tại sao có thể chồn kim loại phình thành hình trống được?

  • Thread starter nguaka90
  • Ngày mở chủ đề
N

ngochoi

Author
Ðề: tại sao có thể chồn kim loại phình thành hình trống được?

Với 2 ý kiến thế này em biết làm thế nào, quan điểm của em bây giờ lại như lúc mới đặt câu hỏi rồi. Vẫn là ngoại lực tác động vào cái đinh nhọn thì bị cong, còn cái đinh không nhọn thì phình dạng trống. Nhân tiện thấy các bác nhiệt tình trả lời vui vẻ em cũng muốn hỏi bác MrGiang99 và các bác Members khác một câu: Tại sao người ta không dùng kim loại dạng ống để làm đinh tán mà chỉ dùng vào việc khác như (cọc bê tông)?
Tớ chắc rằng cậu có kiến thức tốt về chuyên ngành, nhưng rất hạn chế kiến thức về các ngành khác và xã hội,
Thứ 1: Làm gì có kim loại dạng ống.
Thứ 2: Cọc bê tông có cấu trúc vật lý cũng như mục đích sử dụng khác hoàn toàn với kim loại.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: tại sao có thể chồn kim loại phình thành hình trống được?

Tớ chắc rằng cậu có kiến thức tốt về chuyên ngành, nhưng rất hạn chế kiến thức về các ngành khác và xã hội,
Thứ 1: Làm gì có kim loại dạng ống.
Thứ 2: Cọc bê tông có cấu trúc vật lý cũng như mục đích sử dụng khác hoàn toàn với kim loại.
Hơi lạc đề chút nhưng nhắc nhở chú [MENTION=34173]ngochoi[/MENTION] rằng "không biết thì đừng chém gió loạn xạ nhé.
1. Thép ống cũng có thể gọi là kim loại dạng ống, đó là hình dạng cung cấp của kim loại. Theo đó sẽ có các dạng: tấm, dây, lá, ống, thỏi, khối ...
2. Chú mi đã nhìn thấy các ống hoặc thép hàn dạng hộp dùng trong lõi cột bê tông bao giờ chưa? Nếu chưa thì tra google theo từ khóa "kingpost" nhé.
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: tại sao có thể chồn kim loại phình thành hình trống được?

Nhân tiện thấy các bác nhiệt tình trả lời vui vẻ em cũng muốn hỏi bác MrGiang99 và các bác Members khác một câu: Tại sao người ta không dùng kim loại dạng ống để làm đinh tán mà chỉ dùng vào việc khác như (cọc bê tông)?
Tặng bạn cái đinh tán kim loại dạng ống :D

Tiếng việt thì gọi nó là đinh rút nhưng nó vẫn là một loại thuộc họ rivet (đinh tán)
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: tại sao có thể chồn kim loại phình thành hình trống được?

Mấy hôm nay bận quá nên em không vào diễn đàn, bác Nova và mọi người thông cảm. Câu hỏi về chồn khá hay và cũng không nhất thiết phải viện dẫn quá nhiều công thức hay thuật toán đâu. Bạn chỉ cần nhớ lại 2 định luật cơ bản của Gia công Áp lực :
Định luật thể tích không đổi : Trước và sau biến dạng thì thể tích vật không đổi
Nguyên tắc trở lực biến dạng nhỏ nhất : Các chất điểm trong vật thể biến dạng sẽ dịch chuyển trên phương nào có trở lực nhỏ nhất.

Như vậy 1 khối trụ đặc khi chồn phải là 1 khối trụ đặc có thể tích bằng với khối trụ ban đầu chứ? sao lại phình tang trống? :) . Bạn quên mất rằng giữa búa và mặt trên khối trụ, giữa đe và mặt dưới khối trụ đều có ma sát lớn! Chính ma sát này giữ phần vật liệu tiếp xúc với đe và búa không dịch chuyển . Phần thân đương nhiên chả có gì cản và nó phình ra thành tang trống .
** Tóm lại vấn đề ở đây là ma sát ! :)

P/S : Có 1 điều lý thú nếu bạn đọc kỹ " Nguyên tắc trở lực biến dạng nhỏ nhất " --> Bác thợ rèn đặt cục thép có hình dạng bất kì, cứ rèn bằng búa phẳng thì cuối cùng cũng ra 1 vật tròn ! :)
 
Ðề: tại sao có thể chồn kim loại phình thành hình trống được?

Vâng! Cám ơn các bác đã cố vấn rất nhiệt tình cho em. Ý em muốn hỏi câu sau là tại sao người ta không hay dùng kim loại dạng ống-trụ để làm đinh tán, nếu như so với khối kim loại dạng trụ - nguyên khối. Cái đinh tán dạng trụ rỗng có dùng cốt là hình côn ở giữa để tán thì em cũng đã dùng nhiều trong việc chế tạo & sản xuất của mình nên cũng biết chứ ạ.
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: tại sao có thể chồn kim loại phình thành hình trống được?

Vâng! Cám ơn các bác đã cố vấn rất nhiệt tình cho em. Ý em muốn hỏi câu sau là tại sao người ta không hay dùng kim loại dạng ống-trụ để làm đinh tán, nếu như so với khối kim loại dạng trụ - nguyên khối. Cái đinh tán dạng trụ rỗng có dùng cốt là hình côn ở giữa để tán thì em cũng đã dùng nhiều trong việc chế tạo & sản xuất của mình nên cũng biết chứ ạ.
Bạn vẫn sử dụng đinh tán trong chế tạo và sản xuất chắc bạn biết công thức tính độ bền mối ghép đinh tán chứ? Tính toán ứng suất cắt nó liên quan đến diện tích mặt cắt ngang, mà đinh tán đặc với rỗng thì diện tích mặt cắt ngang...
 
Last edited:
Ðề: tại sao có thể chồn kim loại phình thành hình trống được?

[MENTION=10764]Tieubu[/MENTION]: Em thanks câu trả lời của bác nhưng nói DisLike với câu trả lời. Em là người sản xuất cũng giống bao người sản xuất khác, sau khi đã ứng dụng thành tựu khoa học + kinh nghiệm thực tế vào sản xuất, bây giờ là lúc em đi tìm hiểu vấn đề. Em muốn có sự giải thích của các nhà khoa học và kỹ sư chứ em có hiểu gi đâu mà bác nói em đưa ra công thức nhỉ.
 
N

ngochoi

Author
Ðề: tại sao có thể chồn kim loại phình thành hình trống được?

Hơi lạc đề chút nhưng nhắc nhở chú @ngochoi rằng "không biết thì đừng chém gió loạn xạ nhé.
1. Thép ống cũng có thể gọi là kim loại dạng ống, đó là hình dạng cung cấp của kim loại. Theo đó sẽ có các dạng: tấm, dây, lá, ống, thỏi, khối ...
2. Chú mi đã nhìn thấy các ống hoặc thép hàn dạng hộp dùng trong lõi cột bê tông bao giờ chưa? Nếu chưa thì tra google theo từ khóa "kingpost" nhé.
Cám ơn bác đã góp ý, trước khi comment lại tôi đã tra kĩ trên từ điển Wikipedia thì không thấy có kim loại ống, còn nếu bác có ý định gọi thép ống là kim loại dạng ống thì tùy bác,
Bác có thể tra từ điển theo địa chỉ này http://vi.wikipedia.org/wiki/Kim_loại
Tôi có thể tìm thấy kim loại màu, kim loại quý (tên gọi chung của các kim loại vàng, bạc, bạch kim, rodi, Indi, nhưng tìm mãi không có kim loại dạng ống, nếu đây là khái niệm mới tôi xin tiếp thu.
Còn tra kingpost tôi theo một link trang web, nhưng không vào được, vào các trang khác thì không thấy có gì giải thích cho tôi rõ hơn, phiền bác copy một đoạn trang web để tôi có thể đọc và tham khảo!
Trân trọng!
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: tại sao có thể chồn kim loại phình thành hình trống được?

Vậy thì kính thưa đồng chí [MENTION=34173]ngochoi[/MENTION], không hiểu đồng chí có khả năng đọc hiểu TIẾNG VIỆT hay không mà đồng chí cứ tự khoe cái "thông minh" của mình ra để coi thường người khác như vậy.

1. Đọc kỹ lại nội dung đánh dấu xem đang nói về cái gì đã nhé. "Kim loại dạng ống" và "kim loại ống" là 2 cụm từ hoàn toàn khác nhau cả về ngữ lẫn nghĩa.
Tớ chắc rằng cậu có kiến thức tốt về chuyên ngành, nhưng rất hạn chế kiến thức về các ngành khác và xã hội,
Thứ 1: Làm gì có kim loại dạng ống.
Thứ 2: Cọc bê tông có cấu trúc vật lý cũng như mục đích sử dụng khác hoàn toàn với kim loại.
Cám ơn bác đã góp ý, trước khi comment lại tôi đã tra kĩ trên từ điển Wikipedia thì không thấy có kim loại ống, còn nếu bác có ý định gọi thép ống là kim loại dạng ống thì tùy bác,
Bác có thể tra từ điển theo địa chỉ này http://vi.wikipedia.org/wiki/Kim_loại
Tôi có thể tìm thấy kim loại màu, kim loại quý (tên gọi chung của các kim loại vàng, bạc, bạch kim, rodi, Indi, nhưng tìm mãi không có kim loại dạng ống, nếu đây là khái niệm mới tôi xin tiếp thu.
Còn tra kingpost tôi theo một link trang web, nhưng không vào được, vào các trang khác thì không thấy có gì giải thích cho tôi rõ hơn, phiền bác copy một đoạn trang web để tôi có thể đọc và tham khảo!
Trân trọng!
2. Về kingpost, đây là định nghĩa theo wikipedia: http://en.wikipedia.org/wiki/King_post . Còn theo tên tiếng Việt thì người ta gọi là hệ cột chống, trong xây dựng thường được dùng làm các lõi cột khi thi công tầng hầm theo phương pháp top down. Tuy nhiên, chuyện này là ngoài lề của MES nên miễn bàn ở đây. Nếu đồng chí google không ra kingpost thì có lẽ Google giờ có thêm chế độ lọc thông minh, không đưa các thông tin có chứa kiến thức quá cao so với trình độ của người tìm ... vì đồng chí chỉ tìm được 1 cái link chết, còn khi tôi google thì được "Khoảng 1.210.000 kết quả (0,18 giây) "
[ANH]2AF7_50BCBED3[/ANH]
 
Ðề: tại sao có thể chồn kim loại phình thành hình trống được?

Các bài viết tới đây là bị loãng và chuyển chủ đề hết rồi.
Chủ topic hỏi"
[h=2]tại sao có thể chồn kim loại phình thành hình trống được? "[/h]Đầu tiên chủ TOPIC nên hiểu chồn là gì? - Tiếng anh có thể gọi chồn là SWAGING
http://en.wikipedia.org/wiki/Swaging
Mà chủ topic hỏi tại chồn mà phình thành hình trống được thì mình xin bó tay. Mỗi năm mình chồn cũng khoang 2000 ống mà chưa thấy ống nào phình thành hình trống được.
Các bác có ý kiến nào hay không mình xin tiếp tục học hỏi
 
N

ngochoi

Author
Ðề: tại sao có thể chồn kim loại phình thành hình trống được?

Vậy thì kính thưa đồng chí @ngochoi, không hiểu đồng chí có khả năng đọc hiểu TIẾNG VIỆT hay không mà đồng chí cứ tự khoe cái "thông minh" của mình ra để coi thường người khác như vậy.

1. Đọc kỹ lại nội dung đánh dấu xem đang nói về cái gì đã nhé. "Kim loại dạng ống" và "kim loại ống" là 2 cụm từ hoàn toàn khác nhau cả về ngữ lẫn nghĩa.




2. Về kingpost, đây là định nghĩa theo wikipedia: http://en.wikipedia.org/wiki/King_post . Còn theo tên tiếng Việt thì người ta gọi là hệ cột chống, trong xây dựng thường được dùng làm các lõi cột khi thi công tầng hầm theo phương pháp top down. Tuy nhiên, chuyện này là ngoài lề của MES nên miễn bàn ở đây. Nếu đồng chí google không ra kingpost thì có lẽ Google giờ có thêm chế độ lọc thông minh, không đưa các thông tin có chứa kiến thức quá cao so với trình độ của người tìm ... vì đồng chí chỉ tìm được 1 cái link chết, còn khi tôi google thì được "Khoảng 1.210.000 kết quả (0,18 giây) "
[ANH]2AF7_50BCBED3[/ANH]
Dear bác Worm!
Chân thành cảm ơn bác với những gì bác search cho tôi, để khỏi nhầm lẫn giữa 2 comment của tôi thì tôi khẳng định lại rằng khái niệm " kim loại dạng ống" đối với tôi còn quá mới, qua topic này tôi đã hiểu thêm một khái niệm "kim loại dạng ống" là cách nói tắt của hình dạng một vật có dạng ống và làm bằng kim loại, chính xác hơn thì kim loại dạng ống ở đây được hiểu là cái ống làm bằng sắt.
Còn king post là cái ống hình trụ bằng sắt dùng làm các lõi cột để thi công tầng hầm, cái này theo bác worm nói Kingpost (cọc sắt) giống cọc bê tông. Thôi thì vượt qua cái chủ đề này là những khái niệm mới, những cách so sánh mới trong cách viết bài mạng.
Dù sao cũng cảm ơn bác chia sẻ, về phần tôi thì tôi thích nhất bài của bác lddung :"Nguyên tắc trở lực biến dạng nhỏ nhất : Các chất điểm trong vật thể biến dạng sẽ dịch chuyển trên phương nào có trở lực nhỏ nhất.", comment đầy tính khoa học và diễn tả trọng tâm của topic này.
Xin phép không comment thêm ở đây nữa.
 
Ðề: tại sao có thể chồn kim loại phình thành hình trống được?

Mấy hôm nay bận quá nên em không vào diễn đàn, bác Nova và mọi người thông cảm. Câu hỏi về chồn khá hay và cũng không nhất thiết phải viện dẫn quá nhiều công thức hay thuật toán đâu. Bạn chỉ cần nhớ lại 2 định luật cơ bản của Gia công Áp lực :
Định luật thể tích không đổi : Trước và sau biến dạng thì thể tích vật không đổi
Nguyên tắc trở lực biến dạng nhỏ nhất : Các chất điểm trong vật thể biến dạng sẽ dịch chuyển trên phương nào có trở lực nhỏ nhất.

Như vậy 1 khối trụ đặc khi chồn phải là 1 khối trụ đặc có thể tích bằng với khối trụ ban đầu chứ? sao lại phình tang trống? :) . Bạn quên mất rằng giữa búa và mặt trên khối trụ, giữa đe và mặt dưới khối trụ đều có ma sát lớn! Chính ma sát này giữ phần vật liệu tiếp xúc với đe và búa không dịch chuyển . Phần thân đương nhiên chả có gì cản và nó phình ra thành tang trống .
** Tóm lại vấn đề ở đây là ma sát ! :)

P/S : Có 1 điều lý thú nếu bạn đọc kỹ " Nguyên tắc trở lực biến dạng nhỏ nhất " --> Bác thợ rèn đặt cục thép có hình dạng bất kì, cứ rèn bằng búa phẳng thì cuối cùng cũng ra 1 vật tròn ! :)
hi bác e có ý kiến thế này ko biết có đúng không, đúng là nó phụ thuộc vào các định luật của gia công, nhưng mà nó xảy ra biến dạng như hình trống còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như vật liệu,điều kiện bên ngoài.Các định luật gia công chỉ giải thích tại sao nó có hình dáng thế thôi,còn nếu giải thích đúng thì phải giải thích bằng vật liệu học(do cấu trúc tinh thể, các mặt trượt và phương trượt ,tồn tại khuyết tật, lệch...)
Còn theo gia công áp lực thì là biến dạng không đều.Đúng hơn là lực ma sát ngoài, nó cản trở quá trình biến dạng trượt của vật. Lực ma sát này nó tác dụng không đều lên toàn bộ thể tích của vật ( trên và dưới có búa và đe nên lực ma sat lớn nhất sau đó lực giảm dần theo các vị trí khác) .

E giải thích bằng tiếng nga ok, nhưng mà bằng tiếng việt hơi khó nên nó hơi lủng củng các bác ai mà biết tiếng nga thì đọc thêm để hiểu kĩ nhé :d


 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: tại sao có thể chồn kim loại phình thành hình trống được?

Đúng vậy, những vấn đề này ban đầu có 1 số anh em đã trình bày rồi, mình không nhắc lại nữa. Có điều đây là khoa học ứng dụng, người hỏi cũng không hẳn là dân chuyên sâu về lĩnh vực này. Vì vậy, mình cố gắng giảm bớt tính hàn lâm và dùng cách giải thích sao cho dân gian dễ hiểu nhất, phục vụ đa số mọi người luôn thể .

Nếu bạn đang học/ làm việc ở Nga bạn có thể dùng tiếng Nga nguyên bản ( đôi khi thuật ngữ chuyên ngành tương đương trong tiếng Việt bạn chưa rõ..) . Mình và 1 số anh em sẽ giúp bạn chuyển sang tiếng Việt trong khả năng có thể.

Hoanh nghênh bạn chia sẻ nhiều kiến thức , kinh nghiệm nữa cho diễn đàn! :)
 
Ðề: tại sao có thể chồn kim loại phình thành hình trống được?

Đúng vậy, những vấn đề này ban đầu có 1 số anh em đã trình bày rồi, mình không nhắc lại nữa. Có điều đây là khoa học ứng dụng, người hỏi cũng không hẳn là dân chuyên sâu về lĩnh vực này. Vì vậy, mình cố gắng giảm bớt tính hàn lâm và dùng cách giải thích sao cho dân gian dễ hiểu nhất, phục vụ đa số mọi người luôn thể .

Nếu bạn đang học/ làm việc ở Nga bạn có thể dùng tiếng Nga nguyên bản ( đôi khi thuật ngữ chuyên ngành tương đương trong tiếng Việt bạn chưa rõ..) . Mình và 1 số anh em sẽ giúp bạn chuyển sang tiếng Việt trong khả năng có thể.

Hoanh nghênh bạn chia sẻ nhiều kiến thức , kinh nghiệm nữa cho diễn đàn! :)
Vâng ok anh :) e học năm 4 thôi, năm nay mới tốt nghiệp cử nhân nên kiến thức cũng không nhiều lắm. E được học hết về gia công áp lực như dập, kéo, ép, nhưng mà học chuyên sâu thì là về cán ống :) ( cái này ở vn ít). Ở bách khoa cũng có nhiều thầy học trường e ra mà (những thầy già thui, trẻ chắc chỉ có ở học viên kĩ thuật quân sự). E add nik yahoo và skype của a nhé để có gì thắc mắc hoặc trao đổi cho dễ dàng , được không ạ ?? { cũng không rõ bác bao nhiêu tuổi nhưng mà cho e xưng anh cho nó trẻ nhé :d)
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: tại sao có thể chồn kim loại phình thành hình trống được?

Rất hoan nghênh bạn tham gia thảo luận dưới mọi hình thức , nhưng đọc kĩ nội quy nhé ( tuyệt đối không dùng ngôn ngữ mất gốc, phản cảm VD " thui " ) :) . Cậu học trường và khoa nào vậy? Hãy tiếp tục post các bài mới cũng như chia sẽ các kiến thức kinh nghiệm trong lĩnh vực này em nhé.
 
Ðề: tại sao có thể chồn kim loại phình thành hình trống được?

E học trường đại học tổng hợp nghiên cứu công nghệ quốc gia ( tên gọi cũ là trường đại học thép và hợp kim Matxcova){Национальный исследовательский технологический университет "МИСИС"}
trường công nghệ và kĩ thuật {Института Экотехнологий и Инжиниринга} Khoa công nghệ và thiết bị sản xuất ống {Кафедра технологии и оборудования трубного производства (ТОТП)}. chuyên ngành sản xuất ống và gia công áp lực { «Трубное производство» «Обработка металлов давлением» } E sẽ rút kinh nghiệm và cố gắng ah. Các bác cần tài liệu gì hay vấn đề gì cứ liên hệ e :1: .Tài liệu thì thư viện trường nhiều lắm,sách ở VN chủ yếu dịch từ tiếng nga ra mà. Còn vần đề gì các bác hỏi, e không biết e sẽ lên trường hỏi các thầy hộ cho các bác :3:
 
H

hieugcalk53

Author
Ðề: tại sao có thể chồn kim loại phình thành hình trống được?

Mới hôm rồi học môn vật liệu học của cô Hằng bên bộ môn vật liệu dạy nên kiến thức còn nhớ như in, giải thích độ phình tang trống như anh Dũng là quá chính xác rồi, còn bạn bahuy bảo là còn xét tới cấu trúc tinh thể mặt trượt phương trượt gì đó thì chỉ là ở phần vi mô thôi, còn xét trên diện vĩ mô ( cả khối kim loại ) thì khối kim loại được xem như là có tính chất đẳng hướng nên sự trượt của đa tinh thể ( gây ra biến dạng dẻo ) theo mọi phương là như nhau đó khi gặp trở lực nó sẽ phình ra hai bên, còn ma sát giữa phôi với chày, cối khác nhau thì sẽ tạo ra hình dáng khác nhau, nếu ma sát tiếp xúc giữa phôi với chày lớp hơn phôi với cối thì sau khi dập phôi có dạng nón cụt, mấy cái dạng chồn khối này nhà mình đã làm mô phỏng bằng deform không dưới chục lần rồi, thay đổi hết các thông số ma sát, vật liệu, nhiệt độ, vận tốc dập, tỷ số H/D,...Cái đinh mà đóng vào nền cứng, do tỷ số chiều cao/ đường kính > 2,5 nên cái đinh chưa kịp phồng ra chỗ nào thì đã bị cong gập do mất ổn định rồi, muốn đóng cái đinh mà để cho nó phình ra ở thân thì phải làm giống nguyên công chồn trong khuôn khuôn kín :D
 
Top