Tài liệu về mô phỏng điện từ trường FEKO

Author
Chào các bác,

Em đang tìm hiểu về phân tích điện từ trường (ElectroMagnetic) tần số cao với phần mềm FEKO để tính toán thiết kế Ăng Ten và Radar. Bác nào có tài liệu hay video hướng dẫn chia sẻ giúp.
Em cũng hơi bị hơi bị mất gốc cơ bản về lý thuyết trường điện từ, đang search google/wiki để ôn lại. Bác nào có tài liệu cơ bản trực quan về điện từ trường chia sẻ thì tuyệt quá.
 
U

umy

Chào các bác,

Em đang tìm hiểu về phân tích điện từ trường (ElectroMagnetic) tần số cao với phần mềm FEKO để tính toán thiết kế Ăng Ten và Radar. Bác nào có tài liệu hay video hướng dẫn chia sẻ giúp.
Em cũng hơi bị hơi bị mất gốc cơ bản về lý thuyết trường điện từ, đang search google/wiki để ôn lại. Bác nào có tài liệu cơ bản trực quan về điện từ trường chia sẻ thì tuyệt quá.
1) Antenna Analysis and Design Using FEKO Electromagnetic Simulation Software
http://ebook-dl.com/book/14660
kích chuột vào Icon DOWNLOAD NOW sẻ có bản pdf free 245 Trang

2) Làm LV hay Project thực tiển ?
* Propagation of ElectromagneticWaves in Graphene Waveguides
http://www.physik.uni-augsburg.de/theo2/downloads/helbig.pdf

3) Xem thêm: Altair Hyperworks FEKO
https://altairhyperworks.com/product/FEKO

https://altairhyperworks.com/solution/Electromagnetics
https://altairuniversity.com/free-e...sis-design-using-feko-em-simulation-software/
https://designtechproducts.com/product-details/altair-feko
 
Last edited by a moderator:

thanhlh84

Active Member
Chào các bác,

Em đang tìm hiểu về phân tích điện từ trường (ElectroMagnetic) tần số cao với phần mềm FEKO để tính toán thiết kế Ăng Ten và Radar. Bác nào có tài liệu hay video hướng dẫn chia sẻ giúp.
Em cũng hơi bị hơi bị mất gốc cơ bản về lý thuyết trường điện từ, đang search google/wiki để ôn lại. Bác nào có tài liệu cơ bản trực quan về điện từ trường chia sẻ thì tuyệt quá.
Về phần lý thuyết cơ bản thì bạn có thể tham khảo link tài liệu trên fb của thầy Nguyễn Công Phượng ĐH BK Hà Nội: https://drive.google.com/drive/folders/0B6wAeDCzBIeMRFRINkpUSnh2T28
FEKO sử dụng phương pháp MLFMM nên cho phép tính toán kết cấu lớn - large structure (electrical size ~ 1000xLamda) nhanh hơn FEM rất nhiều.
Bạn có thể chạy trên Workstation, không cần chạy trên HPC.
Ví dụ video tutorial FEKO trên youtube:
 
U

umy

Về phần lý thuyết cơ bản thì bạn có thể tham khảo link tài liệu trên fb của thầy Nguyễn Công Phượng ĐH BK Hà Nội: https://drive.google.com/drive/folders/0B6wAeDCzBIeMRFRINkpUSnh2T28
FEKO sử dụng phương pháp MLFMM nên cho phép tính toán kết cấu lớn - large structure (electrical size ~ 1000xLamda) nhanh hơn FEM rất nhiều.
Bạn có thể chạy trên Workstation, không cần chạy trên HPC.
Ví dụ video tutorial FEKO trên youtube:
Tài liệu rất hay, Siêng năng có thể tự học thêm được ! Cảm ơn anh thanhlh84 nhiều.
 
Last edited by a moderator:

Persious

Active Member
Cậu Persious tìm giỏi quá, nhưng chẵng biết các Users ở VN có đủ tầm dùng đến chăng ?
Có từ trước trong Ansys Multiphysics: EMag, cho các Users xưa biết có thể áp dụng lập trình APDL
Maxwell cháu cũng chỉ biết một vài người ở VN có dùng thôi, nhưng nói chung là cũng rất ít ạ, cháu cũng chỉ lưu lại thôi!
 
Lượt thích: umy
U

umy

Thứ mềm cho điện từ trường nầy cao lắm, một trong áp dụng thực tiển có tính Ống điện từ trong y khoa: Siemens Magnetresonanztomographie (MRT) . Kết quả hình rỏ ràng nhiều hơn rọi kiến với tia X (Röntgenstrahlen). Biết được vì tôi có chút kinh nghiệm cùng làm việc với "nó"...
Những ca bệnh nặng, đột quỵ ... thường được đưa qua Ống , chụp ảnh từng mảnh mỏng của bộ Óc, Cơ thể ... Để chẩn bệnh chính xát.

Persious nhớ giử TL anh Thanh cho của thầy Nguyễn Công Phượng ĐH BK Hà Nội , sau nầy khi nào cần đến thì tra cứu lại.


 
U

umy

Chào các bác,

Em đang tìm hiểu về phân tích điện từ trường (ElectroMagnetic) tần số cao với phần mềm FEKO để tính toán thiết kế Ăng Ten và Radar. Bác nào có tài liệu hay video hướng dẫn chia sẻ giúp.
Em cũng hơi bị hơi bị mất gốc cơ bản về lý thuyết trường điện từ, đang search google/wiki để ôn lại. Bác nào có tài liệu cơ bản trực quan về điện từ trường chia sẻ thì tuyệt quá.
Cho cậu discovery88 (Thánh Gió: Hỏi xong dông mất !!!) tập tành làm chuyên gia điện từ trường (ElectroMagnetic) tần số cao tính toán thiết kế Ăng Ten và Radar !
Tài liệu tính với COMSOL Multiphysics.
(High-Frequency Electromagnetics Waves)

https://www.comsol.com/blogs/2-methods-for-simulating-radiated-fields-in-comsol-multiphysics/

https://www.comsol.com/blogs/how-to-couple-a-full-wave-simulation-to-a-ray-tracing-simulation/

https://www.comsol.com/blogs/introduction-to-multiscale-modeling-in-high-frequency-electromagnetics/
 
Author
Cảm ơn bác UMY đã chia sẻ những tài liệu quý.
Thời trước cháu bận nhiều việc nên chưa nghiên cứu thêm về FEKO và EM Radio Wave. Đợt này rảnh hơn cháu sẽ tiếp tục nghiên cứu. (không phải là làm project nên không áp lực thời gian, nhưng cũng có cái dở là không quyết tâm đến nơi đến chốn).
@ anh Thanh: Cho em hỏi là tại sao Moment Method lại nhanh hơn FEM? Trong trường hợp em muốn mô phỏng các thiết bị kết nối blue tooth (2.4 GHz) thì FEKO có dùng được không?
Đồ thị bức xạ điện từ (radiation pattern) phụ thuộc vào yếu tố nào mà mình cần lưu ý khi thiết kế antenna?
https://insider.altairhyperworks.com/aircraft-radome-characterization-via-multiphysics-simulation/
 

thanhlh84

Active Member
Gần đây mảng mô phỏng điện từ (EM) trường khá được quan tâm do xu thế IOT 4.0. Việt Nam mình vẫn còn ít nghiên cứu và tính toán thiết kế về Antenna , các công ty lớn ở VN cũng chủ yếu là đi mua antenna của China/Taiwan.
Nếu muốn xài FEKO bạn có thể tham khảo cuốn sách rất hay viết về FEKO của thầy Định của ĐH Lê Quý Đôn. Thầy làm nghiên cứu sinh hơn 10 năm ở Nhật về EM & FEKO, và ứng dụng cho nhiều công ty lớn ở Nhật.


Hiểu nôm na là phương pháp moment sẽ chỉ chia lưới trên bề mặt còn phương pháp phần tử hữu hạn phải chia khối. Giống như trong cơ khí mesh 2D sẽ phải tính nhanh hơn mesh 3D. Tất nhiên mỗi phần mềm sẽ có ưu điểm. Đối với người dùng hay coi nó là TOOL, đừng coi nó là FAN sẽ bị phụ thuộc vào nó.
Mô phỏng BLUE TOOTH thuộc nhóm tần số cao nên FEKO sẽ làm nhanh và độ chính xác cao.
Nếu em muốn mô phỏng EM tần số thấp như động cơ điện thì lại cần xài FLUX.

Câu hỏi về bức xạ điện từ thì em nên đọc lại cuốn sách nổi tiếng "Lý thuyết và kỹ thuật anten" của thầy Phan Anh - ĐH QG HN
https://tailieu.vn/doc/ebook-ly-thuyet-va-ky-thuat-anten-gs-tskh-phan-anh-1221505.html
 
Lượt thích: umy
U

umy

Trích:
Thanh le Hoai (VUDSE: https://www.facebook.com/groups/vudse/ )
26 Mar 2020
Tiếp tục Series "Cùng học phân tích mô phỏng trong mùa Corona".
Mình định tổ chức một khóa training trực tuyến vào thứ 3 tuần tới về mô phỏng điện từ trường tần số cao, với agenda như dưới đây. Bạn nào muốn học có thể gửi email đăng ký: thanhlh84@gmail.com. Subject: Đăng ký học FEKO. Mình sẽ gửi link học qua email.
1) Một số khái niệm cơ bản về điện từ trường tần số cao.
2) Giới thiệu về Feko và một số ứng dụng thiết kế antenna trong quốc phòng, oto, viễn thông, cũng như MRI điện tử y sinh.
3) Các bước để tạo và mô phỏng anten
4) Hướng dẫn thiết kế các loại anten sau : anten lưỡng cực, anten đơn cực, anten yagi, anten microstrip.
5) Hướng dẫn mô phỏng trường xa của một anten đơn cực đặt trên một mô hình tàu thủy
6) Giới thiệu về RCS và mô phỏng khảo sát RCS của một vật thể đơn giản.

 
U

umy

Tiếp theo bài #12 có Video và TL của trường điện tử để tự học thêm !!
Trích:
Thanh le Hoai (VUDSE: https://www.facebook.com/groups/vudse/ )
26 Mar 2020
Tiếp tục Series "Cùng học phân tích mô phỏng trong mùa Corona".

Chuẩn bị cho training: Vì trong diễn đàn mình hầu hết là dân mechanical, không có kiến thức nền tảng về điện tử viễn thông, nên sẽ rất khó khăn cho các bạn mới tiếp cận.
Mình có chia sẻ thêm một số video và bài giảng để tham khảo trước:
https://www.youtube.com/watch?v=nuDXa7CQSxE
Sách tiếng Việt của ĐH BK HN: https://drive.google.com/…/fol…/0B6wAeDCzBIeMRFRINkpUSnh2T28
 
Top