Thử thảo luận về vấn đề hóc búa của đúc liên tục

  • Thread starter dangquangnk
  • Ngày mở chủ đề
D

dangquangnk

Author
Chào cả nhà!
Lâu lắm rồi chưa vào xem anh em luyện kim có bài nào hay ko mà thật là thất vọng, ít bài hay quá. Nhân đây mình hỏi 1 câu để xem các đồng nghiệp giải thích như thế nào nhé.
Bữa trước tại công ty mình, đúc phôi 120x120, lò trung tần. Khi phôi vừa đi qua máy nắn thẳng thì bị chẻ đôi ra. Tình huống này là lần đầu tiên trong đời mình gặp. Nên muốn thỉnh giáo anh em trong nghề xem tại sao nó lại bị như vậy?
 

Pathétique

Active Member
Ðề: Thử thảo luận về vấn đề hóc búa của đúc liên tục

Theo mình nghĩ thì có lẽ tại có vết nứt nóng xuất hiện trong quá trình đúc.
 
D

dangquangnk

Author
Ðề: Thử thảo luận về vấn đề hóc búa của đúc liên tục

Đương nhiên có vết nứt thì nó mới chẻ đôi được chứ. Mình chỉ hỏi nguyên nhân tại sao nó lại bị như vậy. Còn câu trả lời của bạn chưa thuyết phục cho lắm.
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Thử thảo luận về vấn đề hóc búa của đúc liên tục

"Lâu lắm rồi chưa vào xem anh em luyện kim có bài nào hay ko mà thật là thất vọng, ít bài hay quá. Nhân đây mình hỏi 1 câu để xem các đồng nghiệp giải thích như thế nào nhé.
Bữa trước tại công ty mình, đúc phôi 120x120, lò trung tần. Khi phôi vừa đi qua máy nắn thẳng thì bị chẻ đôi ra. Tình huống này là lần đầu tiên trong đời mình gặp. Nên muốn thỉnh giáo anh em trong nghề xem tại sao nó lại bị như vậy?
Đương nhiên có vết nứt thì nó mới chẻ đôi được chứ. Mình chỉ hỏi nguyên nhân tại sao nó lại bị như vậy. Còn câu trả lời của bạn chưa thuyết phục cho lắm."
Vậy là bạn muốn hỏi hay "đố" thử xem mọi người có biết hay không?
- Nếu muốn hỏi thì tiêu đề nên sửa lại (thêm vào đầu cụm từ "xin hỏi"), qua 2 bài post của bạn tôi lại hiểu là bạn muốn "đánh đố" mọi người, mà như vậy thì chắc không có ai tham gia đâu
- Nếu bạn muốn gọi là "thảo luận" thì chính bạn là người đầu tiên phải tham gia tích cực vào vấn đề, phải nêu rõ vấn đề, các giải pháp đã thực hiện, các số liệu kỹ thuật...
- Có lẽ sự thất vọng của bạn về các bài viết của diễn đàn cũng có phần trách nhiệm của chính bạn khi post những bài như trên.
 
Last edited by a moderator:

Pathétique

Active Member
Ðề: Thử thảo luận về vấn đề hóc búa của đúc liên tục

Đương nhiên có vết nứt thì nó mới chẻ đôi được chứ. Mình chỉ hỏi nguyên nhân tại sao nó lại bị như vậy. Còn câu trả lời của bạn chưa thuyết phục cho lắm.
Đúc không phải là chuyên môn của mình, nhưng vết nứt nóng trong đúc thì mình nghĩ giỏi chuyên môn như bạn cũng chưa biết rõ được nguyên nhân đâu, đến giờ trên thế giới họ vẫn đang nghiên cứu về vấn đề này, và đây chính là đề tài mình đang làm.

Nguyên nhân thì có nhiều lắm, ở mỗi nhiệt độ có vài tác nhân khác nhau. Nói ra thì dài, nếu bạn cần mình gửi cho vài papers tổng hợp. Ở đây mình chỉ nói đến việc từ những tác nhân này thì mô hình hóa vết nứt nóng như thế nào. Có 2 cách tiếp cận vấn đề, cách sử dụng thermomechanical behavior và cách phenomenological. Chỉ từ 2 cách tiếp cận này thôi mà có hàng chục criteria với độ chính xác hơn kém nhau chút ít.

Theo cách tiếp cận thứ nhất thì có các criteria là hàm của ứng suất, biến dạng, vận tốc biến dạng hoặc chuyển vị. Trong các criteria về ứng suất lại có 2 quan niệm, 1 là về ứng suất critical của màng chất lỏng, 2 là ứng suất critical để tách 2 grains, được tính toán dựa trên mô hình Read Shockley và biến đổi entropy nóng chảy. Các thermomechanical criteria còn lại dựa trên lý thuyết của Prokhorov và Pellini, tức là tồn tại 1 khoảng nhiệt độ mà ductility của vật liệu giảm 1 cách rất bất thường. Từ đây bằng thí nghiệm caracterize vật liệu, dùng phương pháp ngược và tối ưu hóa để tìm mô hình ứng xử cũng như dạng của nguồn nhiệt, và cuối cùng là phương pháp PTHH có thể dự đoán chính xác các điều kiện mà vết nứt nóng sẽ xảy ra trong quá trình đúc. Katgerman năm 2008 đã thử phương pháp này với 8 criteria khác nhau, đây mới chỉ là 1 số rất nhỏ criteria.

Với hướng tiếp cận thứ 2 cũng có 1 loạt criteria khác, cơ bản dựa trên mô hình ROS ROF, tức là tỉ lệ solidification và tỉ lệ feeding. Nếu phần chất lỏng dùng cho feeding không đủ thì sẽ có vết nứt. Từ lý thuyết này sinh ra rất nhiều criteria, nổi bật nhất là RDG (được tính toán ban đầu cho quá trình đúc và vật liệu nhôm). Mô hình này dựa trên tính toán giá trị của áp suất giữa 2 grains, bằng cách sử dụng tính chất về cân bằng khối lượng trong môi trường liên tục và định luật Darcy mà suy ra vận tốc biến dạng cực đại.

Mình nói sơ sơ vậy thôi, nếu câu trả lời này chưa thuyết phục thì mình xin nhờ bạn trả lời!
 
Last edited:
Top