Thúc đẩy phát triển mảng CAE tại diễn đàn

  • Thread starter Trinh_Ansys
  • Ngày mở chủ đề
T

Trinh_Ansys

Author
Xin chào mọi người,
Mình là Đỗ Văn Trình, chuyên hoạt động bên mảng CAE sử dụng công cụ mô phỏng đó là Ansys và LS-Dyna. Mình biết diễn đàn cũng lâu rồi nhưng thực sự tham gia thì chỉ tính từ ngày hôm nay, thông qua triễn lãm của MTA 2015 tại SECC Q7 mình thật sự rất muốn đóng góp cho diễn đàn và đây là lý do mình mở topic này.
Như mình được biết diễn đàn rất mạnh, có nhiều cao thủ về CAD/CAM nhưng lại chưa nổi bật về CAE và thực tế trong sản xuất công nghiệp cũng vậy, CAE chưa đóng vai trò quan trọng mặc dù tương lại về sau CAE sẽ đóng vai trò chủ lực. Mình chỉ nói vai trò của CAE ngắn gọn thế này đó là nó giúp tối ưu sản phẩm và tiết kiệm vật liệu trong sản xuất.
Hy vọng mọi người sẽ trao đổi sôi nổi về CAE giúp cho diễn đàn sinh động hơn và hữu ích hơn. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về CAE và cụ thể là Ansys mọi người có thể ghé thăm trang cá nhân của mình:
https://www.facebook.com/pages/ANSYS-WORK_Đỗ-Văn-Trìnhs-Project/462841700496040.
Mong sẽ được trao đổi nhiều hơn.

Đỗ Văn Trình.
Phone: 0902 963 631
Mail: dovantrinh39@gmail.com
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Thúc đẩy phát triển mảng CAE tại diễn đàn

CAE là gì không phải là khái niệm mới nhưng nó đòi hỏi có kiến thức sâu và bài bản về cơ học và cơ khí.... hơn CAD/CAM thông thường. Vì vậy số lượng người làm mảng này ít hơn hẳn cũng không có gì là lạ.
Bạn thấy rồi đấy, CAE nói chung và Ansys nói riêng số lượng bài không ít, chưa sâu thôi. Bạn có thể thoải mái đưa ra các chủ đề thảo luận ngay tại đây, đâu nhất thiết cứ phải vào trang cá nhân của bạn?
Mong bạn có nhiều bài viết thực sự chất lượng và sâu hơn nữa trên Meslab . :)
 
Last edited:
T

Trinh_Ansys

Author
Ðề: Thúc đẩy phát triển mảng CAE tại diễn đàn

Hallo bạn lddung,
Cảm ơn bạn đã góp ý, có thể mình ghi như vậy sẽ làm cho một số ít thành viên của diễn đàn đọc không kỹ không hiểu hết ý nghĩa và có những phản đối gay gắt ban đầu nhưng mình nghĩ sau này họ sẽ hiểu và nhận ra thiện ý của mình.
Mình không có ý định quảng cáo chỉ là vài lời giới thiệu bản thân và tạo phong trào mới cho diễn đàn, hiện mình chưa gặp bất cứ vấn đề nào khó để trao đổi chỉ khi nào không giải quyết được thì mới hỏi, vậy mới hay. Còn mem nào có khó khăn cứ đưa lên đây mình xin góp ý nho nhỏ thôi. Nếu không hợp lý và BQT yêu cầu thì mình sẽ xóa chủ để này, thoải mái làm việc thôi.
Đôi điều cùng bạn.

Đỗ Văn Trình.
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Thúc đẩy phát triển mảng CAE tại diễn đàn

Trước mắt mình xin mở đầu lời kêu gọi của bạn với 2 câu hỏi chia sẻ, có thể bạn có ý tưởng cho những bài viết mới trong thời gian tới chăng . :)
- Bạn làm Ansys ứng dụng cho bài toán kết cấu ( trong giới hạn đàn hồi ) hay về biến dạng dẻo vậy? . Mình làm về biến dạng dẻo, nhiều bài toán biến dạng rất lớn, phần tử bị biến dạng quá mức. Với Ansys bạn có giải pháp nào để Tự động Remeshing trong những bài toán như vậy không?!
- Dùng Ansys muốn can thiệp sâu và tự động hóa quá trình làm việc... thì phải dùng Code, ( có lẽ phổ biến nhấtvới Ansys là Fotran ). Bạn có thể có vài bài viết chia sẻ về mảng này ?
Rất cảm ơn sự nhiệt thành của Trình.
 
Ðề: Thúc đẩy phát triển mảng CAE tại diễn đàn

Hi,

Thấy có topic này nên em mạn phép nhảy vào comment chút ý kiến vậy.

- Thực sự trong CAD/CAM/CAE thì CAE là mức độ khó nhất. Hiện nay, CAE phát triển chủ yếu ở các nước phát triển, họ dùng CAE để mô phỏng dự đoán, kiểm nghiệm, tối ưu, cải thiện, rút ngắn quy trình sản xuất sản phẩm..., trong khi ở nước mình chủ yếu chỉ dừng lại ở mức CAD/CAM. Mặc dù trong nước cũng có một số doanh nghiệp liên doanh và quốc phòng cũng đã đụng đến CAE nhưng thực sự thì chưa mạnh.
- Muốn mô phỏng các bài toán một cách chính xác và hiệu quả cần phải có các hệ thống máy tính (HPC là điển hình hay tối thiểu là các Workstation) còn vs các PC thông thường thì chắc chủ yếu để tìm hiểu hoặc làm cho "vui":4:. Điều này khiến các cá nhân hay doanh nghiệp còn đắn đo xem có nên đầu tư không? hay là cứ dùng cách cũ thông thường.
- Một sự nghịch lý nữa: CAE cần đòi hỏi 2 yếu tố: Kiến thức chuyên môn sâu (toán, lý, chuyên ngành...) và kỹ năng phần mềm. Những người có kiến thức chuyên môn sâu là các bậc lão thành nhưng họ lại rất hạn chế trong sử dụng phần mềm, trong khi đó lớp trẻ thì kỹ năng phần mềm rất tốt nhưng kiến thức chuyên mộn lại hạn chế.
- Một vấn đề tế nhị khác. Dấu nghề. Chẳng ai dại gì lại đi nói hết những kiến thức, kỹ năng mình tốn bao nhiêu công sức, mô hôi nước mắt tìm hiểu để nói ra chỉ trong vài dòng cho người khác cả. Điều này cũng đúng, cho nên, các kiến thức chia sẻ chủ yếu sẽ là những điều cơ bản, các vấn đề khó thì...để đấy.

Trên đây chỉ là chút ý kiến của em, các bác cứ ném gạch thoải mái. Em chỉ mong diễn đàn thực sự có thêm nhiều topic trao đổi những vấn đề. Càng mới lại càng hay, đặc biệt trong CAE, cái mà chúng ta còn thiếu để công nghiệp thực sự tiến thêm một dài. Nếu ai đó có bài toán thì có thể đưa ra, các bậc lão thành sẽ đóng góp ý kiến chuyên môn, các tài năng trẻ sẽ đóng góp ý kiến kỹ năng phần mềm, như vậy chắc nhiều người sẽ học được nhiều cái mới. Em hết ý kiến :4:.

À , 2 vấn đề của bác lddung thì em không biết mấy tại em chỉ biết đôi chút về CFD thôi nhưng cũng mạo phép ý kiến.
- Tự động Remeshing, đối với các bài toán CFD, việc biến dạng lưới cần remeshing trong ANSYS Fluent thì ok. Vì vậy, em nghĩ đối vs việc remeshing cho các bài toán kết cấu có lẽ ANSYS cũng sẽ hỗ trợ, mỗi tội em ko làm kết cấu nên chưa biết thực hiện thế nào.
- Với dùng code. Đối vs các bài toán CFD dùng ANSYS Fluent, để mở rộng đáp ứng các yêu cầu thì sử dụng UDF, còn đối vs bên mảng kết cấu, nếu em không nhầm thì tương tự sẽ có UPF. 2 cái này đều dùng ngôn ngữ C, viết các đoạn code rồi complie vào để mở rộng các đk biên hoặc các mô hình vật lý...

Tks vì đã đọc
 
Ðề: Thúc đẩy phát triển mảng CAE tại diễn đàn

Đi làm cũng nghe bên khách hàng nói, mấy chuyên viên phân tích bên khách hàng toàn cao thủ chuyên môn rất cao, lên mạng thấy tuyển dụng cũng nhiều và đòi hỏi trình độ chuyên môn phải tốt. Và bạn bè cũng nói bên mảng này đang tiềm năng. Mà Em vô topic thì ít bài viết quá nên thấy cũng hơi khó hiểu. Ansys, Abaqus, Hyperwork, Deform,...
 
T

Trinh_Ansys

Author
Ðề: Thúc đẩy phát triển mảng CAE tại diễn đàn

Trước mắt mình xin mở đầu lời kêu gọi của bạn với 2 câu hỏi chia sẻ, có thể bạn có ý tưởng cho những bài viết mới trong thời gian tới chăng . :)
- Bạn làm Ansys ứng dụng cho bài toán kết cấu ( trong giới hạn đàn hồi ) hay về biến dạng dẻo vậy? . Mình làm về biến dạng dẻo, nhiều bài toán biến dạng rất lớn, phần tử bị biến dạng quá mức. Với Ansys bạn có giải pháp nào để Tự động Remeshing trong những bài toán như vậy không?!
- Dùng Ansys muốn can thiệp sâu và tự động hóa quá trình làm việc... thì phải dùng Code, ( có lẽ phổ biến nhấtvới Ansys là Fotran ). Bạn có thể có vài bài viết chia sẻ về mảng này ?
Rất cảm ơn sự nhiệt thành của Trình.
Hallo bạn lddung,
Câu hỏi của bạn thật là hay và đi thẳng vào vấn đề, thiết nghĩ bạn cũng đã có nhiều kinh nghiệm về mảng CAE này.
Mình thì đã làm nhiều các bài toán kết cấu trong giới hạn đàn hồi -> dẻo -> phá hoại ví dụ như các bài toán cho bê tông, mỏi, vật liệu composite... và hầu như các trường hợp thì nếu làm trong Ansys APDL sẽ không tự động remesing được, còn trong Ansys Workbench thì hoàn toàn có thể làm được điều này. Trường hợp không tự động remesh được thì mình dùng công cụ chia lưới đó là
để chia lại và import ngược trở lại Ansys.
Còn về viết code thì bạn đã nói đúng, nếu muốn tự động hóa thì nên viết code. Việc viết code có rất nhiều ưu điểm vượt trội như thao tác nhanh, kiểm soát được bài toán, số nút và đặc biệt là khi hiệu chỉnh cũng như tự động hóa sẽ rất nhanh. Mình thì dùng thẳng ngôn ngữ của Ansys dưới sự hỗ trợ của phần mềm viết code Pspad editor, mình viết code chủ yếu cho Ansys APDL và hay nhúng một vài đoạn code cho Ansys Workbench khi cần thiết.
Đôi điều chia sẻ cùng diễn đàn.

Đỗ Văn Trình.
 
T

Trinh_Ansys

Author
Ðề: Thúc đẩy phát triển mảng CAE tại diễn đàn

Đi làm cũng nghe bên khách hàng nói, mấy chuyên viên phân tích bên khách hàng toàn cao thủ chuyên môn rất cao, lên mạng thấy tuyển dụng cũng nhiều và đòi hỏi trình độ chuyên môn phải tốt. Và bạn bè cũng nói bên mảng này đang tiềm năng. Mà Em vô topic thì ít bài viết quá nên thấy cũng hơi khó hiểu. Ansys, Abaqus, Hyperwork, Deform,...
Hallo bạn,
Đúng như bạn đã nói mảng CAE sau này sẽ dẫn đầu trong nghiên cứu và hỗ trợ sản xuất, nếu bạn có hoạt động trong lĩnh vực này thì bạn sẽ nhận thấy tính năng to lớn của Ansys, lợi ích của nó cũng như vai trò không thể thiếu của Ansys khi bắt đầu sản xuất một sản phẩm nào đó.
Thật sự hiện nay CAE thì đã nhiều người biết nhưng chia sẻ rộng rãi thì chưa thấy nhiều lắm nên mình mới mở chủ đề này.
Hy vọng sẽ nhận được nhiều đóng góp của bạn.

Đỗ Văn Trình.
 

Pathétique

Active Member
Ðề: Thúc đẩy phát triển mảng CAE tại diễn đàn

Chia lưới lại có 2 dạng : adaptive mesh và remesh.
Chức năng remesh thay đổi cả số lượng nút, trong khi adaptive mesh thì giữ nguyên số nút nhưng thay đổi vị trí các nút. Về mặt lý thuyết, adaptive mesh chủ yếu dựa trên 2 tiêu chuẩn là equidistribution và alignment (phương trình 2.2 và 2.3 trong bài sau), đây là điều kiện cần và đủ để kiểm soát hoàn toàn các phần tử lưới về các mặt : kích thước, hình dạng, hướng.
http://www.ann.jussieu.fr/~frey/pap...principles of anisotropic mesh adaptation.pdf
Về mặt phần mềm, Abaqus có adaptive mesh trong solver explicit, remesh trong abaqus cae. Marc là phần mềm có các chức năng lien quan đến chia lưới lại rất tốt và tiện dụng, là một trong những phần mềm làm chia lưới lại tốt nhất.
Ngoài chia lưới lại, phương pháp thường dùng nữa là Arbitrary Lagrangian Eulerian, trong đó ta cố định lưới. Chẳng hạn mô phỏng đường ống nằm trên cát dưới đáy biển, khi đường ống dịch chuyển theo phương mặt cắt thì cát bị đùn lên. Trong mô hình thì đường ống được chia lưới sử dụng phần tử lagrangian, phần còn lại được chia bằng phần tử eulerian với điều kiện biên ban đầu là mật độ cát trong đó bằng 1.
 
Ðề: Thúc đẩy phát triển mảng CAE tại diễn đàn

Chia lưới lại có 2 dạng : adaptive mesh và remesh.
Chức năng remesh thay đổi cả số lượng nút, trong khi adaptive mesh thì giữ nguyên số nút nhưng thay đổi vị trí các nút. Về mặt lý thuyết, adaptive mesh chủ yếu dựa trên 2 tiêu chuẩn là equidistribution và alignment (phương trình 2.2 và 2.3 trong bài sau), đây là điều kiện cần và đủ để kiểm soát hoàn toàn các phần tử lưới về các mặt : kích thước, hình dạng, hướng.
http://www.ann.jussieu.fr/~frey/pap...principles of anisotropic mesh adaptation.pdf
Về mặt phần mềm, Abaqus có adaptive mesh trong solver explicit, remesh trong abaqus cae. Marc là phần mềm có các chức năng lien quan đến chia lưới lại rất tốt và tiện dụng, là một trong những phần mềm làm chia lưới lại tốt nhất.
Ngoài chia lưới lại, phương pháp thường dùng nữa là Arbitrary Lagrangian Eulerian, trong đó ta cố định lưới. Chẳng hạn mô phỏng đường ống nằm trên cát dưới đáy biển, khi đường ống dịch chuyển theo phương mặt cắt thì cát bị đùn lên. Trong mô hình thì đường ống được chia lưới sử dụng phần tử lagrangian, phần còn lại được chia bằng phần tử eulerian với điều kiện biên ban đầu là mật độ cát trong đó bằng 1.
Cảm ơn bác Pathetique chia sẻ về "Adaptive mesh" and "Remesh". Mình cũng đang dùng HyperMesh/Adaptive mesh" để phân tích acoustic trongkhoang cabin của xe nhưng cũng khá confuse về từ "adaptive". Hôm nay có bác nói mới hiểu.

Em làm cho rất nhiều dự án cho Honda, Toyota, Tata Technologies, ST Aerospace nhưng chưa thấy ai dùng Marc hay Abaqus để chia lưới??? Có vẻ như bác là FAN của Abaqus???
 

Pathétique

Active Member
Ðề: Thúc đẩy phát triển mảng CAE tại diễn đàn

Mình chẳng là fan của code nào cả, nếu có thì chắc là Cast3m, cao ủy năng lượng hạt nhân Pháp phát triển, mình cũng làm ở đó thời gian dài và là code nguồn mở nên mình học được rất nhiều và rất sâu về mọi thứ từ đó, sau này làm với những phần mềm khác cảm giác nó đang chạy thế nào, và có vấn đề là hiểu sao lại bị thế. Còn lại thì đơn giản là đi làm cty nào họ dùng gì thì mình dùng code đó thôi, bạn giỏi solidworks nhưng vào cty mà 20 năm nay họ dùng inventor thì bạn vẫn phải dùng inventor thôi. Abaqus thì mình học từ hồi đh vì nằm trong chương trình, sau này đi làm hầu như chỗ nào cũng dùng nên biết sâu hơn. Hiện mình dùng cả abaqus và marc thì 1 phần là do tiền bản quyền. Abaqus rất đắt, nên mình làm 1 số mô phỏng bằng abaqus, còn 1 số khác làm bằng Marc. Hơn nữa Marc nằm trong cả bộ phần mềm của MSC Software gồm Marc, Adams, Nastran, Patran, Dytran, Actran… nên mình tận dụng được lợi thế nhiều phần mềm. Chẳng hạn chia lưới trường hợp phức tạp quá thì dùng Patran, còn làm co-simulation thì kết hợp adams và abaqus (adams là phần mềm chuyên mô phỏng multibody dynamics). Như thế vừa tối ưu tiền bản quyền vừa tận dụng được lợi thế nhiều phần mềm.

Bên xe hơi thì BMW dùng Abaqus để mô phỏng crash, còn Volvo với Ferrari thì dùng Marc, mỗi lần đi học ở 2 hãng phần mềm này họ hay giói thiệu vậy, cũng để quảng cáo uy tín của phần mềm. Airbus cũng là khách hàng lớn của abaqus, Boeing và NASA thì đương nhiên là đối tác của MSC Software. Bên dầu khí thì phần lớn dùng abaqus, cũng chính vì lý do này mà riêng các dự án dầu khí thì mình hay ưu tiên dùng abaqus. Nếu tính đến dùng nhiều nhất trên thế giới thì là phần mềm Nastran của MSC Software.

Marc và Abaqus chia lưới cũng được, mình vẫn hay chia lưới luôn trong đó cho nhanh. Những trường hợp mà cần kiểm soát reference các nút, surface…, tự động hóa toàn bộ quá trình chia lưới và mô hình thông số thì mình viết từ python, hầu như tất cả các phần mềm giờ đều hỗ trợ python. Còn phần mềm chuyên chia lưới thì nhiều, chẳng hạn MSC Apex, Patran…

Thường mỗi phần mềm có định hướng chiếm 1 lĩnh vực nào đó (dầu khí, elastomer, hạt nhân…), nên mình hay nghe có người nói cái này abaqus không làm được, cái kia marc làm không tiện, ansys tính ra sai… Thường khi phần mềm X không làm được thì mình hỏi support của hãng X, họ sẽ gửi study case lên đến bộ phận RD, khi RD của phần mềm chịu thì nghĩa là đến giói hạn của phần mềm X rồi. Lúc đó mình tham khảo các phần mềm khác, để tiết kiệm chi phí và thời gian thì tốt nhất là yêu cầu 1 cty consulting làm mô hình bằng phần mềm khác Y xem được không, nếu ra kết quả tốt thì mua phần mềm Y.
 
Ðề: Thúc đẩy phát triển mảng CAE tại diễn đàn

Hi Pathetique,

Nice to see you again in meslab, i have time(summer vacancies:) and talk with you

- remember that Marc and abaqus are issued the same source at the end seventies at Brown university
you dont see different things change except the last formulation involved the geometry non linear
and now no new developpement in FE is obseved in the past decade.
your ideas to deal with the commercial software is excelent, using the better to reduce cost, and
time study with confidence. cast3m is your guide? :)
- agreed with you Nastran is the better software for linear and dynamique questions since 50 years.
- Crash analysis is recomended to deal with LSDYNA(originator)
- developers of each RD software codes know all togethers. they earn knowledges through N.S. projects
they can do it easily but it's not the priority of compagny.

Thanx
 

thanhlh84

Active Member
Ðề: Thúc đẩy phát triển mảng CAE tại diễn đàn

Hi Pathetique.

Hoàn toàn đồng ý với bạn mỗi phần mềm(Code) sẽ có điểm mạnh riêng, không thể mạnh cho tất cả.

Bạn mình làm ở BMW 3 năm ở bộ phận crash safety(Germany) cũng nói với mình rằng BMW dùng abaqus nhưng cậu ấy nói thật rằng Abaqus thì GREAT ở nonlinear implicit nhưng explicit thì không tốt bằng LS DYNA hay Pamcrash. Mình cũng thấy hầu hết các công ty dùng LSDYNA(Toyota, Honda, Mazda, Ford, GM, Hyndai,Tata,). Lý do một công ty dùng phần mềm ABC đôi khi không phải vì nó tốt nhất mà còn có mức giá discount tốt. Trước khi dùng Abaqus, BMW dùng PamCrash. (Pamcrash thì cả làng CAE đều kêu giá quá cao). Patran chia lưới ổn cho ngành hàng không, còn các lĩnh vực khác rất hạn chế. (5 năm trước, dân CAE còn gọi Patran bằng một cái tên dễ thương khác là "Crab-tran". Nên bạn đủ hiểu là Patran tốt thế nào trong lĩnh vực chia lưới. :v. Cuối cùng, họ từ bỏ phát triển và chuyển sang phát triển FirstApex - phần mềm chia lưới mới hoàn toàn.
 

Pathétique

Active Member
Ðề: Thúc đẩy phát triển mảng CAE tại diễn đàn

Hi pdupuis75,
C’est les vacances, but I will come to Vietnam this October, so now I am still in the office and regard codes turning, turning, turning…

Indeed it is not logic but I did do some same models under both Marc and Cast3m, in order to confirm that Marc gave good result L In one hand because those were my very first models established with Marc, in the other hand because in Marc we cannot do vary the mass density in function of temperature (surprised!), while this is feasible and ready in Cast3m or Abaqus. My superior had resolved this problem with help of a subroutine but this was since 1997, before Marc joined MSC, now the routine is no longer compatible. Today the source code of Marc changed; it is more complicated to rewrite such a subroutine. What I coped was that I regroup (rho Cp) in one term and varied this in temperature, then I compared the results given by Marc with Cast3m. Certainly, in general Marc is more useful and more practical than Cast3m, now Marc is more familiar for me and I do not need to waste time to carry out such cross checks between codes.

What I appreciate in Marc is the language Mentat (the full name of the software is Marc Mentat), which is similar to the Gibiane language of Cast3m, which allow to make parametric models in a more practical way (in abaqus it is also feasible but more complicated with python).

I did my thesis in welding, and what a surprise when I found the one of David Hibbitt in my labo, whose subject was in welding, too, it was realized in Brown University and no doubt was ancestry of Marc and Abaqus, moreover today I work with his both codes ! I had known well that all developers know each others, that’s why I do not evaluate anything on their competence via some applied projects, I just profit the purchase of other softwares for enlarge the diversity of simulation domains. In any case, what I did was that I make the code turning in Cast3m, regard more in depth and analyse problems, for most of time I find a solution. It is always better when we use a code’s developer version than the user sole one. The only question is the time, all could be done under Cast3m or Code d’Aster, but it is not as practical as the commercial ones.

I have never experienced LSDYNA, I realized some models for crash, impact and drop tests but Abaqus gave good results, may be because my test configurations are not so complicated. I prefer try and deepen problems with a minimum codes possible instead of purchasing too many.

Bonnes vacances !
 
Last edited:

Pathétique

Active Member
Ðề: Thúc đẩy phát triển mảng CAE tại diễn đàn

Hi thanhlh84,

Mình ít dùng các phần mềm chia lưới nên không rành nhiều về Patran, MSC Apex cũng chưa dùng thử. Mình làm chủ yếu về behavior laws và multiphysics, chia lưới hầu như mình tự viết từ python hoặc dùng cast3m hỗ trợ, sau cũng dùng python làm interface để tự động hóa postprocessing và optimisation tiện hơn. Mỗi phần mềm để học và làm chuyên sâu cần nhiều thời gian nên mình cũng ngại dùng quá nhiều phần mềm, với cả mua hay thuê licences cũng tốn tiền mà chỉ dùng vài dự án nhỏ thì không đáng.

Mỗi phần mềm thường có 1 lĩnh vực chiếm phần lớn thị phần, mình giờ làm chủ yếu dự án dầu khí nên dùng abaqus vì mọi người dùng nhiều, trao đổi với nhau tiện. Ngoài ra thường các cty cũng phát triển code riêng của họ để chủ động hơn khi gặp vấn đề chuyên sâu cần giải quyết, sau đó có thể thương mại hóa khi những nơi khác thấy cũng tiện và dùng nhiều. Mình làm nghiêng về developer hơn là user, nên chia lưới thường đủ đơn giản để test code thôi.
 
Ðề: Thúc đẩy phát triển mảng CAE tại diễn đàn

Hi pathetique,

"C’est les vacances, but I will come to Vietnam this October, so now I am still in the office and regard codes turning, turning, turning…"

- Hope to see you one day a HCM or Hanoi to 'boire un coup' or nhau :)

"Indeed it is not logic but I did do some same models under both Marc and Cast3m, in order to confirm that Marc gave good result L In one hand because those were my very first models established with Marc, in the other hand because in Marc we cannot do vary the mass density in function of temperature (surprised!), while this is feasible and ready in Cast3m or Abaqus. My superior had resolved this problem with help of a subroutine but this was since 1997, before Marc joined MSC, now the routine is no longer compatible. Today the source code of Marc changed; it is more complicated to rewrite such a subroutine. What I coped was that I regroup (rho Cp) in one term and varied this in temperature, then I compared the results given by Marc with Cast3m. Certainly, in general Marc is more useful and more practical than Cast3m, now Marc is more familiar for me and I do not need to waste time to carry out such cross checks between codes."

- i guest that your labo have acquired old marc code in the nighties ( no comments in the codes :-( ) this is why you work with the code. trying to create the subroutines tree and take a debugger. which can help you to understand more. and more efficient in the Xchecks

What I appreciate in Marc is the language Mentat (the full name of the software is Marc Mentat), which is similar to the Gibiane language of Cast3m, which allow to make parametric models in a more practical way (in abaqus it is also feasible but more complicated with python).

- using Mentat or Gibian or Pcl (Patran), you need more time. Python is the good option
there are many open source for meshing. python use them to create easily the input file for each specific code.

I did my thesis in welding, and what a surprise when I found the one of David Hibbitt in my labo, whose subject was in welding, too, it was realized in Brown University and no doubt was ancestry of Marc and Abaqus, moreover today I work with his both codes ! I had known well that all developers know each others, that’s why I do not evaluate anything on their competence via some applied projects, I just profit the purchase of other softwares for enlarge the diversity of simulation domains. In any case, what I did was that I make the code turning in Cast3m, regard more in depth and analyse problems, for most of time I find a solution. It is always better when we use a code’s developer version than the user sole one. The only question is the time, all could be done under Cast3m or Code d’Aster, but it is not as practical as the commercial ones.

- Have you derived a trong formulation for welding? interaction of mechanic,heat and metalograghic
it's a big subject

"I have never experienced LSDYNA, I realized some models for crash, impact and drop tests but Abaqus gave good results, may be because my test configurations are not so complicated. I prefer try and deepen problems with a minimum codes possible instead of purchasing too many."

- LSDYNA take the explicite intergration scheme to boost time response and the features invoving contact and impact formulation from Livermore. same as DYNA3D , it's probably PAMCRASH is issued of DYNA3D
from Caltech in beginning of seventies.

Bien à vous
 

Pathétique

Active Member
Ðề: Thúc đẩy phát triển mảng CAE tại diễn đàn

Hi pdupuis75


Each time I come to Vietnam, I sojourn both in Saigon and Hanoi (where I was born). I am expected see you there too. Moreover the idea of 'boire un coup' or 'nhau' sounds really interesting.


Among the different codes I use, it's Abaqus which support Python at highest level. For most of time I generate the entire model .inp with help of Python. Marc supports equally python but the level is pretty limited, it must always be used in parallel with Mentat. Under Marc, Python play only the role of providing loops, conditionals and other programming functions. This is somehow less practical, but it is just a problem of programming, what make me content is the Marc's solver whose performance is strong.


My thesis, realized at CEA Saclay, concerne the hot cracking in weld. I carried out experimental and numerical works in order to find a criterion, which is a critical strain (or displacement); for all value superior than this critical one the hot cracking will happen. An important part of the work focused on thermomechanical simulation of welding tests using the Cast3m code, and optimisation (using Sidolo software of my prof.) to find behavior laws of 316L(N) stainless steel with the models of Chaboche and Delobelle. You can find more information from this article (en français) that I presented in CFM 2013.
http://documents.irevues.inist.fr/bitstream/handle/2042/52867/a_3FVH2665.pdf?sequence=1&isAllowed=y


This subject is actually big and complicated, it is currently continued with another thesis in my labo.


Also on this subject, I had occasion to meet Pr. Bui Huy Duong in his labo, he gave me an analytical solution by strength of materials ! It was my last time to meet him before the day I come in his funeral at Anthony.


Cordialement
 
Ðề: Thúc đẩy phát triển mảng CAE tại diễn đàn

Hi Pathetique,

in Reading your contribution au congres mechanic 2013.
I understand that hot crack welding is a big problem in power plan construction.
1) Identification material elasto-visco-plastic law has no problem with sidolo code
2) from figure 6. i guest that your simulation based on the weak formulation.
heat transient following non linear-static to integrate the material law.
thermal flux in entered in gauss points as it's described in heat transient phase
3) from figure 5b( gleeble test), i guest that it's curve stress in function of thermal strain
there is a discrepancy between test and simulation.
the retard is reduced but some MPa gap found at the beginning of each cycle.
the decomposition of global strain additive or mutiplicative give a coherent resutls and
the integration of material law is confidence.
i guest a that some physical interactions with metalographic discipline would be not seen
it need a big work!!!

Thanx
Ps) someday, we will 'nhau' somewhere:)
 
G

giangqaz

Author
Ðề: Thúc đẩy phát triển mảng CAE tại diễn đàn

Mình là dân IT, mới nhảy vào ngành này 2 tháng.
Hiện tại cty mình dùng femap with NX Nastran. thấy có vẻ như ở VN chẳng cty nào dùng cái này thì phải.
 
Ðề: Thúc đẩy phát triển mảng CAE tại diễn đàn

Chào các bác!
Em Cũng từng làm CAE tính toán bài toán lực, bài toán về phân tích lưu lượng, nhiệt nhưng chỉ ở những phần mềm hỗ trợ như NX hoặc CATIA,MOLDFLOW thì dùng nhiều hơn, Ansys thì em ít dùng hơn vì Ansys làm mất thời gian lắm........ một phần em chưa thấy được tác dụng của CAE và em cũng chưa thấy ai dùng kết quả CAE để quyết định 1 phương án nào cả chỉ là dự đoán ( có thể hiểu biết của em còn nông cạn ) vẫn chỉ dừng lại ở tham khảo, Muốn quyết định một vấn đề em thấy đa số mà hiện tại các ông lớn đang làm là XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC TẾ ( tham khảo Samsung, Nokia, Apple, Nissan, Toyota....) rồi chạy thử kiểm tra độ tin cậy trên đó chứ CAE chỉ làm để hỗ trợ thiết kế.
- Em ngóng mãi mà chưa thấy trên này có 1 bài viết mang tính chất thực tế nào nên thấy mờ mịt quá đành lên ý kiến! Mong các bác có kinh nghiệm CAE thực tế cho bọn em mở rộng tầm mắt vài ví dụ như : thiết kế 1 cái gioăng cho nắp hộp thì với kích thước biên dạng như thế nào thì chịu Đc IP 66 ........
 
Top