Thời gian rót kim loại

  • Thread starter nguyentheduytan
  • Ngày mở chủ đề
N

nguyentheduytan

Author
Em đang làm cái luận văn đề đúc khung giá cán. Đang tới phần tính toán thời gian rót hợp ly :
Thời gian rót hợp lý được xác định theo công thức thực nghiệm:

g- Chiều dày chính hay trung bình của thành vật đúc, mm;
G- Khối lượng của vật đúc cùng hệ thống rót, ngót, kg;
s- Hệ số
Gvd = 3900 kg
Giã sử khối lượng hệ thống rót bằng 30% khối lượng vật đúc:
G = 3900 x 130% = 5070kg
g = 254 mm là chiều dày trung gian của vật đúc
Với s = 1.5
Suy ra thời gian rót hợp lý là : t = 163 (s)

Thời gian rót hợp lý được kiểm tra lại bằng tốc độ dâng của kim loại khi rót:
v =

c- chiều cao vật đúc,đo từ điểm thấp nhất đến điểm cao nhất theo vị trí khi rót,cm
t- thời gian rót hợp lý,s
v-tốc độ dâng của kim loại trong khuôn khi rót ,cm/s
v =
=0,16 cm/s
Yều cầu đối với thép v bé nhất là 0.8
[FONT=&quot] [/FONT]
Em đang suy nghĩ về cách thay đổi thời gian rót bằng cách đặt vật đúc nghiêng.
Nhưng em không biết đặt thế nào. Rất mong cả nhà giúp đỡ.
 
N

nguyentheduytan

Author
Ðề: Thời gian rót kim loại

không có ai vào tham gia hả :(
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Thời gian rót kim loại

Em đang làm cái luận văn đề đúc khung giá cán. Đang tới phần tính toán thời gian rót hợp ly :
Thời gian rót hợp lý được xác định theo công thức thực nghiệm:

g- Chiều dày chính hay trung bình của thành vật đúc, mm;
G- Khối lượng của vật đúc cùng hệ thống rót, ngót, kg;
s- Hệ số
Gvd = 3900 kg
Giã sử khối lượng hệ thống rót bằng 30% khối lượng vật đúc:
G = 3900 x 130% = 5070kg
g = 254 mm là chiều dày trung gian của vật đúc
Với s = 1.5
Suy ra thời gian rót hợp lý là : t = 163 (s)

Thời gian rót hợp lý được kiểm tra lại bằng tốc độ dâng của kim loại khi rót:
v =

c- chiều cao vật đúc,đo từ điểm thấp nhất đến điểm cao nhất theo vị trí khi rót,cm
t- thời gian rót hợp lý,s
v-tốc độ dâng của kim loại trong khuôn khi rót ,cm/s
v =
=0,16 cm/s
Yều cầu đối với thép v bé nhất là 0.8
[FONT=&quot] [/FONT]
Em đang suy nghĩ về cách thay đổi thời gian rót bằng cách đặt vật đúc nghiêng.
Nhưng em không biết đặt thế nào. Rất mong cả nhà giúp đỡ.
Tớ cũng muốn tham gia với cậu nhưng thử đọc lại xem, không thấy công thức tính đâu cả vậy tham gia "chay" nhé:
- Tại sao lại cần đặt vật đúc nghiêng? Để nghiêng hòm khuôn thì chỉ cần kê một phía thành hòm khuôn lên cao hơn là được. Nếu để tăng tốc điền đầy khuôn (thời gian rót) thì cách đặt vật đúc nghiêng hiệu quả không cao ( vì theo cậu tính toán v=0,16 cm/s mà yêu cầu v min với thép = 0,8 ), không có công thức nên không rõ tiết diện, tỷ lệ của hệ thống rót của cậu như thế nào mà hệ thống rót mới là yếu tố quyết định đến khả năng điền đầy của kim loại lỏng vào khuôn. Nếu đặt vật đúc nghiêng thì chiều cao c cũng sẽ thay đổi nhé.

- Thời gian rót hợp lý t=163(s) cậu đã kiểm tra lại bằng tốc độ dâng của kim loại khi rót và tính ra v=0,16 cm/s vậy nếu tìm cách tăng v=0,8 cm/s thì thời gian rót sẽ giảm không còn là hợp lý nữa???

- Với một hệ thống rót gồm rãnh dẫn, rãnh xỷ, ống rót, ta có tỷ lệ tương quan giữa các tiết diện của chúng Fd : Fx : Fr việc điều chỉnh tiết diện, điều chỉnh tỷ lệ là đã có rất nhiều phương án để điều chỉnh thời gian điền đầy khuôn, mặt khác với các chi tiết thép có trọng lượng lớn như của cậu (chưa có hình dạng cụ thể của chi tiết) thì có lẽ tỷ lệ đậu ngót sẽ còn phải cao hơn nhiều, người ta thường dùng phương pháp rót bổ xung thép vào đậu ngót để tăng hiệu quả bù ngót cho nên thời gian tính để điền đầy hoàn toàn chi tiết và thời gian rót thuần túy sẽ khác nhau.
 
N

nguyentheduytan

Author
Ðề: Thời gian rót kim loại

Trước tiên xin cảm ơn bác:D. mình sơ ý quá, cop từ file word nên bị lỗi công thức. Mình có định đưa cả file doc lẫn cad lên mà dung lương lớn nên chưa biết làm sao.

Vê các điều bác nói:
+ Mình đánh nhầm, nghiêng hòm đúng như lời bác. thời gian trên là khi chưa nghiêng hòm. t=s*(gG)^1/3 với s=1,5;g là chiều dày trung bình thành vật đúc;G là khối lượng vật đúc tính cả HTR và ngót.
+ Theo công thức trên thì thấy thời gian rót là không thay đổi. Nhưng 163s là lâu quá, sợ KLL kết tinh trước khi kịp điền đầy. Không biết có cách nào làm giảm thời gian rót không????
+ Mình cũng nghĩ rằng sẽ rót bằng đậu ngót. Nhưng mình nghĩ thế này, vì rót với khối lượng lớn phải thực hiện bằng cầu trục. Như vậy một lần rót vào cần nhiều hơn 2 cầu trục, mà mình thấy các xưởng đúc ở miền nam mình đã đi tham quan hình như chưa có khả năng thực hiện rót đồng thời. Nên không biết cách này có thực hiện được trong thực tế không.
Mình còn ít kinh nghiệm trong ngành đúc, có gì chưa đúng các bác cứ góp ý. cảm ơn cả nhà nhiều:4:

còn chi tiết của mình là khung giá của máy cán thép, có hình dạng như chữ U. chiều cao 2480mm và rộng cõ 1700mm, chiều dày đều 254mm, bề rộng 310mm.
 
Last edited by a moderator:

TAMAC

Active Member
Ðề: Thời gian rót kim loại

Thời gian rót 163 s tức là chưa đến 3 phút cho 5 070 kg nước thép thì có gì là lâu quá, tớ rót hàng nhỏ (8 chi tiết x 0,27kg/ct + đậu = 5kg/hòm) nồi rót 200kg trong (100 - 120) s mà hàng vẫn đâu có sao. Cậu hãy hình dung 5 070 kg thép tương đương 645 lit (dm3) rót trong 163 s là 238 l/s tương đương với loại bơm 14,3 m3/giờ đấy. Từ 645 dm3 phải rót trong 163 s thì tính được lưu lượng thép lỏng phải chảy qua rãnh dẫn (dm3/s)--> tiết diện rãnh dẫn (Fd) từ đó tính được rãnh xỷ Fx, ống rót Fr...

Giảm thời gian rót tức là tăng khả năng điền đầy khuôn, chỉ có cách là tăng tiết diện hệ thống rót, cậu hình dung tiết diện rãnh dẫn to nhất là rót ngỏ, cứ để hở khuôn và thẳng tay tống thép xuống khuôn...he he

Chi tiết giá cán dạng chữ U này chắc là phải làm khuôn dạng nằm, dài 2 480, rộng 1 700, cao 310 nếu không có cầu trục lớn (Q=10 tấn) thì có thể dùng 2 cầu (Q= 5 tấn) để rót, nếu chỉ có 2 cầu trục Q=3 tấn thì cũng có thể rót đến hết chi tiết và khoảng 1/3 đậu ngót (dùng bột phát nhiệt che phủ bề mặt đậu ngót) rồi lấy tiếp thép lỏng rót nốt đậu cũng được
 
N

nguyentheduytan

Author
công thức tính thời gian điền đầy khuôn là t=s*(gG)^1/3 với s=1,5;g là chiều dày trung bình thành vật đúc;G là khối lượng vật đúc tính cả HTR và ngót.Đúng là tăng tiết diện hệ thống rót thì sẽ giảm thời gian điền đầy. nhưng còn cái công thức này đâu có dính dáng đến tiết diện???
Mình đúc chi tiết này bằng khuôn cát thủy tỉnh đóng rắn bằng CO2. Để tính toán các kích thước của hệ thống rót với các vật đúc có khối lượng nhỏ thì mình có thể tra trong sách. Nhưng với các vật đúc khối lượng lớn như vài tấn thì có thể tra ở đâu hay có công thức tính nào không bác???
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Re: Thời gian rót kim loại

công thức tính thời gian điền đầy khuôn là t=s*(gG)^1/3 với s=1,5;g là chiều dày trung bình thành vật đúc;G là khối lượng vật đúc tính cả HTR và ngót.Đúng là tăng tiết diện hệ thống rót thì sẽ giảm thời gian điền đầy. nhưng còn cái công thức này đâu có dính dáng đến tiết diện???
Mình đúc chi tiết này bằng khuôn cát thủy tỉnh đóng rắn bằng CO2. Để tính toán các kích thước của hệ thống rót với các vật đúc có khối lượng nhỏ thì mình có thể tra trong sách. Nhưng với các vật đúc khối lượng lớn như vài tấn thì có thể tra ở đâu hay có công thức tính nào không bác???
Cậu không chịu đọc kỹ phần trên tớ đã viết rồi, công thức tính t chỉ nêu lên thời gian hợp lý theo lý thuyết để rót hết 1 lượng kim loại lỏng cụ thể vào khuôn (chưa đề cập gì tới phương án công nghệ đúc như hệ thống rót, mặt phân khuôn, hình dạng, chiều dày thành vật đúc...), từ thời gian t yêu cầu đã tính được ta phải lựa chọn phương án công nghệ, tính toán hệ thống rót, ngót...để đảm bảo rót đúng trong thời gian t đã tính (được tính là hợp lý nhất). Có trọng lương cần rót G (kg tương đương ?m3) có thời gian t (s) là tính được tiết diện rãnh dẫn cần để kim loại lỏng chảy qua (lưu lượng là thể tích chất lỏng đi qua một tiết diện trong một đơn vị thời gian)

Công thức tính trong sách (thiết kế đúc) là áp dụng cho các loại vật đúc, tùy theo trọng lượng mà hệ số có thay đổi thôi.

Về tài liệu lý thuyết thì cậu liên hệ với Võ Văn Thịnh hoặc Nhi trên diễn đàn để được trợ giúp tốt nhất.
 
Last edited:
Top