Test tay nghề thợ hàn.

  • Thread starter tungck08
  • Ngày mở chủ đề
T

tungck08

Author
Chào các anh em đi trước.
Mình mới vô nghề nên cũng chưa có kinh nghiệm về hàn.Mình có câu hỏi mong các anh em giúp đỡ.

- Làm thế nào để đánh giá được một người thợ hàn (hàn điện, hàn Tig) giỏi thông qua mối hàn, chỉ kiểm tra bằng mắt thường và kinh nghiệm ?
- Nếu test tay nghề thì nên cho thợ hàn test như thế nào?

Xin chân thành cảm ơn!
 
U

ubuntu

Author
Ðề: Test tay nghề thợ hàn.

Chào các anh em đi trước.
Mình mới vô nghề nên cũng chưa có kinh nghiệm về hàn.Mình có câu hỏi mong các anh em giúp đỡ.

- Làm thế nào để đánh giá được một người thợ hàn (hàn điện, hàn Tig) giỏi thông qua mối hàn, chỉ kiểm tra bằng mắt thường và kinh nghiệm ?
- Nếu test tay nghề thì nên cho thợ hàn test như thế nào?

Xin chân thành cảm ơn!

Hihi lại được ôn lại rồi.

Với kinh nghiệm của một thợ hàn chính gốc và sau là người cũng được vài lần xét tuyển thợ hàn qua thực tế (thật 100%) tôi có thể mô tả cho bạn những kinh nghiệm cơ bản của việc đánh giá 1 thợ hàn. Đây không phải phương pháp chính quy hay đại loại như vậy, đây là phương pháp làm lâu thì quen thôi nhé. (không siêu âm, siêu dương, thử cơ tính đâu nhé)

Đầu tiên ngoài việc hồ sơ chứng chỉ, như cầu lương bổng (Cái này không bàn đến) thì việc giao cho thợ hàn một sản phẩm (tất nhiên không phải sản phẩm giao cho khách đâu) mà đơn giản là hai mảnh kim loại cho hàn thử (tất nhiên cái này là phụ thuộc vào doanh nghiệp hay sản phẩm đặc thù) ví dụ đơn vị chuyên hàn sản phẩm có độ dầy lớn mà khi thử lại cho hàn thử vật quá mỏng hoặc ngược lại, điểu này sẽ bỏ xót hoặc đánh giá sai nhân tài. Và khi hàn thử chỉ nên cho hàn bằng và hàn góc (tất nhiên cái này thì phụ thuộc vào đặc thù công việc của bạn, với công việc đòi hỏi hàn leo và hàn trần nhiều thì chắc chắn phải cho thử loại này rồi)

Rồi sau khi hàn thì đánh giá qua sản phẩm thử đó, nói chung tiêu chí riêng của tôi với "hàn que có thuốc bọc" là, đường hàn phải đều mối hàn phải "ngấu" đều hai bên ( cái này cảm nhận được khi hàn người thợ biết điều chỉnh hồ quang về hai phía để que hàn chẩy đều về hai vật cần hàn) tôi hay nói đùa là nhìn cách hàn là biết thợ này có hàn được hay không)
Độ lấp đầy của mối hàn khi hàn ví dụ khi hàn góc 90 và hàn bằng thì mối hàn không non quá, đây chỉ để thử với mẫu thử thôi nhé ( nghĩa là không mỏng quá không dầy quá, cái này thì sau này do yêu cầu trong bản vẽ hàn sẽ quy định và tất nhiên thợ hàn phải tuân thủ).
Rồi với mối hàn liên tục, cách nối mối hàn cũ và mối hàn mới cũng quan trọng, khi nhìn vào nếu thợ hàn biết cách thì việc phân biệt sẽ khó hơn thợ không biết.
Rồi khi thợ hàn, nghe tiếng hồ quang cũng có thể đánh giá được tay nghề của thợ hàn (nó giống như khi nghe thợ gò bậc cao, thợ mộc đóng đồ, không có cái gì thừa bong bong cạch cạch là xong một cái đinh ( dù gỗ nào cũng không khác nhau là mấy -> họ quá thuần với công việc rồi)

Rồi phải biết cách bảo quản que hàn ( cái này thì sau vào làm sẽ quy định và hướng dẫn cụ thể)

Về hàn Tig, về cơ bản mà nói cũng như nhau cả (nhưng khó hơn hàn que, vì hồ quang của Tig mạnh và nhỏ hơn nên sự tinh tế phải hơn hàn que) cũng yêu cầu mối hàn phải đều, độ ngót ít ( hàn không đắp bù kim loại, cái này thì lại phụ thuộc nhiều vào khe hở của hai vật hàn). Biết cách điều chỉnh khí, hồ quang v.v.

Nói túm lại với kinh nghiệm cá nhân tôi có thể giúp bạn được có bấy nhiêu thôi nhé.

Chúc bạn thành công.
 
Lượt thích: umy
Ðề: Test tay nghề thợ hàn.

Về vấn đề đánh giá thợ hàn bác Ubuntu đã giải thích khá rõ (dựa vào kinh nghiệm là chính)
Tôi xin bổ sung thêm ý về test tay nghề thợ hàn thực tế ở nơi tôi đang làm.
Việc test tay nghề thợ hàn tùy theo yêu cầu của người sử dụng với phương pháp và loại sản phẩm.
Thông thường thì bộ phận cho test (bộ phận chứng nhận) sẽ chuẩn bị mẫu và quy trình yêu cầu.
Đối với hàn CO2 và hàn que thì thường test 2G,3G và thường là mẫu thép tấm (nói chung là theo tiêu chuẩn yêu cầu: AWS,ASME...)
Đối với TIG thì thường là 5G và 6G cho ống
Sau khi test xong, người giám sát sẽ kiểm tra visual nếu đạt các mẫu này ( đánh dấu nhận dạng) được đem đi kiểm tra NDT mà thông thường nhất là chụp RT
Nếu pass thì sẽ cấp chứng nhận và coi như người thợ hàn này đủ tư cách để hàn các position 2G,3G
Tùy theo yêu cầu khách hàng có thể yêu cầu test với thép P3~P5.
Tuy nhiên trong test để cấp chứng chỉ thường dùng nhất là thép P1.
 
Lượt thích: umy
T

tungck08

Author
Ðề: Test tay nghề thợ hàn.

Thanks bác ubuntu và bác phuongdoosan.
Bác phuongdoosan làm ở quê em rồi. Chắc công việc của bác cũng biết nhiều thợ hàn có tay nghề cao.

Nếu bác có đội, hy vọng sẽ có ngày hợp tác. Vì công việc của mình cần những thợ hàn tay nghề cao để có thể làm những công trình lớn.
 
S

sonhak

Author
Ðề: Test tay nghề thợ hàn.

Công nhân hàn điện
Bậc 1
a) Hiểu biết:
1. Biết đọc bản vẽ chi tiết đơn giản qua 2 hình chiếu, các ký hiệu mối hàn nối.
2. Hiểu được khái niệm về dung sai kích thước.
3. Biết tính chất của vật liệu thông dụng làm từ thép các bon.
4. Nắm được kiến thức thông thường về điện và đọc được chỉ số trên các đồng hồ của máy hàn một chiều, máy hàn xoay chiều.
5. Phân biệt đuợc mối hàn ngấu hay không ngấu, tốt hay xấu.
6. Biết tên và công dụng của các loại dụng cụ chính dùng trong nghề và dụng cụ phòng hộ cá nhân.
7. Biết tính chất nguy hiểm của dòng điện và biện pháp phòng ngừa tai nạn.
b) Làm được:
1. Ðấu được dây nóng và dây nguội của máy hàn.
2. Hàn đính, gá được các kết cấu không quan trọng, hàn nối đuợc tôn dày từ 5 mm trở lên.
3. Hàn được các mối hàn thẳng góc của các kết cấu cong giang không quan trọng trong công nghệ đóng tàu có trọng tải 300 tấn ở vị trí hàn bằng.
4. Tẩy sạch được các mối hàn thông thường.
5. Ðấu được điện nguồn cho máy hàn xoay chiều.
Bậc 2
a) Hiểu biết:
1. Hiểu được dung sai lắp ghép, tra được dung sai kích thước.
2. Biết tiêu chuẩn, hình dạng, cách gọi tên các loại thép định hình thường dùng trong công nghệ đóng tàu.
3. Nắm được tính chất, công dụng của các kim loại thông thường và vật liệu thường dùng trong công nghệ đóng tàu.
4. Ðọc được các ký hiệu mối hàn theo tiêu chuẩn Nhà nước.
5. Biết tên gọi, thành phần, tính chất, công dụng của các loại que hàn thường gặp, biết sơ lược về thành phần lớp thuốc bọc que hàn.
6. Biết nguyên nhân gây ra khuyết tật bên ngoài của mối hàn và cách khắc phục.
7. Biết các phương pháp chuyển động của đầu que hàn trong hàn tay.
8. Biết sơ lược nguyên lý, cấu tạo máy hàn xoay chiều, máy hàn một chiều thường dùng.
9. Biết biện pháp phòng ngừa tai nạn điện giật và cách cấp cứu khi bị điện giật.
b) Làm được:
1. Ðiều chỉnh được dòng điện hàn cho phù hợp với đường kính que hàn, chiều dày vật hàn.
2. Hàn được ở tư thế hàn bằng các mối hàn nối tiếp thẳng góc loại tôn 5 - 8 mm với vật hàn không quan trọng.
3. Hàn được các mối hàn lồi, lõm, hàn chồng mối các tấm thép dày 5 -10 mm ở tư thế hàn bằng.
4. Phát hiện được một số hư hỏng thông thường của máy hàn để gọi thợ điện đến sửa chữa.
Bậc 3
a) Hiểu biết:
1. Ðọc được bản vẽ của vật thể qua 3 hình chiếu.
2. Biết tính, lấy dấu các loại sắt, thép định hình và tôn tấm trước khi uốn và hàn.
3. Biết thành phần chính và tác dụng của các chất bảo vệ mối hàn.
4. Biết được các khuyết tật của mối hàn trong công nghệ hàn tay và phương pháp tránh.
5. Nắm được sơ lược các phương pháp chống biến dạng khi hàn.
6. Biết xác định đường kính que hàn theo loại mối hàn và chiều dày tôn.
7. Hiểu được nguyên lý, cấu tạo của các máy hàn thường dùng và các hư hỏng thường gặp.
8. Biết chọn tiết diện dây hàn theo dòng điện hàn.
9. Hiểu được nguyên lý, cấu tạo dụng cụ đo điện như: vôn kế, ampe kế.
10. Biết sơ lược nguyên lý hàn tự động và bán tự động.
b) Làm được:
1. Hàn được các bệ máy với chiều dày tôn đến 12 mm ở vị trí hàn bằng.
2. Hàn nối kín nước được các loại ống với nhau, ống với mặt bích của kết cấu chịu áp lực thấp.
3. Hàn đắp được các chi tiết không quan trọng bằng thép các bon thấp.
4. Hàn đắp được ở tư thế hàn ngang, hàn leo các bộ phận không quan trọng như: vách thùng chứa nước, chứa dầu, vách tàu, vách xà lan.
5. Hàn đắp và láng được mặt phẳng rộng đến 20 cm2.
6. Cắt được tôn dày 2 - 4 mm đảm bảo kỹ thuật.
7. Sử dụng được máy hàn chấm.
8. Làm được một số việc của thợ sắt bậc 1 có liên quan.
Bậc 4
a) Hiểu biết:
1. Ðọc được bản vẽ kết cấu hàn và bản vẽ có mặt cắt ngang.
2. Nắm vững cấu tạo, nguyên lý của máy phát điện hàn 1 chiều.
3. Biết phương pháp hàn nóng, hàn lạnh gang và cách bố trí mép hàn.
4. Nắm được một số điều cần thiết khi hàn thép không gỉ.
5. Biết phân tích được nguyên nhân biến dạng khi hàn và cách chống biến dạng.
6. Biết các phương pháp nghiệm thu vật hàn bằng cách kiểm tra bên ngoài, đo kích thước, thử độ kín.
7. Nắm được nguyên tắc hàn tự động, hàn bán tự động: hàn dưới lớp thuốc và hàn trong khí bảo vệ.
b) Làm được:
1. Hàn được ở các tư thế (hàn leo, ngang, trần) các chi tiết quan trọng như: nối các phân đoạn, tổng đoạn tàu, hàn các đường dưới mớn nước của tàu, sà lan.
2. Hàn đắp được trục lái, trục chân vịt, trục trung gian, bánh răng hộp số.
3. Hàn được ở các tư thế mối hàn tôn mỏng đến 2 mm.
4. Hàn được các thùng, ống từ thép các bon chịu áp suất đến 20 kg/cm2 và chịu nhiệt độ đến 300 oC.
5. Chuẩn bị để hàn và hàn được các chi tiết bằng gang theo phương pháp hàn lạnh.
6. Phát hiện được các hư hỏng thông thường của máy hàn và tự sửa chữa được một số trường hợp.
Bậc 5
a) Hiểu biết:
1. Biết tính chất, thành phần, tác dụng của một số kim loại màu và hợp kim của chúng.
2. Ðọc được bản vẽ kết cấu hàn tương đối phức tạp với nhiều chi tiết.
3. Biết nguyên nhân gây ra các ứng suất về nhiệt, biến dạng, các phương pháp giảm ứng suất, biến dạng khi hàn.
4. Biết nối và vận hành các máy phát điện và biến thế hàn làm việc song song, biết dùng các máy hàn công suất thấp để hàn các chi tiết dày, mở mép rộng.
5. Biết phương pháp nhiệt luyện sau khi hàn.
6. Biết kết cấu, công dụng của bình sinh khí axêtylen và ô xy.
7. Lập được trình tự hàn cho thợ bậc dưới.
b) Làm được:
1. Hàn được bình, ống chịu áp lực đến 50 kg/cm2, làm việc ở nhiệt độ đến 300 - 400 oC, chịu được chấn động.
2. Hàn được bệ máy tàu biển lớn.
3. Hàn được các ống nước bằng gang, các vỏ hộp số, vỏ máy bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật.
4. Hàn được tư thế hàn trần một số chi tiết, kết cấu quan trọng như: nối tổng đoạn của tàu, tôn vỏ sống mũi, sống lái tàu và sà lan.
5. Hàn được các kim loại màu như: đồng đỏ, đồng thanh, đồng thau.
6. Hàn được hộp máy và các kết cấu đòi hỏi độ chính xác cao, đảm bảo không biến dạng quá giới hạn và ứng suất dư lớn.
7. Xử lý được một số biến dạng sau khi hàn.
8. Làm được thợ sắt có tay nghề tương đương bậc 2.
9. Sử dụng được các thiết bị hàn hơi và biện pháp an toàn thợ hàn hơi bậc 2.
Bậc 6
a) Hiểu biết:
1. Phác hoạ được đồ gá dùng trong công nghệ hàn.
2. Biết sử dụng các biện pháp cần thiết trước khi hàn để giảm tối đa biến dạng và ứng suất sau khi hàn.
3. Biết phương pháp xử lý nhiệt trước khi hàn.
4. Biết cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị hàn tự động, hàn bán tự động, hàn bấm, hàn đối đầu.
5. Biết các phương pháp cơ bản kiểm tra chất lượng mối hàn.
6. Biết trình tự, công nghệ hàn các mối hàn vát mép kiểu X đến 12 lớp và quy cách que hàn đối với mọi lớp hàn.
7. Biết tổ chức nơi làm việc an toàn và khoa học.
8. Có hiểu biết về hàn hơi như thợ hàn hơi bậc 3.
b) Làm được:
1. Sử dụng được máy hàn bán tự động, hàn chấm, hàn đối đầu.
2. Hàn được nồi hơi, các kết cấu chịu áp lực đến 60 kg/cm2, chịu nhiệt độ đến 400 oC.
3. Hàn được mối hàn trần của tôn mỏng 1,5 mm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật trên suốt chiều dài mối hàn.
4. Hàn được tôn dày 20 mm, hàn nối các loại trục lớn đường kính đến 100 mm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, không biến dạng quá tiêu chuẩn cho phép.
5. Hàn được thép không gỉ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
6. Sửa chữa đuợc các khuyết tật mối hàn.
7. Làm được thợ hàn hơi có tay nghề tương đương bậc 3 và làm được một số việc liên quan của thợ sắt bậc 3.
8. Tổng hợp và phổ biến kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, có năng suất và chất lượng cao.
Bậc 7
a) Hiểu biết:
1. Hiểu biết được kỹ thuật điện ở trình độ sơ cấp.
2. Biết hầu hết các phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn.
3. Biết về biến đổi chất kim loại trong mối hàn và nguyên nhân gây chất lượng xấu.
4. Nắm được cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị kiểm tra mối hàn bằng siêu âm.
5. Nắm được tính năng kỹ thuật của tất cả các thiết bị hàn hiện có.
6. Biết phương pháp pha chế thuốc hàn dùng cho hàn bán tự động, hàn tự động và biết các loại khí thường dùng bảo vệ mối hàn trong hàn bán tự động.
7. Biết tính cường độ mối hàn.
8. Hiểu biết được các kiểu gá hàn tiên tiến và biết lập trình tự mối hàn trong một kết cấu nhằm giảm biến dạng hàn và ứng suất sau hàn.
9. Có hiểu biết về hàn hơi như thợ hàn hơi bậc 4.
10. Nắm được lý thuyết gò, rèn tương đương thợ bậc 3.
b) Làm được:
1. Hàn được mọi chi tiết, kết cấu phức tạp, ở mọi tư thế phải qua trong công nghệ hàn điện.
2. Sử dụng được các thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn khi có tài liệu hướng dẫn.
3. Phát hiện, sửa chữa được các hư hỏng của máy hàn tay và máy hàn bán tự động.
4. Làm được một số công việc của thợ sắt bậc 4 và thợ hàn hơi bậc 4.
5. Giải quyết được tất cả các khó khăn về kỹ thuật hàn điện.
6. Lập được quy trình hàn cho công việc bậc thợ của mình và bậc dưới, phát hiện sai sót trong các quy trình.
7. Tổng kết được kinh nghiệm trong nghề và đề xuất các cải tiến, sáng kiến nhằm tiết kiệm vật tư, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
 
Lượt thích: umy

umikare

New Member
Ðề: Test tay nghề thợ hàn.

Để qualify 1 thợ hàn đúng theo trình tự để cấp 1 chứng chỉ quốc tế cho họ ta sẽ thực hiện những công việc như sau:

1. Xuất phát từ nhu cầu sản xuất, xác định là chúng ta cần thợ hàn kết cấu hay piping. Nếu cần qualify thợ kết cấu ta sẽ áp dụng theo tiêu chuẩn AWS D1.1, nếu theo piping ta sẽ áp dụng ASME IX cộng với các specfication của client (Trong trường hợp các specification yêu cầu refer tới BS EN 287-1 thì ta phải áp dụng BS EN 287-1).
2. Chuẩn bị phôi theo tiêu chuẩn dựa theo yêu cầu sản xuất (Tức là đảm bảo được range qualify sao khi qualify thợ nằm trong dải cần mình cần, Range thickness, range Diameter, Range material, Range position: 2G, 3G, 6G, 6GR...)
3. Tổ chức ngày giờ qualify và giám sát chặt chẽ trong quá trình qualify (Kỹ năng mài, sử dụng trang thiết bị: tủ sấy, cách bảo quản que hàn, tác phong làm việc, Nếu phát hiện bất kỳ trường hợp thợ hàn nào có kỹ năng trên kém có thể đuổi ngay ra khỏi phòng thi cho dù ông ta có hàn tốt thế nào.)
4. Cùng đăng kiểm chấm visual (ngoại dạng của mối hàn). Mối hàn sẽ được chấm visual 2 vòng riêng biệt. Chấm lớp root (lớp lót) và lớp Cap (lớp Phủ) riêng biệt, lớp Root có thể chấm ngay sau khi thợ hàn xong lớp root hoặc sau khi thợ hàn xong sản phẩm. Chấm chặt lớp root hơn lớp Cap vì lớp root rất quan trọng, áp dụng chặt chẽ cách chấp nhận khuyết tật theo tiêu chuẩn.
5. Tiến hành làm NDT và DT cho các phôi đạt visual. Với NDT thì có thể dùng RT hoặc UI. DT thì áp dụng Bend test, fracture test, macro tùy vào từng loại process và position, điều này được yêu cầu rất rõ trong tiêu chuẩn (Phải đọc kỹ tiêu chuẩn)
6. Làm WQT-Welder Qualication Record cho những phôi đã đạt NDT hoặc DT, để tiến hành cấp chứng chỉ cho thợ hàn.
Với những chứng chỉ quốc tế trên thợ hàn sẽ đủ yêu cầu để thi công những công trình yêu cầu chất lượng cao: dầu khí, Nhiệt điện.. và đủ điều kiện để xuất khẩu lao động thợ hàn ra nước ngoài. Một mức lương ổn định môi trường làm việc đảm bảo chuyên nghiệp luôn chào đón những thợ hàn trên.
 
Lượt thích: umy
Top