THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT KHUÔN MẪU VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN.

  • Thread starter cnnb4884
  • Ngày mở chủ đề
C

cnnb4884

Author
Trên thế giới, cuộc cách mạng về máy tính điện tử đã có tác động lớn vào nền sản xuất công nghiệp. Đặc biệt, trong ngành công nghiệp chế tạo khuôn mẫu hiện đại, công nghệ thông tin (CNTT) đã được ứng dụng rộng rãi, để nhanh chóng chuyển đổi các quá trình sản xuất theo kiểu truyền thống sang sản xuất công nghệ cao (CNC); nhờ đó các giai đoạn thiết kế và chế tạo khôn mẫu từng bước được tự động hoá. (CAD/CAM - trong đó: CAD là thiết kế với sự trợ giúp của máy tính điện tử; CAM là sản xuất với sự trợ giúp của máy tính điện tử, còn được gọi là gia công điều khiển số).
Các nước có nền công nghiệp tiên tiến như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… đã hình thành mô hình liên kết tổ hợp, để sản xuất khuôn mẫu chất lượng cao, cho từng lĩnh vực công nghệ khác nhau:

- Chuyên thiết kế chế tạo khuôn nhựa, khuôn dập nguội, khuôn dập nóng, khuôn đúc áp lực, khuôn ép chảy, khuôn dập tự động…

- Chuyên thiết kế chế tạo các cụm chi tiết tiêu chuẩn, phục vụ chế tạo khuôn mẫu như: các bộ đế khuôn tiêu chuẩn, các khối khuôn tiêu chuẩn, trụ dẫn hướng, lò so, cao su ép nhăn, các loại cơ cấu cấp phôi tự động…

- Chuyên thực hiện các dịch vụ nhiệt luyện cho các công ty chế tạo khuôn;

- Chuyên cung cấp các loại dụng cụ cắt gọt để gia công khuôn mẫu;

- Chuyên cung cấp các phần mềm chuyên dụng CAD /CAM/CIMATRON, CAE…

- Chuyên thực hiện các dịch vụ đo lường, kiểm tra chất lượng khuôn…

Những mô hình trên chính là mô hình liên kết mở, giúp các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư chuyên sâu vào từng lĩnh vực với việc ứng dụng CNC, theo hướng tự động hoá quá trình sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và phát huy tối đa năng lực thiết bị của mình. Điển hình là mô hình công nghiệp sản xuất khuôn mẫu (CNSXKM) của Đài Loan. Năm 2002, Đài Loan đã xuất khẩu khuôn mẫu đi các nước: Trung Quốc, Mỹ, Inđônesia, Thái Lan,Ấn Độ, Việt Nam… với tổng trị giá 18.311.271.000 đài tệ, tương đương 48.726 tấn khuôn mẫu. Khuôn mẫu của Đài Loan được đánh giá đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng giá thành chỉ bằng 50% giá nhập ngoại, do đã luôn ứng dụng cập nhật những CN mới (CN vật liệu mới, CN tự động hoá, CNTT) vào quá trình sản xuất.
Tại Việt Nam, do hạn chế về năng lực thiết kế và chế tạo, các doanh nghiệp hiện mới chỉ đáp ứng được một phần sản xuất khuôn mẫu phục vụ cho chế tạo các sản phẩm cơ khí tiêu dùng và một phần cho các công ty liên doanh nước ngoài. Với những sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật cao (máy giặt, tủ lạnh, điều hoà, ô tô, xe máy…) hầu hết phải nhập bán thành phẩm hoặc nhập khuôn từ nước ngoài vào sản xuất.
Một trong những nguyên nhân cần được đề cập đến là các doanh nghiệp SXKM trong nước hiện đa phần hoạt động ở tình trạng tự khép kín, chưa có sự phối hợp, liên kết với nhau để đi vào thiết kế và sản xuất chuyên sâu vào một hoặc một số mặt hàng cùng chủng loại; trang thiết bị ở hầu hết các cơ sở thuộc trình độ công nghệ thấp; hoặc có nơi đã đầu tư trang thiết bị công nghệ cao, nhưng sự đầu tư lại trùng lặp do chưa có sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong sản xuất. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực thiết kế, chế tạo và chuyển giao công nghệ cũng bị phân tán. Cũng do sản xuất nhỏ lẻ nên ngay cả việc nhập thép hợp kim làm khuôn mẫu cũng phải nhập khẩu với giá thành cao. Những điều này giải thích vì sao chi phí SXKM của các doanh nghiệp Việt Nam luôn lớn, dẫn đến hiệu quả sản xuất bị hạn chế.
Quy hoạch phát triển ngành cơ kim khí Hà Nội giai đoạn 2006-2010 đã xác định: Tập trung phát triển các nhóm sản phẩm: Thiết bị đồng bộ; sản phẩm máy công nghiệp; sản phẩm thiết bị kỹ thuật điện; công nghiệp ô tô - xe máy; sản phẩm cơ kim khí tiêu dùng. Trong số đó, nhóm sản phẩm cơ bản có liên quan đến sử dụng khuôn mẫu là: sản phẩm máy công nghiệp, sản phẩm ô tô - xe máy và một số ngành sản xuất khác như: sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic phục vụ công nghiệp và gia dụng.
Kết quả khảo sát thực tế về nhu cầu khuôn mẫu đến 2010, đơn cử riêng về khuôn dập, của một số Cty như sau: Cty Cơ khí Thăng Long: K.dập là 1.500 bộ; Cty Điện cơ Thống Nhất: K. dập là 75 bộ; Cty chế tạo máy điện VN -HGR: K. dập là 150 bộ; Cty Xích líp Đông Anh: K. dập là 500 bộ; … Cùng với đó là nhu cầu rất lớn về các loại khuôn nhựa, khuôn đúc áp lực… Như vậy, ngay trên sân nhà, nhu cầu của thị trường về các loại khuôn mẫu là rất cao. Vấn đề đặt ra cho các cơ quan quản lý Nhà nước là: cần phải tiến hành công tác quy hoạch để định hướng phát triển CN SXKM; thực hiện công tác tổ chức, điều phối, hợp tác, liên kết sản xuất giữa các cơ sở ra sao, nhằm đầu tư và phát triển CNSXKM đạt hiệu quả tối đa.
Kinh nghiệm của Đài Loan - một quốc gia có ngành CNSXKM phát triển cho thấy, họ luôn cập nhật và ứng dụng những CN vật liệu mới và CN tự động hoá vào quá trình sản xuất. Một điểm quan trọng nữa là: sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất giữa các doanh nghiệp thuộc ngành CNKM. Hiệp hội Khuôn mẫu Đài Loan (TMDIA) đã tập hợp, liên kết hơn 600 Cty; đã hình thành các trung tâm thiết kế, các tổ hợp chế tạo khuôn mẫu cho từng lĩnh vực công nghiệp, như đã nói ở trên. Đây chính là sự phân công và hợp tác lao động ở mức độ cao; giúp các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư chuyên sâu vào từng lĩnh vực với việc ứng dụng CNC, theo hướng tự động hoá quá trình sản xuất. Nhờ đó, họ có điều kiện phát huy tối đa năng lực thiết bị của mình, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; tập trung đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. Cũng chính nhờ sự tập hợp, liên kết này mà các doanh nghiệp tránh được tình trạng đầu tư trùng lặp và giảm tối đa chi phí khấu hao thiết bị trong giá thành sản phẩm khuôn mẫu. Điều này thể hiện rõ ở chất lượng và giá thành sản phẩm của Đài Loan trên thị trường khuôn mẫu.
Vậy nên, trong xu thế hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế, muốn tồn tại và phát triển bền vững, ngành CNSXKM của Việt Nam cũng như Hà Nội cần phải có các giải pháp đúng, phù hợp. Nếu cứ để SXKM trong tình trạng hoạt động khép kín, một đơn vị khó có thể đảm bảo có những sản phẩm khuôn mẫu chất l­ợng cao, giá thành hạ. Thời gian tới, cần phải thành lập Hiệp hội của ngành SXKM. Đây sẽ là nơi các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi thông tin trong và ngoài nước, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp mình cũng như tìm kiếm đối tác và liên kết làm ăn. Hiệp hội còn là nơi có quan hệ chặt chẽ với Chính phủ, Bộ ngành; với các viện và trường đại học; với các cơ quan quản lý Nhà nước, từ đó cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách, về cơ chế quản lý, về các công nghệ và thiết bị tiên tiến, về xây dựng thống nhất bộ tiêu chuẩn công nghiệp và tiêu chuẩn an toàn cho ngành khuôn mẫu… giúp các doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được mọi vấn đề liên quan đến sự tồn tại và phát triển của mình. Theo kiến nghị của Đề tài “Khảo sát thực trạng công nghệ và sự biến đổi năng lực chế tạo máy trong vùng kinh tế trọng điểm để xây dựng những luận cứ khoa học và đề xuất giải pháp về liên kết sản xuất các sản phẩm cơ khí chủ lực”, một mô hình liên kết đã được đưa ra như sau: (Mô hình)
Có được một tổ chức Hiệp hội như vậy, ngành SXKM trong nước cũng như của riêng Hà Nội, mới có thể khắc phục được những yếu kém và tồn tại; vững vàng làm chủ thị trường trong nước cũng như vươn ra chiếm lĩnh thị trường ngoài nước trong giai đoạn tới.



(Tóm lược theo Đề tài khoa học, mã số: 01C-01/03-2006-2)​
 

ME

Active Member
- Chuyên cung cấp các phần mềm chuyên dụng CAD /CAM/CIMATRON, CAE…
Không biết đề tài khoa học này của ai chú thấy viết câu như trên thấy kỳ kỳ... ;D
 
Bài báo này mình cũng đã đọc thông tin trên mạng nhiều nhưng nguồn gốc thì không phải của Tinan mà là bài báo nói về tình trạng sản suất khuôn mẫu trong nước yếu kém chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế trong nước , lấy những số liệu cụ thể để thấy đó là một trong những nghanh công nghiệp cơ khí còn chưa khai thác hết nhưng có ai thấy được những vấn đề đằng sau những đơn hành đó phần trăm của các ông trưởng phòng , giám đốc công ty là bao nhiêu thì có trời mới biết . NHập khẩu đi cho nó an toàn và giá cao cùng phần trăm cũng cao luôn

- Tôi thấy Viện thủy lợi nghe nói mua máy phay CNC cũa hàng DMG gì đó giá những 3.2 tỷ thấy bảo giá thật thì 1.8 tỷ làm đề tài sản suất tuabin sau đó để đấy chưa thấy sản xuất .Nghe đâu cho anh TS Hoàng VĨnh Sinh thuê để sản suất máy phay CNC giá là 800.000 VND /ca 8h còn cho bọn tôi thuê giá 400.000 /8h . Số tiền thu như vậy trong công việc tôi nhân lên đơn giản cũng chưa đủ tiền trả ngân hàng và tiền nhà xưởng cùng nhân công đứng máy.
- Nhà máy cơ khí đồng THáp có đến vài con máy CNC của G7 đấy nhưng hầu như không chạy nổi lấy 1 tháng cho cả năm . THế không biết trang bị sau đó để ngắm hay sao . Ông Tuấn giám đốc thì đa vừa về hưu . Làm lẵng phí tài sản của dân (chứ không phải của nhà nươc) ăn phần trăm hoa hông chẳng thấy có tội gì ,
- Viện công nghệ 25 VŨ ngọc Phan đó cũng có con máy mới cửa Taiwan đó cũng đẻ ngắm . Cách đây 1 năm thấy chẳng để làm gì thôi đành cho anh Sông thuê giá vài triệu /tháng để con có tiền.

Nói ra thì còn có rất nhiều trong lĩnh vực đầu tư máy CNC công nghệ để sản suất nhưng đến người vận hành còn không chú tâm , mua về không có ý định sản suất và ai là người trực tiếp chịu trachs nhiệm sản suất

Nếu có thời gian tới tôi sẽ còn viết tiếp và không lủng củng như trên
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Cơ khí đồng tháp muốn sửa lắm nhưng cứ nói đến giá sửa thì lại RUN nhưng nếu đề xuất mua mới thì chưa hết ĐÁT mà. Nghĩ cũng tội mấy ông mới lên. Chẳng biết kiếm chác sao nữa vì cục sắt ấy cứ nằm bẹp bơm ở đấy. Vậy nhưng cũng làm được nhiều khuôn XỊN lắm nhờ 1 con CNC ọp ẹp khác. Ai đời máy có màn hình tinh thể lỏng lại để trong môi trường ẩm thấp nên nó mới Tỏi sớm. (2 con Cicinati mua năm 2002) Mua sau Điện cơ thống nhất nhưng lại Phá hỏng nhanh hơn.
Viện Công nghệ mua TTGC của Đài loan do công ty Tuyết Nga cấp đã lâu rồi, chẳng thuê được Kỹ sư vì Kỹ sư ko vận hành được nên thuê 1 học sinh của trường Kỹ thuật công nghiệp (Nhổn) về vận hành và trả lương bèo bọt, tự chú này lập trình MasterCAM và mài dao làm từ A~Z. Việc làm thì toàn làm hàng ngoài chứ hàng của Viện thì có gì đâu. Bản thân người của Viện có hiểu hết tính năng của máy đâu.
Năm 2006 còn có 1 trường May mặc bên Gia lâm mua Tiện CNC về sài mới máu chứ, chắc tiện cái Kim cho máy may.
Đúng là nói về thực trạng các máy đã nhập về của các đơn vị Nhà Nát thì mệt lắm. Cứ mua theo chỉ tiêu, đường hướng của Lãnh đạo về việc đổi mới công nghệ là có lãi thôi. Đáng ra mua $45.000 nhưng vì nó không phải PHE CÁNH nên cứ chê đắt và mua của người Thân có khả năng gửi gắm và giá lên đến $60.000
Các đơn vị Quân Đội mới máu chứ. Mua lại của các doanh nghiệp TM ngoài quốc doanh với giá chấp nhận được rồi bán lại cho các doanh nghiệp trong Ngành Dọc với giá trên mây. Ví dụ máy tiện vạn năng của TQ tiện đường kính 320mm dài 1.500mm giá khoảng $7.000 (tương đối) khi bán lại cho ĐỒNG ĐỘI là $15.000 gọi là hữu nghị.
Chắc chắn vấn đề thanh toán sẽ có ấy ấy rồi.
Nhiều công ty Thương mại ngoài Quân đội sống được nhờ các chú lính Sắt dũng cảm lắm.
Mai mốt cơ khí hóa tư nhân nữa thì ối người GIẦU TO.
 
Đọc bài đầu tiên tôi thấy thị ngành khuôn của Việt Nam tưởng đâu đã có được giải pháp thiết thực để cạnh tranh được với nước ngoài. Người viết đề tài khoa học này chắc hẳn cũng đã đắn đo, suy nghĩ tìm giải pháp cho khó khăn chung của ngành. Nhưng thường những người có tâm huyết như vậy lại không có nhiều quyền để quyết định, tất cả phải thông qua các sếp. Nói thật có nhiều sếp tôi thấy rất buồn cười, chỉ cần biết đến phần trăm mà thôi. Thà rằng có tham ô hối lộ nhưng đem lại hiệu quả như những nước bạn như Thái Lan chẳng hạn, đằng này nhận hối lộ xong lại chẳng biết dùng thiết bị để làm gì thì quả là phí phạm.

Nhược điểm của người VN là vậy, thiếu sự phối hợp, thường thì hưởng lợi được đôi chút là mừng rồi mà không tính đến cái thiết thực lâu dài gì cả. Chính vì thế người nước ngoài vào VN và tranh thủ được nhược điểm này, họ đem đơn hàng đến công ty này - công ty khác và ép giá doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp Việt Kiều về VN định thành lập nhà xưởng lớn để sx khuôn nhưng cuối cùng họ không cần thiết phải làm vậy, chỉ cần đem đơn hàng về VN, gởi đến doanh nghiệp, lấy giá tốt rồi xuất hàng. Quá lời rồi còn gì.

Có một vài ông bạn từ Thái Lan (viện Kỹ thuật cao Thái-Đức của Thái Lan) mong muốn về VN để hợp tác thành lập trường đào tạo chuyên về khuôn mẫu. Tháng vừa rồi tôi có dịp qua đó, nhìn thấy cách họ làm mà thấy ghiền. Các pác có biết họ có đến 5 máy DMG, 12 máy Mikron, 8 máy Charmilles, 2 máy Ziess,... rất nhiều phải không, chỉ để đào tạo chuyên lĩnh vực này từ gia công/ công nghệ cho đến đánh bóng, QC,... Hầu hết các doanh nghiệp của Thái Lan đều gởi người đến trung tâm TGI này đào tạo. Giá như ở Việt Nam cũng có một trung tâm/trường/viện như thế thì còn gì bằng.

Nếu các pác có ai mong muốn mở một trường như thế thì cho tôi biết, tôi sẽ giới thiệu ông hiệu trưởng trường này cho rồi cùng hợp tác thành lập. Nhưng nói trước là chỉ giới thiệu người có tâm huyết với nghề thôi. Có nhiều trường ở VN muốn trở thành hàng đầu trong lĩnh vực này nhưng thực tế tôi không dám chắc những mô hình đó thật sự thành công.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Thật trùng hợp.
Tôi đã viết dự án cho Xếp của tôi, người rất tâm huyết với nghề và có nguyện vọng mở trường. Sắp tới sẽ xin cấp giấy phép mở Học viện Kỹ thuật.
Bạn giới thiệu nhé!
Trước mắt gặp mấy vị quan tham đã bị từ chối, ông đang lặn lội lên gặp các quan chức cấp cao hơn.
Nếu không được, ông tính sẽ liên kết với Đức và Thụy sỹ. Nhưng chỉ là dự tính.
Bạn hỏi trước ông ấy xem sao. Chúng ta sẽ liên hệ sau nhé!
 
V

Vo HuyThanh

Author
Đề tài khoa học mà viết lủng củng kiểu này thì thảm quá. Người viết bài chắc cũng không nắm vững về các kỹ thuật gia công khuôn mẫu. Số liệu tham khảo cũng không chính xác ngày tháng, xuất xứ. Em nào biết tiếng Nhật thì hãy vào các homepage của JETRO (Cơ quan chấn hưng thương mại mậu dịch Nhật Bản) của chính phủ Nhật để xem họ điều tra nghiên cứu tình hình công nghệ gia công khuôn mẫu của Việt nam cũng như so sánh với các lân bang mình một cách chính xác như thế nào.
Bài viết trong link dưới đây có tựa đề "Nền công nghiệp Việt nam dưới góc nhìn của các xí nghiệp vốn Nhật Bản" là một báo cáo khoa học của Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF) có những sự so sánh rất tinh tế và chính xác thực trạng khoa học kỹ thuật , công nghệ , con người kỹ thuật của Việt Nam cũng như phân tích khen chê các động thái của chính phủ Việt Nam trong vấn đề hỗ trợ phát triển công nghiệp dưới con mắt của người Nhật. Bài viết rất hay. Rất tiếc tôi không có thời gian để dịch hết toàn bộ bài viết này ra tiếng Việt. Anh em nào có am hiểu tiếng Nhật và có thời gian thì dịch lại cho các bạn trong MES đọc.

http://www.grips.ac.jp/vietnam/VDFTokyo/Doc/SIReport_J.pdf
 
Top