Thiết kế khung thép chịu lực

prosicky

Active Member
Gửi anh (chị) diễn đàn
1. Về lý thuyết , công thức tính toán đường hàn cơ bản : đối đầu, hàn góc cạnh, đường hàn chịu ứng suất phức tạp (V,Q,N) có nhiều tài liệu chỉ dẫn cụ thể.
2. Vấn đề quan trọng của KS thiết kế là phải xác định được đúng và đủ các trạng thái làm việc của liên kết, các tổ hợp tải trọng, ngoại lực tác dụng lên liên kết; ảnh hưởng lực phụ thêm do độ lệch tâm ngẫu nhiên khi thi công, co ngót do thay đổi nhiệt độ ,khí hậu....
3. Đối với dàn không gian quan điểm tính toán các thanh chỉ chịu kéo nén ( bỏ qua trọng lượng bản thân của thanh khi phân tích nội lực trong thanh). Tuy nhiên thực tế mô phỏng bằng phần mềm một số liên kết vẫn xuất hiện momen cục bộ,trường hợp giông bão hiện tượng lồng xoáy bắt đầu xuất hiện trong tháp thép dẫn đến liên kết chịu lực rất phức tạp.
4. Liên kết tháp thép ngoài tải trọng tĩnh, còn có tính mỏi.
View attachment 6103
5. việc bảo dưỡng các liên kết hàn : thay thế,sửa chữa phức tạp hơn liên kết bằng bu lông.

Cảm ơn thành viên dành thời gian quan tâm đến đề tài !
View attachment 6105
- Đồng ý với các quan điểm của bác nhưng ở ý thứ 2 thì ngoài việc KS phải tính toán và lường trước được mọi việc diễn ra sau đó thì có khả năng hơi quá với giới hạn của 1 ng KS. Thêm nữa KS không thể nào mà tính kết cấu chịu đc bão cấp 12 và động đất 7.5 độ richter trong khu vực 20 năm mới có 1 con bão và không có hoặc 1 thời gian dài không có động đất được => Thêm các yêu tố đó vào để TK thì bên chủ đầu tư ko đồng ý và cũng chả trúng thầu đc. Nhưng đùng 1 cái năm đó bão vào thì KS cũng đành chịu chết thôi như cơn bão số 12 đổ bộ vào Khánh Hoà năm 2017 dù tỉnh này hơn 20 năm rồi mới có 1 trận bão. Dân ở tỉnh này còn ra tận bở biển Nha Trang để đón bão, xem bão nó ntn cơ (nghe có vẻ không tin nhưng đó lại là sự thật).
- Như 1 bạn phía trên có nói: ...tuỳ thuộc mình tính đủ tải và tính kinh tế hay linh động mà lựa chọn vậy ... Em tán thành như quan điểm này. Khi TK còn phụ thuộc khá nhiều yếu tố: giá thành,quan điểm của chủ đầu tư và tính cách của sếp của mình. Bác có tính trời trăng mây nước nhưng sếp của bạn ko đồng ý thì cái tk đó cũng bỏ xó. Như cái khung của em trong các bài trước m có nói: em tính và chọn 1 loại vật tư nhưng khi duyệt thì sếp lại sửa lại và chọn tiết diện nhỏ hơn hoặc sửa cả TK của em dù em có giải thích j đi nữa mà ông ấy không nghe thì thôi cũng đành phải sửa lại như vậy.
- Thân!
 
H

Hungpecc1

- Đồng ý với các quan điểm của bác nhưng ở ý thứ 2 thì ngoài việc KS phải tính toán và lường trước được mọi việc diễn ra sau đó thì có khả năng hơi quá với giới hạn của 1 ng KS. Thêm nữa KS không thể nào mà tính kết cấu chịu đc bão cấp 12 và động đất 7.5 độ richter trong khu vực 20 năm mới có 1 con bão và không có hoặc 1 thời gian dài không có động đất được => Thêm các yêu tố đó vào để TK thì bên chủ đầu tư ko đồng ý và cũng chả trúng thầu đc. Nhưng đùng 1 cái năm đó bão vào thì KS cũng đành chịu chết thôi như cơn bão số 12 đổ bộ vào Khánh Hoà năm 2017 dù tỉnh này hơn 20 năm rồi mới có 1 trận bão. Dân ở tỉnh này còn ra tận bở biển Nha Trang để đón bão, xem bão nó ntn cơ (nghe có vẻ không tin nhưng đó lại là sự thật).
- Như 1 bạn phía trên có nói: ...tuỳ thuộc mình tính đủ tải và tính kinh tế hay linh động mà lựa chọn vậy ... Em tán thành như quan điểm này. Khi TK còn phụ thuộc khá nhiều yếu tố: giá thành,quan điểm của chủ đầu tư và tính cách của sếp của mình. Bác có tính trời trăng mây nước nhưng sếp của bạn ko đồng ý thì cái tk đó cũng bỏ xó. Như cái khung của em trong các bài trước m có nói: em tính và chọn 1 loại vật tư nhưng khi duyệt thì sếp lại sửa lại và chọn tiết diện nhỏ hơn hoặc sửa cả TK của em dù em có giải thích j đi nữa mà ông ấy không nghe thì thôi cũng đành phải sửa lại như vậy.
- Thân!
uhm, ngoài bão số 12 đổ bộ vào khánh hòa, VN còn xuất hiện thêm hiện tượng băng, tuyết tại các vùng núi cao phía bắc.
TVCN 2737 vẫn chưa để cập đến loại tải trọng băng tuyết này.
 
U

umy

uhm, ngoài bão số 12 đổ bộ vào khánh hòa, VN còn xuất hiện thêm hiện tượng băng, tuyết tại các vùng núi cao phía bắc.
TVCN 2737 vẫn chưa để cập đến loại tải trọng băng tuyết này.
Dành cho các bạn trẻ có quan tâm xem thêm,
Tính toán Tháp thép truyền tải điện kể đến ảnh hưởng Momen!
http://ketcau.com/forum/showthread.php?t=82691
(Trích bên ketcau.com > có nhiều cao thủ tham gia, cho nhiều TL, khỏi ôn bài viết lập lại : )
(* Ghi chú: Rất tiếc ! sau khi Hoàn tất việc nâng cấp diễn đàn ketcau.com đã đánh mất tất cả dử liệu từ tháng 10-2010 đến cuối tháng 5-2020 !! umy mất mật khẩu nên cũng ko sinh hoạt 4rum đó nữa !)

1) tải trọng băng tuyết ở VN >> đang tìm lại bài viết ...ở trang 3!
Tháng Mười Hai 2014 ... Nhiệt độ ở SaPa , Lào cai chỉ đủ làm tuyết rơi thôi

2) Ghi chú thêm: ko lấy ảnh hưởng Momen
Nút khớp liên kết lý tưởng cho giằng chéo K, X trong khung, Tháp thép ... thường dùng trong mô hình tổng thể, có giá trị lịch sử từ ngày trước khi có máy tính, phần mềm (đến khoãng 1982)... Người KS đứng trước bản vẻ lớn A00, dùng Cremona Plan, Ritz´she Schnitt và thước kéo Logarith để tính > các Thầy Cô già U60 có thể còn biết !
Bây giờ máy tính, phần mềm phổ biến nhiều, nhưng vẫn còn theo TC cho phép dùng khớp trong mô hình tổng thể.

- Lực gió trên thanh, được phân đôi vào 2 nút đầu và cuối thanh !! Kết quả sai số < 3% , nên vẫn được chấp nhận,TC trên thế giới đều cho phép.

3) - Muốn lấy ảnh hưởng Momen, từ lực gió chia đều trên dầm trên 2 Nút là ngàm dẻo
> nên dùng FEA lập mô hình cục bộ Chia mạng với Solid Elements, có Contact và vật liệu phi tuyến (Material nonlinear)
>kiễm stress vượt lên đến giới hạn chảy, Phải kiễm strain dưới giới hạn đứt !
> Bài tính phức tạp nầy đã đượcTC Âu EC3 về thép ghi cho phép phần nào. Thường dùng trong phạm vi nghiên cứu khoa học
 
Last edited by a moderator:
U

umy

Bài tập đáng lưu tâm, áp dụng được trong thực tế !!

Trích
Trần Thanh Tuấn (VUDSE: https://www.facebook.com/groups/vudse/ )
Chào mọi người,
Mình đang mô phỏng kết cấu đỡ cho tua bin gió ngoài khơi dùng Ansys.
Mình có vấn đề này, xin ý kiến của mọi người.
1. có vài trường hợp tải như hình 2, hướng nào để giải quyết đặt các trường hợp tải trong mô hình?
2. tải sẽ đặt ở đỉnh của kết cấu, nhưng phần đỉnh mình đang chọn là phần tử shell. điểm đặt lực như thế nào là chính xác nhất?
Cảm ơn mọi người!



umy (Meslab) Hướng dẩn gợi ý:
Dàn thép là thân Offshore Windturbine: Các thanh thép với Pipe (tợ như Frame, Beam ...)
Chịu tác dụng Momen bending: Mx, My , Momen Torsin Mz từ tâm đỉnh Ống trong mô hình lý tưởng như dầm consol cấm vào lòng đất (Mô hình lý tưởng cho Tháp truyền hình, Ống khói, Nhà cao tầng ...)
>> Điều kiện biên: Giới hạn chuyển vị Ux, Uy, Uz ở 4 nút cuối chân cột phía dưới

>> Có thể tính từng Load case, hoặc trong thực tiển chỉ cần tính 1 lần static analysis: với đường bao (Maximal) các Lực và Momen tối đa. ở tâm đỉnh ống bên trên
Thí dụ:
Lực ngang Momen Bending
Fx = 1050,9 :=> 1100 kN >>> My = 45635 := 46000 kNm
Fy = 1384 :=> 1400 kN >>> Mx = 49041 := 50000 kNm
Lực đứng Momen Torsion
Fz = -7203,6 :=> -7210 kN (lực Nén) Mz = 5385,2 :=> 5400 kNm
Kết quả đưa ra Stress và Strain >> áp dụng cho cả 4 chân cột , có cùng tiết diện ! thì có thể xoay Windturbine 360°
>> Mô hình và Solver linear static, có thể dùng bất kỳ mềm FE nào cũng giải được, ko nhất thiết phải Ansys !
 
Last edited by a moderator:
H

Hungpecc1

Dành cho các bạn trẻ có quan tâm xem thêm,
Tính toán Tháp thép truyền tải điện kể đến ảnh hưởng Momen!
http://ketcau.com/forum/showthread.php?t=82691
(Trích bên ketcau.com > có nhiều cao thủ tham gia, cho nhiều TL, khỏi ôn bài viết lập lại : )

1) tải trọng băng tuyết ở VN >> đang tìm lại bài viết ...ở trang 3!
Tháng Mười Hai 2014 ... Nhiệt độ ở SaPa , Lào cai chỉ đủ làm tuyết rơi thôi


2) Ghi chú thêm: ko lấy ảnh hưởng Momen
Nút khớp liên kết lý tưởng cho giằng chéo K, X trong khung, Tháp thép ... thường dùng trong mô hình tổng thể, có giá trị lịch sử từ ngày trước khi có máy tính, phần mềm (đến khoãng 1982)... Người KS đứng trước bản vẻ lớn A00, dùng Cremona Plan, Ritz´she Schnitt và thước kéo Logarith để tính > các Thầy Cô già U60 có thể còn biết !
Bây giờ máy tính, phần mềm phổ biến nhiều, nhưng vẫn còn theo TC cho phép dùng khớp trong mô hình tổng thể.

- Lực gió trên thanh, được phân đôi vào 2 nút đầu và cuối thanh !! Kết quả sai số < 3% , nên vẫn được chấp nhận,TC trên thế giới đều cho phép.

3) - Muốn lấy ảnh hưởng Momen, từ lực gió chia đều trên dầm trên 2 Nút là ngàm dẻo
> nên dùng FEA lập mô hình cục bộ Chia mạng với Solid Elements, có Contact và vật liệu phi tuyến (Material nonlinear)
>kiễm stress vượt lên đến giới hạn chảy, Phải kiễm strain dưới giới hạn đứt !
> Bài tính phức tạp nầy đã đượcTC Âu EC3 về thép ghi cho phép phần nào. Thường dùng trong phạm vi nghiên cứu khoa học
Anh có thể tìm thấy sự cố đối với truyền tải điện rất nhiều năm 2014
ví dụ: https://www.evn.com.vn/d6/news/PC-S...e-nguoi-dan-co-dien-truoc-Tet-6-14-17477.aspx
sonladoctoanluckhacphucsucomuatuyet_1.jpg
Có thể hiểu giản dị như sau: Lạnh co lại, nóng nở ra.
* Nhiệt độ không khí càng thấp ứng suất co kéo trong dây dẫn càng lớn -> tải trọng tác động lên tháp thép tăng;
* Đường kính băng bám trên dây dẫn, tăng trọng lượng dây, đặc biệt ở vùng núi khoảng cột trọng lượng tăng lên rất cao gây nguy cơ gãy cánh xà,...
Rất và rất nhiều vấn đề ko chỉ còn là quan điẻm mà cần có chỉ dẫn chung để đưa vào tính toán
**************
 

silhouette

Active Member
Gửi Trần Thanh Tuấn: với kết cấu trên thì bạn không nên đặt lực vào mặt cắt của phần tử ống trên được, mà phải đặt ở vị trí liên kêt, ví dụ như ở mặt bích lắp ghép bu lông liên kêt giữa các module tower với nhau (ví dụ như ở hình bên dưới).

1586754309075.png
 

Attachments

Last edited:
U

umy

Anh có thể tìm thấy sự cố đối với truyền tải điện rất nhiều năm 2014
ví dụ: https://www.evn.com.vn/d6/news/PC-S...e-nguoi-dan-co-dien-truoc-Tet-6-14-17477.aspx
View attachment 6109
Có thể hiểu giản dị như sau: Lạnh co lại, nóng nở ra.
* Nhiệt độ không khí càng thấp ứng suất co kéo trong dây dẫn càng lớn -> tải trọng tác động lên tháp thép tăng;
* Đường kính băng bám trên dây dẫn, tăng trọng lượng dây, đặc biệt ở vùng núi khoảng cột trọng lượng tăng lên rất cao gây nguy cơ gãy cánh xà,...
Rất và rất nhiều vấn đề ko chỉ còn là quan điẻm mà cần có chỉ dẫn chung để đưa vào tính toán
**************
Lời khuyên:
Tạm thời tính theo TC Nga, Mỹ, Âu ...>> Những quốc gia tân tiến đã bổ xung TC về băng tuyết nhiều lần, sau khi kiễm định sự cố xẩy ra.
Băng (nước đông đá) có trọng lượng riêng lớn gấp 3 lần tinh thể tuyết >> bám dính vào đường dây , công trình ko những làm trọng lượng tăng lên. Làm mặt tiếp xúc với gió nhám >> Gió xoắn
* hệ số động cho Gió tăng lên từ khoãng 1,2 ... 1,4 lên khoãng 2,0 ... 2,3 , khoãng gấp đôi !


Từ 2014 đến giờ 2020 hơn 6 năm rồi, mà "VIỆN CỤC BỘ" chuyên làm TCVN có bổ xung về tải trọng băng tuyết lên tháp thép chưa ??
(Lời kêu gọi tha thiết của báo chí và ks-chuyên nghề > mong đến tai các "Quan quyền chịu trách nhiệm " mau chấn chỉnh lại !)

Trích bên ketcau
HungPECC1 : tải trong băng tuyết Sơn La 2016
http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?p=408335
TCVN chưa hề đề cập đến tải trọng băng tuyết trong thiết kế !
Và hiện tại toàn bộ đường day 35kv bị đứt hoặc bị đổ tại Sơn La ( nơi nhiệt độ - 5oC)
cái này có thể coi là do bất khả kháng không ?
https://congthuong.vn/cong-ty-dien-...ng-tuyet-cap-dien-tro-lai-cho-khach-hang.html
Công ty Điện lực Sơn La cho biết: Trong các ngày 24 và 25/01/2016, do ảnh hưởng của không khí lạnh kèm gió mạnh và mưa băng trên địa bàn tỉnh Sơn La đã làm ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện tại một số khu vực trong tỉnh, nhiều đoạn đường dây 35kV bị sự cố đứt dây, gãy xà do băng tuyết đóng dày, không thể vận hành.


Công nhân Công ty Điện lực Sơn La xử lý sự cố do băng tuyết gây ra

Qua kiểm tra và thống kê, hệ thống nguồn và lưới hư hỏng nặng trên địa bàn các xã Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng, Háng Đồng, Hang Chú (huyện Bắc Yên); xã Kim Bon và trạm biến áp Suối On (huyện Phù Yên) đã gây mất điện cho 1.674 khách hàng được cung cấp điện từ 25 trạm biến áp của các xã trên.

Băng tuyết đã đóng dày trên đường dây

Mặc dù thời tiết vẫn diễn biến phức tạp, mưa rét kèm theo băng tuyết nhưng đến thời điểm 17h ngày 25/01, CBCNV Công ty Điện lực Sơn La đã khắc phục xong sự cố để cấp điện trở lại cho 324 khách hàng thuộc các xã Mường É, Lái Bay và Phỏng Lái (Thuận Châu), đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và thiết bị trong quá trình xử lý.
Hiện nay, Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Công ty Điện lực Sơn La đang chỉ đạo, điều hành ứng phó khắc phục sự cố đối với các trạm biến áp của các xã còn lại để khôi phục cấp điện cho khách hàng trong thời gian sớm nhất.
 
Last edited by a moderator:
Author
- "Cường độ tính toán cho phép" là j vậy bạn? Có phải là ứng suất cho phép ko?
- Tại sao lại phải nhỏ hơn 90% của cường độ tính toán cho phép? Liệu có tương đương với: Q = P*n. Trong đó: Q là tải trọng tính toán, P là trọng lượng của vật đặt lên. n = 1.5-1.75 hệ số tải trọng. Còn TCVN quy định về việc này thì nói thực là mình chưa tra, mình tính theo SBVL thông thường mà đã được học tại trường thôi. Bạn có thể cho mình xin TCVN qui đinh về việc này được ko?
- Theo như những j mình tìm được thì Tính chất cơ lý của thép SS400
+ Bền kéo (tensile streng): 400-510 Mpa
+ Bền chảy chia theo độ dày:
  • Nhỏ hơn 16 mm: 245 Mpa
  • Từ 16 – 40 mm: 235 Mpa
  • Lớn hơn 40 mm: 215 Mpa
=> Ứng suất cho phép của SS400 là bao nhiêu mới là đúng? 245 (mình dùng H200x200x8x12) hay 175-190 MPA như bạn nói? => Mông lung quá.
- Làm đúng thì dựng mô hình chạy Sap nhưng lười (Sap bản Crack bị lỗi, mở không đc, chắc chưa fix ngày trên hệ thống) nên để đơn giản hoá như đã nói m chạy mỗi autodesk mechanical (trong đó cũng tính đc PTHH) và dùng RDM để kiểm tra chéo kết quả.
=> Không biết như thế có ổn ko? Mọng sớm nhận được sự hồi âm của bạn.
Cường độ tính toán cho phép là thuật ngữ trong tài liệu. Được tính từ các giới hạn ứng suất của thép. Do khi tinh toán, khó có thể lường hết đc các vấn đề mà kết cấu gặp phải.
Cường độ tính toán bằng ứng suất nhân với các hệ số tin cậy của tải trọng.

90% theo mình là con số tối ưu để vừa đảm bảo thiết kế nhẹ, ít tốn vật liệu mà vẫn đảm bảo cứng vững.

Còn về ứng suất thép, b tham khảo trên mạng, rồi áp dụng theo tài liệu đáng tin cậy là được.
 
U

umy

Trích: ketcau.com
IDEA Statica & những lưu ý khi thiết kế.
http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?p=417380
(* Ghi chú: Rất tiếc ! sau khi Hoàn tất việc nâng cấp diễn đàn ketcau.com đã đánh mất tất cả dử liệu từ tháng 10-2010 đến cuối tháng 5-2020 !! umy mất mật khẩu nên cũng ko sinh hoạt 4rum đó nữa !)
structural
Thành viên tích cực
IDEA Statica & những lưu ý khi thiết kế.

Đầu tiên mình xin cảm ơn một số bạn đã gửi email hỏi thăm trong thời kỳ đại dịch toàn cầu. Nói chung mình hiện vẫn ổn, nhưng sau này thì không biết
, thấy mừng vì VN đã & đang làm rất tốt.

Hôm nay mạn phép bàn về Idea Statica (IS) vì rất nhiều bạn gửi email hỏi ý kiến về phần mềm này. Mình có biết & xài IS cũng được một thời gian, ưu điểm của phần mềm này thì không cần nói thêm vì họ có cả một đội ngũ bán hàng nên mình sẽ chỉ ra một số điểm chính lưu ý khi thiết kế như sau:

1/ Cho phép strain 5% trong plastic design:
- IS cho phép phân tích biến dạng 5% với plastic design, điều này được trích dẫn ở BS EN 1993-1-5: 2006, clause C.8 như sau:



Như vậy, về lý thuyết thì chỉ những vùng chịu ứng suất kéo mới cho phép 5% biến dạng, IS đã khéo léo khi dùng ứng suất tương đương- Von Mises stress để kiểm tra ứng suất cho tất cả các biến dạng. Nói chung điều này phần lớn là chấp nhận được, tuy nhiên một số trường hợp như tính mỏi hay tải trọng động thì lúc đó principal tensile stress quan trọng nhất thì lại không xuất được dẫn đến thiết kế chưa được chính xác hay phù hợp.
- Độ dốc trong đường non-linear của IS mặc định là ideal bilinear = 1/1000: giá trị này nằm giữa yielding plateau & strain-hardening. Điều này là không đúng cho tất cả các trường hợp và người sử dụng không thể can thiệp vào.

2/ Tính toán connection stiffness:
- Tính toán stiffness trong IS là “over predict”, đây từ nguyên văn trong biên bản họp giữa Prof. Wald với BCSA vào tháng 6/2019 dưới đây. Biên bản này được xếp loại confidential nên mình xin phép chỉ trích dẫn một số đoạn thôi.



- Tính connection stiffness đối với nút có nhiều phần tử thì IS chỉ tính với một phần tử duy nhất vì IS quan niệm như lý thuyết dưới đây. Điều này cần phải kiểm chứng thêm bằng test vì giá trị là lớn hơn nhiều khi được so sánh với phương pháp tính toán component trong BS EN 1993-1-8:2005 vốn đã được kiểm tra & thử rất nhiều.



3/ Tính toán đường hàn:
- Mặc định thiết kế đường hàn là plastic design với 5% strain. Điều này là thật sự không chính xác vì:



- Đường hàn được mô phỏng bằng phần tử solid elastoplastic và được tính toán hoàn toàn như nhau khi chịu kéo hay chịu nén, điều này vô hình chung dẫn đến tính toán nhiều khi quá an toàn, không cần thiết và làm hỏng kỹ sư trẻ khi không biết tính toán đường hàn một cách hợp lý. Tính toán đường hàn càng dầy không có nghĩa là càng an toàn trong kết cấu thép mà đôi khi là tác dụng ngược. IS có đưa ra option là khai báo contact cho full bearing nhưng khi được áp dụng thì liên kết sẽ làm việc sẽ không chính xác nữa.

4/ Không can thiệp được vào FEM:
Tên của phần mềm là CBFEM tức là Component Based Finite Element Method, nhưng người sử dụng:
- Không can thiệp được vào đường stress-strain của vật liệu cho nonlinear analysis.
- Không thể xuất bất kỳ ứng suất khác ngoài ứng suất VonMises để kiểm tra hay bất kỳ điểm nào trên mô hình.
- Không can thiệp được với các loại bolts đặc biệt hay các washer đặc biệt.
- Không được can thiệp vào vùng cần mesh mịn. Chính Prof. Wald thừa nhận như sau:



5/ Thiếu thiết kế disproportionate collapse design (tie force) cho EC:
- Người sử dụng IS bây giờ phải xem tie force là một trường hợp lực như ULS, điều này không đúng vì bản chất thiết kế disproportionate collapse design rất khác so với ULS, không phải thêm một trường hợp lực kéo cho liên kết là xong.

6/ Chưa tương thích với tiêu chuẩn & hướng dẫn:
- Thí dụ: Supplementary web plate cho column không được tính toán chính xác vì IS sẽ cộng dồn tất cả các miếng thêm vào khả năng chịu lực của cột, điều này là mâu thuẫn đối với EC dưới đây:
BS EN 1993-1-8:2005, clause 6.3.6.1(6)



- Hay yêu cầu về đường hàn tối thiểu cho fin plate để tránh trường hợp đường hàn bị phá hoại trước khi bu lông bị phá hoại của ECCS (European Convention of Constructional Steelwork)- TC10 như sau:



…etc… trên đây chỉ là những điểm chính, vô chi tiết thì danh sách cũng còn kha khá…

Tuy nhiên, nói cho cùng thì phần mềm chỉ là công cụ, không có phần mềm nào là hoàn hảo cả và IS cũng chỉ là một phần mềm mà thôi. Công bằng thì IS là phần mềm tương đối khá, ngoại trừ giá hơi cao. Những hạn chế nêu trên giúp kỹ sư đánh giá đúng mực & lưu ý khi thiết kế những liên kết phức tạp mà khó có thể tính toán bằng tay một cách chính xác. Cách tốt nhất là kiểm tra chéo kết quả với một phần mềm FEM chuyên nghiệp (bây giờ nhiều bản free cũng rất tốt) thì kết quả được sẽ kiểm soát tốt hơn.

Cheers,

Tham khảo:
BS EN 1993-1-5:2006; BS EN 1993-1-8:2005; AISC360-16, BS5950-1:2000
Idea Statica Benchmark

__________________
I know that I know nothing.
thay đổi nội dung bởi: structural, cách đây 4 tiếng lúc 05:59 AM
 
Last edited by a moderator:
U

umy

Trích Structural Analysis for engineers
Kết cấu Thép tại Pháp & có sử dụng IDEA Statica thực tiển
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=162243955238035&set=pcb.358168201801628&type=3&theater&ifg=1

Xây Dựng Việt Naman Structural Analysis for engineers
11. April 2020 um 10:00 ·
Anh đến từ công ty hàng đầu về thiết kế/thi công những dự án thép lớn và cực lớn của Pháp (công ty hơn 100 tuổi). Đặc biệt lần này, đề tài anh chia sẽ về kinh nghiệm thực tế trên một số vấn đề cụ thể, không tuân theo 1 khung nội dung nào và không bị giới hạn trong chương trình.
Vâng, đó chính là anh Vũ Thành Đô (Baudin Chateauneuf, Pháp), diễn giả chính sẽ giao lưu với chúng ta vào chiều nay 16h00 chủ nhật.
Bạn đã sẵn sàng cho buổi seminar giao lưu chưa ?



 
Last edited by a moderator:
Lượt thích: Done
U

umy

Rất vui khi có cậu chuongsds (ks-pro về kc thép) vào xem trong topic nầy !!

Câu hỏi của Anh VŨ Thành Đô dùng IS ( IDEA Statica ) #73 để tính toán liên kết nút phức tạp có chính xác chăng ? (Exact?) .Được trả lời trong bài viết #72 của Anh Strutural !!

Chia sẻ vài điểm đáng lưu tâm:
1) IDEA Statica dùng CBFEM để tính Nút dẻo thay cho Ngàm hoặc khớp lý tưởng >> Chính xác thì chưa ! Nhưng độ gần đúng lên cao so với tính tay
2) 5% plastic strain chỉ dùng được cho thép XD (f0,2=240 đến 360 MPa) ! Thép cường độ cao (f0,2 = 460 đến 1200 MPa) chỉ nên lấy đến 2,5% . Chia mạng lưới đủ mịn 20 elements để có plastic Design tạm chính xác.
3) ÍS tính ứng suất cho dầm và cột . Nhưng liên kết mối hàn cứng bonded, bulong chỉ Nút vào Nút > không chỉnh lắm.
4) Thi công cẩn thận, khi bắt bulong xong, rồi Hàn sau , cận kề >> Nhiệt độ thay đổi lớn có thể bẻ cong hoặc bứt đứt đầu bulong.
Trong thực tế đã có sự cố !! KS thi công và Chuyên môn Hàn phải trao đổi kinh nghiệm điểm nầy !!

Còn gì chưa rỏ thì trao đổi cho nhau thêm
 
Last edited by a moderator:
U

umy

Tiểu đề: Hệ chống tường chắn hố đào tầng hầm lớn là Khung thép chịu lực đặc biệt.

Bài tính cho KS (cơ khi hoặc xây dựng): Lúc thi công phần hầm, phải kiểm buckling cho khung thép chống tường hố tầng hầm !
Khó khăn ở chiều dài tính toán hay được lấy là Lk = 1,0 => ko hẳng đúng theo lý thuyết Euler,
Lực nén N và cắt Q từ vách chống đã được KS địa chất Geo cho biết. Nhưng KS đi thi công phải sắp xếp thiết kế khung thép thế nào ? để ko sai sót >> Sự cố có thể xảy ra làm chết người, tốn kếm tài chính nhiều lắm.
> Lk thực tiển = khoãng 0,75 đến 2,5 !! >> thường sinh ra sự cố ! trượt thanh, lở sụp hầm !

Chia xẻ Kinh nghiệm: Dùng Ansys tạo mô hình khung thép 3D không gian với Beam (Frames, Column ...) Tác dụng bởi N và Q đã có.nhân hệ số động khoãng 1,25 đến 1,5 ! Solver: Linear Buckling analysis >> có nhiều lời giãi (buckle factors >2,1 ) đó là tyr leej chiều dài Lk = 1/ Buckle factors ... cho từng thanh thép chịu nén!! ...có thể dùng mềm khác cũng giãi được dể dàng !

Trích:
Vài công trình thực tiển theo Bài viết của chuyên gia TSXD THĂNG Anh Long (Xây Dựng Việt Nam Structural Analysis for engineers https://www.facebook.com/groups/KSXD.VN.Global/)
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=169028924559538&set=pcb.370123360606112&type=3&theater&ifg=1
 
Last edited by a moderator:
U

umy

Một đề tài rất hay trong thực tiển cho người Kiến trúc sư, Kỹ sư (cơ khí, xây dựng, kết cấu thép ... ) đi thi công hay gặp phải . Hoặc structur analyse ngồi văn phòng nhận được cú điện thoại, mails ... kèm ảnh ngoài công trường nhắn lại đang có vấn đề cần tư vấn gấp !!!
Xem thêm cho biết !

Trích
Structural Analysis for engineers
Seminar Online
https://www.facebook.com/photo.php?...set=pcb.387012178917230&type=3&theater&ifg=1a

anh Ngô Quang Tuấn (giáo viên bộ môn Công nghệ và Tổ chức thi công – Khoa Xây dựng, ĐH Kiến trúc Hà Nội) sẽ đến giao lưu với chúng ta qua đề tài :
Mất an toàn giàn giáo có nhiều nguyên nhân liên quan đến biện pháp thi công gây nên:
- Do không có thiết kế biện pháp thi công giàn giáo
- Do thiết kế biện pháp giàn giáo không đảm bảo
- Do thiết kế biện pháp không tuân thủ tiêu chuẩn
- Hoặc khi thi công giàn giáo không đúng thiết kế đã đề ra.

... Trích vài Hình ảnh ...



...

 
Last edited by a moderator:
Lượt thích: Done
T

th24

Xin chào,
Khung của mình đã xong rồi.
Mình rất sẵn sàng nếu giúp được. Bạn xem lại phần hình ảnh xem, mình chưa thấy.
Anh có thể cho em xin phần tính toán tay chọn tiết diện của anh không ạ, em mới tìm hiểu nên mong được anh giúp đỡ
 
U

umy

(Xin loi ! may hu, ko go dau duoc)
Sach hay cho biet: ung dung FEA , tinh ben the nao ? vao van de thuc tien > cho ks gioi trong nghe !!!
Finite element analysis applications: a systematic and practical approach
https://b-ok.cc/book/4985736/b2814e
English - 2018 - 504 Pages
1597987185028.jpeg
 
Last edited by a moderator:
U

umy

Trich: KSXD-VN tren the gioi
Structural Analysis for engineers
https://www.facebook.com/groups/KSXD.VN.Global/permalink/351784949106620/

THẢO LUẬN: ĐÀO TẠO KIẾN THỨC & KỸ NĂNG CHO SV NGÀNH XD THIẾT KẾ KẾT CẤU
Le Van Thong hat einen Link geteilt.
30. März 2020
KHẢO SÁT: ĐÀO TẠO SV XD THIẾT KẾ KẾT CẤU,
Theo sự đề nghị của anh Phan Ngọc Anh cùng với mong muốn có góc nhìn đa chiều cho các em SV XD nếu thích làm Thiết kế Kết cấu có những lựa chọn hợp lý, mình mong muốn đưa ra một thảo luận về Đào Tạo KSXD Thiết Kế Kết Cấu trong loạt Seminar về Kết Cấu này của Group.
Trong Group chúng ta, có rất nhiều GS, PGS, TS, các Thầy Cô, các Chuyên gia, các Nhà nghiên cứu, các anh chị đã và đang đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong các Cơ quan, Công ty, Trường học. Vì vậy, mặc dù mình đưa ra đề tài thảo luận, nhưng rất mong sự chia sẻ, đồng Host thảo luận từ mọi người, vì khi chúng ta trải qua nhiều va vấp trong công việc đã nhận ra Đào tạo là Chìa khóa then chốt.
Xin hiểu rằng đây là Thảo luận, do đó đề tài thảo luận này mong muốn độc lập với các Chương trình đào tạo tại các Trường Đại Học. Chúng tôi không có ý định và đủ khả năng đóng góp vào các Chương trình.
Giáo dục là một ngành quá lớn, ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Do đó, nếu có sơ sót gì, mong mọi người chỉ ra để cho thảo luận được nhiều góc nhìn tốt.
Xin cảm ơn,
PS: Mời tất cả mọi người dành 5 phút (ngoại trừ các bạn SV) tham gia khảo sát nhé.


docs.google.com
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSe12gPXNxHvdI-8l8REWYBrnwv4beP2ROR-XbnaAB3-khIUXA/viewform

THẢO LUẬN: ĐÀO TẠO KIẾN THỨC & KỸ NĂNG CHO SV NGÀNH XD THIẾT KẾ KẾT CẤU
 
Lượt thích: Done
U

umy

Lượt thích: Done
U

umy

Cơ hội cho kỹ sư thiết kế giỏi:
Trích VUDSE; https://www.facebook.com/groups/vudse/


Neue Aktivität…

Trung Đinh
5. Januar 2011 um 21:23 ·
Chào các anh chị em trong nhóm, mình đang tìm một Kỹ sư Mô phỏng làm việc partime để đẩy mạnh R&D dự án bãi giữ xe đa tầng (Cao tầng hoặc Ngầm) phục vụ cho các điểm giữ xe nội đô TP. HCM và TP. Hà Nội giảm gánh nặng giao thông cho thành phố.
Yêu cầu:
- Có kiến thức về phương pháp phần tử hữu hạn (kiểu phần tử, hàm dạng xấp xỉ; các thuật toán phân tích tĩnh, dao động, ổn định...)
- Có kiến thức về ứng xử vật liệu dưới các điều kiện tải trọng, nhiệt độ.
- Có kinh nghiệm làm thiết kế ít nhất 1-2 năm
- Đã sử dụng thành thạo 1 phần mềm mô phỏng (cho các tính toán nêu trên)
- Có kiến thức và kinh nghiệm tính toán chi tiết máy theo các tiêu chuẩn (TCVN, Eurocode)
Benefits:
- Làm việc với các kỹ sư có chuyên môn cao đang làm việc trong và ngoài nước (Team toàn bộ là Kỹ sư, Thạc sĩ và Tiến sĩ)
- Hình thức làm việc bán thời gian, thời gian sắp xếp linh động
- Ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm làm việc với Robotics
- Mức lương hấp dẫn 1000$ - 1200$
Ứng viên có thể liên hệ trực tiếp với Trung hoặc email CV về địa chỉ: kenny.d@parkingandmore.com, cám ơn mọi người đã quan tâm!
 
Top