Tập hợp anh em làm UT,RT.. có kinh nghiệm

gem

Member
Author
Tình hình là diễn đàn mình có nhiều bác làm NDT không ạ (UT, RT ..)
E thì mới có đc cái UT2 , RT1 và còn thiếu kinh nghiệm chinh chiến lắm .
Các bác nào đã làm việc NDT lâu lên tiếng anh em cùng học hỏi và có thể hợp tác thì càng hay vì sắp tới bên em cũng nhiều việc lắm.


Best regards
Ngọc (Mr.)
0988 81 21 21
Số 8 HQV Hà Nội
 
Ðề: Tập hợp anh em làm UT,RT.. có kinh nghiệm

Lĩnh vực của Ngọc bây giờ là cái quái gì thế.
 

gem

Member
Author
Ðề: Tập hợp anh em làm UT,RT.. có kinh nghiệm

Lĩnh vực của Ngọc bây giờ là cái quái gì thế.
Bên em làm NDT ( kiểm tra không phá hủy) như siêu âm (UT) , chụp tia (RT) , thấm thẩu , bột từ ..
+ cấp quy trình hàn và đào tạo hàn

Các bác NDT đâu rùi lên tiếng nào :26::17:
 
Ðề: Tập hợp anh em làm UT,RT.. có kinh nghiệm

dạ em xin hỏi, em sv năm cuối chuyên ngành hàn Bk, em cũng muốn nhập hội thì có được tham gia không ạ??? e thì kinh nghiệm chưa có nhưng cũng muốn tham gia để học hỏi kinh nghiệm, từ đó sẽ hướng tới làm việc chuyên nghiệp, hì hì, ban đầu thì làm gì đã có ai giỏi ngay phải không ạ!!! :D

Best Regards!
 

gem

Member
Author
Ðề: Tập hợp anh em làm UT,RT.. có kinh nghiệm

dạ em xin hỏi, em sv năm cuối chuyên ngành hàn Bk, em cũng muốn nhập hội thì có được tham gia không ạ??? e thì kinh nghiệm chưa có nhưng cũng muốn tham gia để học hỏi kinh nghiệm, từ đó sẽ hướng tới làm việc chuyên nghiệp, hì hì, ban đầu thì làm gì đã có ai giỏi ngay phải không ạ!!! :D

Best Regards!
You 're welcome
bạn làm Mod bên diễn đàn welding thì phải, trường BK có nhiều thiết bị NDT k bạn , sinh viên hàn có đc thực tập nhiều không
Nhân tiện hỏi bạn là khoa có tổ chức học để trở thành kĩ sư hàn quốc tế không bạn
 
M

metalworks

Ðề: Tập hợp anh em làm UT,RT.. có kinh nghiệm

Em cũng làm NDT nhưng lâu rồi, bác làm công ty NDT nào đấy ạ...RT em cũng đã làm nhiều, nếu bác có hỏi gì cứ hỏi bác nha.... :d
 
M

metalworks

Ðề: Tập hợp anh em làm UT,RT.. có kinh nghiệm

You 're welcome
bạn làm Mod bên diễn đàn welding thì phải, trường BK có nhiều thiết bị NDT k bạn , sinh viên hàn có đc thực tập nhiều không
Nhân tiện hỏi bạn là khoa có tổ chức học để trở thành kĩ sư hàn quốc tế không bạn
Theo em biết, chứng chỉ hàn quốc tế có nhiều loại nhưng loại ứng dụng nhiều cho kỹ sư giám sát hàn hiện trường ( được đươc ưa chuộng trong dầu khí và điện) là chứng chỉ hàn CSWIP. CSWIP là do viện hàn TWI của Anh phát triển, CSWIP có 03 loại: 3.0, 3.1, 3.2.

Hiện em biết có trung tâm PVD Training trong Vũng Tàu hợp tác với TWI đào tạo và cấp chứng chỉ này
 
Last edited by a moderator:

gem

Member
Author
Ðề: Tập hợp anh em làm UT,RT.. có kinh nghiệm

Theo em biết, chứng chỉ hàn quốc tế có nhiều loại nhưng loại ứng dụng nhiều cho kỹ sư giám sát hàn hiện trường ( được đươc ưa chuộng trong dầu khí và điện) là chứng chỉ hàn CSWIP. CSWIP là do viện hàn TWI của Anh phát triển, CSWIP có 03 loại: 3.0, 3.1, 3.2.

Hiện em biết có trung tâm PVD Training trong Vũng Tàu hợp tác với TWI đào tạo và cấp chứng chỉ này
Chứng chỉ kỹ sư hàn quốc tế IIW thì đầu tiên là phôi chứng chỉ phải là IIW (hình dưới)
Mình được biết là ở VN thì duy nhất có 1 khóa kỹ sư hàn quốc tế năm 2005 hay 2006 gì đó do Đại học Bách Khoa Hà Nội , Viện Hàn Đức DVS và trung tâm mình phối hợp tổ chức. Đây là chứng chỉ một trong số những thành viên trong khóa học đó hiện làm ở trung tâm mình. Và chứng chỉ đó có thời hạn mãi mãi chứ không như chuyên gia hàn , hay giám sát viên hàn thợ hàn (thường gia hạn 3 đến 5 năm)


 
Ðề: Tập hợp anh em làm UT,RT.. có kinh nghiệm

You 're welcome
bạn làm Mod bên diễn đàn welding thì phải, trường BK có nhiều thiết bị NDT k bạn , sinh viên hàn có đc thực tập nhiều không
Nhân tiện hỏi bạn là khoa có tổ chức học để trở thành kĩ sư hàn quốc tế không bạn
- yes, bọn e trong trường được học lý thuyết thì nhiều, thực tập thì hầu như không. riêng cái NDT này bọn e có được tham gia thí nghiệm vài buổi về RT và UT (hihi, UT thì chỉ xem giới thiệu máy móc,... chứ không được xem dò thực tế). nói chung là kiến thức thực tế ~0. nói ra thật buồn!!!! :((
- ở BK cũng có khá nhiều thiết bị NDT, bên e cũng có cái máy dò siêu âm, đa số bên VLKT họ có khá nhiều. còn về cái việc thi KSHQT thì mấy năm mới có một khóa học và thi (thấy thầy e cũng là một trong số những KSHQT nói vậy, còn mấy năm thì e cũng chịu, nó nhanh hay chậm thì tùy thuộc vào số lượng người đăng ký), hehe, tương lai có đợt mới thì e sẽ báo bác biết!

Nice to join ur Group!!!!

Best Regards!
 
Last edited:
M

metalworks

Ðề: Tập hợp anh em làm UT,RT.. có kinh nghiệm

- yes, bọn e trong trường được học lý thuyết thì nhiều, thực tập thì hầu như không. riêng cái NDT này bọn e có được tham gia thí nghiệm vài buổi về RT và UT (hihi, UT thì chỉ xem giới thiệu máy móc,... chứ không được xem dò thực tế). nói chung là kiến thức thực tế ~0. nói ra thật buồn!!!! :((
- ở BK cũng có khá nhiều thiết bị NDT, bên e cũng có cái máy dò siêu âm, đa số bên VLKT họ có khá nhiều. còn về cái việc thi KSHQT thì mấy năm mới có một khóa học và thi (thấy thầy e cũng là một trong số những KSHQT nói vậy, còn mấy năm thì e cũng chịu, nó nhanh hay chậm thì tùy thuộc vào số lượng người đăng ký), hehe, tương lai có đợt mới thì e sẽ báo bác biết!

Nice to join ur Group!!!!

Best Regards!
UT thì khó chứ RT thì cũng không khó lắm đâu. Theo mình nghĩ thì RT thực hành chủ yếu sẽ là đọc và đánh giá khuyết tật trên phim. UT thì phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và kinh nghiệm của kỹ thuật viên. Theo mình biết thì trong ngành dầu khí thường tổ chức test trình độ cho các kỹ thuật viên thông qua việc sử dụng mẫu test có khuyết tật. Chứng chỉ của kỹ thuật viên chỉ là điều kiện cần để tham gia test, điều kiện đủ là phải vượt qua được những bài test thực tế (phát hiện toàn bộ các dạng khuyết tật bên trong mẫu và định vị với sai số +-2mm).

Hiện nay mình thấy một số công ty đã áp dụng UT phase array, phương pháp này sẽ giảm sự phụ thuộc vào tay nghề của kỹ thuật viên và dường như đánh giá khuyết tật chính xác hơn... http://[MEDIA=youtube]lph-ndt[/MEDIA].com/Services/Service.aspx?id=13. Anh em biết gì về phương pháp này, đã có ai sử dụng thì bóng bàn nha.. :1:
 
Ðề: Tập hợp anh em làm UT,RT.. có kinh nghiệm

HI, diễn đàn của chúng ta đông anh em làm bên UT, RT như vậy thì các bác nhiều kinh nghiệm hãy chỉ bảo các bậc đàn em với nha. em là sinh viên năm cuối rùi mà kinh nghiệm thcj tế ít quá hjhjhjh.
 
C

cnh

Ðề: Tập hợp anh em làm UT,RT.. có kinh nghiệm

Mình xin nhập hội!
Mình cũng có gần một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực NDT.Có gì anh em cùng trao đổi.
Mình cũng thông tin thêm hiện nay ở miền bắc mình (Hà Nội)-Có một nơi cũng đào tạo giám sát hàn, thợ hàn theo AWS-Công ty CTwel
Web:http://ctwel.com/
 
Author
Ðề: Tập hợp anh em làm UT,RT.. có kinh nghiệm

- yes, bọn e trong trường được học lý thuyết thì nhiều, thực tập thì hầu như không. riêng cái NDT này bọn e có được tham gia thí nghiệm vài buổi về RT và UT (hihi, UT thì chỉ xem giới thiệu máy móc,... chứ không được xem dò thực tế). nói chung là kiến thức thực tế ~0. nói ra thật buồn!!!! :((
- ở BK cũng có khá nhiều thiết bị NDT, bên e cũng có cái máy dò siêu âm, đa số bên VLKT họ có khá nhiều. còn về cái việc thi KSHQT thì mấy năm mới có một khóa học và thi (thấy thầy e cũng là một trong số những KSHQT nói vậy, còn mấy năm thì e cũng chịu, nó nhanh hay chậm thì tùy thuộc vào số lượng người đăng ký), hehe, tương lai có đợt mới thì e sẽ báo bác biết!

Nice to join ur Group!!!!

Best Regards!
Oke , mình cũng mới đi làm NDT thôi nên may ra hơn cậu 1 tý về kinh nghiệm thui , còn học hỏi nhiều lắm
Máy UT thì cần gì phải nhiều , mang ra khoe hả:71: , cần 1 cái ngon ngon hiện đại như USM35 của Krau hay EPOCH (2 máy phổ biến hiện nay) là có thể biết đc hết tất cả tính năng.
Bây giờ cái việc đúng là kỹ sư ng ta kén KSHQT lắm :40: vì học phí nhiều mà + chưa thấy ứng dụng đâu để cướp ra tiền bù lại học phí được . Oke , khi nào có thông tin cứ thông báo cho mình nhé.
P/s : đợt này đi công truong nên mạng mẽo cũng hạn chế
 
Author
Ðề: Tập hợp anh em làm UT,RT.. có kinh nghiệm

UT thì khó chứ RT thì cũng không khó lắm đâu. Theo mình nghĩ thì RT thực hành chủ yếu sẽ là đọc và đánh giá khuyết tật trên phim. UT thì phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và kinh nghiệm của kỹ thuật viên. Theo mình biết thì trong ngành dầu khí thường tổ chức test trình độ cho các kỹ thuật viên thông qua việc sử dụng mẫu test có khuyết tật. Chứng chỉ của kỹ thuật viên chỉ là điều kiện cần để tham gia test, điều kiện đủ là phải vượt qua được những bài test thực tế (phát hiện toàn bộ các dạng khuyết tật bên trong mẫu và định vị với sai số +-2mm).

Hiện nay mình thấy một số công ty đã áp dụng UT phase array, phương pháp này sẽ giảm sự phụ thuộc vào tay nghề của kỹ thuật viên và dường như đánh giá khuyết tật chính xác hơn... http://
.com/Services/Service.aspx?id=13
. Anh em biết gì về phương pháp này, đã có ai sử dụng thì bóng bàn nha.. :1:
Đúng là UT là phức tạp nhất nhưng mà cho mình chinh chiến thì chọn UT cho lành .. Chơi anh RT sợ phóng xạ lắm (anh em bảo nhau là chưa có con thì đừng dây:30:). Test trình độ thì đâu chẳng vậy , có cả lý thuyết và thực hành , thực hành thì có mẫu tạo khuyết tật sẵn ... Đạt bao nhiêu % thì qua (70%)
UT phase array là công nghệ mới , ít phải di chuyển đầu dò vì nó đã tạo ra các tia siêu âm với nhiều góc tới khác nhau , tự động phân tích tổng hợp khuyết tất từ > 2 dữ liệu. Biến tử của nó đặc biệt chứ không như loại thông thường là góc cố định.
Dự đoán của các chuyên gia là nếu siêu âm phát triển tiếp sẽ thành 3D rồi 4D, khi đó học xong UT cũng ăn muối vì ai chẳng làm đc , nhìn trực quan là thấy ngay :20:
Cái loại này mới ra dự cũng đắt lắm . Giờ việc ít nên cứ cần cù qua ngày bằng con trâu cũng đc , lên hổ không chịu được :3:
 
M

metalworks

Ðề: Tập hợp anh em làm UT,RT.. có kinh nghiệm

Đúng là UT là phức tạp nhất nhưng mà cho mình chinh chiến thì chọn UT cho lành .. Chơi anh RT sợ phóng xạ lắm (anh em bảo nhau là chưa có con thì đừng dây:30:). Test trình độ thì đâu chẳng vậy , có cả lý thuyết và thực hành , thực hành thì có mẫu tạo khuyết tật sẵn ... Đạt bao nhiêu % thì qua (70%)
UT phase array là công nghệ mới , ít phải di chuyển đầu dò vì nó đã tạo ra các tia siêu âm với nhiều góc tới khác nhau , tự động phân tích tổng hợp khuyết tất từ > 2 dữ liệu. Biến tử của nó đặc biệt chứ không như loại thông thường là góc cố định.
Dự đoán của các chuyên gia là nếu siêu âm phát triển tiếp sẽ thành 3D rồi 4D, khi đó học xong UT cũng ăn muối vì ai chẳng làm đc , nhìn trực quan là thấy ngay :20:
Cái loại này mới ra dự cũng đắt lắm . Giờ việc ít nên cứ cần cù qua ngày bằng con trâu cũng đc , lên hổ không chịu được :3:
RT nguy hiểm thật, nhưng nếu hiểu biết thì cũng chẳng sao, em đã từng ngủ gối đầu lên nguồn mà giờ vẫn..sòn sòn :1:. Hiện giờ em thấy nhiều đồng chí, chỗ nào cũng làm UT hết với rất nhiều biên dạng khác nhau (profile), nhất là với các mối hàn thép kết cấu, ống. Theo em được biết thì theo hầu hết các ASME (ví dụ như ASME VIII, 31.1, 31.3...) đều giới hạn UT cho chiều dày >=6mm và cả giới hạn mặt cong khi làm UT cho ống nữa.

UT nhìn tổng cục thì tốt hơn RT, nhưng thực sự để phân biệt được những khuyết tật dạng tròn như ngậm sỉ, rỗ khí, etc...phụ thuộc rất nhiều vào trình độ kỹ thuật viên. Phân biệt được vết nứt chân với không ngấu chân cũng là cả vấn đề....mà nhầm cái là phán sai, thợ hàn sửa chết thôi. Kết luận là nứt mà đào ra không có bị chửi chết :1:.

Vài dòng bàn tán cho vui...
 
Author
Ðề: Tập hợp anh em làm UT,RT.. có kinh nghiệm

Bạn gối đầu trên nguồn phóng xạ khi nó được đặt trong hộp đen thì vẫn an toan lắm , yên chí không sao đâu
Ở công trường bên này đang làm toàn chụp 25% RT , mỗi lần chụp hơn trăm phim chắc phải hết đêm mới xong. Lại còn về rửa ngay để 10h sáng giao nộp cho giám sát duyệt xem có oke làm tiếp đc không.
Nói chung cái nghề này nó vất vả .. nhất là anh UT . Đòi hỏi kỹ năng phân tích + kinh nghiệm cao. Nhiều vụ đào ra không thấy lắm rồi => mất niềm tin, có khi công nhân nó chửi cho :26: Mà khuyết tật nó bé tý , có khi mài nhẹ cũng mất .. hic
Dạo này mình làm trên công trường ít dùng UT nữa , quên nhiều lắm .. Các bạn cùng update kiến thức cho anh em học hỏi nhé
 
Ðề: Tập hợp anh em làm UT,RT.. có kinh nghiệm

hic hic. từ ngày lập cái nè ra, e nghĩ những ai có kinh nghiệm sẽ share lên đây và cùng bàn, vậy mà chẳng thấy ai nói cả. chỉ toàn thấy bàn tán chuyện ngoài lề không à? các bác có thể share một câu chuyện thực tế của các bác ở đây, như vậy có lẽ box này sẽ hữu ích hơn. :D. em chót dại nghĩ vậy, nếu không đúng thì mọi người bỏ quá cho!!!!

Regard!
 

umikare

New Member
Ðề: Tập hợp anh em làm UT,RT.. có kinh nghiệm

"Chót dại" mà vẫn nói được mấy lời thiết thực thế này sao Cat:))
 
M

metalworks

Ðề: Tập hợp anh em làm UT,RT.. có kinh nghiệm

Các bác nói thế em mạn phép giới thiệu tí để anh em còn có cái mà bóng bàn nha :)).

Trước hết là RT (Radiographic test): em nói trước về cái RT conventional thôi nha, RT công nghệ mới nói sau.

Làm cái này em nghĩ không khó các bác ạ, nếu có khó thì chỉ khó khi đánh giá phim thôi.

RT thực chất giống như đi chụp phim nếu các bác bị gẫy xương :), nguồn chiếu được đặt phía trước của vật cần kiểm tra, phim được đặt phía sau. Tia chiếu (tia phóng xạ) xuyên qua vật và làm đen phim đặt phía sau thông qua một số phản ứng ion hóa (cũng giống y như chụp ảnh phim, chỉ khác tia chiếu ở đây là tia phóng xạ thay vì tia sáng trong chụp ảnh). Cách tính toán chùm tia tới, phản xạ, bức xạ, tán xạ y như tính toán đối với tia sáng bình thường, đại loại là góc tới bằng góc phản xạ, v...v..

Cường độ tia xuyên qua vật tới phim quyết định độ đen của phim, nếu vật có khuyết tật (dạng như rỗ khí chẳng hạn), tia phóng xạ sẽ bị mất cường độ (do phản xạ, tán xạ khi tia đi qua khuyết tật này) và do đó tại vị trí khuyết tật ở trên phim sẽ thấy nhạt hơn so với các vị trí khác. Đó là khuyết tật.

Tùy theo hình dạng, độ đậm nhạt của khuyết tật và vị trí khuyết tật trên phim ta sẽ đánh giá được loại khuyết tật nào có trong vật kiểm tra. Việc đánh giá sẽ căn cứ theo tiêu chuẩn, ví dụ như ASME VIII quy định khuyết tật dạng tròn có chiều dài lớn nhất không quá 2mm....các bác chỉ cần vác thước ra đo trên phim thấy quá 2mm là kết luận hỏng, sửa lại mối hàn.... (tất nhiên là trong trường hợp độ phóng to gần như bằng không, phim đặt sát vào vật kiểm tra và chiều dày của vật không dày lằm, lúc đó kích thước khuyết tật trên phim sẽ gần bằng khuyết tật thực tế). Tóm lại, đánh giá khuyết tật cứ vác tiêu chuẩn ra mà tra, phần acceptance criteria.

Ghi chú là chụp xong phải đi rửa phim mới thấy... :))
 
Last edited by a moderator:
M

metalworks

Ðề: Tập hợp anh em làm UT,RT.. có kinh nghiệm

Nguồn phóng xạ công nghiệp hay dùng tia X (Giống như tia chụp xương gẫy trong y tế) hoặc nguồn phóng xạ IR192. Sở dĩ dùng các nguồn này mà ít dùng các nguồn khác vì các tia này có cường độ đâm xuyên yếu hơn nên an toàn hơn. Cũng có nơi dùng các nguồn CS137 hay Cb60 có cường độ cao hơn....

Nguồn khi vận chuyển được đặt trong cái vỏ nguồn bằng chì, được tính toán sao cho tia thoát ra ngoài còn rất thấp, gần như bằng 0 để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Bản thân nguồn chỉ có khoảng 2mm đường kính và dài khoảng 10mm thôi. Hình dưới đây là cái vỏ nguồn Delta 880 (ở VN nhiều đơn vị dùng), lõi nguồn bên trong là IR192


Khi chụp, lõi nguồn được đẩy ra khỏi vỏ nguồn sử dụng dây cáp nguồn, cáp nguồn có 2 cái, (1) cáp đẩy lắp phía sau và dài khoảng mấy chục m để người điều khiển có thể đứng xa để quay, đẩy lõi nguồn ra. (2) cáp đầu nguồn lắp vào vỏ nguồn ở phía trước và có nhiệm vụ che cho lõi nguồn khi chạy ra khỏi vỏ, tới vị trí cần chụp. Cáp đầu nguồn có một ống thép nhỏ, dài khoảng 20cm....là nơi lõi nguồn sau khi bị đẩy ra thì chạy tới đó...các bác muốn chụp ở đâu chỉ cần dí cái ống thép này vào đấy, cố định cho chặt là OK.....Dưới đây là hình cuộn cáp quay đẩy nguồn

 
Last edited by a moderator:
Top