Thảo luận về phi tuyến (NONLINEARITY)

thanhlh84

Active Member
Author
Làm thế nào để chúng ta biết là bài toán của chúng ta là phi tuyến (Nonlinearity)?

Có lẽ cách tốt nhất và thực tế nhất là nhìn vào mối quan hệ giữa tải trọng(LOAD) và chuyển vị(Displacement)
Như chúng ta đã biết, khi phản ứng của kết cấu(structure response = Deformation, stress, strain) tỷ lệ tuyến tính với tải trọng (LOAD = force, pressure, moment, temp, ...) thì khi đó bài toán là phân tích tuyến tính(Linear analysis).
Còn khi mối quan hệ giữa LOAD & RESPONSE không còn tỷ lệ với nhau nữa thì bài toán đó là phi tuyến.

Ví dụ: khi một kết cấu làm bằng thép chịu tải trọng (về độ lớn) tương đối thấp hơn so với độ bền của vật liệu có thể xấp xỉ coi bài toàn đó là tuyến tính tĩnh.
Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, ứng xử của vật liệu là không tuyến tính trong khi làm việc hoặc hình học của kết cấu làm cho nó không còn RESPONSE tuyến tính.

Vì lý do chi phí và ưu thế về khối lượng của vật liệu phi kim loại (nonmetal: polymers, woods, composites), vật liệu phi kim loại đang được thay thế trong rất nhiều ứng dụng.

Bên cạnh đó vì giới hạn của nguồn tài nguyên, các kết cấu cần được tối ưu hoá để cho tối ưu bền nhất có thể, dẫn đến khá gần với độ bền của vật liệu và khi đó kết cấu bắt đầu ứng xử phi tuyến.


***) Linear static v.s Nonlinear static
Như chúng ta đã biết, ma trận độ cứng liên quan đến LOAD (F) và Response (Deformation, stress, strain) được giả thiết là hằng số cho bài toán tĩnh. Tuy nhiên trong thực tế kết cấu thực thường ứng xử phi tuyến.

Công thưc tính ma trận độ cứng bao gồm các thông số hình học (chiều dài<length>, diện tích mặt cắt ngang và mô men quán tính) và đặc tính vật liệu (mô đun đàn hồi, ...).

Bài toán tuyến tính tĩnh sẽ giải thiết rằng các thông số này không thay đổi khi đặt tải trọng vào. Còn Bài toán phi tuyến tĩnh sẽ tính đến việc thay đổi những thông số này. Để đạt được những thông số này trong phân tích, sẽ cần sẽ phải tính lại ma trận độ cứng ứng với kết cấu đã thay đổi mỗi khi tăng lực đặt vào.

Mặc dù thực tế hầu hết là phi tuyến nhưng trong rất nhiều trường hợp, có thể giả thiết gần đúng là tuyến tính. Ngoài ra dưới góc nhìn về hiệu năng tính toán của máy tính, tuyến tính sẽ tiết kiếm chi phí hơn (vì phi tuyến luôn phải tính lại ma trận độ cứng ứng với mỗi thay đổi)...

Từ các khái niệm cơ bản liên quan đến phi tuyến ở trên, người ta chi bài toán phi tuyến thành 3 loại chính.
1. Phi tuyến hình học (Geometric nonlinearities)
Phi tuyến hình học liên quan đến : Large Strain, Large rotation, Large deformation
Bài toán phi tuyến hình học sẽ xem xét đến mặt cắt ngang hình học bị thay đổi do biến dạng lớn (large deformation). Nhắc lại, trong bài toán tuyến tính tĩnh, mặt cắt ngang coi như là const.
Hoặc bài toán chuyển vị lớn (large displacement) trong hiện tượng buckling(kết cấu membrain bị phá huỷ đột ngột vì ứng suất nén cao (high compressive stress) mặc dù ứng suất này thấp hơn ứng suất phá huỷ của vật liệu.
Như vậy phi tuyến hình học có thể chia làm 2 loại:
a) Large displacement, rotations (small strain, linear or nonlinear material)
b) Large displacement, rotations, large strain
2. Vật liệu phi tuyến (Material nonlinearity)
a) Nonlinear Elastic (vượt qua E trên đường cong stress-strain của vật liệu kim loại) => Ứng dụng trong ngành công nghiệp oto, hàng không, tàu thuỷ.
b) Non metal (plastic)
c) Hyperelastic: (Cao su: có khả năng chịu biến dạng rất lớn) >> ứng dụng trong Gasket
(cần các cao thủ bổ xung giải thích rõ hơn mục này)
3. Contact nonlinearity
- Ví dụ mô phỏng tiếp xúc vật lý giữa 2 chi tiết: chẳng hạn giữa trục và vòng bi, hoặc press fit giữa 2 cylinder.
 
Ðề: Thảo luận về phi tuyến (NONLINEARITY)

Bác này giải thích dài dòng quá. :)
1. Linear:
+ Biến dạng/Chuyển vị nhỏ (Small deformation/Displacement). Những kết cấu được "expected" là ứng xử tuyến tính
+ Ứng suất tỷ lệ tuyến tính với biến dạng( hay "lực" tỷ lệ với chuyển vị) (Định luật HOOKE)
+ Hệ sẽ quay về trạng thái ban đầu khi thôi không tác dụng lực nữa
2. Non-linearity:
Vi phạm quy tắc trên, khi đó bài toán sẽ phi tuyến hình học, phi tuyến vật liệu, hoặc contact.
 
Last edited:
Lượt thích: umy
Ðề: Thảo luận về phi tuyến (NONLINEARITY)

Bác này giải thích dài dòng quá. :)
1. Linear:
+ Biến dạng/Chuyển vị nhỏ (Small deformation/Displacement). Những kết cấu được "expected" là ứng xử tuyến tính
+ Ứng suất tỷ lệ tuyến tính với biến dạng( hay "lực" tỷ lệ với chuyển vị) (Định luật HOOKE)
+ Hệ sẽ quay về trạng thái ban đầu khi thôi không tác dụng lực nữa
2. Non-linearity:
Vi phạm quy tắc trên, khi đó bài toán sẽ phi tuyến hình học, phi tuyến vật liệu, hoặc contact.

:65: vậy các bạn có biết chuyển vị là bao nhiêu thì được coi là nhỏ không?
và với một vấn đề cho trước làm sao ta xác định được nó ở miền tuyến tính hay phi tuyến bây giờ?
 

Pathétique

Active Member
Ðề: Thảo luận về phi tuyến (NONLINEARITY)

Thường ta coi biến dạng nhỏ là dưới 0.05 (-).

Miền tuyến tính thì xem đường ứng xử vật liệu để xác định. Tuy nhiên cần lưu ý miền tuyến tính và giới hạn đàn hồi là quy ước. Các xác định tốt nhất là xem behavior law nào được dùng trong tích phân, những law sử dụng hàm sinh (hyperbolic sine) thường không tồn tại giới hạn này, và như thế phi tuyến từ biến dạng nhỏ.
 

thanhlh84

Active Member
Author
Ðề: Thảo luận về phi tuyến (NONLINEARITY)

Mình tìm được ví dụ sau để nhận định về tuyến tính hay phi tuyến:
Code:
 https://www.fshare.vn/file/1OZQFNO9VDXB
 
U

umy

Trích VUDSE https://www.facebook.com/groups/vudse/
Minh Nguyen
Nhân anh Minh Le bàn về bài toán phi tuyến, mình cũng xin góp 1 chút thông tin ở mức độ cơ bản, giúp các bạn mới nắm bắt một số thuật ngữ
[Thông số giải lặp trong tính toán mô phỏng bài toán phi tuyến]
Bài toán phi tuyến là bài toán có xét đến các yếu tố phi tuyến, chẳng hạn như phi tuyến hình học (biến dạng lớn), phi tuyến vật liệu (quan hệ giữa ứng suất và biến dạng là quan hệ phi tuyến) và yếu tố tiếp xúc (contact).


Trên thực tế, yếu tố phi tuyến xuất hiện phổ biến. Do đó, để mô phỏng những bài toán kỹ thuật, việc giải những vấn đề phi tuyến là không thể tránh khỏi. Phương pháp chủ yếu để giải bài toán phi tuyến là phương pháp lặp, mà cụ thể là phương pháp lặp Newton-Raphson.
Phần mềm CAE nào trên thị trường hiện nay đều tích hợp phương pháp lặp. Các thông số thường gặp là: sai số cho phép (tolerance), số bước lặp tối đa (maximum iterations), kích thước bước tải ban đầu (initial step size), kích thước bước tải tối thiểu (minimum step size), kích thước bước tải tối đa (maximum step size), số bước tải tối đa (maximum substeps). (Lưu ý:, với mỗi phần mềm khác nhau, tên gọi của thông số có thể khác nhau, nhưng ý nghĩa vẫn tương tự). Vậy những thông số trên có ý nghĩa gì?

Sai số cho phép (tolerance) là giá trị giới hạn mà người dùng quy định, theo đó sai số tính toán phải nhỏ hơn hoặc bằng giới hạn này mới được xem là đạt yêu cầu, hay “hội tụ”. Việc xác định sai số có thể dựa theo tiêu chuẩn lực (force-criteria) và/hoặc tiêu chuẩn chuyển vị (displacement-criteria).

Số bước lặp tối đa (maximum iterations): quá trình giải lặp thường đòi hỏi nhiều bước lặp (iteration) để đạt được sai số cho phép (tolerance). Số bước lặp tối đa là giá trị được quy định để tránh trường hợp lặp vô tận, theo đó quá trình lặp sẽ ngưng nếu số lượng bước lặp vượt quá giá trị này.

Kích thước bước tải ban đầu (initial step size): trong tính toán lặp giải bài toán phi tuyến, việc phân chia quá trình đặt tải thành nhiều bước tải con (substeps) thường được thực hiện nhằm nâng cao khả năng hội tụ. Initial step size là giá trị áp dụng cho bước tải con đầu tiên.

Kích thước bước tải tối thiểu (minimum step size): nếu một bước tải được cho là không hội tụ (không đạt được sai số cho phép), thuật toán sẽ thực hiện lại bước tải nhưng với kích thước bước tải được giảm đi. Nếu giảm đến nhỏ hơn kích thước tối thiểu, thuật toán sẽ dừng và kết luận là lời giải không hội tụ.

Kích thước bước tải tối đa (maximum step size): trong một số trường hợp, bước tải có thể hội tụ rất nhanh. Khi đó, để cải thiện thời gian tính toán, chương trình sẽ tăng kích thước bước tải tiếp theo lên. Tuy nhiên, kích thước bước tải sẽ không được vượt quá kích thước tối đa.

Số bước tải tối đa (maximum substeps): quy định số lượng bước tải tối đa. Đây là một dạng điều kiện để dừng thuật toán. Nếu chưa hoàn thành quá trình đặt tải (chưa đạt được giá trị tải mong muốn) nhưng đã vượt quá số lượng bước tải tối đa thì thuật toán sẽ dừng.

Thông tin chi tiết hơn xin xem ở đây

abaqus.software.polimi.it
Abaqus Analysis User's Guide (6.14)
http://abaqus.software.polimi.it/v6.14/books/usb/default.htm?startat=pt06ch31s02alm34.html
 
Last edited by a moderator:
U

umy

Vài phương cách phân tích để đạt được hội tụ (convergenve) khi tính phi tuyến với Ansys (cho các mềm khác cũng tương tự)
Tips and Guidelines for Ansys Nonlinear Analysis
https://www.ansystips.com/2018/06/non-linear-convergence.html
In the few tingling seconds between saving the project and hitting Solve on Ansys, I would mutter a prayer under my breath. There is always an indescribable brief sense of helplessness and hope. Non-linear problems are tough because... they are nonlinear! A small nudge can have disproportional effects.

Learning how to solve non-linear problems takes patience and luck. Here are some resources which I found useful in my journey in learning the secret arts (in no particular order):
1. CAEAI: Best Practices (link) (backup_link)
https://drive.google.com/file/d/1cpb2_1a79yVOlOYS7mGQoI7epi8Qqtm9/view

2. Joseph Metrisin1: contact convergence debugging guidelines (link) (backup_link)
https://drive.google.com/file/d/1W5L6tmKwWM3yugGuZ57uNaYICQ768pzG/view

3. Rod Scholl: contact analysis guidelines (link) (backup_link)
http://www.epsilonfea.com/wp-content/uploads/2015/05/Contact_Update.pdf

4. Ansys: Could you give me tips and tricks for Non-linear simulations? (link)
5. John Higgins: Obtaining and Optimizing Structural Analysis Convergence (link)
6. PADT: Overcoming Convergence Difficulties (Part I & II)
7. Ansys: Snap Fit Analysis - Best Practice (link)
8. Charlie Wells: Xansys words-of-wisdom (link)

It is no doubt worth reading the lecture notes on Ansys.com: Basic Structural Nonlinearities with ANSYS Mechanical 17.0 (link)

Some of the best tips I found useful:
1. Align nodes between contact and target if possible in the sliding direction (link)
2. Save Newton-Raphson Residuals & Identify Element Violation before analysis starts (link)
3. Use MPC for bonded contacts if needed (link).
4. Set small initial time steps. Here is my default setting for difficult problems:


The first step would thus be 1/100= 0.01s with a minimum time step of 1/1000= 0.001s. Apply this to all "Current Step Number" of interest.

5. Have similar size mesh at contacts. If not, Contact has finer mesh while Target is coarser.
6. Slice and dice geometry such that the volumes adjacent to contacts can be Hexahedron elements.
- Starting with pretty mesh by the contacts reduces the distortion during the analysis.
- Hexahedron elements are less distorted when capturing curved geometries (e.g. holes).
7. Drop Contact Normal Stiffness Factor (i.e. FKN) to 0.01. Watch out for excessive penetration.
8. Use Contact Tool to see if any contacts are open. Pinball radius may need tweaking.
9. Switch model to Displacement driven instead of Force driven for better stability.
10. Avoid over-constrained model whenever possible (e.g. symmetry and bonded contacts)
11. Move the body to be just in contact so that it doesn't 'fly' a small distance before touching.

_________________________

Thanh le Hoai (VUDSE)
Hiện tại mình đang tính toán một số bài toán với rất nhiều contact(friction) và thường xuyên ko hội tụ. Các bác có kinh nghiệm gì để giải quyết vde nay k?


umy (Meslab) Chia xẻ kinh nghiệm tạo hội tụ cho nonlinear contact
(cho Ansys và áp dụng cho Abaqus, Hyperworks ...)

0 - tính tạm bướt đầu, contact bonded (dính chặt), MPC bonded cho Support > ra kết quả tạm > nhìn hình biến dạng, chuyển vị nghiệm xem hợp lý với thực tiển chăng ??
Sau đó lặp lại bài phân tích với contact được chỉnh lại:
1. kiễm xem contacs và target có thật sự tiến vào nhau chăng ? nếu nó tách ra thì làm sao hội tụ được !!
2- chỉnh độ cứng (cứng khó; mềm > dể hội tụ. nhưng có bị lún vào nhau nhiều chăng ?), hằng số ma xát trượt, vùng contact tiếp xúc ... xem theo TL 2, 3 nói về contac sơn màu đỏ !
 
Last edited by a moderator:
U

umy

Material nonlinear analysis
Góp ý:
kinh nghiệm bản thân, chỉ dùng Phân Tích vật liệu Phi Tuyến ảnh hưởng bởi tác dụng nhiệt cho Thiết Kế, Kết Cấu đặc biệt trong công trình lớn về hạt nhân và hạch nhiệt, cháy nổ ... ! Phải đúng Tiêu Chuẩn chuyên môn và người sử dụng có kiến thức sâu rộng rỏ ràng > mới đủ khả năng phê phán.
Nếu chỉ dùng SAP2000 e rằng ko đủ cho material nonlinear !! Nên phân tích so sánh với mềm cao cấp hơn.



Trích:
Phu-Cuong Nguyen (VUDSE: https://www.facebook.com/groups/vudse/ )

Tại sao nên dùng Phân Tích Phi Tuyến cho Thiết Kế Kết Cấu?
Why should we use Nonlinear Analysis for Structural Design?

Bài báo được viết trong bối cảnh phân tích dẻo phi tuyến bậc hai rất hiếm được kỹ sư sử dụng khi thiết kế kết cấu thép ở nước ta. Nhiều công trình nhà thép tiền chế bị sập trong quá trình xây dựng do nhiều nguyên nhân.
Tóm tắt:
Bài báo trình bày cho người kỹ sư thiết kế kết cấu hiểu một cách cơ bản sự khác biệt giữa phân tích tuyến tính và phân tích phi tuyến, giải thích sự khác biệt giữa các cấp độ phân tích khác nhau. Phương pháp giải bài toán phi tuyến dùng phương pháp phần tử hữu hạn được giới thiệu. Một số bước quan trọng để khai báo giải bài toán phân tích phi tuyến kết cấu dạng khung thép dùng SAP2000 v21 được hướng dẫn cụ thể. Để minh họa cho sự khác biệt giữa các cấp độ phân tích khác nhau, tác giả mô phỏng lại bài toán khung thép phẳng Vogel, khung thép này thường được kiểm chứng độ chính xác của phân tích không đàn hồi bậc hai. Tác giả hi vọng rằng qua bài báo này các kỹ sư xây dựng Việt Nam biết thêm một phương pháp phân tích gần đúng chính xác kết cấu khung thép để có thể mạnh dạn áp dụng vào công trình thực tế thiết kế theo các tiêu chuẩn nước ngoài có cho phép dùng lời giải phi tuyến.
Mục đích chính của sự chia sẻ này là:
1. Chia sẻ đến các kỹ sư xây dựng kiến thức về các phương pháp phân tích nâng cao.
2. Tìm đồng nghiệp cùng chí hướng tiếp tục trao đổi và phát triển hướng nghiên cứu này.
3. Tìm học viên cao học, nghiên cứu sinh có nguyện vọng nghiên cứu hướng này hoặc nhiều hướng khác nữa. Làm theo hướng lập trình code C++, Fortran, Matlab, hay Python hoặc dùng phần mềm PTHH đều được.
Bạn đọc quan tâm để lại email liên lạc mình sẽ gởi cho bài báo này tham khảo.
#PhuCuong_Nguyen
Ps bài báo viết vội thời COVID-19




 
Last edited by a moderator:
U

umy

Bạn nào giúp xin bài viết của Anh Phu-Cuong Nguyen (VUDSE: https://www.facebook.com/groups/vudse/ )
Up lại bên Meslab cho tôi xem ! cảm ơn
Tại sao nên dùng Phân Tích Phi Tuyến cho Thiết Kế Kết Cấu?
Why should we use Nonlinear Analysis for Structural Design?

Bài báo được viết trong bối cảnh phân tích dẻo phi tuyến bậc hai rất hiếm được kỹ sư sử dụng khi thiết kế kết cấu thép ở nước ta. Nhiều công trình nhà thép tiền chế bị sập trong quá trình xây dựng do nhiều nguyên nhân. ..
___________________
Tài Liệu của CSI về Material nonlinear,(SAP2000, ETABS ...) xem thêm
https://wiki.csiamerica.com/display/kb/Material+nonlinearity

Material nonlinearity
Erstellt von Mike Abell, zuletzt geändert von Ondrej am Mär 27, 2019

Material nonlinearity is associated with the inelastic behavior of a component or system. Inelastic behavior may be characterized by a force-deformation (F-D) relationship, also known as a backbone curve, which measures strength against translational or rotational deformation. The general F-D relationship shown to the right indicates that once a structure achieves its yield strength,
additional loading will cause response to deviate from the initial tangent stiffness (elastic behavior). Nonlinear response may then increase (hardening) to an ultimate point before degrading (softening) to a residual strength value.
A variety of F-D relationships may characterize material nonlinearity, including the following:


Monotonic curve
A monotonic curve is produced when a load pattern is progressively applied to a component or system such that the deformation parameter (independent variable) continuously increases from zero to an ultimate condition. The corresponding force-based parameter (dependent variable) is then plotted across this range, indicating the pattern of material nonlinearity.
Static-pushover analysis is a nonlinear method which generates a monotonic response curve. The P-M2-M3 hinge is best suited for modeling a condition of static pushover. Some examples of monotonic F-D relationships (and their associated physical mechanism) include stress-strain (axial), moment-curvature (flexure), and plastic-hinging (rotation).
To simplify the expression of a monotonic F-D relationship, and to provide for numerically-efficient formulation, the nonlinear curve may be idealized as a series of linear segments. Figure 2 presents one such model. When the general curve is compared with the idealized, it is evident that an exact formulation may be simplified with minimal compromise to accuracy.


Figure 2 - Idealized monotonic backbone curve

Serviceability parameters may then be superimposed onto the nonlinear F-D relationship to provide insight into structural performance. Property owners and the general public are very much interested in performance measures which relate to daily use. Therefore it may be useful to introduce such limit states as immediate-occupancy (IO), life-safety (LS), and collapse-prevention (CP), which indicate the correlation between material nonlinearity and deterministic projections for structural damage sustained. Figure 3 depicts the serviceability limit states of a F-D relationship.


Figure 3 - Serviceability limit states

Limit states may also be specific to inelastic behavioral thresholds. For example, under static pushover, a confined reinforced-concrete column may experience 1). yielding of longitudinal steel; 2). spalling of cover concrete; 3). crushing of core concrete; 4). fracture of transverse reinforcement; and 5). fracture of longitudinal steel.
....
 
Last edited by a moderator:
U

umy

Sách mới !! Dùng phi tuyến (Nonlinear) FEA để tối ưu hóa thiết kế > TL của ALTAiR Hyperworks sử dụng Optistruct
Introduction to Nonlinear Finite Element Analysis using Optistruct
Altair University Team 2018 - 204 Trang
https://b-ok.cc/book/3641822/e67005

This study guide aims to provide a fundamental to advanced approach into the
exciting and challenging world of NonLinear Analysis. The focus will be on aspects of
NonLinear Dynamic Analysis. As with our other eBooks we have deliberately kept the
theoretical aspects as short as possible.
The tool of choice used in this book is OptiStruct. Altair ® OptiStruct® is an industry
proven, modern structural analysis solver for linear and nonlinear structural problems
under static and dynamic loadings. OptiStruct is used by thousands of companies
worldwide to analyze and optimize structures for their strength, durability and NVH
(noise, vibration and harshness)
characteristics.
In this eBook, we will describe in some detail:

Nonlinear Materials
Nonlinear Geometry
Contacts
Bolt Pretension
Gasket Analysis
Nonlinear Direct Transient Analysis
Please note that a commercially released software is a living “thing” and so at every
release (major or point release) new methods, new functions are added along with
improvement to existing methods. This document is written using HyperWorks
Solvers 2018.0. Any feedback helping to improve the quality of this book would be
very much appreciated.
 
N

ngtiviet

Anh Thanh và anh Umy nếu có thời gian làm series học bài bản FEM được không ạ, em thấy có anh trong nhóm VUDSE dạy CFD rất bài bản và hay, giúp mọi người tiếp cận nhanh và rõ hơn về lĩnh vực này !
 
U

umy

Anh Thanh và anh Umy nếu có thời gian làm series học bài bản FEM được không ạ, em thấy có anh trong nhóm VUDSE dạy CFD rất bài bản và hay, giúp mọi người tiếp cận nhanh và rõ hơn về lĩnh vực này !
FEM đã có khoãng 80 năm rồi. TL sách vở tràn đầy ở trường và trên mạng. Em ngtiviet, (20 SV ĐH nào ?) còn trẻ tuổi, nên để thời gian tự tìm hiểu học thêm như mọi người, sau đó vào D đ trao đổi thêm .
Trong Meslab hay VUDSE cũng có nhóm trao đổi tìm học FEM. Tham gia vào đấy , kiên trì mất khoãng vài năm thì giỏi. Muốn tiếp cận nhanh và rỏ về lĩnh vực FEM nầy phải có căn bản tốt với ngoại ngử, toán, vật lý, cơ học, SBVL ...

Đố vui:
Nếu mổi SV muốn học một môn FEM mà đòi hỏi đến 2 Gia Sư làm bài giãng thì ... VN ta phải có bao nhiều thầy kèm trẻ >> nhiều gấp đôi số trò chăng ?! >> Đỉnh cao của trí tuệ VN đấy !

1) Phương pháp phần tử hữu hạn
Căn bản từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phương_pháp_phần_tử_hữu_hạn
Ngoài ra trong các ĐH kỹ thuật ở VN đều có Thầy Cô giãng dạy môn nầy

2) Finite Element Procedures - Klaus-Jürgen Bathe
(Cậu Persious Meslab giúp đở)
http://web.mit.edu/kjb/www/Books/FEP_2nd_Edition_4th_Printing.pdf

3) tiếng Anh; Sách của giáo sư J.N.Reddy
(Trích VUDSE lời khuyên của TS Minh Le :) )
J.N. Reddy cũng là tác giả cuốn sách "An introduction to the finite element method" với 4 lần tái bản, được dùng làm giáo trình nhiều trường đh qua bao thế hệ sinh viên.
...
Năm 1969, khi đến Mỹ tại đại học bang Oklahoma, J.N. Reddy ấn tượng với máy tính IBM 360. Trong một bài tập về nhà môn Dao động cơ học, ông giải bằng tay và sau đó viết chương trình Fortran để giải trên máy tính. Giáo viên môn học rất ấn tượng và giới thiệu ông với gs J.T. Oden, một trong những nhà toán học vĩ đại đi tiên phong trong phương pháp phần tử hữu hạn, sau này trở thành người thầy, người hướng dẫn và người bạn của gs Reddy đến ngày hôm nay. Đó cũng là khởi đầu hành trình của gs Reddy trong ngành cơ học. Quan trọng hơn cả, J.N. Reddy học từ gs Oden giải tích hàm, phương pháp biến phân, phần tử hữu hạn, và khả năng diễn giải những khái niệm phức tạp theo những cách đơn giản.
Nói về ngành cơ học, gs Reddy nhận xét nhiều người, gồm cả nhà nghiên cứu lẫn quản lý (các công ty và các quỹ) cho rằng cơ học không còn gì để đóng góp và tất cả được thực hiện bởi các phần mềm như ANSYS và ABAQUS. Người dùng thiếu hiểu biết về mô hình toán và phương pháp số cũng như các hạn chế của các mô hình/phương pháp này, nên có niềm tin mù quáng vào kết quả mô phỏng. Quan điểm sai lệch này dẫn đến việc chú trọng đầu tư vào mua sắm hơn là phát triển cơ học và các ý tưởng. Hệ quả là, dưới áp lực phải mang về dollars, nhiều nhà nghiên cứu trẻ ở các trường đh, chuyển hướng qua các đề tài có tính giải ngân tài chính hơn. Do đó tạo nên sự xói mòn về nội dung "cơ học" và "khoa học" trong các công trình nghiên cứu.
Về đào tạo kỹ sư, gs Reddy quan điểm muốn tạo nên sự xuất sắc, phải vượt trên yêu cầu về mặt hàn lâm, mỗi kỹ sư phải giỏi một trong ba cột trụ (lý thuyết, thực nghiệm, mô phỏng) và có kiến thức tốt trong 2 cột trụ còn lại. "Ngày nay, một kỹ sư cơ khí giỏi, phải có kiến thức đại cương về cơ học căn bản hơn những người tiền nhiệm", trích lại lời của thầy ông - gs Oden.

 
Last edited by a moderator:
N

ngtiviet

Em là sinh viên năm 3 đại học Công Nghệ - Đại học quốc gia Hà Nội . Em cảm ơn vì lời khuyên của anh !
 
U

umy

Em là sinh viên năm 3 đại học Công Nghệ - Đại học quốc gia Hà Nội . Em cảm ơn vì lời khuyên của anh !
Thấy SV ngtiviet chịu khó, tiếp tục tham gia Meslab, có cố gắn nên tôi cho thêm lời khuyên
1) sinh viên nên học và hiểu SBVL, xem nhanh tiếp đến căn bản của phần tử hữu hạn (có rất nhiều Sách vở tiếng việt để xem) thí dụ như:
Phương Pháp phần tử hữu hạn
Lý thuyết - Bài tập - Chương trình Matlab
https://de.slideshare.net/phongnvt/giao-trinh-phuong-phap-phan-tu-huu-han
https://www.academia.edu/8093335/PHƯƠNG_PHÁP_PHẦN_TỬ_HỮU_HẠN_Lý_thuyết_Bài_tập_Chương_trình_MATLAB_HÀ_NỘI_2007_TRẦN_ÍCH_THỊNH_NGÔ_NHƯ_KHOA
>> Đừng mất thời giờ quá lâu vào lý thuyết !!!

2) Nhưng muốn giỏi, phải biết đọc, hiểu tiếng Anh, cày phần mềm (Hyperworks, Solidworks ...) tự tập làm bài hiểu dần trong vấn đề thực tiển.
> Để thành ks CAE giỏi.
Ko làm Ấu thơ chờ bảo mẩu mớm cơm, (sẻ được bóp mủi, cho ăn kẹo mút chó đấy !) !! Trong đời ks; ko có gia sư miễn phí thông dịch cho đâu - Thế giới cạnh tranh, phải tự bơi, chiến đấu để lên.
>>
Tìm theo chương trình hướng dẩn bên VUDSE , có song ngử cho tự học. (báo cáo cho biết lại, đã tìm được gì rồi)

Đọc xong ngtiviet nhấn like, tôi tự xóa bài nầy !! nguyên nhân lạc đề , ngoài topic nonlinear !!
 
Last edited by a moderator:
U

umy

Trích
Hùng Ngô (VUDSE: https://www.facebook.com/groups/vudse/)
09/Jul/2020.
Xin chào mọi người!
Ngoài lề một chút ạ, em đang muốn tìm full bộ slide này để tham khảo thêm, nhưng trên internet lại không có đầy đủ. Em đã tìm khá lâu rồi không ra, nên muốn hỏi có anh (chị), thầy,... có đủ bộ hay có nguồn đầy đủ thì có thể share lại cho em được không? Em xin cảm ơn ạ!
https://ethz.ch/content/dam/ethz/sp...s-dam/education/femII/Lecture1_2017_PartA.pdf

Umy (Meslab)
Thưởng cho những bạn trẻ hiếu học, xứng đáng được giúp đở : vào thẳng Links của ĐH Zürich Thụy Sỉ có thể lấy bài giãng và sách vở !!
Trọn bộ bài giãng trong chương trình Sem 2019-2020 về Phần tử Hữu hạng I & II của
Prof PhD Eleni Schatzi và Dr. Kostas Agathos Dr. Patrick Steffen & Dr. Kostantinos

https://chatzi.ibk.ethz.ch/education/method-of-finite-elements-i.html
https://chatzi.ibk.ethz.ch/education/method-of-finite-elements-ii.html
https://chatzi.ibk.ethz.ch/education/structural-identification-and-health-monitoring.html

Vào trang Web; kích chuột vào Lecture ... màu xanh >> download được bài !!
Thí dụ:
Lecture1 (PDF, 30.6 MB)
... #
Lecture6 PartA (PDF, 3.3 MB)
 
Last edited by a moderator:
Top