Tai nạn trong sản suất! Thiệt hại đủ đường!

  • Thread starter Tuyết Sương
  • Ngày mở chủ đề
T

Tuyết Sương

Author
Mục này mới, rất hay, chính bản thân Sương cũng đang là cán bộ phụ trách an toàn lao động và Vệ sinh công nghiệp cho công ty mà cũng không biết nói gì với anh em, ;D ;D.
Chính bản thân Sương cũng đã bị tai nạn lao động, gãy chân nằm nhà cả tháng,tệ thật, biết mà tránh không được, :mad:
Hằng ngày, xuống xưởng sản xuất, chứng kiến và băng bó cho công nhân bị tai nạn, tai nạn nhỏ thôi, nhưng cũng cảm thấy rất xót xa!
Vì sao, vì khi bị tai nạn, công nhân không thể tiếp tục công việc, nghỉ làm, đương nhiên là không có lương đâu nha. Nếu có BHXH, BHTN, thì còn đỡ, chứ còn không phải tự bỏ tiền túi ra mà chữ vết thương. Thiệt hại đủ đường!
Ai biết! Ai cũng biết vấn đề thiệt hại này, không chỉ bản thân người công nhân thiệt hại mà chính người sử dụng lao động cũng thiệt hại không kém, đó là không cón nhân công cần thiết để làm việc, vì có ai tuyển lao động thứ để đề phòng trường hợp công nhân bị tai nạ đâu! Thiệt hại hai bên!
Trước mắt là thấy thế thôi, còn lâu dài nữa, bữa sau nói tiếp ;D ;D ;D ;D
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Cũng phải nói rằng công nghệ lạc hậu, tay nghề người thợ đôi khi là người không có nghề nhưng nhìn người ta làm nhiều nên thấy quen mắt dễ làm. Đến khi sơ ý là xong phim thôi. Tác hại của nhân công giá rẻ và chất lượng tay nghề ko có mà.
 

QuyenQCM

Active Member
nói đúng hơn là ý thức về an toàn lao động của người lao động còn thấp
 
cái này chủ yếu do:
- Người sử dụng lao động hok hướng dẫn kỹ càng về an toàn lạo động cho người lao động, hoặc có thì chỉ là hình thức và đối phó. Mình làm ở công ty nọ, bất kể kỹ sữ hay công nhân đều phải học 1 khóa an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp 2 ngày, học xong làm bài thi và cấp thẻ, hok có thẻ hok cho vào xưởng sản xuất!
- Hok có các hướng dẫn sử dụng cụ thể các thiết bị sản xuất ( cái này ISO bắt buộc )
- Người lao động chủ quan và thiếu ý thức trong khi làm việc.
- Trang bị bảo hộ lao động thiếu, không phù hợp hay không đảm bảo chất lượng.
Khi xảy ra tai nạn liệu có bao nhiêu người may mắn để được hối hận hay sửa chữa lỗi!
 
H

huankdcn1hn

Author
Ðề: Tai nạn trong sản suất! Thiệt hại đủ đường!

Mất an toàn trong lao động sản xuất chủ yếu do con người gây ra.theo mình hiểu tất cả các hệ thống máy móc khi thiết kế, chế tạo thì nhà chế tạo đã tính rất kỹ vấn đề an toàn.khi xảy ra tai nạn lao động thì chủ yếu do người quản lý và vận hành thiết bị.trên các hệ thống máy nhà sản xuất đã có các khuyến cáo rõ ràng.người lao động theo luật lao dộng phải được đào tạo về an toàn lao động.và một yếu tố quan trọng nữa là làm sao người lao động phải tự ý thức được vấn đề an toàn trong sản xuất là rất quan trọng!!!
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Tai nạn trong sản suất! Thiệt hại đủ đường!

Ơ này! Hình như đây là bài mà cậu LNĐ và nàng TS bắt đầu làm quen nhau trên MES hay sao ấy nhỉ? Nếu đúng vậy thì đây là một tư liệu quý đấy nhá!

Về vấn đề của mục này thì quan niệm như cậu huankdcn1hn cũng chưa đúng lắm:

theo mình hiểu tất cả các hệ thống máy móc khi thiết kế, chế tạo thì nhà chế tạo đã tính rất kỹ vấn đề an toàn.khi xảy ra tai nạn lao động thì chủ yếu do người quản lý và vận hành thiết bị.
Nguyên tắc và mong muốn đúng là như vậy, song thực sự thì nhiều khi máy móc cũng có những lỗi thuộc về thiết kế và chế tạo. Đỉnh cao của trí tuệ nhân loại có lẽ hội tụ ở những phi thuyền không gian, vậy nhưng buồn thay, đôi khi vẫn xảy ra những tai nạn đau lòng, dù phi hành đoàn không hề mắc một lỗi nhỏ nào trong khi điều khiển con tàu. Gần gũi hơn, ta thỉnh thoảng vẫn thấy các đợt triệu hồi sản phẩm ào ạt của những tên tuổi lẫy lừng trong làng chế tạo xe hơi, vốn là những đại gia về thiết kế và chế tạo... Nếu cậu quyết định dấn thân vào nghiệp thiết kế và chế tạo các sản phẩm cho người khác dùng, hãy luôn luôn nghĩ đến lỗi của thiết kế và chế tạo trước khi tìm cách đổ tội cho người sử dụng.

Xin kể một chuyện có thật: tại một công ty cơ khí có sử dụng nhiều máy đột dập loại nhỏ, thỉnh thoảng lại xảy ra tai nạn lao động, khiến công nhân bị dập các ngón hoặc cả bàn tay. Thanh tra ATLĐ về hỏi tội các nhà quản lý và kỹ thuật, rằng tại sao cứ để tái diễn tình trạng mất an toàn như vậy mà không có biện pháp ngăn ngừa? Khi được biết các máy dập này đều do công ty đó tự thiết kế và chế tạo, các vị thanh tra chắc mẩm sẽ tìm ngay ra lỗi của máy và sẵn sàng "cắt cổ" các kỹ sư đã thiết kế và chế tạo ra chúng.

Thế nhưng khi thanh tra xuống kiểm tra hiện trường thì thấy mỗi máy đều có hai nút bấm đấu nối tiếp, đặt trên hai vách máy cách nhau chừng 1 mét và đều cách xa chày dập khoảng nửa mét; phải đồng thời bấm cả 2 nút này thì máy mới dập xuống và hiển nhiên công nhân phải dùng đồng thời cả 2 tay dang ra để bấm, không thể thò tay vào chỗ dập khi máy hoạt động được. Thiết kế máy như vậy là đúng nguyên tắc và rất an toàn, vậy thì tại sao vẫn bị tai nạn? Khi tìm hiểu kỹ thì hóa ra có mấy cậu công nhân láu cá, nhấn 1 nút rồi nhét que diêm vào, khiến nó bị kẹt ở trạng thái bấm nút; vậy là từ nay, chỉ cần nhấn nút còn lại thì máy sẽ dập ngon lành, tha hồ nhàn nhã thanh cảnh. Thế rồi sơ ý một phát thì tai nạn xảy ra là cái chắc!

Vậy thì đây là lỗi của ai? Thanh tra kết luận: "Lỗi thiết kế!" Tất nhiên đây chỉ là lỗi nhẹ, chưa đến nỗi tước bằng hoặc sa thải, do các kỹ sư cũng đã có biện pháp an toàn, nhưng giải pháp chưa triệt để. Các kỹ sư thiết kế kêu Giời và không tâm phục khẩu phục, cho rằng mình bị xử ép.

Thanh tra phán: "Nếu chỉ có 1 lần xảy ra tai nạn thì thiết kế có thể không có lỗi, nhưng để tái diễn nhiều lần mà không có biện pháp phòng ngừa thì lại là có lỗi! Lẽ ra, khi xảy ra tai nạn đến lần thứ 2 thì các anh đã phải thay ngay nút bấm bình thường bằng loại nút mềm, không có khe để nhét que diêm hoặc bất cứ vật gì vào. Chế tạo máy và hướng dẫn vận hành đúng thôi chưa đủ, phải chế tạo máy sao cho công nhân không thể vi phạm quy tắc an toàn lao động thì mới đạt yêu cầu."

Tớ cho rằng vị thanh tra này hoàn toàn có lý và đó cũng là một bài học rất hay cho các kỹ sư.
 
Last edited:
Ðề: Tai nạn trong sản suất! Thiệt hại đủ đường!

đúng vậy, mỗi máy chỉ có 1 chỉ số an toàn nhất định. máy dột dập, máy xấn là có hệ số an thấp. máy khoan cũng vậy, khi khoan vật lớn mà dùng gang tay, hay ko sắn tay áo là bạn có thể quay mấy vòng theo máy. công việc an toàn là vô cùng quan trọng.
Ở Việt Nam mình còn nhiều nơi bảo hộ lao động chưa đày đủ, vì vậy mỗi khi làm gì hay luôn nhớ câu:
an toàn là trên hết
 
Last edited:
H

huankdcn1hn

Author
Ðề: Tai nạn trong sản suất! Thiệt hại đủ đường!

Thanks bác DCL!bác có ví dụ rất hay! Nếu nói người thiết kế giỏi thì đúng là như bác nói!Nhưng oái ăm thay ngay cả luật pháp đặt ra hàng mấy trăm năm vẫn không hoàn thiện được,vẫn phải chỉnh sửa cho phù hợp với thời đại.Đã liên quan tới con người thì thật khó mà lường được!vấn đề vẫn là ở chỗ trình độ tay nghề của người vận hành có pro đến đâu!máy thiết kế an toàn mà chọc que diêm như thế thì chịu.thử hỏi khi thiết kế máy chưa có loại nút ấn hiện đại hơn & thiết kế còn tính toán tới giá thành thì sao?vấn đề em mạo muọi suy nghĩ các bác bỏ quá!đa tạ :40:
 

5hien

<b>Giải nhất vòng thi số 1 kỳ thi NPD11 năm 2010</
Ðề: Tai nạn trong sản suất! Thiệt hại đủ đường!

Dân mình là chúa trong cái khoản "sáng kiến" để làm cho nhanh, làm cho tiện việc...nên ít quan tâm đến an toàn, chẳng hạn :
- Tấm che bảo vệ ở các máy mài, thường bị tháo ra để không bị vướng lúc mài các vật có dạng phức tạp, lớn khổ so với máy:76:
- Khi thao tác liên quan tới điện, ít khi có đủ cùng lúc 02 hoặc 03 người, trong đó 01-02 người thao tác trực tiếp, 01 giám sát cảnh giác an toàn. Họ cứ 01 thân một mình làm, khi sự cố xảy ra, mọi người biết... thì hết cứu !:33:
- Khi làm việc trên cao, dù là có dàn giáo thì cũng phải thắt dây an toàn bảo vệ bản thân, nhưng đa số đều bỏ dây, để không vướng víu... nên lỡ có sự cố gì là ...la đà rơi xuống đất ..như :54: ...rụng !!!

Tôi từng là nạn nhân gián tiếp của cái sự làm ẩu của mấy ông công nhân : phải viết kiểm điểm, trả lời thanh tra, công an..mệt nghỉ, vì để xảy ra tai nạn chết người ở công trình mà mình lỡ có tên theo dõi giám sát kỹ thuật, dù lúc đó mình không có mặt tại hiện trường...
 
Ðề: Tai nạn trong sản suất! Thiệt hại đủ đường!

Theo em cái khoản an toàn ngoài các vấn đề mọi người đã nêu và quan trọng nhất là ý thức con người. Em xuống nhà máy làm việc quan sát thấy cũng nhiều vấn đề...chẳng hạn công nhân được phát đầy đủ bảo hộ lao động và hướng dẫn cụ thể nhưng họ khá chủ quan và không tuân thủ đầy đủ...túm lại vấn đề ở chỗ ý thức con người...Cả người sử dụng lao động và người được thuê nên ý thức chuyện này.
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Tai nạn trong sản suất! Thiệt hại đủ đường!

Vậy vấn đề làm thế nào để nâng cao ý thức của người lao động?
Mong rằng các chủ doanh nghiệp mỗi ngày dành cho khoảng 10 phút để phổ biến về an toàn lao động. Quan trọng là các tài liệu hướng dẫn về an toàn lao động phải có sức thuyết phục.
Ví dụ:
_ Đối với yêu cầu công nhân phải đội mũ bảo hiểm, kính bảo hộ, và các yêu cầu an toàn đã được quy định: nếu không tuân thủ khi không may sảy ra tai nạn thì vấn đề gì sẽ sảy ra? Cuộc sống của công nhân sẽ thế nào khi không còn khả năng lao động? Con cái của họ sẽ thế nào khi trụ cột trong nhà không còn khả năng lao động? bỏ học đi làm để nuôi họ? Vấn đề trách nhiệm của công ty đã giảm bớt khi đã trang bị bảo hộ cho họ nhưng họ ko tuân thủ v.v..
_ Thu thập các tình huống đã sảy ra, phân tích rõ nguyên nhân và hậu quả để phổ biến lại cho công nhân, đặc biệt là công nhân mới biết để tránh các tai nạn đáng tiếc.
Không thể một sớm một chiều mà tăng được ý thức cho người lao động, nhưng ý thức không phải tự nhiên mà có mà phải được giáo dục thường xuyên.
 
Top