nói chung và ACAD nói riêng là vấn đề tối quan trọng còn quan trọng hơn cả việc vẽ CAD, đây là tiền đề cho thói quen tốt và làm việc hiệu quả đặc biệt đối với KS mới, tiếc rằng công tác đào tạo KS ở VN mình...những thói quen của chúng ta cũng không biết được mấy cái có cơ sở khoa học, cũng chưa chắc biết tốt hay không tốt, chỉ biết nhờ thời gian trả lời có khi đến lúc đó biết được thì đã quá quen rồi không sửa được. Chân thành cảm tạ bác đã quan tâm và viết bài rất có trách nhiệm!
Mong nhận được ý kiến của cả nhà!
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Tớ phải thú thật là đã lâu không dùng AutoCAD để thiết kế, nên đúng như cậu nhận xét, tớ đã lồng quan điểm của 3D vào lĩnh vực 2D này. Thế nên, tớ cứ băn khoăn không biết những ý kiến của mình trong bài viết trên có hợp lý không cũng là vì vậy. Sau khi đọc kỹ và suy nghĩ về những điều cậu trình bày, tớ thấy thế này (lần lượt theo dàn bài của cậu để dễ theo dõi):

Thứ nhất:

1. Cách lấy kích thước rồi nạp giá trị thủ công là rất nguy hiểm, cậu hãy tin ở những kinh nghiệm cay đắng của tớ và các đồng nghiệp khác về vấn đề này. Việc điền dung sai có thể (và buộc phải) làm thủ công, nhưng giá trị danh nghĩa thì phải trung thành với đối tượng vẽ.

2. Dù dùng Layout, vẫn luôn luôn lấy kích thước trong Model Space, bài viết trước đó của tớ, cũng trong mục này, đã nói rõ rồi.

Thứ hai:


1. Đúng là với thiết kế phức tạp có rất nhiều chi tiết thì không nên quản lý chúng chỉ trong 1 file, nên tách ra thành các cụm nhỏ thì tiện hơn. Có lẽ chỉ nên giới hạn số lượng chi tiết trong mỗi cụm nhỏ đó chừng vài chục trở lại. Ta sẽ dùng tham chiếu ngoài để đảm bảo các cụm nhỏ này phù hợp với nhau.

2. Nếu làm như trên, thì vấn đề của mục này cũng đã được giải quyết.

3. Không lấy kích thước trong Layout! Không có vấn đề này!

4.
Cả 3D và 2D (thậm chí cả vẽ tay) cũng đều nên thiết kế từ trên xuống tức là từ tổng thể xuống đến cụm rồi chi tiết máy, đây là trình tự thiết kế phổ biến từ xưa tới nay. Việc thiết kế từ dưới lên thường là khi ta có sẵn 1 chi tiết hoặc cụm máy cơ bản và từ đó xây dựng nên hệ thống, cách này hay dùng trong quá trình "dóng máy" chứ ít dùng trong thiết kế và chế tạo chính tắc.

5. AutoCAD cho phép có những cách thức quản lý các Layer khá đơn giản và hiệu quả, chỉ bằng cách gõ vài ký tự là ta có thể cho ẩn hoặc hiển thị hàng loạt đối tượng thích hợp. Lâu không dùng nên tớ quên rồi, song rất dễ.

Lời cuối
(từ này không hay lắm, lỡ ta muốn tiếp tục thảo luận thì sao?):

Quan điểm của cậu rất đúng khi cho rằng việc tổ chức là tối quan trọng, nhưng không chỉ trong công tác thiết kế, mà còn trong mọi lĩnh vực hoạt động có mục đích của con người! Trước đây, vấn đề này tùy thuộc vào kinh nghiệm, sự nghiêm túc và thói quen của trưởng bộ phận thiết kế, nay thì nó đã được tiêu chuẩn hóa trong quy trình quản lý chất lượng của rất nhiều doanh nghiệp. Ví dụ Tiêu chuẩn quản lý ISO 9000 chỉ quản lý khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong khi phiên bản 9001 quản lý từ đầu, tức là từ khâu tiết kế (dĩ nhiên, ISO không phải là tiêu chuẩn duy nhất và ưu việt nhất).

Nói chung, quy trình này bắt buộc thực hiện các thủ tục: lập kế hoạch thiết kế (bao gồm các mục tiêu kinh tế-kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng mà sản phẩm cần thỏa mãn, tiến độ triển khai...), thu thập dữ liệu đầu vào, thiết kế, chế thử, kiểm tra, hiệu chỉnh thiết kế, chế thử lần nữa, lập lại các bước này đến khi đạt, chế tạo loạt nhỏ, thu thập thông tin khách hàng, lại hiệu chỉnh nếu cần, chế tạo loạt lớn, tiếp tục thu thập thông tin khách hàng và hiệu chỉnh nếu cần, chính thức sản xuất đại trà... Tất nhiên là tùy đối tượng và quy mô sản xuất mà ta có thể thêm hoặc bớt một số bước nếu trên.

Riêng về việc quản lý các bản vẽ kỹ thuật thì cũng đơn giản thôi, không đến mức cần phải có một bộ môn riêng để dạy cách làm việc này. Trong quá trình học môn Vẽ kỹ thuật, các sinh viên đều trực tiếp hoặc gián tiếp nghe giảng về việc này rồi, Bài tập lớn môn Chi tiết máy cũng buộc mọi người phải tuân thủ theo đấy thôi. Đặc biệt là tư duy logic khi sử dụng máy tính cũng rất gần gũi với việc sắp sếp và quản lý các tài liệu thiết kế: các thư mục mẹ, thư mục con và các file thiết kế... nên các kỹ sư chẳng xa lạ gì.

Tóm lại, do những phức tạp và rắc rối cũng như những hạn chế của mình, AutoCAD ngày càng không thích hợp với công tác thiết kế chế tạo cơ khí. Không phải vô cớ mà ngày càng có nhiều phần mềm chuyên cho cơ khí, xây dựng... ta nên xem xét việc tiếp cận và ứng dụng chúng trong chuyên môn của mình.
 
@DCL
Ok, em nhất trí với bác chỉ xin đính chính lại với bác 1 chút, em chỉ nói là "Trình bày kích thước 2 lần 1 trong model space, 1 trong paper space" chứ đâu có nói là "Lấy kích thước trong paper space" đâu!
Thực ra, em vẫn biết và tôn trọng nguyên tắc thiết kế từ bản lắp đến chi tiết, chỉ có điều đúng là em lâu nay công việc TK của em mang tính hiệu chỉnh thiết kế chứ cũng chưa thiết kế mới sản phẩm nào. Bác có thể nói rõ thêm những kinh nghiệm của bác khi gõ thủ công kích thước được không cho cả nhà tham khảo. cảm ơn bác!
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Cậu lại làm tớ thấy xấu hổ khi nói đến việc điền dung sai thủ công cho các kích thước. Tớ chỉ đơn giản là gõ Text với cỡ chữ số nhỏ bằng 70% cỡ chữ kích thước rồi Move nó đến vị trí thích hợp cạnh giá trị kích thước đó mà thôi. Đương nhiên là chúng chẳng liên quan gì đến nhau cả. Bởi vậy, một lần nữa, tớ lại phải nhắc lại rằng nên dùng phần mềm khác để thiết kế cơ khí.
 
P

pnp213

Author
Chuyển sang không gian mô hình bằng lệnh MSPACE
Chuyển sang không gian giấy bằng lệnh PSPACE
-> đó là hai lệnh tớ bổ xung thêm
-thank!
 
N

namphuongspkt

Author
theo em thì có thể dùng lệnh mvsetup để chỉnh tỉ lệ chuẩn trong layout
 

TYA

Well-Known Member
Cậu lại làm tớ thấy xấu hổ khi nói đến việc điền dung sai thủ công cho các kích thước. Tớ chỉ đơn giản là gõ Text với cỡ chữ số nhỏ bằng 70% cỡ chữ kích thước rồi Move nó đến vị trí thích hợp cạnh giá trị kích thước đó mà thôi. Đương nhiên là chúng chẳng liên quan gì đến nhau cả. Bởi vậy, một lần nữa, tớ lại phải nhắc lại rằng nên dùng phần mềm khác để thiết kế cơ khí.

Khi cần add dung sai, pick double chuột trái hiện ra ngay một trường điều chỉnh mũi tên, chữ, độ cx, dung sai.......chắc là DCL không để ý.
Có thể ấn Ctrl + 1 cũng được.

Cách khác : chia các loại dung sai và độ cx (ví dụ 70.10 so với 70.133) thành nhóm, mỗi nhóm đó cấu hình Dimension riêng lẻ (gõ lệnh d, enter) gồm dung sai luôn. Mỗi khi điền dim, tự động kèm dung sai
 
B

bobe

Author
Thân chào DCL và các bạn trong forum!

Mình rất tâm đắc về các bài viết của DCL về autocad nói chung và mảng layout nói riêng. Bài viết đã giúp mình nhiều trong việc tiếp cận layout- 1 khái niệm ít đc động tới trên giảng đường. Tiệnđây mình có vài thắc mắc xin đc bạn chỉ bảo thêm:

+1> mình chưa rõ bạn quản lý text ntn nếu trong mỗi khung nhìn là 1 tỉ lệ khác nhau? Mình đoán là sẽ xử lý giống như phần dim như bạn viết trên kia, bạn có thể viết 1 bài hướng dẫn cụ thể ko?
+2> với 1 bản vẽ được yêu cầu phải in ra 1 kích cỡ giấy cụ thể (A1 chẳng hạn), thì làm thế nào bạn có thể xác định đc tỉ lệ trong layout sao cho bản vẽ vừa với khung in? Nếu như in trong model thì mình hoàn toàn có thể làm được bằng cách in theo cửa sổ.

Mong hồi âm bạn :)
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Chào bạn Bobe,

Trong những bài trước, tôi đã cố gắng giải thích thật cụ thể rồi, không hiểu bạn còn thắc mắc điều gì?

1. Phần lấy kích thước: bạn cứ lấy trung thực rồi sau đó Update để có cỡ hiển thị theo tiêu chuẩn.

2. Phần Text: bạn điền các ghi chú và khung tên trong không gian Layout.

Một ví dụ nữa để làm rõ hơn các kỹ thuật này, bạn click vào các minh họa để phóng to chúng lên cho dễ xem:

Ta có một thiết kế bản lắp gồm 1 cái trục, 2 vòng bi và 1 cái bánh răng. Ta muốn thể hiện đầy đủ các thông tin của cụm chi tiết này cũng như của từng chi tiết. Để làm được điều đó một cách nhanh chóng, khoa học và chặt chẽ trong quản lý thiết kế, ta cần lập một số lớp (Layer) như sau:



Trong đó có các Layer:

- 0: là do mặc định
- Banhrang: để vẽ Bánh răng
- Bi: để vẽ bi
- Defpoints: Layer không in ra giấy, tự động xuất hiện theo mặc định của AutoCAD, ta sẽ dùng nó để chứa các khung cổng nhìn sau này.
- Dim Banhrang: kích thước bánh răng
- Dim Bi: kích thước vòng bi
- Dim Lap: kích thước lắp
- Dim trich: kích thước hình trích
- Dim Truc: kích thước trục
- Khungten: tạo khung tên và các ghi chú
- Truc: vẽ trục

Ta vẽ các đối tượng thiết kế, lấy các kích thước cần thiết cho chúng và quan trọng nhất là phải đưa chúng vào đúng các lớp mà ta đã tạo ra như trên.

Tiếp tục, nếu chưa tạo một Layout cho khổ giấy A1 mà ta cần, thì ta phải thực hiện ngay điều này (tôi đã hướng dẫn rất kỹ ở các bài viết trên rồi, cậu đọc lại nhé!):


Cậu thấy khung tên được tạo trên trang này, hoàn toàn độc lập với các hình vẽ bên Model.

MV rồi Enter, vẽ một hình chữ nhật để tạo cổng nhìn, ta có ngay toàn bộ hình vẽ xuất hiện trong đó:




Tất nhiên là ta vẽ hình chữ nhật này một cách tùy tiện, nên có thể nó chưa đúng với khuôn khổ giấy. Để chỉnh cỡ khung hình này, ta chỉ cần click vào mép rồi điều chỉnh (lôi kéo) các góc sao cho vừa mắt.

Để có tỷ lệ hiển thị theo tiêu chuẩn, hãy click đúp vào trong cổng nhìn này, khung của nó sẽ thành nét đậm; ta hoàn toàn có thể zoom hoặc pan hình vẽ y chang như trong không gian model. Tuy nhiên, ta cần có tỷ lệ tiêu chuẩn: gõ Z, Enter, S, Enter, 0.2xp, Enter. Chuối thủ tục này có nghĩa là Zoom theo Scale với tỷ lệ 0.2 theo đơn vị của Papire (trang in). Nếu thấy hình vẽ nhỏ quá, ta gõ tiếp: Enter (nhắc lại lệnh vừa rồi), S, Enter, 0.5xp, Enter. Nếu lại thấy quá to, ta chọn các tỷ lệ được phép khác, ví dụ 0.25 hoặc 0.4 vân vân.

Ta thấy hình vẽ này thật rối mắt, vì tất cả những gì ta đã vẽ thì đều được hiển thị ra cả. Nếu ta thao tác đóng băng (Freeze) hoặc tắt (Off) ở bên không gian Model thì các hình biểu diễn đều không thể thấy những đối tượng này. Song ta lại muốn rằng ở cổng này thì có một số cái này hiển thị, ở cổng khác lại có những thứ khác xuất hiện.

Ta muốn hình biểu diễn đầu tiên này là hình lắp, vậy thì nó phải có đầy đủ các chi tiết, nhưng chỉ các kích thước liên quan đến lắp ráp và kích thước bao mới được xuất hiện, còn các kích thước chi tiết phải được dấu đi. Ta click đúp cổng nhìn này và mở bảng thuộc tính Layer:


Tại đây, ta "đóng băng" các layer Dim... ở cột Current VP Freeze, chỉ để lại các layer chứa các đối tượng vẽ và kích thước lắp mà thôi, như minh họa trên. Như vậy là chỉ trong cổng nhìn này, các đối tượng bị đóng băng sẽ không xuất hiện, nhưng chúng vẫn xuất hiện bình thường tại các cổng nhìn khác.

Kết quả là hình vẽ lắp bây giờ đã thoáng đãng, chỉ còn những cái ta cần.
[LEFT]
Nếu cỡ chữ số và mũi tên của các kích thước này khác tiêu chuẩn, ta chỉ việc Update cho chúng là xong:

[/LEFT]
[LEFT]
Tương tự, ta lại gõ MV rồi Enter để tạo một cổng nhìn khác cho chi tiết trục. Vì nó cũng to xấp xỉ như hình lắp nên ta có thể copy cổng này để dùng luôn tỷ lệ của bản lắp, rồi đóng băng tất cả các Layer, chỉ để lại 2 layer Truc Dim Truc. Thế là ta có 2 cổng nhìn:

[/LEFT]

[LEFT]
Tương tự như vậy, ta có các cổng nhìn cho các chi tiết khác và hình trích:

[/LEFT]


[LEFT]Để không nhìn thấy các khung cổng nhìn, bạn chuyển các khung này vào Layer Defpoints rồi đóng băng nó lại. Làm như vậy thì ta sẽ không thấy các khung cổng nhìn, nhưng vẫn thấy nội dung bên trong. Khi click đúp vào trong mỗi cổng, ta vẫn có thể thao tác bình thường với các đối tượng trong đó.

***

Khi học thông qua đọc hướng dẫn, bạn cần lưu ý đọc thật kỹ (đến từng từ). Nếu bạn đọc lướt thì e là không có được kết quả mong muốn đâu. Cụ thể là ở bài này, tôi hoàn toàn không có cung cấp thêm một thông tin gì ngoài những bài tôi viết trước đây, cũng trong topic này.

Trên thực tế, không được phép (hoặc rất không nên) lồng cả bản lắp và bản vẽ chi tiết trong cùng một trang in. Nhưng tôi làm như vậy để minh họa rõ hơn vài ý:

1. Ta muốn hiển thị cái gì, với tỷ lệ bao nhiêu cũng được. Một chi tiết có thể được biểu diễn đồng thời ở các cổng khác nhau và với các tỷ lệ khác nhau, số lượng không hạn chế mà không bắt buộc phải vẽ hay copy chúng ra nhiều chỗ khác nhau.

2. Nên thiết kế chi tiết ngay trong bản lắp và khi in thì ta quyết định cho in và không in những gì. Không nên tách rời chúng ra, lý do thì tôi đã nêu từ các bài viết trên rồi.
[/LEFT]
 
Last edited:
Top