Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

silhouette

Active Member
Bác có thể chỉ giúp em cách vẽ biên dạng bánh răng như thế này không ạ, cty em đang có 1 bánh răng dịch chỉnh, em tính toán (theo sách thiết kế hệ dẫn động cơ khí, Trịnh Chất & Lê Văn uyển) rồi đưa đơn vị ngoài gia công thì về không ăn khớp được, giờ e cũng không biết mình tính sai hay họ gia công sai nữa, e có đọc khá nhiều bài viết trên diễn đàn về bánh răng dịch chỉnh nhưng chưa thấy chỗ nào chỉ cách vẽ bánh răng này cả (e có tải cả file excel của bác về nhưng không biết sự dụng sao ^^), em khá mu muội nên mong bác chỉ giáo giúp.
Chắc bác úp bản vẽ yêu cầu gia công cái bánh răng đó lên cho các anh ấy review xem dễ góp ý hơn, xoá khung tên bản vẽ đi được rồi nếu ngại chia sẻ thông tin.
 
Chắc bác úp bản vẽ yêu cầu gia công cái bánh răng đó lên cho các anh ấy review xem dễ góp ý hơn, xoá khung tên bản vẽ đi được rồi nếu ngại chia sẻ thông tin.
Em vẽ được rồi bác ạ, NCC ngoài họ gia công đúng theo e vẽ và tính toán, do e tính bị sai, mà giờ tính lại e cũng chưa tính được nữa. Thông số bánh răng e vẽ như sau: ĐK đỉnh: 170, ĐK chân: 138, Z1 = 21; Còn bánh lớn ăn khớp với nó, ĐK đỉnh: 740, Đk chân 708, Z2 = 99; Khoảng cách trục 440mm. Cái bánh nhỏ e tính và gia công là m=7, dịch chỉnh dương x1 = 0.61. Về ăn khớp trật lất ^^, bánh này răng trụ răng thẳng Nhờ các bác thử tính hộ giúp em với ạ, chứ e cũng mò tung sách lên cả rồi.
 

silhouette

Active Member
Em vẽ được rồi bác ạ, NCC ngoài họ gia công đúng theo e vẽ và tính toán, do e tính bị sai, mà giờ tính lại e cũng chưa tính được nữa. Thông số bánh răng e vẽ như sau: ĐK đỉnh: 170, ĐK chân: 138, Z1 = 21; Còn bánh lớn ăn khớp với nó, ĐK đỉnh: 740, Đk chân 708, Z2 = 99; Khoảng cách trục 440mm. Cái bánh nhỏ e tính và gia công là m=7, dịch chỉnh dương x1 = 0.61. Về ăn khớp trật lất ^^, bánh này răng trụ răng thẳng Nhờ các bác thử tính hộ giúp em với ạ, chứ e cũng mò tung sách lên cả rồi.
Bác thiết kế mới hay thiết kế sửa chữa bảo trì thay thế vậy ạ?
Bác kiểm thử bằng file excel của anh @TYA xem thế nào, mình input thử thấy nó có vẻ khác nhỉ:

1602329081546.png

Kiểm bằng Inventor:

1602329401742.png
 
Last edited:
Bác thiết kế mới hay thiết kế sửa chữa bảo trì thay thế vậy ạ?
Bác kiểm thử bằng file excel của anh @TYA xem thế nào, mình input thử thấy nó có vẻ khác nhỉ:

View attachment 7718

Kiểm bằng Inventor:

View attachment 7720
Cái này bác đang tính cho bánh răng tiêu chuẩn, nếu nó theo tiêu chuẩn thì e không phải mò mẫm thế này rồi bác. Trong hình là 2 bánh răng e tính cho mô đun 7 và 8, cái mô đun 7 (x = 0.61) bị nhọn răng đúng biên dạng như NCC gia công cho e, còn cái bị cắt lẹm chân răng là mô đun 8 (x = -0.625), biên dạng răng gần giống với cái e cần làm nhưng tất cả các răng lại không khớp với bánh răng thực tế. Nói chung theo sách các thầy là e thấy thua rồi ^^^, hoặc e đang bị ngu mơ đoạn nào đó.
 

Attachments

TYA

Well-Known Member
Bác có thể chỉ giúp em cách vẽ biên dạng bánh răng như thế này không ạ, cty em đang có 1 bánh răng dịch chỉnh, em tính toán (theo sách thiết kế hệ dẫn động cơ khí, Trịnh Chất & Lê Văn uyển) rồi đưa đơn vị ngoài gia công thì về không ăn khớp được, giờ e cũng không biết mình tính sai hay họ gia công sai nữa, e có đọc khá nhiều bài viết trên diễn đàn về bánh răng dịch chỉnh nhưng chưa thấy chỗ nào chỉ cách vẽ bánh răng này cả (e có tải cả file excel của bác về nhưng không biết sự dụng sao ^^), em khá mu muội nên mong bác chỉ giáo giúp.
Bạn cần biết: MỘT BÁNH RĂNG THÂN KHAI BẤT KÌ THÌ CÓ 1 TỶ BÁNH RĂNG "KHÁC" CÓ THÔNG SỐ KO GIỐNG, NHƯNG GIỐNG TUYỆT ĐỐI VỀ MẶT HÌNH HỌC (GEOMETRY).
(Mình chứng minh được điều đó).

Nếu bạn vẽ hình cn 3x4 và 2.8x4.06 thì nó giống nhau về mặt thị giác dưới mắt trần nhưng với phương tiện hỗ trợ thì chúng ta nhận ra là khác nhau về mặt hình học. Đó là tính tương đối. Nhưng bên trên là mình nói tuyệt đối, giống như trong Toán học thì một Line có độ dày sẽ là 0mm vậy.

+Bạn tính sai?
Output của bạn là gì khi tke 1 bánh răng? Đường kính phôi, modun và lượng dịch chỉnh?
Nếu v ậy thì sai ngay từ khâu gửi xe.
+Nhà máy sx sai?
Bạn đã kiểm tra sản phẩm theo cách nào. Đo xem lượng dịch chỉnh mà nhà máy đã thực hiện?
+Nếu nhà máy đưa cho bạn 1 bánh răng và ko hé lộ gì. Bạn muốn dựng bản vẽ của cái br đó thì bạn đi đo những gì?

File xls "OmniGear" hoặc "OmniGear2" trên dđ giúp ích cho bạn nếu bạn trả lời đc 3 dấu + bên trên.
 
Bạn cần biết: MỘT BÁNH RĂNG THÂN KHAI BẤT KÌ THÌ CÓ 1 TỶ BÁNH RĂNG "KHÁC" CÓ THÔNG SỐ KO GIỐNG, NHƯNG GIỐNG TUYỆT ĐỐI VỀ MẶT HÌNH HỌC (GEOMETRY).
(Mình chứng minh được điều đó).

Nếu bạn vẽ hình cn 3x4 và 2.8x4.06 thì nó giống nhau về mặt thị giác dưới mắt trần nhưng với phương tiện hỗ trợ thì chúng ta nhận ra là khác nhau về mặt hình học. Đó là tính tương đối. Nhưng bên trên là mình nói tuyệt đối, giống như trong Toán học thì một Line có độ dày sẽ là 0mm vậy.

+Bạn tính sai?
Output của bạn là gì khi tke 1 bánh răng? Đường kính phôi, modun và lượng dịch chỉnh?
Nếu v ậy thì sai ngay từ khâu gửi xe.
+Nhà máy sx sai?
Bạn đã kiểm tra sản phẩm theo cách nào. Đo xem lượng dịch chỉnh mà nhà máy đã thực hiện?
+Nếu nhà máy đưa cho bạn 1 bánh răng và ko hé lộ gì. Bạn muốn dựng bản vẽ của cái br đó thì bạn đi đo những gì?

File xls "OmniGear" hoặc "OmniGear2" trên dđ giúp ích cho bạn nếu bạn trả lời đc 3 dấu + bên trên.
Cám ơn bác đã phản hồi giúp em, em xin trả lời một số câu hỏi của bác:
- Bánh răng này e tính, gia công chỉ cần đáp ứng các chỉ tiêu: ăn khớp đúng, đúng tỷ số truyền (thực ra nếu làm cả cặp thì em nghĩ khá đơn giản, nhưng vì bánh bị động khá lớn và chưa hư hỏng gì, nêu thay luôn cả nó sẽ rất tốn chi phí)
- Em kiểm tra bánh răng NCC gia công và e vẽ khá thủ công: Đó là e vẽ bánh răng mình tính toán ra cad (vẽ theo sheet how to draw trong file ominiGear), in tỉ lệ 1:1 sau đó đặt lên biên dạng bánh thực tế, thấy nó rất chính xác về cả biên dạng răng cũng như các kích thước bao.
- Các thông số bánh răng e đo đạc để tính toán (ở đây là bánh răng trụ răng thẳng): Đk ngoài, ĐK đáy, số răng của cả bánh răng chủ động và bị động, khoảng cách trục, tất cả đều thực hiện bằng thước kẹp (0.02mm).
Em gửi kèm bản vẽ e tính toán và gửi NCC gia công (bánh này đang bị sai)
 

Attachments

Lượt thích: TYA

TYA

Well-Known Member
Cám ơn bác đã phản hồi giúp em, em xin trả lời một số câu hỏi của bác:
- Bánh răng này e tính, gia công chỉ cần đáp ứng các chỉ tiêu: ăn khớp đúng, đúng tỷ số truyền (thực ra nếu làm cả cặp thì em nghĩ khá đơn giản, nhưng vì bánh bị động khá lớn và chưa hư hỏng gì, nêu thay luôn cả nó sẽ rất tốn chi phí)
- Em kiểm tra bánh răng NCC gia công và e vẽ khá thủ công: Đó là e vẽ bánh răng mình tính toán ra cad (vẽ theo sheet how to draw trong file ominiGear), in tỉ lệ 1:1 sau đó đặt lên biên dạng bánh thực tế, thấy nó rất chính xác về cả biên dạng răng cũng như các kích thước bao.
- Các thông số bánh răng e đo đạc để tính toán (ở đây là bánh răng trụ răng thẳng): Đk ngoài, ĐK đáy, số răng của cả bánh răng chủ động và bị động, khoảng cách trục, tất cả đều thực hiện bằng thước kẹp (0.02mm).
Em gửi kèm bản vẽ e tính toán và gửi NCC gia công (bánh này đang bị sai)
Như vậy bạn nắm đc 1 chút về file excell tính toán răng omnigear2.xls
Việc vẽ thủ công theo sheet How to draw, đã được thực hiện thành lệnh ở trong các sheet đầu tiên. Nói cách khác, phần vẽ khá nhàn hạ, sheet đó chỉ để người đọc hiểu thêm, cơ sở của pp dựng hình.

Dựng hình chỉ là phần phụ. Tính toán là phần chính.
Nếu để sx 1 bánh răng bằng pp cắt dây, thì dựng hình là cần thiết(để có biên dạng cho cnc chạy). Ngoài ra ko nhiều tình huống cần phải dựng hình (br được biểu diễn quy ước, nhưng nhất thiết data đúng là được.

Muốn tính toán với br cần hiểu output của br là gì (?)
Cách hiểu : m, Z, hệ số dịch chỉnh -> là sai.
Dịch chỉnh chưa bao giờ là 1 output cần quan tâm. Nó là 1 yếu tố ko được bên mua hàng đánh giá. Bên sx thì ko cần nó (đã từng cần, những năm 1960 ấy) và bên tke cũng ko quan tâm hoặc yêu cầu. Nó chỉ là yếu tố tham khảo, có thì có mà ko cũng chả sao, hoặc có thể đưa sai.
Chẳng hạn: Đúng= dịch chỉnh +0.837 và khoảng pháp tuyến W(5)=39.590, thì Sai= dịch chỉnh+0.884 và W(5)=39.590?
Ko! Cả hai TH đều là đúng, ko có vấn đề gì cả.
Con số để các bên kiểm tra, phán định... là con số W(5) có giá trị 39.590 kia, KO PHẢI là con số +0.837.
(Ngược lại, con số W mà sai thì bên tke và bên mua, chịu trách nhiệm, bên sx ko có nghĩa vụ gì)

Để giải vấn đề, cần hiểu đc các output cho việc tke 1 br nó là gì. Như nói trên, W là một trong những output, còn dịch chỉnh thì ko. Bản vẽ tke nhất thiết phải gồm W(*)
Như vậy hãy đem br mẫu đi đo W(và các output khác). Rồi hãy tke ra 1 br có các output trùng với br mẫu.
Nếu br mẫu lại là br đã hỏng hoặc mòn, hoặc người mua đề nghị làm 1 br khác để cặp với 1 br của họ thì output là khoảng cách trục: phải tìm ra thông số br sao cho đạt khoảng cách trục đã biết
 
Top