Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

TYA

Well-Known Member
Bài 59 bác lại ko cx rồi bác ạ
Câu đầu ấy.

Nếu bác có hứng thì mình sẽ nói chỗ "ko phải đường thân khai " nhé. Tôi ko bàn luận cụm từ "điều đáng tiếc " đâu (nói vậy trước kẻo sau lại (vd nhé) : Ơ cái bạn này, đó là điều đáng tiếc còn gì
 
Ðề: Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

Bạn hiếu thắng quá. Muốn gì trên diễn đàn trao đổi để học chứ không để cáu.
Có thể bạn còn trẻ , đường còn dài.
Chắc chắn bạn không thể chế tạo và hiểu được bánh răng đạt được như tôi đâu.
 

TYA

Well-Known Member
Bạn hiếu thắng quá. Muốn gì trên diễn đàn trao đổi để học chứ không để cáu.
Có thể bạn còn trẻ , đường còn dài.
Chắc chắn bạn không thể chế tạo và hiểu được bánh răng đạt được như tôi đâu.
Có thể bác đưa nhận xét trong khi mất hứng thú chăng?
Trên Mes ko phân tuổi tác đâu, xưng hô sao cũng đc Bác ạ , chứ đợi em biết tuổi bác có khi lại phải gọi là chú nếu hơn em 1 con Giáp......

Mình cáu sẽ ko viết dài thế đâu bác.

Trao đổi thì phải rõ ràng chớ. Bác DCL lập topic ko để trả lời gần tới nơi hay là gầ gần đúng bác ạ.
Bác ấy cao tuổi rồi, hổi trước họp Mes có Nova cùng bác ấy và mấy ae khác. Bác ấy rất thanh niên tính và cm 1 cách khoa học chứ ko phân biệt tuổi j cả. Hồi ấy Mes nhiều bài hơn nay.... nhiều lão thành lắm.

Có lẽ hỏi tới nơi đáp tới chốn thì mes mới đông
 
Ðề: Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

Tôi mới ra trường và đọc được vài điều viết có sai các bạn thông cảm.
 

TYA

Well-Known Member
Vài hình ảnh về dịch chỉnh và thân khai.
Một điều rất thú vị là các sườn răng (cùng bên) của 1 br thì đều song song với nhau.


Mình có thể vẽ một br có 03 răng mà không chế tạo đc theo cách bao hình (với các br này hệ số ăn khớp <1 )
 
Lượt thích: umy

alpahx

Active Member
Ðề: Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

Vài hình ảnh về dịch chỉnh và thân khai.
Một điều rất thú vị là các sườn răng (cùng bên) của 1 br thì đều song song với nhau.


Mình có thể vẽ một br có 03 răng mà không chế tạo đc theo cách bao hình (với các br này hệ số ăn khớp <1 )
Thứ nhất: 2 sườn răng kia không hề song song với nhau, nó là 1, chẳng qua nó bị quay lệch đi một góc nhò.
Thứ hai: bánh răng 2 răng mình vẽ cũng được, dĩ nhiên để ăn khớp được thì nó phải là bánh răng xoắn

[MEDIA=youtube]7h_Q3GmwShQ[[/MEDIA]/URL]
 
Lượt thích: umy

TYA

Well-Known Member
hai sườn răng kia không hề song song với nhau, nó là 1, chẳng qua nó bị quay lệch đi một góc nhò.
"Bị quay đi một góc" (ROTATE) thì ko sai, cụ thể là Z/2pi

"Hai sườn kia ko //" thì lại sai! Đây là 1 điều lý thú đấy. Bạn tìm hiểu thêm.

Để rõ khái niệm // nhé : một biên dạng cam và offset của nó LÀ // với nhau
 
Lượt thích: umy

alpahx

Active Member
Ðề: Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

Mình đã nói rất rõ rồi, mình cũng làm nhiều loại cam rồi nên cũng cũng hiểu ý TYA, ngưng 2 vấn đềnày ko liên quan để so sánh! Thân :)
 
Lượt thích: umy

TYA

Well-Known Member
Mình đã nói rất rõ rồi, mình cũng làm nhiều loại cam rồi nên cũng cũng hiểu ý TYA, ngưng 2 vấn đềnày ko liên quan để so sánh! Thân :)
Cam là vd thôi bạn. Khi mình vẽ biên dạng (j cũng được ko tự cắt chính nó) thì dùng lệnh offset của autocad là được object //.

Do các sườn răng là // , cũng là phân độ nên muốn có 1 sườn răng khác thì ta có hai cách :
ROTATE Z/2/PI quanh tâm hoặc là OFFSET pi*m*cos(alpha) đều ra cả.

Thế mới lý thú
 

alpahx

Active Member
Ðề: Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

Chắc chắn TYA là người hiểu rõ thuật bao hình lăn răng, vậy hob lăn răng sử dụng một đoạn thẳng trên đường thẳng bao hình đó để tạo ra sườn răng thân khai. vậy khi dịch chỉnh thì ta vẫn dùng đường thẳng bao hình đó, chỉ là ta sử dụng một đoạn thẳng ở vị trí xa hơn hay gần hơn thôi. nên khi đó đồng nghĩa ta dùng phần thân khai ở xa hay ờ gần hơn, đó cũng phù hợp cho việc lí giải góc angel pressure bị thay đổi (dĩ nhiên góc angel pressure này được quyết định bởi khoảng cách trục). :)

[MEDIA=youtube]S2QvI7MXohk[[/MEDIA]/URL]
 
Ðề: Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

em xin chào các anh ạ
em đang thiết kế máy, cần sử dụng bộ truyền bánh răng i=1.5

em dự định sử dụng 2 bánh răng m=3, z1=40, z2=60 của hãng KHK gears
nhưng em phân vân ở chỗ là liệu tỉ số truyền có phải luôn bằng 1.5 không ạ
khoảng cách trục ảnh hưởng đến tỉ số truyền như thế nào ạ.có yếu tố nào ảnh hưởng đến tỉ số truyền nữa không ạ
em cần phải đảm bảo tỉ số truyền để các cơ cấu không bị lệch nhau sau 1 thời gian hoạt động ạ
 

TYA

Well-Known Member
em xin chào các anh ạ
em đang thiết kế máy, cần sử dụng bộ truyền bánh răng i=1.5

em dự định sử dụng 2 bánh răng m=3, z1=40, z2=60 của hãng KHK gears
nhưng em phân vân ở chỗ là liệu tỉ số truyền có phải luôn bằng 1.5 không ạ
khoảng cách trục ảnh hưởng đến tỉ số truyền như thế nào ạ.có yếu tố nào ảnh hưởng đến tỉ số truyền nữa không ạ
em cần phải đảm bảo tỉ số truyền để các cơ cấu không bị lệch nhau sau 1 thời gian hoạt động ạ
Tỉ số truyền có nhiều công thức tính khác nhau. Trong đó có một số công thức chắc chắn gây ra băn khoăn như bạn hỏi!
Câu tl là tỉ số truyền không thay đổi.
Như i=1.5 bạn chọn z60 và z40 là hoàn toàn cx.
Kể cả là bánh xích thì tst vẫn là i=1.5 nhưng khác biệt là nó THAY ĐỔI (mà 1.5 được gọi là giá trị hiệu dụng thì đúng bản chất hơn).

Sự khác nhau là gì?
Bánh răng thân khai thì 1 bánh quay 1 vòng thì bánh còn lại quay 1.5 vòng. Khi bánh chỉ quay 0.1 vòng hay 0.01 vòng hay 0.00001 vòng thì bánh kia cũng quay 0.15 và 0.015 và 0.000015 vòng tương ứng.
Còn bánh xích thì không thể có kết quả như vậy. 1 vòng bánh này sẽ quay 1.5 vòng bánh kia là đúng, NHƯNG 0.00001 vòng bánh này quay thì không thể nói bánh kia sẽ quay chính xác 0.000015 vòng (nó có thể là 0.0000151 vòng chẳng hạn).

Nhờ đó tốc độ đầu ra của br thân khai luôn ổn định ko có nhịp đập.

Khoảng cadch trục cũng ko thay đổi tỉ số truyền, dịch chỉnh cũng ko thay đổi tỉ số truyền mặc dù bề dày răng thay đổi
 
Lượt thích: umy

nhjkjeu

Giải Ba cuộc thi CAD CAM & Thiết kế 2010 [SV]
Ðề: Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

Xin phép đào mồ 1 đề tài hay về bánh răng.

Chả là lần này bên mình gặp sự cố về bánh răng của bộ phận nâng lên hạ xuống của kính hiển vi điện tử. Thật sự rất cảm ơn nội dung đề tài này. Nhất là những công thực của Anh TYA.
Nhưng qua đây cũng thấy một nhược điểm của tài liệu của Việt Nam về bánh răng dịch chỉnh. Mình tìm khắp tài liệu tiếng Việt không có 1 ví dụ hay 1 cách tính toán bánh răng dịch chỉnh hoàn chỉnh. Bắt buộc phải tìm theo tiếng nước ngoài .
Gửi lại đề tài 1 Web tự động tính toán bánh răng có dịch chỉnh. Để sau này nhưng trường hợp giống mình không còn tốn kém thời gian. Tài liệu bằng tiếng Nhật nhưng cũng có thể sử dụng google để dịch.
Qua đây cũng chân thành cảm ơn Anh TYA đã nhiệt tình hỗ trợ.
http://www.egparts.jp/wp-content/themes/egparts/calculation/keisan/keisan19-2.htm
 
Lượt thích: umy
W

wonderboy

Ðề: Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

các bác cho em hỏi là đối với một bánh răng nhựa, giả sử được sử dụng trong máy in đi. thì các yêu cầu về kỹ thuật của bánh răng có giống và khác so với br kim loại không?
Để 2 bánh răng ăn khớp được với nhau thì phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Thanks
 

TYA

Well-Known Member
Ðề: Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

các bác cho em hỏi là đối với một bánh răng nhựa, giả sử được sử dụng trong máy in đi. thì các yêu cầu về kỹ thuật của bánh răng có giống và khác so với br kim loại không?
Để 2 bánh răng ăn khớp được với nhau thì phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Thanks
Br nhựa thì ngta chế tạo ra nó bằng cách ép dùng khuôn áp lực, tức ko phải gia công cắt phay lăn răng.
Do đó không xảy ra hiện tượng cắt lẹm chân răng kể cả số răng nhỏ.
Do làm từ nhựa nên thường nhằm mục đích chạy êm, lắp ráp khe hở nhỏ, tải ko lớn sơ với br vật liệu khác.
Nói cách khác là backlash (khe hở mặt răng rất nhỏ hoặc =0 hoặc thâm chí âm).
Các br được cắt từ cùng một thanh răng (một dao lăn răng) sẽ ăn khớp được với nhau : cùng modun và góc áp lực. Cần có thêm khoảng cách trục phù hợp và nếu có dịch chỉnh cần có thêm điều kiện phụ về chiều cao chân & đỉnh răng (tránh chạm chân răng, nơi ko phải đường thân khai).
(T/h hai br hơi khác modun và góc áp lực thì phải tính toán mới kết luận được khả năng ăn khớp)
 
Ðề: Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

Có lẽ bác TYA chuyên nghiên cứu về bánh răng nên có những kinh nghiệm khá quý báu, mình cũng chuyên gia công bánh răng, sửa chữa lặt vặt, cũng gặp nhiều loại bánh răng của máy lu, ủi, hành tinh, các kiểu...
Thường là em dịch chỉnh (offset) 0.2-1mm, bánh răng càng ít răng thì dịch chỉnh nhiều hơn, với bánh răng côn thì cho dịch chỉnh âm, theo kinh nghiệm hết, khi đọc lại kiến thức thì có thấy khác một chút, có cái gia công lắp vào thì êm mượt, có cái thì kêu cứ gọi là, nhưng khách đều chấp nhận vì đa số tiếng ồn giảm hơn trước lúc sửa :63:.
Còn tớ thấy comment của bác dungcucokhi ko chính xác cho lắm, giải thích ko rõ ràng, ý tứ cụt lủn, có lẽ bác ấy đọc lý thuyết ở mấy cuốn catalog thui!
 

alpahx

Active Member
Ðề: Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

Có lẽ bác TYA chuyên nghiên cứu về bánh răng nên có những kinh nghiệm khá quý báu, mình cũng chuyên gia công bánh răng, sửa chữa lặt vặt, cũng gặp nhiều loại bánh răng của máy lu, ủi, hành tinh, các kiểu...
Thường là em dịch chỉnh (offset) 0.2-1mm, bánh răng càng ít răng thì dịch chỉnh nhiều hơn, với bánh răng côn thì cho dịch chỉnh âm, theo kinh nghiệm hết, khi đọc lại kiến thức thì có thấy khác một chút, có cái gia công lắp vào thì êm mượt, có cái thì kêu cứ gọi là, nhưng khách đều chấp nhận vì đa số tiếng ồn giảm hơn trước lúc sửa :63:.
Còn tớ thấy comment của bác dungcucokhi ko chính xác cho lắm, giải thích ko rõ ràng, ý tứ cụt lủn, có lẽ bác ấy đọc lý thuyết ở mấy cuốn catalog thui!
Bạn cần tham khảo thêm
https://www.tec-science.com/mechanical-power-transmission/involute-gear/profile-shift/
https://khkgears.net/new/gear_knowledge/introduction_to_gears/profile_shifted_gears.html
 
Vài hình ảnh về dịch chỉnh và thân khai.
Một điều rất thú vị là các sườn răng (cùng bên) của 1 br thì đều song song với nhau.


Mình có thể vẽ một br có 03 răng mà không chế tạo đc theo cách bao hình (với các br này hệ số ăn khớp <1 )
Bác có thể chỉ giúp em cách vẽ biên dạng bánh răng như thế này không ạ, cty em đang có 1 bánh răng dịch chỉnh, em tính toán (theo sách thiết kế hệ dẫn động cơ khí, Trịnh Chất & Lê Văn uyển) rồi đưa đơn vị ngoài gia công thì về không ăn khớp được, giờ e cũng không biết mình tính sai hay họ gia công sai nữa, e có đọc khá nhiều bài viết trên diễn đàn về bánh răng dịch chỉnh nhưng chưa thấy chỗ nào chỉ cách vẽ bánh răng này cả (e có tải cả file excel của bác về nhưng không biết sự dụng sao ^^), em khá mu muội nên mong bác chỉ giáo giúp.
 
Top