Tại sao trong hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp khai triển , bánh răng nhỏ có chiều dài răng lớn hơ

  • Thread starter vodanhnb
  • Ngày mở chủ đề
V

vodanhnb

Author
Tại sao trong hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp khai triển , bánh răng nhỏ có chiều dài răng lớn hơn bánh răng lớn ?
Mong các bác và các thầy cho em ý kiến ,em cám ơn nhiều
 
Ðề: Tại sao trong hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp khai triển , bánh răng nhỏ có chiều dài răng lớn hơn bánh răng lớn ?

Sở dĩ trong bánh răng 2 cấp bánh răng nhỏ có chiều dài lớn hơn bánh răng lớn vì khi truyền động thì bánh răng sẽ bị mòn và bánh răng nhỏ sẽ bị mòn ít hơn bánh răng lớn. Nên người ta làm bánh răng nhỏ có chiều dài lớn hơn để nhằm mục đích cho bánh răng lớn mòn đều trên toàn bộ trên phần răng ăn khớp. Còn về nguyên nhân bánh răng nhỏ mòn ít hơn thì liên quan đến độ bền khi tôi hay là lực ăn khớp thì mình không nhớ rõ lắm nữa :D
 
Lượt thích: Done
Ðề: Tại sao trong hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp khai triển , bánh răng nhỏ có chiều dài răng lớn hơn bánh răng lớn ?

nguyên nhân bánh răng nhỏ mòn ít hơn bánh răng lớn đơn giản là bánh răng lớn quay 1 vòng thì bánh răng nhỏ quay x tỷ số truyền vòng.
do đó cùng một thời gian thì răng bánh răng nhỏ phải làm việc nhiều hơn nên mòn nhiều hơn.
còn ý bạn ở trên nói là do khi tôi thì không chính xác lắm
 
L

LAM

Author
Ðề: Tại sao trong hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp khai triển , bánh răng nhỏ có chiều dài răng lớn hơn bánh răng lớn ?

Tại sao trong hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp khai triển , bánh răng nhỏ có chiều dài răng lớn hơn bánh răng lớn ?
Mong các bác và các thầy cho em ý kiến ,em cám ơn nhiều
Bạn để ý khi bạn chọn vật liệu cho cặp bánh răng đó, bánh răng nhỏ cứng hơn bánh răng lớn, và làm việc ở tốc độ cao hơn nên khi ăn khớp, bánh răng nhỏ như một con dao. Vì thế mà ng ta làm bánh răng nhỏ dài hơn bánh răng lón là để bánh răng lớn được mòn đều trên suốt chiều dài răng. không cứ gì trong hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp mà các cơ câu ăn khớp bánh răng họ đều làm như thế cả bạn à
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Tại sao trong hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp khai triển , bánh răng nhỏ có chiều dài răng lớn hơn bánh răng lớn ?

Trong bộ truyền bánh răng nói chung (không chỉ bộ truyền 2 cấp), tỷ số truyền thường từ 3~5. Có nghĩa là bánh răng nhỏ phải quay với tốc độ lớn hơn bánh răng lớn 3~5 lần, cũng có nghĩa là tần suất làm việc của từng răng trên bánh nhỏ phải nhiều hơn răng trên bánh lớn 3~5 lần. Như vậy, nếu vật liệu và chế độ nhiệt luyện của 2 bánh răng là như nhau thì bánh răng nhỏ sẽ hỏng trước và dẫn đến phải thay sớm cả cặp (không nên lắp 1 bánh nhỏ mới với một bánh to đã mòn một phần). Trên nguyên tắc đảm bảo độ bền đều cho bộ truyền, người ta lựa chọn vật liệu và chế độ nhiệt luyện sao cho các bánh răng có cùng tuổi thọ, tức là bánh răng nhỏ bao giờ cũng cứng hơn và lâu mòn hơn bánh lớn.

Khi hai vật liệu có độ cứng khác nhau phải tiếp xúc với nhau thì vật liệu mềm hơn sẽ bị mòn nhanh hơn. Do sai số chế tạo mà ta khó có thể đảm bảo độ dày bánh răng của 1 cặp phải tuyệt đối bằng nhau. Ngay cả khi có thể chế tạo để chiều dày của chúng bằng nhau đi chăng nữa, thì việc căn chỉnh để đảm bảo các mặt đầu đồng phẳng là điều không dễ thực hiện chút nào. Tốt nhât, hãy chế tạo các bánh răng dày mỏng khác nhau một chút, lỡ có sai số trong chế tạo hoặc lắp ráp thì cũng chẳng sao. Nhưng như đã nêu về chênh lệc độ cứng, nếu làm bánh to có chiều dày lớn hơn thì răng bánh nhỏ cứng hơn sẽ dễ tạo vệt lõm trên răng bánh lớn mềm hơn; song nếu ta làm độ dày bánh lớn bé hơn bánh nhỏ thì không có chuyện răng bánh lớn làm mòn bánh nhỏ được.

Tóm lại, chỉ để giải quyết một bài toán, có thể ta cần phải thực hiện nhiều bước với những mục đích cụ thể nào đó, để đạt đến mục tiêu. Cụ thể ở đây, ta cần độ bền đều thì dẫn đến việc chọn cặp vật liệu có tính năng tương hợp với tần suất làm việc; vì chúng có độ cứng khác nhau và có sai số chế tạo nên phải chế tạo sao cho cái cứng hơn thì rộng hơn để khỏi phá cái mềm hơn.
 

MT

Member
Ðề: Tại sao trong hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp khai triển , bánh răng nhỏ có chiều dài răng lớn hơn bánh răng lớn ?

làm bánh nhỏ có chiều dài răng lớn hơn là để giảm sai số khi 2 bánh răng ăn khớp như bác DCL nói. Bánh to làm răng dài hơn bánh nhỏ cũng dc nhưng như thế sẽ tốn vật liệu, bộ truyền có khối lượng lớn nên người ta làm bánh nhỏ có chiều dài răng dài hơn sẽ tiếp kiệm vật liệu hơn.
 
P

phatamun

Author
Ðề: Tại sao trong hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp khai triển , bánh răng nhỏ có chiều dài răng lớn hơn bánh răng lớn ?

bài trả lời rất hay nhưng bác DCL còn quên chi tiết là cấu tạo của bánh răng hiện nay đa số thiết kế theo hình thang vát cạnh nên tiếp xúc giữa các răng với nhau là chỉ một phần thôi, sau một thời gian bị mài mòn thì tiết diện tiếp xúc nó mới lớn lên.

Mặt khác bánh răng lớn đóng vai trò truyền lực vì thế khi ở chế độ đứng yên hay chuyển động thì bánh răng lớn đều đóng vai trò là vật tương tác còn bánh răng nhỏ là vật chịu tương tác. lúc này bánh răng nhỏ như một dao cắt.

Trên bánh răng lớn phải chịu các lực: lực đè của bánh răng (theo lực kéo của motor), phản lực của bánh răng nhỏ, nếu các bạn để ý một chút thì lúc nào răng của bánh lơn tiếp xúc ở phía ngoài nên lực liên kết ở phần tiếp xúc sẽ yếu.

ngoài ra còn phụ thuộc vào vật liệu chế tạo, trọng tải làm việc....

Nếu có gì sai các bác thông cảm nhé. em không phải chuyên ngành nhưng rất thích cơ khí nên góp vui. heeee
 
Ðề: Tại sao trong hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp khai triển , bánh răng nhỏ có chiều dài răng lớn hơn bánh răng lớn ?

Bánh răng nhỏ có độ cứng hơn bánh răng lớn 10-15 HB. Theo mình nhớ là như vậy :D
 
T

thanhtungbk_vn

Author
Ðề: Tại sao trong hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp khai triển , bánh răng nhỏ có chiều dài răng lớn hơn bánh răng lớn ?

Bánh răng nhỏ có độ cứng hơn bánh răng lớn 10-15 HB. Theo mình nhớ là như vậy :D
Có 2 lý do chính giải thích :
1 - đảm bảo chiều dài ăn khớp.
2 - Đảm bảo quá trình mòn đều.
 
Ðề: Tại sao trong hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp khai triển , bánh răng nhỏ có chiều dài răng lớn hơn bánh răng lớn ?

Mình nghị Bánh nào là bánh chủ động thì được làm dài hơn.
 
T

ta_ninhbac

Author
Ðề: Tại sao trong hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp khai triển , bánh răng nhỏ có chiều dài răng lớn hơn bánh răng lớn ?

Trong bộ truyền bánh răng nói chung (không chỉ bộ truyền 2 cấp), tỷ số truyền thường từ 3~5. Có nghĩa là bánh răng nhỏ phải quay với tốc độ lớn hơn bánh răng lớn 3~5 lần, cũng có nghĩa là tần suất làm việc của từng răng trên bánh nhỏ phải nhiều hơn răng trên bánh lớn 3~5 lần. Như vậy, nếu vật liệu và chế độ nhiệt luyện của 2 bánh răng là như nhau thì bánh răng nhỏ sẽ hỏng trước và dẫn đến phải thay sớm cả cặp (không nên lắp 1 bánh nhỏ mới với một bánh to đã mòn một phần). Trên nguyên tắc đảm bảo độ bền đều cho bộ truyền, người ta lựa chọn vật liệu và chế độ nhiệt luyện sao cho các bánh răng có cùng tuổi thọ, tức là bánh răng nhỏ bao giờ cũng cứng hơn và lâu mòn hơn bánh lớn.

Khi hai vật liệu có độ cứng khác nhau phải tiếp xúc với nhau thì vật liệu mềm hơn sẽ bị mòn nhanh hơn. Do sai số chế tạo mà ta khó có thể đảm bảo độ dày bánh răng của 1 cặp phải tuyệt đối bằng nhau. Ngay cả khi có thể chế tạo để chiều dày của chúng bằng nhau đi chăng nữa, thì việc căn chỉnh để đảm bảo các mặt đầu đồng phẳng là điều không dễ thực hiện chút nào. Tốt nhât, hãy chế tạo các bánh răng dày mỏng khác nhau một chút, lỡ có sai số trong chế tạo hoặc lắp ráp thì cũng chẳng sao. Nhưng như đã nêu về chênh lệc độ cứng, nếu làm bánh to có chiều dày lớn hơn thì răng bánh nhỏ cứng hơn sẽ dễ tạo vệt lõm trên răng bánh lớn mềm hơn; song nếu ta làm độ dày bánh lớn bé hơn bánh nhỏ thì không có chuyện răng bánh lớn làm mòn bánh nhỏ được.

Tóm lại, chỉ để giải quyết một bài toán, có thể ta cần phải thực hiện nhiều bước với những mục đích cụ thể nào đó, để đạt đến mục tiêu. Cụ thể ở đây, ta cần độ bền đều thì dẫn đến việc chọn cặp vật liệu có tính năng tương hợp với tần suất làm việc; vì chúng có độ cứng khác nhau và có sai số chế tạo nên phải chế tạo sao cho cái cứng hơn thì rộng hơn để khỏi phá cái mềm hơn.
cám ơn chú nhưng cháu có 1 thắc mắc mong chú và mọi người giải đáp giúp cháu.tại sao trong bộ truyền bánh răng côn bề rộng của 2 bánh lại bằng nhau mà không cái lớn cái bé như bộ truyền bánh răng trụ
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Tại sao trong hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp khai triển , bánh răng nhỏ có chiều dài răng lớn hơn bánh răng lớn ?

cám ơn chú nhưng cháu có 1 thắc mắc mong chú và mọi người giải đáp giúp cháu.tại sao trong bộ truyền bánh răng côn bề rộng của 2 bánh lại bằng nhau mà không cái lớn cái bé như bộ truyền bánh răng trụ
Vì bộ truyền bánh răng côn sử dụng các mặt đầu côn để căn chỉnh chế độ ăn khớp. Thế nên người ta phải chế tạo rất chính xác chiều dài răng cũng như các tương quan hình học khác của bánh răng. Khi lắp ráp, ngoài việc điều chỉnh khe hở sườn răng (đo tại mút lớn), ta còn phải căn chỉnh sao cho các mặt đầu của 2 BR phải "phẳng" với nhau tại điểm ăn khớp.
 

TYA

Well-Known Member
Câu tl của bác Lăng rất hay và chặt chẽ.
Xin tóm tắt :
1. Do tần suất hoạt động khác nhau mà muốn bền đều nhau , dẫn tới 2 vật liệu cơ tính khác nhau được sd.
2. Do có có cơ tính khác nhau nên lượng mòn khác nhau : bánh lớn mòn nhiều hơn.
3. Do lắp ráp có sai lệch dọc trục nên các mép br sẽ lệch nhau. Như vậy một phần của bề rộng br (bất kì trong cả 2) không làm việc và không mòn. Phần còn lại thì mòn lõm xuống.

Vậy thì chỗ không mòn thì không làm việc, có chỗ làm việc thì nó mòn rồi - cũng mòn đều đó chứ.
Tại sao vẫn phải làm bánh này rộng hơn bánh kia?
Câu hỏi thử xem các bạn suy luận thế nào.
 

silhouette

Active Member
Sau một thời gian loay hoay tìm câu trả lời thì em chọn một lý do mà em nghĩ nó có thể là logic nhất ở thời điểm tìm hiểu này.
Đó là khi hai bánh có bề rộng bằng nhau mà bị misalign angle, sự mài mòn do quá tải và tập trung ứng suất ở mép xảy ra với cả hai bánh cho đến khi đạt đến trạng thái đủ bền, thì khe hở để lại sẽ lớn hơn nhiều, so với trường hợp hai bánh có bề rộng khác nhau, thì khe hở để lại sẽ là nhỏ hơn do 1 bánh bị mòn đều trên diện tích lớn.

Như minh họa hai bên dưới thì trường hợp 1 cả hai bánh đều bị mòn nghiêm trọng ở mép, trong khi chỉ xảy ra đối với 1 bánh ở trường hợp số 2.

1594456533651.png

1594476302573.png


1594456743657.png
 

Attachments

Last edited:

TYA

Well-Known Member
Sau một thời gian loay hoay tìm câu trả lời thì em chọn một lý do mà em nghĩ nó có thể là logic nhất ở thời điểm tìm hiểu này.
Đó là khi hai bánh có bề rộng bằng nhau mà bị misalign angle, sự mài mòn do quá tải và tập trung ứng suất ở mép xảy ra với cả hai bánh cho đến khi đạt đến trạng thái đủ bền, thì khe hở để lại sẽ lớn hơn nhiều, so với trường hợp hai bánh có bề rộng khác nhau, thì khe hở để lại sẽ là nhỏ hơn do 1 bánh bị mòn đều trên diện tích lớn.

Như minh họa hai bên dưới thì trường hợp 1 cả hai bánh đều bị mòn nghiêm trọng ở mép, trong khi chỉ xảy ra đối với 1 bánh ở trường hợp số 2.

View attachment 6962

View attachment 6965


View attachment 6963
Ko đúng.
Phần hình ảnh bạn thu lượm ỏ trên ko liên quan gì. Đó là một phần được áp dụng trong kĩ thuật "cà răng", là pp cải thiện độ nhám mặt răng và các sai số hình học, đồng thời tạo ra sự hiệu chỉnh bề mặt như minh họa.
Mặt răng là một mặt lăng trụ thẳng, biên dạng thân khai - đó chỉ là lý thuyết bánh răng về mặt toán học thôi. Cái mặt đó nếu làm phẳng ra giấy thì là một hình chữ nhật. Bây giờ hãy hình dung bánh răng thực tế trong các sản phẩm cơ khí nó là mặt như sau: cong vòm lên so với mặt phẳng chữ nhật nêu trên.
Khi cắt lớp và vẽ ra ko gian hai chiều thì nó thu được ảnh mà bạn up lên (một ảnh khác nữa theo phương vuông góc).

SGK của GS Địch cũng chỉ nêu hời hợt về phần này.

Trở lại câu hỏi tượng trưng: Tại sao bánh răng 12mm lại ghép với bánh 14mm mà ko ghép 1 cặp 12mm.
Câu trả lời là: khi ghép 1 cặp 12mm thì giả sử sai số dọc trục là 0.2 thì phần 0.2 sẽ so le nhau và ko mòn, mỗi bánh mòn 11.8 thôi.
Khi có sự xê dịch dọc trục 1 lượng nhỏ (xảy ra với ổ bi mòn, bánh răng di trượt dọc ở cơ cấu chuyển số, bánh răng nghiêng khi lực đổi chiều...) sẽ khiến phần 0.2 đó tham gia ăn khớp và gây ồn.
SmartSelect_20200712-031701_Samsung Notes.jpg
 

TYA

Well-Known Member
Em chào anh,

Em cảm ơn anh đã giải thích và chỉ dẫn cụ thể. Nếu vậy thì mục đích chính cũng cơ bản như mô tả ở post #9 bên trên. Nếu như xê dịch dọc trục lớn cộng với sự mài mòn là nghiêm trọng thì sẽ gây ồn, còn nếu xê dịch dọc trục là không có hay không đáng kể (bộ truyền chính xác, bôi trơn tốt) thì không nhất thiết phải hai bánh bề rộng khác nhau có phải không ạ?
"Mòn đều" là mòn bánh A và bánh B như nhau, hay là các răng bánh A mòn bằng nhau, các răng bánh B mòn bằng nhau (nhưng khác bánh A)?
Ngay cả khi bánh răng 12mm ghép với bánh 14mm thì chưa mòn vẫn có thể ồn bởi hai lý do: bavia của bánh 12mm (còn bánh 14mm ko cần quan tâm bavia).
Vê đầu răng là biện pháp dùng máy đặc dụng để loại bỏ vật liệu hai mặt bên của bánh răng.
Nếu ko quá chú trọng thì có thể làm thủ công(hình dung như đem cái bánh răng đi tiện lớp mỏng hai mặt bên, để lấy bavia sinh ra khi phay răng).
Khi ghép br 12mm với 14mm thì bản thân bánh 14mm có thể làm khá cẩu thả (bật mí: Honda vn).
Nếu ghép hai bánh 12mm bạn phải làm sạch sẽ cả hai bánh.
Mòn là quá trình sẽ xảy ra. Nhưng trước khi mòn thì các sai số ăn khớp sẽ bộc lộ rõ tác hại. Do đó để đảm bảo giai đoạn mòn ban đầu này diễn ra đúng chủ định thiết kế thì ngta luôn đưa tiếp điểm ăn khớp vào trung tâm của bề rộng răng.
Ko giống như thời gian bạn chạy rà hay rốtđa một chiếc xe (chỉ là rửa cặn bẩn bằng dầu), thời gian mòn rất lâu.
Nếu mạ một lớp đồng vào lỗ bánh răng quay trơn trong xe máy (ma sát đồng - thép tốt) nó cũng tồn tại một năm chưa mất hẳn.
Bánh răng nhỏ có một số TH làm từ vật liệu bền hơn để chịu mòn tốt hơn, nhưng là nhằm bù lại cường độ làm việc của mỗi răng. Hai bánh cũng sẽ mòn và có thể thay thế 1 cặp hoặc chỉ 1 bánh nhỏ (có kích thước dịch chỉnh dương, xác định theo tình trạng). Nếu 1 cặp 12mm thì sau thời gian dài nó sẽ mòn kiểu 11.8 mm còn 0.2mm mới nguyên, thay thế hay ko vẫn gây ồn (có thể nó chỉ ồn khi quay quán tính, đảo chiều...lúc tải lực nó lại ko ồn bởi chính quá trình tải lực đã làm ra trạng thái mòn).
Lý do nữa là trên bánh răng liền trục, việc kéo dài chiều rộng br còn mang lại độ cứng vững của trục.
 

silhouette

Active Member
"Mòn đều" là mòn bánh A và bánh B như nhau, hay là các răng bánh A mòn bằng nhau, các răng bánh B mòn bằng nhau (nhưng khác bánh A)?
Ngay cả khi bánh răng 12mm ghép với bánh 14mm thì chưa mòn vẫn có thể ồn bởi hai lý do: bavia của bánh 12mm (còn bánh 14mm ko cần quan tâm bavia).
Vê đầu răng là biện pháp dùng máy đặc dụng để loại bỏ vật liệu hai mặt bên của bánh răng.
Nếu ko quá chú trọng thì có thể làm thủ công(hình dung như đem cái bánh răng đi tiện lớp mỏng hai mặt bên, để lấy bavia sinh ra khi phay răng).
Khi ghép br 12mm với 14mm thì bản thân bánh 14mm có thể làm khá cẩu thả (bật mí: Honda vn).
Nếu ghép hai bánh 12mm bạn phải làm sạch sẽ cả hai bánh.
Mòn là quá trình sẽ xảy ra. Nhưng trước khi mòn thì các sai số ăn khớp sẽ bộc lộ rõ tác hại. Do đó để đảm bảo giai đoạn mòn ban đầu này diễn ra đúng chủ định thiết kế thì ngta luôn đưa tiếp điểm ăn khớp vào trung tâm của bề rộng răng.
Ko giống như thời gian bạn chạy rà hay rốtđa một chiếc xe (chỉ là rửa cặn bẩn bằng dầu), thời gian mòn rất lâu.
Nếu mạ một lớp đồng vào lỗ bánh răng quay trơn trong xe máy (ma sát đồng - thép tốt) nó cũng tồn tại một năm chưa mất hẳn.
Bánh răng nhỏ có một số TH làm từ vật liệu bền hơn để chịu mòn tốt hơn, nhưng là nhằm bù lại cường độ làm việc của mỗi răng. Hai bánh cũng sẽ mòn và có thể thay thế 1 cặp hoặc chỉ 1 bánh nhỏ (có kích thước dịch chỉnh dương, xác định theo tình trạng). Nếu 1 cặp 12mm thì sau thời gian dài nó sẽ mòn kiểu 11.8 mm còn 0.2mm mới nguyên, thay thế hay ko vẫn gây ồn (có thể nó chỉ ồn khi quay quán tính, đảo chiều...lúc tải lực nó lại ko ồn bởi chính quá trình tải lực đã làm ra trạng thái mòn).
Lý do nữa là trên bánh răng liền trục, việc kéo dài chiều rộng br còn mang lại độ cứng vững của trục.
Vâng em cảm ơn anh nhiều, những điều anh nói đối với em đều là kiến thức mới mẻ cả vì em không được làm bên lĩnh vực này, nên kiến thức chỉ đọc được chung chung trên google là chính.

Điều mấy hôm nay em băn khoăn là thấy trong một số kết quả tìm kiếm vẫn thấy các cặp răng có bề rộng bằng nhau, hay như không có một bài viết nào nói về việc hai răng nên có bề rộng khác nhau để tránh ồn cả, còn các phần nói về những nguyên nhân gây ồn thì lại không hề có cái nào đề cập đến bề rộng răng này với răng kia, nên quá hoang mang đâm ra cứ reply bài viết rồi lại xóa :)
Một phần nữa là cái bề rộng 0.2mm đó xét thấy nó quá nhỏ để chịu tải nên khi gây ồn em giả định đó là do bánh này nó leo lên và trượt xuống ở cái gờ đó mà gây ồn, thì cũng sẽ sớm bị san phẳng... Khi anh giải thích thêm có thể nó chỉ ồn khi quay quán tính, đảo chiều...lúc tải lực nó lại ko ồn bởi chính quá trình tải lực đã làm ra trạng thái mòn) thì em clear rồi.

Vậy thì với các cặp bánh răng truyền tải lớn tốc độ chậm, hiện tượng này có lẽ không xảy ra? Và tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà sẽ lựa chọn tính toán bề rộng mỗi răng cho phù hợp, có thể bằng nhau hoặc cũng có thể khác nhau.

1594547988090.png

Em có tham khảo thử 1 vài planetary gearbox hay mô tơ thủy lực thì thấy các cặp bánh răng ăn khớp với nhau đc thiết kế có bề rộng bằng nhau..

1594555817763.png

1594558711284.png

1594558746428.png
 
Last edited:

alpahx

Active Member
Vâng em cảm ơn anh nhiều, những điều anh nói đối với em đều là kiến thức mới mẻ cả vì em không được làm bên lĩnh vực này, nên kiến thức chỉ đọc được chung chung trên google là chính.

Điều mấy hôm nay em băn khoăn là thấy trong một số kết quả tìm kiếm vẫn thấy các cặp răng có bề rộng bằng nhau, hay như không có một bài viết nào nói về việc hai răng nên có bề rộng khác nhau để tránh ồn cả, còn các phần nói về những nguyên nhân gây ồn thì lại không hề có cái nào đề cập đến bề rộng răng này với răng kia, nên quá hoang mang đâm ra cứ reply bài viết rồi lại xóa :)
Một phần nữa là cái bề rộng 0.2mm đó xét thấy nó quá nhỏ để chịu tải nên khi gây ồn em giả định đó là do bánh này nó leo lên và trượt xuống ở cái gờ đó mà gây ồn, thì cũng sẽ sớm bị san phẳng... Khi anh giải thích thêm có thể nó chỉ ồn khi quay quán tính, đảo chiều...lúc tải lực nó lại ko ồn bởi chính quá trình tải lực đã làm ra trạng thái mòn) thì em clear rồi.

Vậy thì với các cặp bánh răng truyền tải lớn tốc độ chậm, hiện tượng này có lẽ không xảy ra? Và tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà sẽ lựa chọn tính toán bề rộng mỗi răng cho phù hợp, có thể bằng nhau hoặc cũng có thể khác nhau.

View attachment 6970

Em có tham khảo thử 1 vài planetary gearbox hay mô tơ thủy lực thì thấy các cặp bánh răng ăn khớp với nhau đc thiết kế có bề rộng bằng nhau..

View attachment 6971

View attachment 6972

View attachment 6973
Có rất nhiều kĩ thuật cũ đã không còn đúng với hiện tại nữa rồi
 

TYA

Well-Known Member
Vâng em cảm ơn anh nhiều, những điều anh nói đối với em đều là kiến thức mới mẻ cả vì em không được làm bên lĩnh vực này, nên kiến thức chỉ đọc được chung chung trên google là chính.

Điều mấy hôm nay em băn khoăn là thấy trong một số kết quả tìm kiếm vẫn thấy các cặp răng có bề rộng bằng nhau, hay như không có một bài viết nào nói về việc hai răng nên có bề rộng khác nhau để tránh ồn cả, còn các phần nói về những nguyên nhân gây ồn thì lại không hề có cái nào đề cập đến bề rộng răng này với răng kia, nên quá hoang mang đâm ra cứ reply bài viết rồi lại xóa :)
Một phần nữa là cái bề rộng 0.2mm đó xét thấy nó quá nhỏ để chịu tải nên khi gây ồn em giả định đó là do bánh này nó leo lên và trượt xuống ở cái gờ đó mà gây ồn, thì cũng sẽ sớm bị san phẳng... Khi anh giải thích thêm có thể nó chỉ ồn khi quay quán tính, đảo chiều...lúc tải lực nó lại ko ồn bởi chính quá trình tải lực đã làm ra trạng thái mòn) thì em clear rồi.

Vậy thì với các cặp bánh răng truyền tải lớn tốc độ chậm, hiện tượng này có lẽ không xảy ra? Và tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà sẽ lựa chọn tính toán bề rộng mỗi răng cho phù hợp, có thể bằng nhau hoặc cũng có thể khác nhau.

View attachment 6970

Em có tham khảo thử 1 vài planetary gearbox hay mô tơ thủy lực thì thấy các cặp bánh răng ăn khớp với nhau đc thiết kế có bề rộng bằng nhau..

View attachment 6971

View attachment 6972

View attachment 6973
Pp cà răng có chi phí cao nên thường ko áp dụng cho toàn bộ.
Chẳng hạn xe máy phổ thông sẽ có 1 cặp sơ cấp và 1 cặp số max(tức số 4 hoặc 5) là có cà răng mà thôi.
Nguyên nhân là tốc độ cao.
Thế nào là "cao" nó còn tùy quan điểm kinh tế.
Nếu một xe giá trị 600tr thì có thể coi toàn bộ hộp số là tốc độ cao, kể cả số 1 cũng được.
Cũng có xe tốc độ 110kmh (Yamaha) mà ngta ko cà cặp bánh răng số max, nhưng cũng ko bị ồn gì.
Nhưng với xe ga, vốn có bánh nhỏ nên phải quay nhanh(mới đi nhanh như xã hội đc) và các hãng sẽ cà tất cả bánh răng "hộp số".
Mà xe ga ko dùng xích (nên ít ồn) nếu lộ ra tiếng bộ gear thì ko technic cho lắm :D
Lượng dọc trục 0.2mm các comment là thí dụ. Thực tế thì có thể lớn hơn, ở các br ko ép chặt với trục thì có thể tới 0.5mm.
Để giải quyết thì ngta có thể cần 1mm thôi (vd 12mm ghép với 13mm) và hình vẽ nguyên lý thì sẽ ko thể hiện 1mm ấy.
Trong hình ảnh bạn tìm đc là 1 cặp sơ cấp, đc cà răng (nó sẽ ăn khớp chính giữa bề rộng răng) và bề rộng bằng nhau cũng ko thành vấn đề. Bavia cũng ko tồn tại sau khi đã cà răng
 
Top