Tốc độ nâng nhiệt và thời gian giữ nhiệt khi nhiệt luyện C45 ?

Author
Tôi tên là Ngô Thanh Nghị tôi công tác tại Phú Mỹ tôi đang nhiệt luyện thép c45 làm bánh răng và nhiệt luyện đạt độ cứng 600 - 700HV
Xin các bác chỉ cho em tốc độ nâng nhiệt và thời gian giữ nhiệt khi nhiệt luyện
xin chân thành cám ơn các bác
best regards
Ngô Thanh Nghị
-----------------
Đó là nội dung của một comment trên blog của mình. Mong anh em giúp đỡ !
Thanks everyone ! :53:
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Bảo hắn liên hệ với Lê Văn Tu, hiện đang công tác tại tổ sửa chữa của Điện Phú Mỹ nhờ chỉ dẫn tận tay cho ( chẳng biết tên đó còn nhớ nghề không nữa ??? ).

Những vấn đề liên quan đến nhiệt luyện, nếu có thể, nên đề nghị cho biết trang thiết bị công nghệ họ hiện có thì mới có thể tư vấn chính xác được? Còn về câu hỏi ông đưa ra thì tạm thời có câu trả lời như sau:

Căn cứ vào chi tiết là "bánh răng", mác thép "S45C", độ cứng yêu cầu 600 - 700 HV, có thể hình dung ra như sau:
+) sản phẩm chỉ cần tôi phần răng
+) sản phẩm phẩm chỉ cần độ cứng bề mặt răng
+) họ có thiết bị kiểm ta độ cứng tế vi (HV): máy cắt, máy ép nhựa, máy đo độ cứng tế vi ...
+) dữ liệu còn thiếu: kích thước bánh răng, độ thấm tôi, trang bị hiện có.


Phương pháp để nhiệt luyện đạt yêu cầu đó như sau:
+) thiết bị: lò cao tần
+) vòng cảm ứng: tùy theo kích cỡ bánh răng, bánh răng nhỏ thì sản phẩm đặt lọt trong vòng cảm ứng, bánh răng lớn thì tôi từng răng
+) đồ gá: bánh răng lớn phải dùng trục quay, bánh răng nhỏ có thể dùng giá treo lên xuống theo chiều thẳng đứng.
+) phương pháp nhiệt luyện : tôi phun, sử dụng một ống cuốn giống vòng cảm ứng, mặt trong khoan nhiều lỗ nhỏ, sử dụng bơm nước để tạo thành vòng phun. Nếu là bánh răng nhỏ, vòng cảm ứng trên vòng phun, khi chi tiết hoặc cụm vòng cảm ứng di chuyển, nung nóng đến đâu sẽ tôi ngay đến đó; tốc độ di chuyển (có thể coi như tốc độ nung) tùy thuộc vào lò nhưng phải đảm bảo bề mặt chi tiết được nung đến nhiệt độ ~ 840 - 860 độ C. Đối với bánh răng lơn, vòng cảm ứng phải được chế tạo theo biên dạng răng, khoảng cách vòng cảm ứng cách đều bề mặt răng càng nhỏ càng tốt (chú ý không để chạm); khi bề mặt đạt nhiệt độ tiến hành phun nước làm mát ngay lập tức (nước phun càng đều càng tốt), xong răng thứ nhất thì xoay bánh răng để nhiệt luyện tiếp cho đến khi xong toàn bộ răng. Tốc độ nung tính toán tương tự như bánh răng nhỏ. Trong thực tế, nếu lò có tần số > 90Hz, độ thấm tôi khoảng 1 mm, vòng cảm ứng thiết kế tốt, thời gian nung < 3s và tất nhiên là không có thời gian giữ nhiệt.
 
Author
thanks lão Sâu nhiều ! Có kèm hiện kim luôn nhé ( Ấn cho lão một phát nè ! )
 
H

Hoàng

Theo như câu hỏi "Xin các bác chỉ cho em tốc độ nâng nhiệt và thời gian giữ nhiệt khi nhiệt luyện" thì tôi nghĩ có lẽ họ chưa có thiết bị tôi cao tần.
Nếu nhiệt luyện ở lò buồng thì có thể làm theo cách sau:
Nâng nhiệt theo công suất lò lên 930 độC, giử nhiệt khoảng 2 giờ( tùy vào chiều dày Sp mà tính toán thời gian giữ nhiệt cho hợp lý) sau đó giảm nhiệt độ xuống 840 độ giử nhiệt khoảng 45 phút. Trong quá trình giảm nhiệt và giữ nhiệt cho thấm Ni tơ, cho nguội trong dầu. Sau khi tôi kết thúc cho vào làm lạnh bằng Ni tơ lỏng ở nhiệt độ -150 độ trong 4 giờ (thời gian từ khi kết thúc tôi đến khi vào làm lạnh không quá 20 phút) sau đó cho vào ram khoảng 160 độ trong 3 giờ, Sp đạt độ cứng khoảng 600 ~ 650 HV.
 
Last edited by a moderator:

worm

Well-Known Member
Moderator
Nếu căn cứ theo câu đó thì họ làm gì có thiết bị thấm N, khi nó còn đắt hơn lò tần số khá nhiều. Có khi họ chỉ có lò giếng hoặc lò buồng đơn giản thôi thì ... chỉ có cách cho vào hộp than củi để thấm C thể rắn.
 
T

thanhnghi

Dear experts,
Hiện nay ở Cty em chỉ có mỗi lò nhiệt luyện thường. không có thấm cacbon và nitơ gì cả.
em chỉ thấm cacbon thủ công bằng than củi thôi
trân trọng

ngô thanh nghị
 
T

thanhnghi

Dear experts,
Em có một thắc mắc muốn xin ý kiến các bác mong các bác giúp đỡ
theo em được biết thì chúng ta chỉ tiến hành thấm cacbon cho các chi tiết có hàm lượng cacbon <0.3%. Vậy nếu c45 có thấm cacbon được không? nếu được thì độ cứng của c45 sau khi thấm cacbon và nhiệt luyện độ cứng có đạt 600 - 700HV không?
best regards

ngô thanh nghị
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Dear experts,
Em có một thắc mắc muốn xin ý kiến các bác mong các bác giúp đỡ
theo em được biết thì chúng ta chỉ tiến hành thấm cacbon cho các chi tiết có hàm lượng cacbon <0.3%. Vậy nếu c45 có thấm cacbon được không? nếu được thì độ cứng của c45 sau khi thấm cacbon và nhiệt luyện độ cứng có đạt 600 - 700HV không?
best regards

ngô thanh nghị
1. Thấm thì thấm được nhưng mất thời gian và không hiệu quả nên rất ít khi làm. Trong thực tế, khi nung sản phẩm thép 45 trong hộp than củi, tác dụng chính của nó là chống thoát C bề mặt, còn tác dụng thấm hầu như không đáng kể (lớp thấm nếu có thì rất mỏng).
2. Đối với chi tiết của bạn, nếu dùng lò thông thường thì rất khó đạt đúng yêu cầu kỹ thuật về độ cứng. Độ cứng bề mặt cũng có thể đạt 600 - 700 HV nhưng khi đó, chi tiết bị tôi thấu hoàn toàn, độ thấm tôi lớn >>>> khả năng chịu mô men xoắn của sản phẩm giảm >>> bánh răng dễ bị vỡ ở phần gần chân răng.
 
T

thanhnghi

Dear experts
em xin chân thành cảm ơn bác hut heater lần trước bác đã trả lời giúp em mà em không cám ơn được bởi vì em không đăng ký thành viên được.
nhân tiện em cũng xin cám ơn tất cả các bác đã quan tâm giúp đỡ em.
em cũng đã thử thấm cacbon cho c45 bằng than củi và có muối xúc tác BaCO3 và
Na2CO3 với nhiệt độ thấm 860C thời gian giữ nhiệt 6h nhìn chung thì độ cứng trung bình có tăng khoảng vài HRC nhưng không thể đạt được yêu cầu kỹ thuật đề ra.
best regards

ngô thanh nghị
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Còn một phương pháp khác cần thiết bị đơn giản hơn nhưng lại đòi hỏi tay nghề của người thợ cao hơn cho yêu cầu kỹ thuật của bạn: tôi bề mặt bằng ngọn lửa hàn xì, nguyên tắc giống tôi tần số cao nhưng phải đảm bảo nung đều bề mặt, nếu tay nghề kém và nung không đều sẽ gây hỏng bề mặt và có thể nứt vỡ khi tôi nước.
 
Top