Thiết kế bánh răng

TYA

Well-Known Member
Công thức tính D trong trường hợp bánh răng nghiêng là modul pháp .
m pháp chỉ dùng tính bước răng pháp và chiều dầy răng pháp cho br letiendung à.(cũng dùng cho người thiết kế dao hob)


@DCL : bác đang lập luận trên vận tốc đúng không?

Vecto vận tốc trùng phương vecto tiếp chung br chủ động - bị động (ở vòng base). Áp lực cũng trên đó mà.

Vì lực(vecto) trùng chuyển động(vecto) nên đâu có trượt ?

Về vận tốc như ý bác , thì
Vận tốc góc cố định >> vận tốc dài cố định >> vận tốc hướng kính thay đổi

Mai tiếp tục nhé , có gì bác cứ ý kiến.
 
H

hide

m pháp chỉ dùng tính bước răng pháp và chiều dầy răng pháp cho br letiendung à.(cũng dùng cho người thiết kế dao hob)


@DCL : bác đang lập luận trên vận tốc đúng không?

Vecto vận tốc trùng phương vecto tiếp chung br chủ động - bị động (ở vòng base). Áp lực cũng trên đó mà.

Vì lực(vecto) trùng chuyển động(vecto) nên đâu có trượt ?

Về vận tốc như ý bác , thì
Vận tốc góc cố định >> vận tốc dài cố định >> vận tốc hướng kính thay đổi

Mai tiếp tục nhé , có gì bác cứ ý kiến.
bác TYA ơi cho em hỏi vận tốc hướng kính là vận tốc j vậy?
Vì lực(vecto) trùng chuyển động(vecto) nên đâu có trượt ?--->Chỉ đúng cho 1 bánh răng thôi, tại thời điểm mà 2 bánh răng tiếp xúc với nhau ở tâm ăn khớp thì lúc đó vecto vận tốc của 2 bánh răng mới trùng nhau, còn 2 bánh răng nó trượt lên nhau chủ yếu ở thời điểm vào khớp và ra khớp
Vecto vận tốc trùng phương vecto tiếp chung br chủ động - bị động (ở vòng base). Áp lực cũng trên đó mà.--->đây là bác chỉ xét tại tâm ăn khớp thôi còn chú DCL xét trên toàn bộ đoạn ăn khớp cơ
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
THIẾT KẾ BÁNH RĂNG NGHIÊNG

Các cậu đã làm xong phần bánh răng thẳng rồi chứ? Phần răng nghiêng chỉ có bổ sung thêm lệnh Flex và sửa lại một số công thức của Bảng TK nữa thôi.

Cây thiết kế và Bảng thiết kế như sau:



[LEFT]1. Cây thiết kế:
- Extrude1: lệnh tạo phôi trụ
- Chamfer1: lệnh vát mép đầu răng
- Cut-Extrude1: lệnh cắt rãnh răng
- Extrude2: lệnh tạo chân răng
- Fillet1: làm tròn góc chân răng
- CirPattern1: lệnh tạo số răng (sao chép rãnh răng)
- Flex1: lệnh tạo răng nghiêng

2. Bảng thiết kế:

- D2@Sketch1: đường kính chia, Dc = mz/cos(beta)
B3 =B5*B6/COS(B8*PI()/180)

- D1@Sketch1: đường kính đỉnh, De = Dc + 2m
C3 =B3+2*B5

- D3@Sketch1: đường kính chân, Di = Dc - 2.5m
D3=B3-2.5*B5

- D4@Sketch1:đường kính cơ sở, Do = Dc x cos(alpha tiếp tuyến)
E3 gõ: =B3*COS(C7/180*PI())
Trong đó, ô C7 (giá trị 23 màu đỏ) chính là giá trị của góc alpha tiếp tuyến, tính theo công thức: alpha tiếp tuyến = artg (tg alpha / cos beta).
C7=ATAN(TAN(B7*PI()/180)/COS(B8*PI()/180))*180/PI()

- D7@Sketch1: góc nửa chiều dày thân răng, = 90 độ / z
F3 gõ =90/B6

- D1@Sketch2: chiều cao tiết diện cắt răng, bằng 4 m
G3=4*B5


- D1@Chamfer1: Chiều cao vát đỉnh, bằng m
H3=B5


- D1@Fillet1: bán kính góc chân, bằng 0.4m
I3=0.4*B5


- D1@CirPattern1: số răng, bằng z
J3=B6

- D0@Flex1: góc xoắn, bằng beta
K3=B8


Hãy kiểm tra lại xem phần các cậu làm có giống như trên không?

Lệnh Flex thiết lập như minh họa dưới, giá trị góc xoắn được nạp vào bảng TK như đã nêu trên:

[/LEFT]


[LEFT]Lưu ý rằng nếu muốn làm BR thẳng thì trước hết phải Suppress lệnh Flex trước khi mở bảng tính để nạp giá trị beta bằng zero![/LEFT]
 
Last edited:
Lượt thích: TYA

TYA

Well-Known Member
sự trượt của 2 mặt răng ăn khớp



tya nhận mình sai.

cảm ơn anh DCL và hide !

đúng là có sự trượt, 2 vecto vận tốc khác nhau và có sự trượt tương đối.
 
Last edited:
Bác DCL cho em có thể chỉ cho em cách ghi kích thước chiều dài cung tròn được không ah?
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ghi kích thước chiều dài cung tròn: Click 2 điểm của cung rồi click vào cung, sau đó click ra ngoài để đặt kích thước (tổng cộng click 4 lần).
 
4. Đường kính cơ sở Do=Dc.cos20(độ). Cụ thể, ta click ô E3 và gõ =C3*cos(20/180*pi()).
Chú xem cái lại công thức này hộ cháu với. Về mặt toán học cháu đã sửa lại cho đúng với logic (các dấu ngoặc) nhưng cũng không thấy được chú ạ.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Chú xem cái lại công thức này hộ cháu với. Về mặt toán học cháu đã sửa lại cho đúng với logic (các dấu ngoặc) nhưng cũng không thấy được chú ạ.
@Giang,

Đừng có sửa gì hết, cứ phải nguyên xi đúng theo công thức như vậy mới được. Cậu có thể xem lại công thức này trong Nguyên lý máy hoặc nếu cậu có đề xuất một công thức mới thì nêu ra xem sao?

Lưu ý: trong Excel, góc độ được tính theo radial, tức là góc 180 độ là Pi=3.1415962, cũng tức là góc 20 độ bằng 20/180x3.1415962.
 
Cháu cảm ơn chú, cháu thử lại được rồi chú ạ. Chả hiểu sao mấy lần trước cháu thao tác thấy mấy cái kích thước tham biến D1@sketch1 hay cái nào đó lại cứ nằm ngang ra chứ không thẳng đứng, mà đã nằm ngang thì ắt hẳn trục trặc rồi. Sau này làm mới có kinh nghiệm và thao nhanh được, chứ lần đầu mà làm cũng gặp một số khó khăn nho nhỏ.

Chú giải thích kỹ hơn chỗ đưa lệnh Array 18 rãnh vào trong bảng Design Table được không ạ?

Cháu thấy cái lệnh Parttern Circular ở bên SW thao tác hơi phức tạp. (Parttern Circular cái chỗ Fillet thấy hay báo lỗi)
Cụ thể thế này chú ạ, mặc dù cháu thao tác Array như các rãnh răng

 
Last edited:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Chú giải thích kỹ hơn chỗ đưa lệnh Array 18 rãnh vào trong bảng Design Table được không ạ?
Cháu thấy cái lệnh Parttern Circular ở bên SW thao tác hơi phức tạp. (Parttern Circular cái chỗ Fillet thấy hay báo lỗi)
Cụ thể thế này chú ạ, mặc dù cháu thao tác Array như các rãnh răng
Nhìn vào bài làm của cậu, thấy ngay rằng cậu đã thực hiện 2 lệnh Circular Pattern: lần thứ nhất là tạo các rãnh cắt răng và lần thứ hai là tạo các góc lượn chân răng. Đến khi thực hiện lệnh CirPattern thứ hai
thì lại thấy báo lỗi, thông báo này là: "Feature được chọn không thể xếp dãy theo kiểu Geometry pattern được. Hãy huỷ kiểm Geometry pattern đi."

Geometry pattern là tuỳ chọn xếp dãy chỉ sao chép các đặc điểm hình học của feature như các mặt và cạnh, chứ không tạo ra nhiều feature giống như feature hạt giống. Tuỳ chọn này giúp tăng tốc tạo dựng và tái lập mô hình, nhưng không dùng được với những feature có các mặt dùng chung như các fillet. Cậu chỉ cần huỷ kiểm tuỳ chọn này là xong.

Tuy nhiên, tốt nhất là chỉ dùng 1 lệnh CirPattern duy nhất cho cả 2 feature cắt răng và tạo góc lượn chân răng.
 
Last edited:
Chú cho cháu hỏi khi nào thì hiện lên kích thước D, khi nào thì hiện lên kích thức State@... Cháu thấy chỉ có kích thước D thì mới có thể điều khiển được Design table như hình minh họa dưới đây thì cháu thấy không điều khiển được State@..



 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
State là trạng thái, không phải là kích thước. Khi đang thực hiện một lệnh gì đó mà mở bảng TK ra, ta sẽ thấy trạng thái đó được đưa vào bảng; chỉ cần xoá bỏ nó đi rồi chèn kích thước vào là xong.
 
Chú ơi! tình hình là không ổn chú ạ, cái Sketch 2 có Spline (biên dạng sườn răng) đi qua các điểm của Sketch 1 (mà chú bảo bắt nó đi qua) nhưng sau này thay đổi m hoặc z thì nó "không bị bắt đi qua nữa" (cháu nghĩ là nó chưa có ràng buộc gì về mặt hình học khi đi qua các điểm đó) cháu thấy lúc đó sườn răng không đi qua các điểm đó nữa.

Có một nhận xét nhỏ của cháu về Sketch của SW là những ràng buộc của nó rất phức tạp và tỉ mỉ (ví dụ như ràng buộc các điểm để bắt nó phải thuộc đường tròn Contrucsion rất tỉ mỉ nếu không làm vậy chắc chắn khi ràng buộc kích thước trong Equation là nó "bay ra khỏi" vòng tròn Contrucsion ngay)
Cháu thấy khi vẽ 2 điểm và đặt kích thước khoảng cách cho 2 điểm này, sau đó thay đổi kích thước thì điểm đầu tiên bị dịch chuyển (tại sao không phải là điểm thứ 2 dịch chuyển theo điểm đầu)

Chú hướng dẫn chúng cháu một bài về ràng buộc đối tượng một cách khoa học với ạ.
 
Last edited:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Có một nhận xét nhỏ của cháu về Sketch của SW là những ràng buộc của nó rất phức tạp và tỉ mỉ (ví dụ như ràng buộc các điểm để bắt nó phải thuộc đường tròn Contrucsion rất tỉ mỉ nếu không làm vậy chắc chắn khi ràng buộc kích thước trong Equation là nó "bay ra khỏi" vòng tròn Contrucsion ngay)
Ràng buộc quan hệ hình học trong sketch của SW rất tỷ mỷ thì đúng rồi, nhưng không phức tạp gì cả. Bản chất các bài dựng hình của SW đều là hình học giải tích, mà đã nói đến toán học là phải nói đến tính chính xác và chặt chẽ. Các bạn mới dùng SW thường hay bối rối, thậm chí bực dọc với những yêu cầu ràng buộc "nhiêu khê" này, nhưng nếu dùng một thời gian, các bạn sẽ thấy ưu điểm của chúng, thể hiện qua tính tham biến linh hoạt và luôn giữ vững nguyên tắc của mỗi thiết kế.

Trước hết, chúng ta cần ôn lại một số kiến thức gồm những tiên đề và định lý hình học cơ bản, ví dụ như:

- Qua 2 điểm cho trước, chỉ có thể dựng được 1 đường thẳng mà thôi. Vậy thì để xác định 1 đường (đoạn) thẳng, ta phải "chốt" được 2 điểm khác nhau trên đường (đoạn) thẳng đó.

- Để xác định một đường tròn, ta cần xác định được hoặc tâm và bán kính, hoặc 3 điểm, hoặc nội tiếp tam giác v.v...

Để giúp ta dựng hình, SW cung cấp cho ta công cụ Dimension lấy kích thước đa năng; dù rằng công cụ này rất hay, nhưng nó cũng là thứ khá gần gũi với những công cụ tương được của AutoCAD, nên ta không thấy quá xa lạ.

Nhưng ngoài công cụ Dimension, ta còn có công cụ Relation, là một công cụ hoàn toàn khác lạ. Công cụ này áp đặt các tương quan hình học cho các đối tượng được gán và những tương quan này được duy trì vững chắc, bất kể hình vẽ có bị sửa đổi thế nào.

Ví dụ, trong AutoCAD, ta có thể vẽ 1 đường tròn, rồi vẽ 1 đoạn thẳng xuất phát từ 1 điểm ngoài đường tròn và tiếp tuyến với đường tròn đó. Thế nhưng khi ta thay đổi điểm xuất phát của đoạn thẳng thì nó không còn tiếp tuyến với đường tròn tại điểm kết thúc nữa; tệ hơn, nếu ta thay đổi đường kính hoặc tâm đường tròn thì điểm cuối không những chẳng còn tiếp tuyến mà thậm chí không còn nằm trên đường tròn nữa. Điều này không bao giờ sảy ra với SW, cho dù ta có thay đổi các đối tượng thế nào thì quan hệ tiếp tuyến này vẫn luôn luôn được bảo toàn.

Các quan hệ hình học có thể được gán một cách tự động trong quá trình vẽ và truy bắt các điểm đặc biệt, nhưng cũng có khi, những quan hệ chỉ được gán theo cách thủ công. Không có quy định chặt chẽ rằng những quan hệ nào thì được gán tự động và những quan hệ nào thì phải gán bằng tay, điều này tùy thuộc vào "ngữ cảnh", nghĩa là nếu có gì đó không minh bạch thì SW nhường cho ta gán các quan hệ thích hợp, còn phần mềm chỉ gán những quan hệ nào mà nó chắc chắn là đúng.

Ví dụ: ta vẽ 1 đoạn thẳng độc lập, nếu chiều hướng con trỏ đi ngang thì SW gán quan hệ Horizontal cho đoạn thẳng đó. Sau đó, nếu ta có di chuyển 1 điểm mút của đoạn thẳng này thì cả đoạn thẳng sẽ di chuyển theo, nhằm duy trì đặc điểm "nằm ngang" của đoạn đó. Ngược lại, nếu khi vẽ, ta di chuyển con trỏ theo phương thẳng đứng thì đoạn thẳng sẽ được coi là Vertical, các sửa đổi hình vẽ sau đó như thế nào mặc lòng, đoạn này sẽ luôn thẳng đứng. Nhưng nếu ta vẽ đoạn thẳng với hướng di chuyển xiên, hoặc nếu ta di chuyển con trỏ về phía có đối tượng khác thì SW không dám võ đoán, nó sẽ để ta tự quyết định lấy.

Việc gán tương quan thì có thể dùng công cụ Relation hoặc chỉ cần giữ Ctrl và chọn các đối tượng thích hợp, công cụ này sẽ tự động được kích hoạt với các tương quan khả dụng xuất hiện ở panel trái. Ngay cả trong trường hợp SW tự động gán 1 tương quan, nếu ta không đồng ý thì ta cũng dễ dàng xóa bỏ tương quan đó để tạo một tương quan khác cho đúng ý đồ.

khi vẽ 2 điểm và đặt kích thước khoảng cách cho 2 điểm này, sau đó thay đổi kích thước thì điểm đầu tiên bị dịch chuyển (tại sao không phải là điểm thứ 2 dịch chuyển theo điểm đầu)
Điều này có quan trọng gì đâu, vì đằng nào thì cả 2 điểm đó cũng đã được cố định đâu, di chuyển điểm nào mà chẳng được? Trong trường hợp này, điểm di chuyển không phải là điểm được vẽ trước mà chính là điểm gốc thứ nhất của kích thước.

cái Sketch 2 có Spline (biên dạng sườn răng) đi qua các điểm của Sketch 1 (mà chú bảo bắt nó đi qua) nhưng sau này thay đổi m hoặc z thì nó "không bị bắt đi qua nữa" (cháu nghĩ là nó chưa có ràng buộc gì về mặt hình học khi đi qua các điểm đó) cháu thấy lúc đó sườn răng không đi qua các điểm đó nữa.
Cậu nên xem lại thao tác vẽ Sketch2, nếu thao tác đúng thì đương nhiên nó phải đi qua các điểm đó; nếu các điểm đó thay đổi vị trí thì đường spline cũng thay đổi theo.

Có thể khi vẽ spline này, cậu thao tác không dứt khoát nên SW không hiểu ý cậu, vì thế nó đã không gán tương quan Coincident cho spline với các điểm đó. Cậu có thể dễ dàng kiểm tra lại bằng cách mở Sketch2 ra, click vào các điểm của spline rồi nhìn vào bảng thuộc tính bên trái xem nó có tương quan Coincident không, nếu không thấy thì chỉ việc gán thủ công cho nó là OK.
 
Last edited:
Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn thao tác để thiết kế một chiếc bánh răng côn (răng thẳng hay răng xoắn) đây là vẽ cũng mang tính tượng trưng tương đối.

Không hiểu sao trang photobucket.com không cho UP ảnh lên

1. Đầu tiên coi như bạn đã vẽ được thiết kế như của chú DCL một bánh răng trụ răng thẳng.



2. Bạn dùng Flex để biến dạng như sau.



3. Ta được như sau





4. Tạo bánh răng côn răng xoắn



5. Ta được như sau



6. Thực hiện chỉnh sửa cắt ta được.











7. Bạn cũng có thể thiết kế một chiếc bánh răng "dị dạng" kiểu thế này




SW có lệnh Sweep Blend thì vẽ bánh răng kiểu này nhanh và chính xác hơn nhiều, một lệnh có cải tiến rất mạnh.

Trời ơi! mạng nhà mình chán quá mãi mới post được mấy cái ảnh nhỏ xíu lên 4shared.com
http://www.4shared.com/file/84922662/3d4fcde8/_2__1.html
http://www.4shared.com/file/84922662/3d4fcde8/_2__1.html
 
Last edited:
S

sliverwolf

em mới bắt đầu học solid nhưng có biết 1 soft vẽ bánh răng rất nhanh chạy trên nền solidwork( đã thử với bản 2008, những bản khác em ko có nên ko thử được ^_^) muốn giới thiệu để mọi người cùng tham khảo http://www.mediafire.com/download.php?i5tziymotmy
 
các bác post cách vẽ bánh răng côn cho em xem với.thanks
 

nguyenthai_ind

<b>Mesian Friendly Club</b>
Có chút rắc rối nữa chú DCL ơi, Cháu sử dụng lệnh Flex nhưng không đổi được trục quay phải làm sao đây chú ơi.

Hình cụ thể trong quá trình cháu làm nè

Trục nó nằm vậy nè





Sau khi cháu vẽ xong kết quả thế này đây, nó không xaoy răng mà xoay nguyên khối lun tức là có xu hướng xoay nguyên cái bánh răng, giống bị méo... híc giúp cháu nhé

 
Last edited:
Có chút rắc rối nữa chú DCL ơi, Cháu sử dụng lệnh Flex nhưng không đổi được trục quay phải làm sao đây chú ơi.

Hình cụ thể trong quá trình cháu làm nè

Trục nó nằm vậy nè





Sau khi cháu vẽ xong kết quả thế này đây, nó không xaoy răng mà xoay nguyên khối lun tức là có xu hướng xoay nguyên cái bánh răng, giống bị méo... híc giúp cháu nhé

Bạn chỉnh lại các thông số ở flex như sau:
Ở trim plane 1: đặt kích thước = 0mm
Ở trim plane 2: Đặt kịch thước = 0mm
Ở Triad bạn thiết lập sao cho tọa độ tâm quay nằm giữa bánh răng. 2 mặt trim plane 1 và 2 nằm ở 2 mặt đầu của bánh răng là OK
 
Top