Thấm xianua (thấm đồng thời cacbon và nitơ)

  • Thread starter kiban
  • Ngày mở chủ đề
K

kiban

Author
hiện tại mình đang làm đề tài thấm xianua.
mà khi tra ra thấm xianua chỉ làm trong thấm xianua vàng, còn thậm xianua trong kim loại mình tìm hoài kg thấy.Có bạn nào biết có thể chỉ giúp mình kg.
các bạn có hình ảnh và film minh họa kg. có thể cho mình xin không.
 

QuyenQCM

Active Member
xianua là chất kịch độc phải không bạn
 
K

kiban

Author
uhm. nhưng trong công nghệ thấm kim loại vẫn có công nghệ thấm nó để tăng độ ứng và độ bền.
 
K

kiban

Author
cảm ơn anh. nhưng cái này kg ổn lắm. do nó nói về thấm vàng là chủ yếu và không có nói gì nhiều cả
 
K

kiban

Author
em đang làm đề tài . thấm trong kim loại, về công nghệ, hình ảnh và phim tư liệu để báo cáo. thật ra phần lý thuyết em đã có gần như đầy đủ. em định gửi bài báo cáo đó cho anh coi thử nhưng em không biết cách gửi làm sao. em còn thiếu về phần minh họa để báo cáo thôi
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Hiện giờ, do tính chất độc hại đến sức khỏe con người và môi trường nên cyanua hầu như không còn được sử dụng nữa mà chuyển sang thấm C - N thế khí với thành phần khí thấm là NH3 hoặc hỗn hợp C3H8 (gas) + NH3. Có lẽ bài báo cáo của bạn nên đưa thêm thông tin này vào để tăng tính thực tiễn. (Thấm bằng NH3 thì có thể phát hiện thấy mùi khai chứ không như khí cyanua, chết rồi mà chẳng ngửi thấy gì cả)
 
Lượt thích: umy
V

Vo HuyThanh

Author
Worm nói rất đúng. Hiện tại thấm CN hầu như đã bị cấm trên toàn thế giới. Nếu làm khuôn xuất cảng đi ngoại quốc, nhất là các nước Âu châu, Nhật mà trong quy trình ghi là tôi thấm khuôn bằng CN thì kể công ty đó bị cấm vận luôn, khỏi còn đơn đặt hàng. Ông thầy của em chắc là không chịu đọc sách và thông tin bên ngoài để cập nhật kiến thức rồi. Em nên copy các ý kiến của anh Worm và mọi người trong diễn đàn cho thầy của em xem và đề xuất cho thầy em nên chọn quy trình thấm khuôn khác .
 
Last edited by a moderator:
K

kiban

Author
do em đang học môn Công nghệ xử lý vật liệu và chuyên đề tụi em phải báo cáo về cái đó, nên em phải đi tìm về quy trính của nó để báo cáo. dù sao thì cũng cảm ơn các anh tỏng diễn đàn.
 
C

chanque3112

Author
Bác VoHuyThanh nói thế không đúng, thấm CN được chia làm 3 công nghệ: Công nghệ thấm CN thể rắn, công nghệ thấm CN thể khí và công nghệ thấm CN thể lỏng (xianua).
Thấm CN có đặc điểm nổi bật là tăng độ cứng, độ mài mòn bề mặt kim loại,...
Do công nghệ thấm CN thể lỏng (xianua) độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người -> thế giới đã cấm.
Hiện tại công nghệ thấm CN phổ biến hiện nay là thấm CN thể khí (sử dụng NH3 + Gas công nghiệp): về công nghệ này thì tuyệt đối an toàn với sức khỏe con người, tuy nhiên vẫn bị ảnh hưởng đến môi trường là do khí (NH3 + gas) trong quá trình thấm cháy không hết. Về công nghệ này thì trong nước vẫn còn rất nhiều cơ sở vẫn đang sử dụng: Cty Cơ khí May Hưng Yên, Cty Nakyco, Viện Công nghệ,...
Hiện nay trên thế giới (trong khối EU) đang sử dụng công nghệ thấm CN tiên tiến là thấm CN thể ion (cái này bác nào tiếng anh khá thì có thể search trên google). Hiện tại ở Việt Nam với nguồn kinh phí Nhà Nước (thông qua đề tài cấp Nhà nước) thì Viện Công nghệ đang triển khai công nghệ thấm C, CN thể ion, Đề tài này đến năm 2010 thì kết thúc, nếu bạn kyban quan tâm thêm về vấn đề này thì có thể đến Viện Công nghệ tham khảo.
 
Hiện nay thấm Xianua bị cấm vì xianua là chất độ.
Công nghệ thấm mới được gọi là thấm Cacbon-Nitơ.
Hãy vào mạng và tìm thấm C-N: CarboNitriding.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Hiện nay thấm Xianua bị cấm vì xianua là chất độ.
Công nghệ thấm mới được gọi là thấm Cacbon-Nitơ.
Hãy vào mạng và tìm thấm C-N: CarboNitriding.
Dịch là thấm xianua vì nó dùng hợp chất thấm là xianua thôi, còn mục đích thì như nhau : "đều thấm C - N vào thép". Và khi tìm với từ khóa "carbon nitriding" thì trong phần liquid sẽ nói đến thấm xianua.
 
M

matt

Author
Cho hỏi ngớ ngẩn chút .Là khi thấm xong thì chất độc đó có ảnh hưởng qua da khi con người tiếp xúc với khuôn không ? Hay chỉ ảnh hưởng lúc đang thấm thôi ?
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Cho hỏi ngớ ngẩn chút .Là khi thấm xong thì chất độc đó có ảnh hưởng qua da khi con người tiếp xúc với khuôn không ? Hay chỉ ảnh hưởng lúc đang thấm thôi ?
Khi thấm xong rồi thì trên bề mặt khuôn vẫn còn bám một lớp xianua dư trong quá trình thấm --> nếu không tẩy rửa thì vẫn có ảnh hưởng, còn phần khuyếch tán vào thép rồi thì vô tư vì nó đã tạo thành carbide và nitride kim loại không độc hại.
Và trong quá trình thấm thì đương nhiên, vừa có lượng bám trên bề mặt lò, vừa có lượng bay hơi vào không khí nữa.
 
B

bambit

Author
Thấm Xianua (công thức hoá học KCN) là rất độc hại. Xong bây giờ người ta đã tổng hợp được hỗn hợp muối (KCNO+K2CO3) hoàn toàn không độc hại và được sử dụng ở Mỹ, Nga, Đức, Nhật....Thấm ở thể lỏng cho được có được hiệu quả kinh tế cao (thời gian từ 0,5-6h thay cho 10-60h như ở thể khí) và còn không gây ra sự giòn như thấm ở thể khí hay gặp. Ngoài ra, trên cơ sở của công nghệ này người Nga và sau này là người Đức đã cái tiến thành công nghệ thấm CN và oxit hoá cho phép thay thế mạ điện Cr với giá thành giảm 40%.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Thấm Xianua (công thức hoá học KCN) là rất độc hại. Xong bây giờ người ta đã tổng hợp được hỗn hợp muối (KCNO+K2CO3) hoàn toàn không độc hại và được sử dụng ở Mỹ, Nga, Đức, Nhật....Thấm ở thể lỏng cho được có được hiệu quả kinh tế cao (thời gian từ 0,5-6h thay cho 10-60h như ở thể khí) và còn không gây ra sự giòn như thấm ở thể khí hay gặp. Ngoài ra, trên cơ sở của công nghệ này người Nga và sau này là người Đức đã cái tiến thành công nghệ thấm CN và oxit hoá cho phép thay thế mạ điện Cr với giá thành giảm 40%.
Cho tớ biết nguồn tài liệu được không?
Nói thấm xyanua độc ... nguồn gốc là do trong quá trình thấm, do điều kiện áp suất và nhiệt độ, tạo ra xyanua thể khí ---> gây ảnh hưởng sức khỏe và ô nhiễm môi trường. Còn nếu có thể khống chế và triệt tiêu hoàn toàn yếu tố này thì cũng có thể sẽ không có vấn đề gì.
 
B

bambit

Author
Mình chỉ co 1 bài báo bằng tiếng Nga. Nếu cần đưa mail mình gửi cho (do mai ko up duoc).Còn tiếng anh có thể bạn vào google tim từ khóa: TUFFTRYDE (công nghệ của Đức), còn của ông Nhật là soft nitriding. Công nghệ này ông Nga ra đầu tiên.
 
Top