Tạo chuyển động tịnh tiến đi lại nhờ bộ truyền xích

Author
Bộ truyền xích có hai nhánh xích chạy ngược chiều nhau.
Có thể lợi dụng điều này để làm con trượt tịnh tiến đi lại.

Cơ cấu 1:


Hai đĩa xích tròn bằng nhau 1 và 9 quay quanh trục cố định A và B. Chúng nối với nhau bằng xích 2. Đĩa 1 quay theo chiều mũi tên.
Mắt a của xích 2 mang một vấu. Khi xích 2 chuyển động, mắt a gặp cóc 3 lắp trên con trượt 4 và kéo con trượt 4 đi theo cho đến khi đòn của cóc 3 đến tì vào cữ 5, cóc 3 được nhả ra. Con trượt 4 dừng lại. Mắt a đi tiếp.
Khi mắt a của xích 2 đến gặp cóc dưới 6, nó kéo con trượt 4 di chuyển theo chiều ngược lại cho đến khi đòn của cóc 6 chạm vào cữ 7, cóc 6 được nhả ra. Con trượt 4 dừng lại. Mắt a đi tiếp.
Vít me 8 dùng để di chuyển các cữ 5 và 7 nhằm điều chỉnh độ dài hành trình của của con trượt 4.

Lời bàn:
  • Hình vẽ chỉ mô tả nguyên tắc hoạt động của cơ cấu, không chỉ rõ kết cấu của các bộ phận, đặc biệt là cóc 3 và cữ 5 hoặc 7.
  • Thời gian dừng ở mỗi đầu mất ít nhất là nửa vòng quay của đĩa xích.
  • Khi bàn trượt đi từ phải sang trái thì nhánh căng của xích là nhánh trên, đoạn từ đĩa xích 1 đến mắt a ở nhánh trên.
  • Khi bàn trượt đi từ trái sang phải thì nhánh căng của xích là nhánh trên cọng với đoạn từ đĩa xích 9 đến mắt a ở nhánh dưới.
  • Nếu không cần điều chỉnh độ dài hành trình thì có thể bỏ đi vít me 8, cữ 5, 7. Cóc 3 không cần có khớp quay mà gắn chặt vào con trượt 4. Cơ cấu sẽ đơn giản hơn. Mắt a tự tách khỏi cóc 3 và thôi kéo con trượt khi bắt đầu đi quanh đĩa xích.
  • Cũng có thể dùng bộ truyền đai thay cho bộ truyền xích nếu không cần lực kéo lớn. Lúc đó vấu a được gắn vào đai truyền.
Xem mô phỏng:


Cơ cấu 2:



Bộ truyền xích với hai đĩa xích bằng nhau 3 và 8.
Một trong các mắt của xích 7 có dạng tay đòn 6 lắp với thanh trượt bị dẫn 4 nhờ bản lề 5. Thanh trượt 4 trượt trong ổ trượt 2.
Khoảng cách từ tâm bản lề 5 đến đường tâm xích 7 bằng bán kính vòng chia R của hai đĩa xích.
Khi đĩa xích quay, thanh trượt sẽ tịnh tiến đi lại với độ dài hành trình bằng khoảng cách trục A giữa hai đĩa xích. Khi mắt 6 chạy vòng đĩa xích, thanh 4 đứng yên.
Cơ cấu này đã được dùng để rải đều dây 1 khi cuộn dây vào tang chứa không vẽ trên hình.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/6Je0oI6CKcg

Cơ cấu 3:

Bộ truyền xích với hai đĩa xích bằng nhau.
Một mắt xích có chốt 1 lắp với biên 2. Biên 2 nối với con trượt 3.
Khi chốt 1 đi thẳng, vận tốc con trượt 3 không đổi. Khi chốt 1 đi vòng đĩa xích, con trượt 3 chuyển động như trường hợp cơ cấu tay quay thanh truyền.
Hành trình con trượt bằng khoảng cách trục hai đĩa xích cộng với đường kính trung bình của đĩa xích.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/0jGOkJHN574
 
Last edited:
Author
Ðề: Tạo chuyển động tịnh tiến đi lại nhờ bộ truyền xích

Xin bổ sung thêm một cơ cấu thuộc loại này.

Cơ cấu 4:



Trên sống trượt 1 của thân máy (hình a) có con trượt 4.
Con trượt này nhận chuyển động từ xích 3 của bộ truyền xích với đĩa chủ động 2 và đĩa 6 qua chốt 5.
Chốt 5 kẹp vào xích 3 và nằm trong rãnh của con trượt 4.
Hành trình của con trượt 4:
S = A + 2R
trong đó:
A là khoảng cách trục giữa hai đĩa xích
R là bán kính vòng chia của đĩa xích (đĩa xích 2 và 6 bằng nhau)
Trong giới hạn khoảng cách trục A vận tốc của con trượt 2 là đều.
Trong khoảng bán kính R của đĩa xích (hình b) vận tốc v biến đổi theo quy luật sin.

Xem mô phỏng:
http://youtu.be/iXbi7jod57Y

Cơ cấu này được dùng cho máy chẻ tre Việt Nam chế tạo:
http://www.youtube.com/watch?v=MUzykcMLtdo&feature=player_embedded
 
Last edited:
K

kidsieuquay

Ðề: Tạo chuyển động tịnh tiến đi lại nhờ bộ truyền xích

chào bạn,bạn có thể cho tôi hình ảnh của cơ cấu 2 hoặc bản thiết kế máy này được không? hoặc là số điện thoại của bạn để tôi tìm hiểu về chuyển động tịnh tiến đi lại nhờ bộ truyền xích
 
Top