Thiết kế concept đèn để bàn

D

Duy Hoàng

Author
Chào tất cả mọi người! Mình là thành viên mới!
Dưới đây mà 1 sản phẩm đèn để bàn mình thiết kế khi còn theo học tại trường Đại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp. Do mới ra trường, đi làm còn thiếu nhiều kiến thức thực tế nên mình mong muốn có được sự góp ý bổ ích từ mọi người trên diễn đàn về vấn đề kỹ thuật, kiểu dáng ...
Thanks!

 
T

tongtu

Author
Phần kết nối giữa thanh thân đèn với Pha đèn như nào e?
upload_2019-3-27_22-11-31.png
 
T

tongtu

Author
Đèn này khi sử dụng, có lẽ người dùng sẽ thường xuyên cầm vào pha đèn để chỉnh hướng chiếu đèn. Liệu kết cấu như thiết kế trên có đủ bền k?
 
Last edited by a moderator:
Lượt thích: Nova

worm

Well-Known Member
Moderator
Chào tất cả mọi người! Mình là thành viên mới!
Dưới đây mà 1 sản phẩm đèn để bàn mình thiết kế khi còn theo học tại trường Đại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp. Do mới ra trường, đi làm còn thiếu nhiều kiến thức thực tế nên mình mong muốn có được sự góp ý bổ ích từ mọi người trên diễn đàn về vấn đề kỹ thuật, kiểu dáng ...
Thanks!
Bạn co bổ sung thêm một số thông tin để mọi người tham gia ý kiến được không?
* Lý do và mục đích thiết kế?
* Đối tượng mục tiêu của thiêt kế?
* Vật liệu lựa chọn?
* Nguyên lý vận hành của thiết bị?
 
Lượt thích: Nova
D

Duy Hoàng

Author
Bạn co bổ sung thêm một số thông tin để mọi người tham gia ý kiến được không?
* Lý do và mục đích thiết kế?
* Đối tượng mục tiêu của thiêt kế?
* Vật liệu lựa chọn?
* Nguyên lý vận hành của thiết bị?
Chào bạn! Dưới đây là phần bổ sung của mình.
- Ý tưởng ban đầu của mình là muốn thiết kế 1 sản phẩm hiện đại và tinh tế dành cho đối tượng học sinh, sinh viên và đối tượng nhân viên làm việc văn phòng.
- Vật liệu mình lựa chọn cho sp này là sử dụng nhựa ABS.
- còn hình ảnh dưới đây là giải thích sơ bộ về nguyên lý hoạt động cũng như cách sử dụng!
 
D

Duy Hoàng

Author
Đèn này khi sử dụng, có lẽ người dùng sẽ thường xuyên cầm vào pha đèn để chỉnh hướng chiếu đèn. Liệu kết cấu như thiết kế trên có đủ đền k?
Em nghĩ là với công nghệ sản xuất và công nghệ vật liệu bây giờ thì hoàn toàn có thể đảm bảo được độ bền của sản phẩm.
 
Lượt thích: Nova

worm

Well-Known Member
Moderator
Có mấy nhận xét thế này:
1. Đèn bằng nhựa cứng nên phần trụ dẫn có lẽ sẽ không uốn được, khó linh hoạt trong việc điều chỉnh cao độ của phần bóng đèn. Nên chăng thay bằng ống dạng khớp mềm??
2. Chân đế so với chụp đèn hơi nhỏ. Liệu có ảnh hưởng đến độ cân bằng và cứng vững của đèn hay không? Có nên tăng trọng hoặc bổ sung giác bám cho phần chân đế hay không?
3. Phần chụp đèn hơi to. Liệu có thể làm gọn lại nhiều nữa được không?
4. Các khớp nối có cơ chế giữ như thế nào để vừa có thể tháo rời khi cần mà vẫn chắc chắn khi sử dụng?

P/S: hình như cái đèn ở bài đầu tiên và bài giải thích nguyên lý là 2 kiểu khác nhau???
 
Lượt thích: Nova
C

cuongtom

Author
Mình nghĩ thiết kế này mới dừng lại ở mức độ concept, cần phải quan tâm đến khả năng chế tạo, tối ưu chi phí sản xuất ( đối tượng là sinh viên), độ bền, .... Nhưng vẫn cho bác lời khen về ý tưởng khá đẹp ạ.
Còn với e thì đây mới là best về thiết kế đèn ạ
 
T

tongtu

Author
Mình nghĩ thiết kế này mới dừng lại ở mức độ concept, cần phải quan tâm đến khả năng chế tạo, tối ưu chi phí sản xuất ( đối tượng là sinh viên), độ bền, .... Nhưng vẫn cho bác lời khen về ý tưởng khá đẹp ạ.
Còn với e thì đây mới là best về thiết kế đèn ạ
Đây là kết cấu đèn được sử dụng và tùy biến thành rất nhiều mẫu mã khác nhau.
Tuy nhiên với quan điểm cá nhân thì mình thấy:
1. Kết cấu này có kết cấu thực dụng, nhưng lại chưa đến mức tối giản (tức là mỗi chức năng được tạo ra bởi số lượng chi tiết ít nhất, đơn giản nhất)
2. Kết cấu đã được thiết kế để có tính thẩm mỹ và "có gu" (kiểu máy móc j j đấy), nhưng lại thiết kế chưa tới
 

WMT

Active Member
Moderator
Đèn này dùng bóng led à, sử dụng nguồn nao?
 
Lượt thích: Nova

Nova

MES LAB Founder
Đèn này đúng cái mình tin dùng 15 năm nay!

Ngày xưa kẹp vào bàn vẽ, bàn học. Giờ vẫn thế.

Mình nghĩ thiết kế này mới dừng lại ở mức độ concept, cần phải quan tâm đến khả năng chế tạo, tối ưu chi phí sản xuất ( đối tượng là sinh viên), độ bền, .... Nhưng vẫn cho bác lời khen về ý tưởng khá đẹp ạ.
Còn với e thì đây mới là best về thiết kế đèn ạ
 
D

Duy Hoàng

Author
Có mấy nhận xét thế này:
1. Đèn bằng nhựa cứng nên phần trụ dẫn có lẽ sẽ không uốn được, khó linh hoạt trong việc điều chỉnh cao độ của phần bóng đèn. Nên chăng thay bằng ống dạng khớp mềm??
2. Chân đế so với chụp đèn hơi nhỏ. Liệu có ảnh hưởng đến độ cân bằng và cứng vững của đèn hay không? Có nên tăng trọng hoặc bổ sung giác bám cho phần chân đế hay không?
3. Phần chụp đèn hơi to. Liệu có thể làm gọn lại nhiều nữa được không?
4. Các khớp nối có cơ chế giữ như thế nào để vừa có thể tháo rời khi cần mà vẫn chắc chắn khi sử dụng?

P/S: hình như cái đèn ở bài đầu tiên và bài giải thích nguyên lý là 2 kiểu khác nhau???
Mẫu đèn ở bài đầu tiên và giải thích nguyên lý vốn là 1 bạn ạ :)
Phần trụ dẫn để điều chỉnh chụp đèn có lõi thép ( dạng dống như dây nhựa ruột gà, mình cũng k biết rõ nó nên gọi là ghì) giúp mình uốn và điều chỉnh được nhiều biên dạng. Lớp vỏ bên ngoài là cao su chứ không phải là nhựa cứng.
Chân đế và chụp đèn mình có tham khảo 1 số mẫu ngoài thị trường và mình lấy thông số đó và mình giữ nguyên.
Các khớp nối mình tính ban đầu là sẽ sử dụng ren xoắn để lắp ráp lại với nhau.
 
D

Duy Hoàng

Author
Đèn này đúng cái mình tin dùng 15 năm nay!

Ngày xưa kẹp vào bàn vẽ, bàn học. Giờ vẫn thế.
Như mình đã nói ở đầu bài thì đây là bài tập hồi còn là sinh viên, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên còn nhiều thiếu sót, mong mọi người nhiệt tình góp ý :))
Còn về mẫu bạn nêu ví dụ thì nó là mẫu kinh điển rồi :))
 
Top