Taro vật liệu Titanium

WMT

Active Member
Moderator
Một cách tổng quát: Titanium là kim loại không bị gỉ sét, độ cứng vững tương đương với sắt nhưng nhẹ hơn sắt 45% . So với nhôm thì cứng vững sắp đôi nhưng chỉ nặng hơn 40%. (Tỉ trọng Titanium 4,5 g/cm3 so với nhôm 2,7 sắt 8,05)
Do vừa nhẹ vừa bền lại không bị gỉ nên Titanium được dùng trong công nghiệp máy bay (15% thân vỏ Boeing 737 là Titanium), dùng trong y tế như nẹp xương, cấy ghép trong cơ thể con người.

Một đất nước tiến bộ về kỹ thuật thì sẽ có nhu cầu gia công sản xuất Titanium để phục vụ công nghiệp hàng không và y tế. Có lẽ hiện nay VN ít cơ sở gia công đụng trận với Titanium nhưng trong tương lai nếu thật sự công nghiệp VN phát triển thì cắt gọt Titanium là chuyện phải làm.

Đối với người thợ cơ khí điều duy nhất cần nắm rõ về Titanium là đặc tính tản nhiệt tồi tệ của nó. Phay Titanium vơi dao phay carbide thì không có vấn đề gì nhưng ta rô Titanium là một chuyện nhức óc!

Muốn ta rô thì phải khoan lỗ, mũi khoan thì lại xé vật liệu chứ không gọt như dao phay. Do ma sát khi xoáy vào vật liệu nên nhiệt phát sinh rất lớn mà Titanium lại không tản nhiệt nên tại vách của lỗ cháy đỏ, vừa khi nước làm nguội tưới vào sẽ tôi cứng bề mặt của lỗ. Mũi ta rô thép gió mà rúc đầu vào là "crắc!". Cách tốt nhất là khoan lỗ nhỏ hơn rồi dùng dao phay carbide gọt bớt lớp vật liệu bị cứng cho vừa với kích thước chuẩn bị cho ta rô. Sau đó dùng forming tap để tarô.
Do quán tính, ta sẽ chuẩn bị kích thước lỗ ta rô theo bảng hướng dẫn, nếu tarô bị gẫy thì ta sẽ mở rộng dần dần cho tới khi ta rô được, nhưng cách này sẽ bị hy sinh vài cây ta rô! Hãy làm ngược lại, dùng miếng vật liệu Titanium để làm nháp, thoạt đầu khoan lỗ thật rộng, sau chỉnh hẹp dần đến khi cây ta rô bị gẫy hoặc đến khi dưỡng "go", "no go" đều phù hợp. Như vậy sẽ hi sinh một cây ta rô duy nhất mà thôi.

Ảnh: Khoan, phay lỗ từ lớn đến nhỏ, thử cho đến gẫy tarô. M2 một, M2.5 một. Sau đó không gẫy nào nữa
59682172_2134324006665459_3383542761541074944_n.jpg
---
Nguồn: thành viên mes SV
 
Top