THÉP CT3 ( SWRM12 ) CÓ Ủ MỀM ĐƯỢC KHÔNG ?

  • Thread starter hnphuc
  • Ngày mở chủ đề
H

hnphuc

Author
Chào các anh chị trong diễn đản !

Tôi thường dủng thép CT2 ( SWRM10 ) để gia công đánh ốc vít . Nguồn thép nhập từ Nhật bản hay Đài Loan thì không có vấn đề . Nguồn thép trong nước thỉnh thoảng sản phẩm hay bị rạn nứt ở đầu .
Tôi muốn gia công bằng thép CT3 ( SWRM12 ) để nguồn nguyên liệu dồi dào hơn nhưng không rỏ thép CT3 có ủ mềm được không ?
Nhân tiện các anh chị cho tôi xin một số tài liệu về kỹ thuật ủ mềm thép
Mong anh chị hướng dẫn
 
P

Phạm Quang Tú

Author
Mà sao phải ủ hả bạn, hay là bạn nói đến ram
Nhưng sao dùng CT3, hay CT2, tôi thấy bulon con tán là dùng SCM440, 42CrNo4,4140 hay 40K gì đó mà.
Tôi hay dùng CT3 làm chi tiết máy nhờ các cơ sở nhiệt luyện, lúc nào họ cũng ram thì mới dùng được
 
N

nqt_ckda

Author
chỉ xử lý nhiệt thép có thể thay đổi tổ chức (pha, thành phần pha

0, dẫn đến thay đổi cơ tính, đạt cơ tính mong muốn. Thép CT3 không thay đổi tổ chức khi xử lý nhiệt, nếu ủ cỡ hạt sẽ thô đại, dẫn đến cơ tính giảm. Không xử lý nhiệt thép CT3.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Xin phép chuyển về đây cho phù hợp hơn.

Nếu xét về thành phần và tính chất thì họ CT và SWRM khác nhau khá nhiều, không nên dùng lẫn lộn tên của 2 họ thép này.
Dù là CT hay SWRM thì đều có thể tiến hành ủ mềm được cả, quan trọng là chọn nhiệt độ nào mà thôi, và khi ủ thì SWRM tốt hơn CT. Đối với loại dây nhỏ như bạn hỏi, đối với CT có thể tiến hành ủ ở 500°C, đối với SWRM thì nhiệt độ có thể lên tới 700 trong thời gian 2h (đủ nhiệt) rồi cho nguội cùng lò, và để tránh bị ôxy hóa lẫn thoát C, các cuộn dây này nên đặt trong thùng kín có than hoa và trát đất sét kín các khe hở.
 
H

hnphuc

Author
Cảm ơn Anh Worm.
Anh có thể cho tôi hỏi thêm một số vấn đề sau :

1-Trong quá trình ủ mềm , ngoài gia nhiệt và giữ nhiệt theo yêu cầu, có còn sử dụng thêm các phương pháp nào khác không ? ( Xử lý hóa chất, ngâm dầu ... )

2-Sau các lần kéo nguội thép dây để đạt độ bóng và đường kính yêu cầu, độ cứng bề mặt sẽ tăng lên . Như vậy tôi tiếp tục ủ mềm có được không ?

3-Anh có thể chỉ giúp tôi một số địa chỉ trên web có tài liệu liên quan đến kỹ thuật ủ mềm .

Chân thành cảm ơn
 

worm

Well-Known Member
Moderator
1. Chỉ nung và giữ nhiệt mà thôi. Đối với CT nung ở 500°C thì sau khi đủ thời gian giữ nhiệt, bạn có thể để nguội ngoài KK; đối với SWRM nung ở 700°C thì nên để nguội trong lò mở nắp xuống dưới 500°C thì cho nguội ngoài KK >>> tuy nhiên, nếu sợ bị ôxy hóa thì cả 2 trường hợp nên để nguội trong lò mở nắp xuống dưới 200°C mới cho ra. Quy trình này nếu gọi đúng tên sẽ là .. ram khử ứng suất.

2. Vẫn tiếp tục được, nhưng các lần sau nên chọn nhiệt độ thấp hơn, khoảng 450 - 500. Và chế độ bảo vệ chống oxy hóa như trên.

3. Tài liệu liên quan bạn có thể tìm đọc các sách "Công nghệ Nhiệt luyện" .. hoặc một số trang web sau: http://luyenkim.net/home9/index.php?option=com_content&task=view&id=97&Itemid=29 , http://en.wikipedia.org/wiki/Tempering . Nhưng những nhiệt độ tôi đưa ra ở trên là theo kinh nghiệm, bạn nên làm thử để hiệu chỉnh và chọn lựa chế độ nhiệt (nhiệt độ, thời gian) phù hợp hơn tùy thuộc vào kích thước và khối lượng 1 mẻ xử lý nhiệt của bạn.
 
H

hnphuc

Author
Cảm ơn anh Worm nhiều

Tôi sẽ thử tìm hiểu và làm theo hướng dẫn của anh . Trong quá trình làm, mong nhận được sự hổ trợ và giúp đở của anh !

Thân
 
Chào các bạn,
Cho mình hỏi là hệ số truyền nhiệt của thép CT3 là bao nhiêu? Mình đã tìm trên internet nhưng không thấy.
Cám ơn các bạn
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Có lẽ bạn muốn biết Hệ số dẫn nhiệt (chứ không phải là "hệ số truyền nhiệt") của Thép Carbon CT3?

Khái lược về truyền nhiệt:

Truyền nhiệt là quá trình truyền năng lượng dưới dạng nhiệt, từ nơi có nhiệt độ cao hơn đến nơi có nhiệt độ thấp hơn. Có 3 cơ chế truyền nhiệt:

1. Dẫn nhiệt: thông qua tương tác vi mô giữa các nguyên tử hoặc phân tử vật chất, không có sự chuyển dịch của chất tải nhiệt. Quá trình dẫn nhiệt xảy ra trong các trạng thái: rắn, lỏng và khí. Nung một đầu thanh kim loại, đầu kia cũng nóng là do dẫn nhiệt.

2. Đối lưu: thông qua các chuyển động vĩ mô của vật chất: khuếch tán các phân tử hoặc tạo thành dòng chảy (tự nhiên hay cưỡng bức). Quá trình đối lưu xảy ra trong chất lỏng và khí. Đun nước dưới đáy nồi nhưng nước trong nồi chỗ nào cũng nóng là theo cách truyền nhiệt này.

3. Bức xạ: các vật thể có nhiệt độ đều phát ra năng lượng dưới dạng sóng điện từ, cơ bản là bước sóng hồng ngoại. Bức xạ không cần môi trường truyền dẫn, có thể bức xạ qua chân không (hoặc các vật thể trong suốt, cho phép hồng ngoại xuyên qua). Trái đất nhận năng lượng từ mặt trời theo cách này.

Thông thường, quá trình truyền nhiệt đồng thời xảy ra theo vài ba cách, nhưng để đơn giản, người ta chỉ tính toán theo cách chủ đạo.

Hệ số dẫn nhiệt của thép carbon K = 52~54W/mK.

Bạn có thể tham khảo thêm tại đây:
http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_thermal_conductivities
 
Last edited:
Top