Tại sao ngành đúc của việt nam không phát triển mạnh?

  • Thread starter hocduc
  • Ngày mở chủ đề
H

hocduc

Author
Công ty tôi chuyên nhập khẩu phân phối phụ tùng máy xúc máy ủi, Mỗi tháng nhập khẩu khoảng 60tấn sản phẩm đúc của Trung Quốc (sản phẩm đúc chính xác giá khoảng 25.000-28.000đồng/1kg; sản phảm thường thì 17.000-20.000đ/kg). Ngoài bên tôi ra thì còn rất nhiều nhà nhập khẩu khác, tổng số ước tính khoảng 400-500tấn/tháng
Tôi cũng tìm nhiều nhà sản xuất trong nước nhưng qua tham khảo thì thấy: Chất lượng cũng không hơn mà giá thành lại đắt hơn. Yếu tố giá thành (chất lượng cũng tương đối) đã làm cho Trung quốc trở thành nơi sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đúc lớn nhất thế giới
Tại sao người Trung quốc làm được mà Việt nam mình lại chưa làm được?
Rất mong nhận sự trao đổi của các Bạn
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Tại sao ngành đúc của việt nam không phát triển mạnh?

Một câu hỏi rất thú vị.

Lúc tôi học ở ĐHBK năm 2002, môn công nghệ vật liệu dùng sách của Nghiêm Hùng - cuốn sách này xuất bản từ những thập niên 80 và hình như chưa hề có thay đổi gì lớn. Tuổi thọ của nó bằng mấy cái cây..cổ thụ trong trường.

Nhưng bạn yên tâm, chúng ta có chính sách "đi tắt, đón đầu", chấp Trung Quốc đi trước,rồi ta sẽ vượt qua họ nhanh thôi..:41::41:
 
Ðề: Tại sao ngành đúc của việt nam không phát triển mạnh?

http://vietbao.vn/Kinh-te/Ly-g[MEDIA=youtube]a-chuyen[/MEDIA]-hang-Trung-Quoc-gia-re/30148462/88/
http://www.shico.com/tin-kinh-te-do...sach-ty-gia-kieu-“an-xin”-cua-Trung-Quoc.html
http://vietnamnet.vn/thegioi/200912/Chinh-sach-ty-gia-cua-Trung-Quoc-bop-meo-nen-kinh-te-883519/
đây là vài bài viết tham khạo . Một phần giá của họ rẻ là do được nhà nước hỗ trợ rất nhiệu
Mình tin vào chính sách đi trước đón đầu của nhà nước mịnh nếu được hỗ trợ Vietnam không thua kém gì TQ cả !
 
Last edited:

TAMAC

Active Member
Ðề: Tại sao ngành đúc của việt nam không phát triển mạnh?

Một phần giá của họ rẻ là do được nhà nước hỗ trợ rất nhiệu
Mình tin vào chính sách đi trước đón đầu của nhà nước mịnh nếu được hỗ trợ Vietnam không thua kém gì TQ cả !
Đúng là TQ có nhiều chính sách vĩ mô giỏi để hỗ trợ cho việc xuất khẩu, cả thế giới đều lo ngại điều đó.
Tôi thây chính sách đi tắt đón đầu cũng có mặt trái đó là sv chỉ thích học những ngành hot chứ mấy ai thích học đúc đâu? Ngay trong Mes box CN đúc cũng rất buồn, phần nhiều các bài viết, câu hỏi lại do các bạn học cơ khí cần hiểu về đúc khi làm bài tập lớn nêu lên :23:
 
H

hocduc

Author
Ðề: Tại sao ngành đúc của việt nam không phát triển mạnh?

http://vietbao.vn/Kinh-te/Ly-g
-hang-Trung-Quoc-gia-re/30148462/88/

http://www.shico.com/tin-kinh-te-doanh-nghiep/1422-Chinh-sach-ty-gia-kieu-%E2%80%9Can-xin%E2%80%9D-cua-Trung-Quoc.html
http://vietnamnet.vn/thegioi/200912/Chinh-sach-ty-gia-cua-Trung-Quoc-bop-meo-nen-kinh-te-883519/
đây là vài bài viết tham khạo . Một phần giá của họ rẻ là do được nhà nước hỗ trợ rất nhiệu
Mình tin vào chính sách đi trước đón đầu của nhà nước mịnh nếu được hỗ trợ Vietnam không thua kém gì TQ cả !
Tôi đọc thấy bài này viết rất hay
http://vietbao.vn/Kinh-te/Ly-g
-hang-Trung-Quoc-gia-re/30148462/88/

và ngoài các yếu tố như nhà nước hỗ trợ... Tôi cũng thấy về trình độ; công nghệ và quy mô họ hơn hẳn việt nam ta, tuy nhiên để cạnh tranh ở thị trường nội địa thì có thể mình vẫn lợi thế.
Tôi chưa được được rõ chính sách đi trước đón đầu của nhà nước mình
Có anh em nào biệt giới thiệu để cùng tham khảo?
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Tại sao ngành đúc của việt nam không phát triển mạnh?

cảm ơn bác lehai ! việc chính sách nhà nước thì nếu bạn hocduc không rõ thì chẳng ai rõ cả, vì chính sách của nhà nước phải được phổ biến rộng rãi cho toàn dân biết - Thôi không nói chuyện chính trị ở đây nữa.
còn về máy móc hiện đại thì bạn nhầm rồi. TQ cũng chưa chế tạo được máy như thế mà vẫn phải nhập - thế yếu tố ở đây là tiền đúng không ? Vấn đề là đầu tư sản xuất chưa có lợi thì dân mình chưa đầu tư thôi. chứ bạn thấy các dòng xe siêu sang mình có thua kém nước nào trên thế giới đâu ???
Nhưng mà tôi vẫn chưa hiểu đầu tư vào xe cộ thì có lợi gì nhỉ ???????????????????????????????????????????
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Tại sao ngành đúc của việt nam không phát triển mạnh?

Hàng hóa, thiết bị TQ... vào VN được lựa chọn khi ta cần thứ dùng cũng được, giá rẻ phần nhiều do công nghiệp địa phương của TQ làm, còn hàng tốt của TQ thì giá cũng đâu có rẻ. Nhân chuyện này xin spam chút đó là thuốc là và bia là thứ được rất nhiều người sử dụng thì TQ lại chịu thua hàng VN mà ở đây không phải là vấn đề giá???
 
Ðề: Tại sao ngành đúc của việt nam không phát triển mạnh?

Hàng hóa, thiết bị TQ... vào VN được lựa chọn khi ta cần thứ dùng cũng được, giá rẻ phần nhiều do công nghiệp địa phương của TQ làm, còn hàng tốt của TQ thì giá cũng đâu có rẻ. Nhân chuyện này xin spam chút đó là thuốc là và bia là thứ được rất nhiều người sử dụng thì TQ lại chịu thua hàng VN mà ở đây không phải là vấn đề giá???
bác LEHAI làm một bài phân tích cho mọi người rõ đi !
 
Ðề: Tại sao ngành đúc của việt nam không phát triển mạnh?

Về sản phẩm Trung Quốc rẻ, mình có tham khảo ý kiến của nhiều người và được biết:
- Một số nhà sản xuất và nhà cung cấp vật tư cho ngành đúc được nhà nước trợ giá. Các đơn vị này này chủ yếu giải quyết vấn đề việc làm. Chất lượng hàng hóa do các đơn vị này chỉ ở mức tàm tạm. Điều kiện thanh toán không tốt.
- Phần còn lại (nhà sản xuất tư nhân và đầu tư nước ngoài) thì có chi phí sản xuất tuơng đuơng với các nước trong khu vực. Đối với một số mặt hàng thì Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu vì có chi phí sản xuất cao và chất lượng không đảm bảo. Chuyên gia phía mình cho biết: "Hiện nay vật đúc nhôm áp lực của Đức xuất sang Trung Quốc nhiều hơn của Trung Quốc xuất sang Đức."

Như vậy, vấn đề trợ giá chỉ phần nào làm giá sản phẩm Trung Quốc rẻ.

Mình ở trong TP. HCM, có cơ hội làm việc chung với nhiều nhà sản xuất. Qua quá trình đó mới thấy rằng: thời gian phát triển sản phẩm dài, chi phí cho thử nghiệm lớn, phế phẩm nhiều. Có nhiều cách để giải quyết vấn đề này, suy nghĩ thông thường nhất là: tăng quy mô, tự động hóa.

Trong các ngành khác việc tăng quy mô, tự động hóa khâu sản xuất có thể giảm giá thành. Tuy nhiên trong ngành đúc, điều này chưa đủ. Nếu Thiết kế đúc(*) không tốt, tăng quy mô, tự động hóa sản xuất rất dễ tăng thiệt hại.

(*) Thiết kế đúc không chỉ liên quan thiết kế hệ thống rót, đậu ngót, vật mẫu, khuôn mà còn bao bao gồm các vấn đề liên quan đến quy trình, quá trình đúc (ví dụ các quyết định về loại sơn khuôn, nhiệt độ rót, thời gian rót, cách dùng chất phụ gia...).

Nhân đây, hocduc có thể up lên một vài chi tiết và yêu cầu để mình xem thử Việt Nam có làm được hay không (làm được theo ý nghĩa thỏa mãn yếu tố giá cả và kỹ thuật).
 
Last edited:
Ðề: Tại sao ngành đúc của việt nam không phát triển mạnh?

@lehai: Cám ơn anh lehai.

Đối với sản phẩm đúc mẫu chảy, em đã tư vấn thành công cho một đơn vị sản xuất tại TP. HCM rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm từ 2-3 tháng xuống còn 10 ngày, giảm hơn 30% chi phí sản xuất. Hàng xuất sang Úc.

Trong trường hợp này, nếu có thể, cho em xin hình (bản vẽ càng tốt), khối lượng chi tiết, sản lượng và điều kiện nghiệm thu thành phẩm (giá cả có thể pm hoặc post ở đây cũng được).

Trân trọng.
 
Last edited:
H

hocduc

Author
Ðề: Tại sao ngành đúc của việt nam không phát triển mạnh?

@lehai: Cám ơn anh lehai.

Đối với sản phẩm đúc mẫu chảy, em đã tư vấn thành công cho một đơn vị sản xuất tại TP. HCM rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm từ 2-3 tháng xuống còn 10 ngày, giảm hơn 30% chi phí sản xuất. Hàng xuất sang Úc.

Trong trường hợp này, nếu có thể, cho em xin hình (bản vẽ càng tốt), khối lượng chi tiết, sản lượng và điều kiện nghiệm thu thành phẩm (giá cả có thể pm hoặc post ở đây cũng được).

Trân trọng.
Em khong có bản vẽ thiết kế chỉ có:
Sản phẩm của bên em là Răng lợi gầu máy xúc như five đính kèm
Còn thành phần kim loại do nhà sản xuất đưa ra là
Analysis % of productsC Mn
SiCrMo Ni 0.260.321.001.30.40.60.70.9≤0.25≤0.250.180.251.00.200.40.60.50.7≤0.25≤0.25

yêu cầu kỹ thuậtRange of applicationMechanical propertiesHardnessImpact strength (VNotch) Tensile Strength (Mpa)all teeth and tipsHRC48~52akv≥20J/cm2≥1450tooth adaptersHRC38~43akv≥25J/cm2≥1200

Đúc theo phương pháp mẫu chẩy (dùng Wax)

Em cũng sắp vào thành Phố HCM, anh có thể cho em địa chỉ đt để anh em gặp nhau được không?
Cảm ơn anh nhiều
Thân/Tùng
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Tại sao ngành đúc của việt nam không phát triển mạnh?

@hocduc: mình đang làm cho Foseco Vietnam, Văn phòng ở số 10 Trần Văn Dư, P.13, Q. Tân Bình. Số di động 0913.69.32.68. Rất hân hạnh được gặp bạn. Khi nào vào nhớ gọi mình để cùng trao đổi thêm.

Còn về file đính kèm, mình tìm hoài mà không thấy. Bạn có thể đính kèm lại hoặc gửi vào địa chỉ email jthinh99@gmail.com để mình tham khảo thêm.

Trân trọng.
 
Last edited:
H

hocduc

Author
Ðề: Tại sao ngành đúc của việt nam không phát triển mạnh?

Cam ơn anh Thịnh nhiều

Đúc mẫu chẩy trong sài gòn phát triển hơn hà nội có nhiều nhà máy hơn
không biết giá vật liệu làm khuôn ở trong đấy có thấp hơn hà nội không anh?
1/ Bột Zircon 65% 200mesh ........../kg
2/ Cát Zircon100mesh ........./kg
3/ Bột Magnesium oxit 200mesh ........../kg
4/ Cát Magnesium oxit22S, 35S, 60S ........../kg
5/ Keo 830 ........../kg
6/ Keo 1430, 30S ...../kg
Trân trọng
 
Last edited by a moderator:
V

Vo HuyThanh

Author
Ðề: Tại sao ngành đúc của việt nam không phát triển mạnh?

Tôi từng có nhiều năm làm trong ngành đúc phụ tùng xe hơi ở Nhật nên cũng có chút hiểu biết về việc này. Tôi nghĩ rằng nghành đúc ở Vn không phát triển vì nhiều lý do:
1) Thứ nhất : Ngành đúc là ngành đầu tư nhiều vốn nhưng thu lãi không nhiều, khó thu hồi vốn. Nếu đúc sản xuất hàng loạt thì giá thành rất rẻ , hiện tại hầu như các nước đều tính giá trị sản phẩm đúc trên kg thành phẩm bằng khoảng 2 lần giá vật liệu. Ngay tại Nhật nghề đúc cũng đang chết dần chết mòn, có những khu công nghiệp gồm hàng trăm hãng chuyên đúc hàng cho HONDA và TOYOTA ở tỉnh Saitama của Nhật đã phải đóng cửa. Muốn đúc có lợi nhuận cao thì phải có công nghệ và kỹ thuật đặc biệt, đúc được những món hàng mà không ai làm được hoặc đúc hàng thử nghiệm với số lượng ít , giá cao. Lấy ví dụ một vỏ động cơ đúc thử nghiệm của xe HONDA CIVIC có thể thu được khoảng 100.000 USD đến 500.000USD trong khi đúc hàng loạt thì mỗi vỏ động cơ chỉ có giá khoảng 35 đến 50USD.
2) Thứ hai là Công nghệ đúc. Hiện tại kỹ thuật đúc rất đa dạng , từ đúc khuôn cát đến áp lực, bán lỏng , bán rắn, dập lỏng , đúc chân không v.v..Hầu hết các công nghệ đúc kỹ thuật cao đều tập trung ở Nhật, Đức và Mỹ.Các kiến thức dạy về kỹ thuật đúc trong các đại học nói chung là sơ sài, không chỉ VN mà ngay cả Nhật cũng vậy do các giáo sư khó có cơ hội tiếp cận các công nghệ tiên tiến trong các xí nghiệp lớn do vấn đề đề bảo mật kỹ thuật. Các tài liệu trong đại học mà tôi có thể đọc được thì đều là những kỹ thuật đúc từ năm 60. Các công nghệ như đúc khuôn cát FURAN với tiền đầu tư thấp v.v.. thì ở Nhật đã bị cấm do tác hại gây ung thư cho người làm cũng như ảnh hưởng đến môi trường. Trong tương lai tôi nghĩ ở VN chắc cũng sẽ bị cấm dùng các loại công nghệ này. Vì vậy nếu các em sinh viên VN có du học học về ngành đúc thì cũng chịu thua vì không thể học được các công nghệ mới. Nếu em nào du học ở Nhật thì tốt nhất là nên tìm một hãng nào đó vào làm để tiếp thu công nghệ năm mười năm rồi mới về VN, nếu không thì kiến thức thu gom ở đại học của Nhật cũng chỉ là mớ giấy lộn.
3) Nhân tài : Như đã nói ở trên , việc đào tạo nhân tài ngành đúc nói chung khó vì đòi hỏi người thầy phải có kinh nghiệm thực thụ trong hãng xưởng, biết nhiều công nghệ đúc mới không chỉ qua sách vở. Ở VN nhìn chung có thể nói giáo sư giỏi về ngành đúc chắc không có. Người Việt ở Nhật thì có giáo sư Huy là một chuyên gia đầu ngành về đúc của Nhật từng làm giám đốc xưởng đúc của HITACHI nhưng ông cũng sắp gần đất xa trời.
4) Trợ giúp của chính phủ: Theo tôi biết thì chính phủ VN không có một chiến lược dài hạn để phát triển công nghiệp , trong đó có công nghiệp đúc. Thông thường ngành đúc thường phát triển theo ngành xe hơi hoặc công nghiệp nặng. Chính phủ không có một chính sách hỗ trợ vốn để lập hãng xưởng như Nhật, Thái Lan hay Trung Quốc. Ngành xe hơi thì cho tới giờ phút này thì có thể nói là ở VN chỉ là con số không, đơn thuần chỉ là lắp ráp để tránh thuế nhập cảng thì đúng hơn. Lúc trước tôi có tư vấn cho Bộ kế Hoạch Đầu tư khi công ty đúc lớn của Nhật là ISUZU CASTING dự định sang VN lập nhà máy, tuy nhiên chính sách thay đổi xoành xoạch và hệ thống công chức quan liêu đã làm cho ISUZU Casting nản và họ đã chuyển sang đầu tư ở Thái Lan là nơi được coi là cường quốc thứ hai trên thế giới về ngành đúc cơ khí chính xác (Khảong 70% sản phẩm đúc dùng trong công nghệ xe hơi của Nhật hiện tại đến từ Thái lan). Chính phủ Thái lan đã lợi dụng triệt để chương trình đào tạo Tu nghiệp sinh của Nhật để đào tạo nhân lực trong ngành đúc trong gần 15 năm gần đây. (Hiện tại nhân tài về ngành đúc của Thái Lan, nhất là ngành gia công khuôn mẫu của họ đã vượt qua Đại hàn, chỉ đứng sau Nhật trong lãnh vực chế tạo khuôn sắt).
5) Vật liệu: giá thành vật liệu ở VN theo tôi biết thì thuộc vào hạng đắt nhất thế giới do không có chính sách trợ giá hay bảo hộ của chính phủ. Đây là một trở lực lớn nếu VN muốn cạnh tranh với các nước trong khu vực như Thai lan hay Trung Quốc.
6) Thị trường tiêu thụ sản phẩm đúc kim loại của VN nói chung là nhỏ, VN không có các tập đoàn sản xuất lớn có khả năng chế tạo theo đó sẽ tiêu thụ sản phẩm đúc số lượng lớn. Điều này sẽ khiến cho giá thành sản phẩm đúc ở VN sẽ bị dội lên cao. Các hãng Nhật ở VN muốn chính phủ VN lập ra hay hỗ trợ thành lập các công ty vệ tinh chế tạo sản phẩm đúc để nâng tỷ lệ nội địa hóa, nhưng mà quan chức ở VN tầm nhìn hạn hẹp chỉ muốn đi tắt đón đầu tức là mong người ta làm sẵn cho mình hay là ăn cắp kỹ thuật , điều này tôi nghĩ vô vọng vì không có công ty tư bản nào dại khờ dọn bàn sẵn cho người VN ăn cả. Kỹ thuật đưa đến VN phần nhiều là những kỹ thuật đã lỗi thời ở nước họ. Ví dụ xe hơi sản xuất ở VN hầu hết là các phiên bản đã bỏ , không còn sản xuất ở Nhật, hoặc là ở Nhật đã cấm chạy v.v.VN có ăn cắp những kỹ thuật này thì cũng chẳng cạnh tranh được với ai. Trung quốc khôn hơn VN ở chỗ họ lập ra hệ thống công ty vệ tinh sản xuất cho các tập đoàn chế tạo nước ngoài , từ đó thông qua công ty vệ tinh họ vừa làm vừa ăn cắp công nghệ mới, khi tới thời điểm chín muồi thì họ bắt đầu sản xuất.Chính phủ VN giống như đứa bé chưa biết đi mà toàn nói đến chuyện sẽ bay lên trời thì chắc là sẽ té giập mặt.
Trên đây là ý kiến của tôi . Ai hiểu nhiều hơn xin góp ý.
Chúc các đồng nghiệp và bạn trẻ trong diễn đàn vui vẻ , hạnh phúc trong năm mới.
 
Ðề: Tại sao ngành đúc của việt nam không phát triển mạnh?

Đúng là TQ có nhiều chính sách vĩ mô giỏi để hỗ trợ cho việc xuất khẩu, cả thế giới đều lo ngại điều đó.
Tôi thây chính sách đi tắt đón đầu cũng có mặt trái đó là sv chỉ thích học những ngành hot chứ mấy ai thích học đúc đâu? Ngay trong Mes box CN đúc cũng rất buồn, phần nhiều các bài viết, câu hỏi lại do các bạn học cơ khí cần hiểu về đúc khi làm bài tập lớn nêu lên :23:
em là sinh viên khoa công nghệ vật liệu đại học bktpm em đang đi theo mảng thiết kế đúc,đọc xong bài này tự nhiên buồn gê,ko biết có khi nào học xong rùi về phụ mẹ đi bán ở chợ ko nữa,hihi.nhưng mà thui phóng lao thì theo lao thui,mình phải quyết tâm mới hi vọng đổi đời được,mà em đọc trong diễn đàn e thấy đa số các câu hỏi toàn mang tính thực tiễn nhiều lắm,điều này rất tốt khi e ra trường đi làm,nhưng hiện giờ e lại là sinh viên nên e đọc đa số cấc câu hỏi chỉ mang tính thực tiễn mà thôi,đọc nó mà ậm ừ ậm ừ cho qua đê trong đầu rùi hi vọng mau ra trường để áp dụng .mà tài liệu ngành đúc đa số lại là ở nước ngoài nhiều,nên e quyết tâm học anh văn chuyên ngành mà thời gian cũng ko có nhiều nên e học 2 tuần rùi mà anh văn chuyên ngành cũng chưa nhiều lắm,nên e muốn tại diễn đàn này em có thể hỏi các câu hỏi mang tính lý thuyêt được ko ạ,em sẽ cố gắng tìm tài liệu sau đó ko bíêt mới hỏi tới các a hen
 
H

HongKy

Author
Ðề: Tại sao ngành đúc của việt nam không phát triển mạnh?

Bài viết rất bổ ích và hay,xin cảm ơn bác Thanh!
 
Ðề: Tại sao ngành đúc của việt nam không phát triển mạnh?

Tôi từng có nhiều năm làm trong ngành đúc phụ tùng xe hơi ở Nhật nên cũng có chút hiểu biết về việc này. Tôi nghĩ rằng nghành đúc ở Vn không phát triển vì nhiều lý do:
1) Thứ nhất : Ngành đúc là ngành đầu tư nhiều vốn nhưng thu lãi không nhiều, khó thu hồi vốn. Nếu đúc sản xuất hàng loạt thì giá thành rất rẻ , hiện tại hầu như các nước đều tính giá trị sản phẩm đúc trên kg thành phẩm bằng khoảng 2 lần giá vật liệu. Ngay tại Nhật nghề đúc cũng đang chết dần chết mòn, có những khu công nghiệp gồm hàng trăm hãng chuyên đúc hàng cho HONDA và TOYOTA ở tỉnh Saitama của Nhật đã phải đóng cửa. Muốn đúc có lợi nhuận cao thì phải có công nghệ và kỹ thuật đặc biệt, đúc được những món hàng mà không ai làm được hoặc đúc hàng thử nghiệm với số lượng ít , giá cao. Lấy ví dụ một vỏ động cơ đúc thử nghiệm của xe HONDA CIVIC có thể thu được khoảng 100.000 USD đến 500.000USD trong khi đúc hàng loạt thì mỗi vỏ động cơ chỉ có giá khoảng 35 đến 50USD.
2) Thứ hai là Công nghệ đúc. Hiện tại kỹ thuật đúc rất đa dạng , từ đúc khuôn cát đến áp lực, bán lỏng , bán rắn, dập lỏng , đúc chân không v.v..Hầu hết các công nghệ đúc kỹ thuật cao đều tập trung ở Nhật, Đức và Mỹ.Các kiến thức dạy về kỹ thuật đúc trong các đại học nói chung là sơ sài, không chỉ VN mà ngay cả Nhật cũng vậy do các giáo sư khó có cơ hội tiếp cận các công nghệ tiên tiến trong các xí nghiệp lớn do vấn đề đề bảo mật kỹ thuật. Các tài liệu trong đại học mà tôi có thể đọc được thì đều là những kỹ thuật đúc từ năm 60. Các công nghệ như đúc khuôn cát FURAN với tiền đầu tư thấp v.v.. thì ở Nhật đã bị cấm do tác hại gây ung thư cho người làm cũng như ảnh hưởng đến môi trường. Trong tương lai tôi nghĩ ở VN chắc cũng sẽ bị cấm dùng các loại công nghệ này. Vì vậy nếu các em sinh viên VN có du học học về ngành đúc thì cũng chịu thua vì không thể học được các công nghệ mới. Nếu em nào du học ở Nhật thì tốt nhất là nên tìm một hãng nào đó vào làm để tiếp thu công nghệ năm mười năm rồi mới về VN, nếu không thì kiến thức thu gom ở đại học của Nhật cũng chỉ là mớ giấy lộn.
3) Nhân tài : Như đã nói ở trên , việc đào tạo nhân tài ngành đúc nói chung khó vì đòi hỏi người thầy phải có kinh nghiệm thực thụ trong hãng xưởng, biết nhiều công nghệ đúc mới không chỉ qua sách vở. Ở VN nhìn chung có thể nói giáo sư giỏi về ngành đúc chắc không có. Người Việt ở Nhật thì có giáo sư Huy là một chuyên gia đầu ngành về đúc của Nhật từng làm giám đốc xưởng đúc của HITACHI nhưng ông cũng sắp gần đất xa trời.
4) Trợ giúp của chính phủ: Theo tôi biết thì chính phủ VN không có một chiến lược dài hạn để phát triển công nghiệp , trong đó có công nghiệp đúc. Thông thường ngành đúc thường phát triển theo ngành xe hơi hoặc công nghiệp nặng. Chính phủ không có một chính sách hỗ trợ vốn để lập hãng xưởng như Nhật, Thái Lan hay Trung Quốc. Ngành xe hơi thì cho tới giờ phút này thì có thể nói là ở VN chỉ là con số không, đơn thuần chỉ là lắp ráp để tránh thuế nhập cảng thì đúng hơn. Lúc trước tôi có tư vấn cho Bộ kế Hoạch Đầu tư khi công ty đúc lớn của Nhật là ISUZU CASTING dự định sang VN lập nhà máy, tuy nhiên chính sách thay đổi xoành xoạch và hệ thống công chức quan liêu đã làm cho ISUZU Casting nản và họ đã chuyển sang đầu tư ở Thái Lan là nơi được coi là cường quốc thứ hai trên thế giới về ngành đúc cơ khí chính xác (Khảong 70% sản phẩm đúc dùng trong công nghệ xe hơi của Nhật hiện tại đến từ Thái lan). Chính phủ Thái lan đã lợi dụng triệt để chương trình đào tạo Tu nghiệp sinh của Nhật để đào tạo nhân lực trong ngành đúc trong gần 15 năm gần đây. (Hiện tại nhân tài về ngành đúc của Thái Lan, nhất là ngành gia công khuôn mẫu của họ đã vượt qua Đại hàn, chỉ đứng sau Nhật trong lãnh vực chế tạo khuôn sắt).
5) Vật liệu: giá thành vật liệu ở VN theo tôi biết thì thuộc vào hạng đắt nhất thế giới do không có chính sách trợ giá hay bảo hộ của chính phủ. Đây là một trở lực lớn nếu VN muốn cạnh tranh với các nước trong khu vực như Thai lan hay Trung Quốc.
6) Thị trường tiêu thụ sản phẩm đúc kim loại của VN nói chung là nhỏ, VN không có các tập đoàn sản xuất lớn có khả năng chế tạo theo đó sẽ tiêu thụ sản phẩm đúc số lượng lớn. Điều này sẽ khiến cho giá thành sản phẩm đúc ở VN sẽ bị dội lên cao. Các hãng Nhật ở VN muốn chính phủ VN lập ra hay hỗ trợ thành lập các công ty vệ tinh chế tạo sản phẩm đúc để nâng tỷ lệ nội địa hóa, nhưng mà quan chức ở VN tầm nhìn hạn hẹp chỉ muốn đi tắt đón đầu tức là mong người ta làm sẵn cho mình hay là ăn cắp kỹ thuật , điều này tôi nghĩ vô vọng vì không có công ty tư bản nào dại khờ dọn bàn sẵn cho người VN ăn cả. Kỹ thuật đưa đến VN phần nhiều là những kỹ thuật đã lỗi thời ở nước họ. Ví dụ xe hơi sản xuất ở VN hầu hết là các phiên bản đã bỏ , không còn sản xuất ở Nhật, hoặc là ở Nhật đã cấm chạy v.v.VN có ăn cắp những kỹ thuật này thì cũng chẳng cạnh tranh được với ai. Trung quốc khôn hơn VN ở chỗ họ lập ra hệ thống công ty vệ tinh sản xuất cho các tập đoàn chế tạo nước ngoài , từ đó thông qua công ty vệ tinh họ vừa làm vừa ăn cắp công nghệ mới, khi tới thời điểm chín muồi thì họ bắt đầu sản xuất.Chính phủ VN giống như đứa bé chưa biết đi mà toàn nói đến chuyện sẽ bay lên trời thì chắc là sẽ té giập mặt.
Trên đây là ý kiến của tôi . Ai hiểu nhiều hơn xin góp ý.
Chúc các đồng nghiệp và bạn trẻ trong diễn đàn vui vẻ , hạnh phúc trong năm mới.
Bài viết của bạn rất hay. Đã chỉ rõ dc những hạn chế của chúng ta, không chỉ riêng nghành đúc mà có lẽ đó là vấn đề chung của nghành cơ khí Việt nam. Chúng ta chỉ hướng xây dựng VN thành nước công nghiệp phát triển vậy mà đến sản xuất con bulong cũng chăng ra cái gì. Vậy thử hỏi không biết đến bao giờ mới hoàn thành mục tiêu.
 
Ðề: Tại sao ngành đúc của việt nam không phát triển mạnh?

hoàn thành mục tiêu còn có 5.5 năm nữa là đạt rồi . Bộ chính trị và đảng chính phủ đưa đất nước đến 2020 là đất nước công nghiệp rồi có định hướng chiến lược hẳn hoi . Yên tâm đi tin tưởng vào tài lãnh đạo tuyệt đối của đảng
 
Top