Thiết kế lò nhiệt luyện

Author
em đang tìm tài liệu thiết kế lò nhiệt luyện sử dụng điện có dạng như sau:



em tìm ở trên mạng chỉ thấy có lò nhiệt luyện sử dụng nhiên liệu, xin hỏi các anh chị trong diễn đàn có ai có tài liệu về thiết kế lò nhiệt luyện cho em xin để tham khảo, tiếng anh hay tiếng việt đều đươc ạ em xin chân thành cảm ơn.
mail của em : dinhnguyen15288@gmail.com
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Thiết kế lò nhiệt luyện

@gago: tôi không phải chuyên ngành nhiệt luyện nhưng vì "tình cũ" với gago nên mạo muội dẫm lên chân 3 cao thủ nhiệt luyện là Nova, Worm & Lily để trợ giúp bạn vài điều

Lò (theo hình) bạn đang tìm hiểu là dạng lò nung dùng điện trở (có thể dạng ống dây hoặc thanh điện trở) để cấp nhiệt từ 5 phía

Khi thiết kế lò ta thường căn cứ yêu cầu của sản xuất thực tế (loại phôi, kích thước, mẻ nung cần có, nhiệt độ nung...) để tính toán 3 kích thước bên trong (rộng, sâu, cao) của lò. Chọn loại gạch chuyên dùng để đỡ dây điện trở, gạch xây đảm bảo tính chịu nhiệt, cách nhiệt...--> kích thước bên ngoài của lò. Tiếp theo là tính toán khung, chân...đảm bảo cứng vững, dễ thao tác...các cơ cấu đóng mở cửa, lỗ thoát khí...sàn chứa phôi nung...

Phần quan trọng là tính toán thiết kế hệ thống điện đảm bảo cấp đủ nhiệt (điện trở), điều khiển nhiệt độ, thời gian nung...khi này có thể lại phải điều chỉnh tính toán nội hình ban đầu cho phù hợp

Bạn có thể vào trang TaiLieu.vn gõ từ khóa lò điện trở để tìm các tài liệu... về thiết kế

P/S: trên thực tế tôi thích loại lò có cửa kéo trượt lên xuống hơn loại lò cửa mở như hình của bạn vì đỡ mất nhiệt khi lấy phôi, mặt khác khi thao tác lấy phôi ít chịu bức xạ nhiệt
 
Author
Ðề: Thiết kế lò nhiệt luyện

những gợi ý của chú giúp cháu vỡ ra nhiều điều, cháu đã tìm hiểu nhiều tài liệu về thiết kế lò và tính toán dòng điện, nhưng hầu hết các tài liệu đều nói về lò sử dụng nhiên liệu đôt (than, dầu ...) vì vậy cháu không có cơ sở để tính toán các thông số của lò. cháu gọi điện cho những nhà sản xuất nhưng họ nói về phần này không giúp được. không biết họ có tính toán theo sách vở không hay họ chế từ sản phẩm tương tự.
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Thiết kế lò nhiệt luyện

He he...chắc ban đầu sẽ có người tính toán, mò mẫm thiết kế... rồi viết lại thành sách, tiếp theo những ngưới khác lại cải tiến dựa trên thiết kế đã có cho phù hợp với mục đích sử dụng cá nhân.

Về cơ bản thiết kế lò nung nhiệt luyện gồm 2 phần chính: tính toán nhiệt và tính toán kết cấu, điều khiển.
Xuất phát từ yêu cầu sản xuất, khối lượng mẻ nung, nhiệt độ cần nung, thời gian nung...ta tính được thể tích lò, nhiệt lượng cần phải cấp. Dù lò sử dụng than, dầu hay điện thì chúng chỉ là nguồn cấp nhiệt cho yêu cầu mà thôi. Than, dầu cấp nhiệt chủ yếu theo cách đối lưu, còn điện trở thì theo cách bức xạ nhiệt do đó kết cấu lò sẽ khác nhau.

Nhanh nhất là bạn cứ chọn kiểu lò đã có sẵn, chọn kích thước phù hợp với lượng phôi cần nung, công suất tầm 40 - 60 KW, sau đó tra tài liệu tính toán điện trở, thiết kế phần điều khiển nhiệt độ nung, thời gian nung... còn phần khung, vỏ thì cũng không qua phức tạp.
 
S

sontungtn

Ðề: Thiết kế lò nhiệt luyện

nghe các anh nói em hiểu ra nhiều điều hơn là:chúng ta phải tính toán, nên phương án kỹ càng.rồi mới làm.em cảm ơn các anh.hihi.em là thành viên mới có j các anh bỏ qua nhé!:4:
 

gago

Member
Author
Ðề: Thiết kế lò nhiệt luyện

em có 1 vấn đề thắc mắc mong các anh chị trong diễn đàn giải thích giúp em:
1 : khi mình đặt chi tiết vào lò nhiệt luyện với các dạng chi tiết khác nhau thò có các phương pháp đặt như thế nào?
2: các công đoạn tôi và ram thường làm trong 1 lò hày chia ra làm 2 lò?
em xin chân thành cảm ơn!
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Thiết kế lò nhiệt luyện

em có 1 vấn đề thắc mắc mong các anh chị trong diễn đàn giải thích giúp em:
1 : khi mình đặt chi tiết vào lò nhiệt luyện với các dạng chi tiết khác nhau thò có các phương pháp đặt như thế nào?
2: các công đoạn tôi và ram thường làm trong 1 lò hày chia ra làm 2 lò?
em xin chân thành cảm ơn!
1. Cách xếp đặt chi tiết căn cứ theo hình dạng, khối lượng của chi tiết và đồ gá chi tiết trong lò. Không có tiêu chuẩn chung cho việc này, nếu kể ra thì có thể có các cách xếp sau: xếp trên sàn lò, chất đống chi tiết, treo chi tiết trên gá, xếp trong sọt, xếp các chi tiết theo cùng 1 hướng để không đè lên nhau ....

2. Hai công đoạn này độc lập nhau nên dùng chung hay riêng tùy người sử dụng và chế độ nhiệt của lò để đạt hiệu quả cao nhất.

P/S: hỏi 2 câu này thì chẳng lẽ không thèm đọc tài liệu? (ít nhất là mấy quyển: Công nghệ Nhiệt luyện, Thiết kế xưởng nhiệt luyện, Thiết bị và thiết kế xưởng nhiệt luyện, Lò công nghiệp ...)
 
Author
Ðề: Thiết kế lò nhiệt luyện

P/S: hỏi 2 câu này thì chẳng lẽ không thèm đọc tài liệu? (ít nhất là mấy quyển: Công nghệ Nhiệt luyện, Thiết kế xưởng nhiệt luyện, Thiết bị và thiết kế xưởng nhiệt luyện, Lò công nghiệp ...)
tại em thấy có nới thì dùng 1 lò để tôi ram có nơi dùng 2 lò, em không biết kái nào tối ưu hơn, em không hiểu nếu dùng 2 lò thì sau khi tôi họ gắp chi tiết để đưa vào lò ram thế nào ...
nói chung em còn lơ mơ phần này lắm hì.
thanks anh Worm!
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Thiết kế lò nhiệt luyện

@gago: he he... nên tìm đọc lại sách về nhiệt luyện để ít nhất cũng nhớ lại các khái niệm cơ bản đã được học ở ĐH, nói chung thì tôi, ram, thường hóa, ủ...đều là nung chi tiết, phôi...lên đến nhiệt độ yêu cầu, giữ nhiệt rồi làm nguội. Như Worm đã viết tôi và ram là 2 nguyên công độc lập với nhau (thường tôi rồi ram) nên dùng 1 hay 2 lò là tùy theo tính toán của người sử dụng sao cho thuận tiện và có lợi nhất. Khi tôi thì yêu cầu nhiệt độ nung cao hơn còn ram thì nhiệt độ thường thấp hơn nên khi sản xuất nhiều hàng người ta hay dùng lò ram riêng. Sau khi tôi chi tiết được cho vào thùng (rọ) bằng thép chịu nhiệt và cẩu vào lò ram (lò ram cũng là lò điện trở, thường dạng hình trụ có nắp đậy phía trên)
 
H

heating

Ðề: Thiết kế lò nhiệt luyện

Tùy mục đích sử dụng, nhiệt độ làm việc , công suất ,..mà em thiết kế ví dụ lò toi khác vớ lò ủ, lò ram, lò chân không
 
H

hongphu-mt8

Ðề: Thiết kế lò nhiệt luyện

Em hiện đang là sinh viên ngành vật liệu,em đang học ở Nga. Những kiến thức của em hiện giờ có lẽ là lí thuyết nhưng em cũng xin mạo muội bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề của bạn.gago .Mong các anh tham khảo và đóng góp cho bài viết của em.
Trả lời câu hỏi của bạn: Trước tiên khi bạn muốn chế tạo lò kể trên thì đầu tiên bạn phải có thông số lò:ví dụ công suất bao nhiêu? Các kích thước cơ bản: thân lò … Nhiệt độ tối đa mà lò bạn muốn? Từ đó mọi người mới có lời khuyên cụ thể cho bạn được – chứ chung chung thế này nói chung là khó. Mình cũng từng làm đồ án môn học về thiết kế lò nung thì mình làm theo các bước như sau:

1.Phân tích chi tiết cần nhiệt luyện:nhiệt độ, kích thước, thời gian nung, các tham số về tính chất vật lí cũng như hóa học(Lưu ý là các tính chất như tốc độ truyền nhiệt, khối lượng riêng phụ thuộc vào nhiệt độ, bạn cần thu thập đầy đủ các dữ liệu).
2. Chọn kiểu lò chế tạo phù hợp với chi tiết của bạn ( có rất nhiều kiểu lò ứng với từng kiểu nhiệt luyện khác nhau, kiểu lò của bạn chỉ dùng để tôi ram ủ thông thường –phổ biến trong các phòng thí nghiệm, trường đại học).
3.Chọn các kích thước cơ bản của lò( thân lò).
4.Tính toán thời gian nung và giữ nhiệt cho chi tiết. Thời gian nung và giữ nhiệt phụ thuộc vào kích thước và hình dạng của chi tiết(để đảm bảo nung đều giữa bề mặt và lõi chi tiết ko gây ứng suất trong dẫn đến nứt rạn) và T max.
5.Sau đó bạn chọn kết cấu thành và cửa lò. Thường thì thành lò gồm 3 lớp: Lớp trong cùng là lớp chịu nhiệt( Samot, keramic..) , lớp giữa là lớp cách nhiệt, lớp ngoài cùng là lớp (em ko biết tiếng việt gọi là gì… tiếng nga nó là шамот-легковес nó có tác dụng chung của 2 lớp kia). Khung kim loại ở ngoài chỉ có tác dụng vững chắc cho kết cấu. Về độ dày của 3 lớp: Theo kinh nghiệm thì người ta chọn theo một số tỉ lệ), kích thước cụ thể thì lựa chọn phụ thuộc vào nhà cung cấp vật liệu đó (Ví dụ lò to thì dùng gạch chịu nhiệt, lò bé thì dùng các tấm vật liệu chịu nhiệt. Các tấm đó họ sản xuất hàng loạt bạn chọn sao cho phù hợp).
6. Từ 2-3 phương án đã chọn ở trên chúng ta tính toán công suất cần thiết của lò( nhiệt cần nung nóng + nhiệt thất thoát qua thành lò , trong quá trình cho vào và lấy chi tiết ra..). Từ đó chọn phương án phù hợp nhất(tiêu tốn ít nhiệt nhất).
7.Sau bước này ta chọn vật liệu làm dây nung( mỗi loại có công suất sinh nhiệt và nhiệt độ làm việc riêng), cách bố trí sắp xếp trong lò thế nào( thường thì ở 2 bên thành lò và dưới đáy lò, dây nung có thể kiểu ống dây hoặc dích dắc …).Từ đó ta có thể tính được các thông số về kích thước của dây nung cần thiết để đáp ứng được công suất.
Đây là các bước mà em từng làm khi chế tạo lò nung trong đồ án môn học. Em cũng ko rõ ngoài thực tế có đi theo các bước đó ko.
 
T

Truidien

Ðề: Thiết kế lò nhiệt luyện

mình đang cần thuê tư vấn để lắp đặt một lò nhiệt luyện sử dụng điện ,trên MES có bác nào giúp mình không?nếu post sai chổ thì nova điều chỉnh cho mình nha ! thank
 
Top