Sử dụng xỉ bảo vệ trong đúc liên tục

Author
Hiện tại bên công ty em đang dùng thử nghiệm xỉ bảo vệ thay cho dầu làm tách khuôn đúc ( đúc hở, phôi 150x150mm). Tuy vậy phôi đúc hay bị ngót tâm, vấn đề này do khả năng truyền nhiệt của xỉ với thành khuôn đúc lớn hơn so với dầu. Vì vậy phải điều chỉnh lại 1 số thông số ĐLT ( ví dụ nước làm mát khuôn). Các bác cho em xin ý kiến về vấn đề này, nếu có công thức định lượng thì càng tốt. Thank's các bác.
 
Ðề: Sử dụng xỉ bảo vệ trong đúc liên tục

Phôi bị ngót tâm hoàn toàn khác với phôi bị rỗ khí. Rỗ khí là do khử oxy không hết còn ngót tâm là khi ta thấy:
Ở tâm phôi có một lỗ tầm cỡ quả trứng vịt rất to, rất khủng (rất tiếc mình không có ảnh vì ở chỗ mình cái này hiếm lắm), thoạt nhìn rất hoang mang không hiểu tại sao nhưng nó là thế này bạn ạ.

Phôi đúc liên tục được làm mát với tốc độ rất mạnh so với các phôi khác. Các tinh thể nhánh cây phát triển rất mạnh. Nhánh cây bên trái vươn dài vào tâm phôi và gặp nhánh cây bên phải (cũng như các hướng khác). Nếu các nhánh cây này phát triển quá nhanh, chúng sẽ hình thành một tấm lưới ngăn cản kim loại lỏng phía trên tiếp tục điền đầy vào phần dưới của tâm phôi. Do đó mà tâm phôi có một lỗ hổng to tổ bố.

Do đó bạn nên giảm tốc độ đúc đi một chút để mà giảm tốc độ làm nguội lần 1 đi một chút.
 
T

tintd1

Ðề: Sử dụng xỉ bảo vệ trong đúc liên tục

Chào bạn!
Vấn đề công thức định lượng như bạn hỏi là rất khó, đầu tiên bạn phải biết tphh của cái chất mà bạn gọi là "xỉ bảo vệ" đó nó ntn đã rồi mới tính được.
Phôi đúc hay bị ngót tâm trong ĐLT thì có hàng tá nguyên nhân bạn ạ, bạn nên xem nguyên vật liệu đầu vào và tphh mác thép trong thời gian thử nghiệm "xỉ bảo vệ" có gì khác thường không rồi loại trừ từng nguyên nhân khách quan đó.
Vế việc dùng xỉ bảo vệ hộp kết tinh thay cho dầu bôi trơn là công nghệ rất hay, tuy nhiên thao tác tra vật liệu vào hộp kết tinh thường rất khó khăn với công nghệ đúc hở do vật liệu này nhẹ lại được sấy khô bởi môi trường tại máy đúc nên rất nhạy cảm với gió.
Vật liệu này vào hkt có độ chảy loãng rất tốt, rất linh động trên bề mặt thép lỏng. Tại vị trí tiếp xúc với thành hkt tạo thành lớp màng mỏng bám vào bề mặt phôi đúc tạo điều kiện rất thuận lợi cho làm nguội lần 1. Trong quá trình tra vật liệu bạn không nên tra nhiều, một lượng rất ít đảm bảo không có sự bám dính giữa thép lỏng và hkt nhưng phải đều không được gián đoạn.
Nếu vẫn không được bạn có thể giảm nước làm nguội lần 1 đi một chút.
Chúc bạn thành công!.
 

gttn

Member
Ðề: Sử dụng xỉ bảo vệ trong đúc liên tục

Tại vị trí tiếp xúc với thành hkt tạo thành lớp màng mỏng bám vào bề mặt phôi đúc tạo điều kiện rất thuận lợi cho làm nguội lần 1
Nếu xét về quan điểm truyền nhiệt: Giá như đừng có cái lớp màng mỏng đó thì truyền nhiệt giữa phôi và thành hộp kết tinh sẽ tuyệt vời hơn.
Nhưng chúng ta không thể bỏ cái màng đó đi được, vì nó còn phải làm trơn tru cho phôi nữa

Vật liệu này vào hkt có độ chảy loãng rất tốt, rất linh động trên bề mặt thép lỏng....
Đó là bản chất không thể không có của vật liệu mà bạn đang dùng.
Bề mặt phôi và thành khuôn bình thường không đến nỗi "kẹt" lắm. Nhưng do xỉ phát sinh trong quá trình đúc mà gây "kẹt".

Xỉ phát sinh do bào mòn thùng trung gian, phát sinh do chất lẫn phi kim chưa khử hết nổi lên, phát sinh do oxy hóa lần 2 trong quá trình đúc hở...

Nếu như các loại xỉ phát sinh hổ lốn này là một hỗn hợp lỏng thì OK. Nhưng không may (mà thường xuyên) nó là chất rắn thì toi. Bề mặt phôi đúc của bạn sẽ như bị hắc lào với những mảng bám ghê người không thể chấp nhận được.

Chính vì thế mà người ta chủ động đưa vào một loại xỉ làm sẵn rất dễ chảy có nhiệm vụ làm dung môi hòa tan cái xỉ hổ lốn phát sinh kia để đảm bảo cho bề mặt phôi cứ nhẵn lỳ như da hoa hậu. Bản chất của vấn đề là như vậy.

Nhưng chưa hết đâu nhé.
Vấn đề là bạn phải dự tính được thành phần của xỉ phát sinh. Từ đó chọn thành phần của xỉ đưa vào làm sao cho nó luôn tạo ra pha lỏng trong quá trình đúc. Vấn đề này bạn tự tìm hiểu vì không nơi nào giống nơi nào đâu.

Không hề có một loại vật liệu đưa vào thích hợp cho tất cả.
 
Top