Thép CT3 - Tại sao nó gãy?

Author
Chào các anh em.
Số là mình đang gặp phải hiện tượng như sau:
Những cây thép đặc vuông 40, mác thép CT3, dài khoảng hơn 2m, hơi bị cong. Khi sửa thẳng bằng búa tạ thì bị gãy lìa. Chỉ cần 2 công nhân khiêng lên rồi thả xuống cũng bị gãy lìa.
Ảnh minh họa

Bề mặt ngoài của thép



Bề mặt bị gãy







Trước đây mình cũng đã gia công loại vật liệu này nhiều lần nhưng chưa gặp phải hiện tượng như lô thép này.
Tại sao nó gãy? Có phải do tạp chất P (giòn nguội), tạp chất S (giòn nóng), hay khuyết tật nào xảy ra trong quá trình cán thép ? Mình phải làm gì để kiểm soát được?

Mong các anh em chỉ giáo.
Thân mến!
 
Last edited by a moderator:

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Tại sao nó gãy?

Có mấy cách:
1. Sửa nóng: nung nóng lên rồi nắn.
2. Thường hóa chỗ cong hoặc cả cây rồi nắn.

Nguyên nhân gãy thì nhiều, nhưng sơ bộ có thể là một trong vài nguyên nhân sau:
1. Khuyết tật đúc nếu là phôi đúc.
2. Phôi sau khi cán nóng bị làm nguội quá nhanh (thả vào nước hoặc dội nước sớm)
3. Nấu luyện thép không tốt, quá nhiều tạp chất (VD: thép tự nấu từ thép phế liệu)
 
Author
Ðề: Thép CT3 - Tại sao nó gãy?

Cảm ơn Worm! Rất hâm mộ Worm!

Còn một ý nữa là sự “kiểm soát” mà chưa thấy bạn góp ý cho mình, nghĩa là:
- Lô hàng ấy rồi sẽ được trả lại cho nhà cung cấp, để đổi lại một lô hàng khác tương tự.( số lượng cả tấn)
- Có cách nào tương đối đơn giản để nhận biết rằng lô hàng mới không còn bị khuyết tật giống như lô hàng cũ không?

(Vấn đề này của mình thật là quá bé nhỏ khi nó ở trong một xưởng thực tập cơ khí, là khốn khổ khi hàng đã bán ra thị trường, là đại họa khi container đã qua khỏi đại dương. Và lúc đó, những bồi thường của nhà cung cấp sẽ không đủ để mua lại được chữ tín.)

Mong được anh em góp ý.
Thân mến!
 
Ðề: Thép CT3 - Tại sao nó gãy?

Phải rồi ! nên trả lại lô hàng này.Chẳng những vì chữ "TÍN" mà còn vì chữ "TÂM".

Đây là hiện tượng "c rack growth". Google sẽ cho rất nhiều bài viết về "c rack growth".Trong trang dưới đây có nhiếu animation của các dạng c rack.Trang này không cho phép link đến nên cần phải gõ lại địa chỉ vào khung http ( từ c rack bị censor nên phải viết rời )


http://www.zentech.co.uk/zen_example_withgrowth.htm


Đại khái là một vết nứt nhỏ bên trong vật liệu sẽ phát triển khi bị một lực nào đó tác động lên nó.Ở đây là mấy cú giáng búa tạ hay lực thốn khi bị thả rớt xuống đất.

Thường thì lổi do nhà sản xuất.

Diễn đàn có nhiều chuyên gia vật liệu ,chắc sẽ giúp được bạn.Tôi không rành về mãng này lắm,chỉ biết phân biệt hiện tượng thôi,hơn nữa lâu nay chưa từng thấy loại vật liệu nào lại dõm như vậy.

sv
 
Last edited:

QuyenQCM

Active Member
Ðề: Thép CT3 - Tại sao nó gãy?

các vết nứt này có thể kiểm tra bằng máy siêu âm... không biết ở việt nam mình đã có công nghệ này chưa nhỉ,mấy hôm trước xem VTV2 thấy mấy chú đường sắt bên Đức dùng pp này để dò khuyết tật trên các đường ray tàu hỏa :D
 
Ðề: Thép CT3 - Tại sao nó gãy?

Phuongnamdp cần tìm hiểu kỹ hơn về nhà cung cấp, nhà sản xuất. Nếu như phôi trên vừa được cán xong (khoảng vài tháng) thì chứng tỏ nhiệt độ kết thúc cán quá thấp (có thể thấp hơn nhiệt độ kết tinh lại).

Khi nhiệt độ kết thúc cán đủ lớn, bề mặt phôi thường có màu xanh đen của lớp FeO và phôi rất khó bị gỉ vàng như bề mặt phôi này.

Ngược lại khi nhiệt độ kết thúc cán quá thấp, bề mặt phôi bị gỉ vàng (do không có lớp oxyt đặc chắc bảo vệ). Và nếu nhiệt độ này thấp hơn nhiệt độ kết tinh lại (khoảng 800-850) thì phôi bị biến cứng đến dòn là có thể.

Với lại không thấy bạn cấp một thành phần hóa học của phôi sau khi gẫy?

Còn cái lý do mà worm có nói về nấu luyện cũng không thể bỏ qua.
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Thép CT3 - Tại sao nó gãy?

Nguyên nhân lô hàng trên bị dòn gãy các bạn đã nói nhiều rồi xin góp ý thêm khi nhận hàng như sau: thường tôi phải lựa chọn nhà cung cấp có uy tín, lô thép cán về phải có số hiệu theo dõi, giấy báo xác định kiểm tra của nhà sản xuất, tuy vậy mình vẫn phải kiểm tra lại, sơ bộ ban đầu là về hình dạng phải thẳng, phôi bị uốn cong như của bạn có thể do tồn tại ứng xuất dư bên trong lòng gây nên (thường sau cán có giá đỡ phôi không thể để bị cong như vậy), việc xem màu bề mặt chỉ đúng với phôi mới cán, các phôi qua nhiều khâu để tồn tại các bãi thường đều có màu nâu khó nhận biết được, ngoài ra nhà sản xuất có thể dùng phun cát xử lý bề mặt phôi. Dùng măý cắt tay cắt một mảnh đem phân tích thành phần, khoan lỗ kiểm tra độ cứng hoặc dùng dũa kiểm tra cũng được việc này tuy thủ công như là cần thiết vì dù nhiều khi thành phần đúng nhưng do vi phạm quy trình cán dẫn đến phôi bị chai cứng, dòn...Tôi thường dùng dây thép f4 để làm dây kéo ga cho máy kéo, sau khi mua dây f4 về rất mềm nếu cứ dùng lắp thì trông như là sợi dây sắn dây vậy bèn cho qua chuốt (thành phần chắc chắn vần không thay đổi) dây thẳng tắp, cứng nếu chuốt tốc độ nhanh thì quá cứng bẻ có thể gãy.

Ngoài lề một chút, trong quá trình nấu luyện thép đúc (tôi hay nấu mác thép 45) thường Si cũng là một nguyên nhân gây dòn thép, ta phải khống chế %Si < 0,35, khi tăng C quy trình là dùng cực than nhưng nhiều khi thợ ẩu dùng gang (trong gang thỏi %Si khoảng >3%) dẫn đến %Si trong thép cao chi tiết đúc ra rất dể bị gẫy khi đập.
 
Last edited:
Author
Ðề: Thép CT3 - Tại sao nó gãy?

Hỏi Một vấn đề- Học Nhiều kiến thức .
Xin được cảm ơn các anh em.
Mình “mặn” nhất câu của anh SV: “chưa từng thấy loại vật liệu nào lại dõm như vậy”. Một chữ dỏm chính là điểm sáng giúp mình tìm ra lời giải cho bài toán trong điều kiện “tiểu thủ công nghiệp” và phù hợp với loại hình sản phẩm của mình:
- Vì nó quá “dỏm” nên suy đoán nó sẽ đầy rẫy những khuyết tật.
- Mình đã đem các thanh thép bị gãy đi rửa dầu và rắc một ít bột phấn ( bài học cơ bản của ngày xưa khi còn ngồi trên ghế giảng đường) cũng đủ thấy khá nhiều vết nứt lớn nhỏ trên bề mặt.
Cách này dễ làm nhất và ít tốn tiền nhất. Tuy nhiên nếu là gia công trục máy thì phải làm theo cách của anh QuyenQCM hoặc anh Tamac nếu không muốn bị “no đòn”, phải không các anh?

Một lần nữa, trân trọng cảm ơn.
Thân mến.
 
Lượt thích: umy

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Thép CT3 - Tại sao nó gãy?

Cảm ơn Worm! Rất hâm mộ Worm!

Còn một ý nữa là sự “kiểm soát” mà chưa thấy bạn góp ý cho mình, nghĩa là:
- Lô hàng ấy rồi sẽ được trả lại cho nhà cung cấp, để đổi lại một lô hàng khác tương tự.( số lượng cả tấn)
- Có cách nào tương đối đơn giản để nhận biết rằng lô hàng mới không còn bị khuyết tật giống như lô hàng cũ không?

(Vấn đề này của mình thật là quá bé nhỏ khi nó ở trong một xưởng thực tập cơ khí, là khốn khổ khi hàng đã bán ra thị trường, là đại họa khi container đã qua khỏi đại dương. Và lúc đó, những bồi thường của nhà cung cấp sẽ không đủ để mua lại được chữ tín.)

Mong được anh em góp ý.
Thân mến!
Dạo này lười nên ít khi chịu ngó lại. :D ...

@phuongnamdp: cách thử khuyết tật nứt vỡ bằng phấn và dầu cũng là một cách hay, nhưng trong nhiều trường hợp mà trong tay mình không tiện có mấy thứ đó thì sao?. Còn cách siêu âm nữa, chuẩn không cần chỉnh nhưng chi phí đâu có ít? Vậy nên có một cách đơn giản hơn nhưng lại phụ thuộc vào kinh nghiệm nhiều hơn là "gõ". Để kiểm tra, bạn có thể dùng một vật khác (que thép, hoặc dùng mấy cái dũa ...) gõ vào các vị trí khác nhau trên thỏi thép đó, nếu tiếng vang khác nhau nhiều thì có thể sơ bộ đánh giá là thỏi thép này có khuyết tật bên trong, hoặc nứt vỡ, hoặc tổ chức vật liệu không đồng đều. Chỉ dẫn cụ thể hơn thì cũng khó, vì mức độ của tớ cũng chỉ ở mức biết và thỉnh thoảng dùng, còn trước đây, tớ thấy các bác ở xưởng Nhiệt luyện của Cty Dụng cụ cắt (nay là Cty CP dụng cụ số 1) hay sử dụng như một trong các tiêu chí kiểm soát chất lượng của các lưỡi cưa đĩa.
 
Lượt thích: umy
Top