Thủy lực và khí nén

  • Thread starter dongdu2907
  • Ngày mở chủ đề

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
@Phuoccntd,

Tớ chắc không có "pác" nào biết thiết kế 1 hệ thống khí nén của 1 nhà máy chung chung bất kỳ, mà chỉ có thể thiết kế cho 1 nhà máy cụ thể, với hàng loạt thông số liên quan đến: Công nghệ sản xuất, Năng suất và tính chất chu kỳ (sản xuất liên tục 3 ca hay không), đặc biệt là khả năng tài chính.

Công nghệ sản xuất đương nhiên trực tiếp quyết định lượng khí sử dụng. Ví dụ, cùng để làm ra sản phẩm như nhau, có công nghệ sử dụng thiết bị chạy bằng động cơ điện mà không dùng khí nén, có công nghệ sử dụng thiết bị khí động chỉ dùng khí nén mà không dùng động cơ điện... Thêm vào đó, công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại thường tiết kiệm năng lượng so với công nghệ và máy móc cũ, nếu cùng nguyên lý hoạt động.

Ngoài ra, dây chuyền sản xuất là "cứng" hay "mềm" cũng là yếu tố cần xem xét. Dây chuyền "cứng" có nghĩa là tốc độ mỗi công đoạn hoàn toàn giống nhau, 1 khâu dừng là toàn bộ dừng theo. Dây chuyền "mềm" cho phép có sự tăng giảm tốc độ tại một số khâu nào đó một cách linh hoạt mà không làm ảnh hưởng đến toàn hệ thống.

Năng suất nhà máy hiển nhiên liên quan tới tiêu hao năng lượng mà trong đó có khí nén. Nếu cùng công nghệ thì năng suất cao sẽ tiêu hao năng lượng nhiều hơn năng suất thấp, dù rằng quan hệ này có thể không tuyến tính. Thông thường thì năng suất càng cao sẽ càng hiệu quả trong mọi chi phí sản xuất.

Tính chất chu kỳ sản xuất cũng ảnh hưởng tới việc lựa chọn thiết bị nói chung, máy nén khí nói riêng. Nếu sản xuất liên tục 3 ca, nên nghiến răng đầu tư hệ thống nén khí chất lượng cao và lưu ý hệ số dự phòng đủ lớn. Vì đêm hôm không dễ gì điều thợ sửa chữa đến xử lý các trường hợp hỏng hóc vốn sảy ra như cơm bữa trong sản xuất. Thêm vào đó, độ ồn của thiết bị đặc biệt khó chịu khi sản xuất ca đêm, nếu nhà máy lại gần khu dân cư thì chắc sẽ bị kiện điêu đứng.

Từ đó, họ mới tính ra nhu cầu sử dụng: lưu lượng, áp suất và chất lượng cho các hộ tiêu thụ khác nhau (điều khiển, động lực, công nghệ...).

Căn cứ vào đó, họ mới thiết kế trạm khí nén, bao gồm chủng loại và số lượng máy nén cho mỗi phạm vi áp suất sử dụng cộng thêm máy dự phòng, hệ thống xử lý khí nén trước khi đưa vào sản xuất (làm nguội, lọc dầu, sấy khô...) và hệ thống bình chứa cũng như van ống đến các xưởng. Cũng cần lưu ý đến khả năng hỗ trợ giữa các hệ thống này. Ví dụ, khí nén điều khiển dùng áp suất thấp và hệ thống cung cấp bị hư hỏng, có thể trích phần khí nén khác có áp suất cao rồi giảm áp để sử dụng tạm...

Tóm lại, vấn đề cậu nêu một cách chung chung như vậy sẽ không thể có lời giải đáp thỏa đáng. Nếu một nhà máy sử dụng tới nhiều trăm đến hàng ngàn mét khối khí nén mỗi phút, đây là bài toán rất tốn nơ-ron chứ không đùa được. Nếu câu hỏi này dành cho một bài tập lớn thì làm thế nào cũng được, song nếu nó là bài toán đầu tư thực sự thì tớ chân thành khuyên cậu nên tìm đến các cơ quan đơn vị thiết kế chuyên ngành để tham khảo và tham quan những nhà máy có công nghệ tương đương để rút kinh nghiệm trước khi "ném tiền ra cửa sổ".
 
Lượt thích: umy

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Mấy hôm trước mình có gặp loại Quạt này dùng để vận chuyển Ngô từ các cơ sở sấy ngô do thợ thủ công gia công và bán với giá hơn 1t. Mình thấy kích thước của nó rất nhỏ gọn, tiện lợi... và đây cũng là lần đầu tiên mình gặp loại quạt này nên mình muốn tìm hiểu để ứng dụng vào vận chuyển trong sản xuất ván dăm gỗ. Anh em nào biết hoặc có thông tin, tài liệu j về thiết kế tính toán khí động học hay thông số của nó cho em xin với...
Đây là phương pháp vận chuyển rất tiên tiến với năng suất cao và chi phí thấp, nhưng chỉ dùng cho vật liệu khô và rời với kích thước tương đối đồng đều dạng hạt (như ngũ cốc, sỏi đá qua sàng) hoặc dạng bột (đường cát, sữa bột, bột ngũ cốc, bột hoá chất).

Trường hợp vật liệu dăm gỗ thì e là khó, vì mỗi mẩu dăm thường có các kích thước rất khác nhau và các mẩu dăm lại to nhỏ khác nhau; thêm vào đó, chúng thường có hàm ẩm tương đối lớn. Những đặc điểm này sẽ tạo trở lực lớn trong bánh công tác và đường dẫn, khó lòng tính toán được do những dao động cận biên của bài toán.

Tớ liều gợi ý: cậu thử nghiên cứu khả năng vận chuyển bằng khí nén xem, vì bản chất của nguyên lý này chính là tạo dòng chuyển động của hỗn hợp khí và vật liệu đi trong đường ống. Ta có thể thấy các hệ thống injector là thích hợp cho ứng dụng này, chúng được dùng cho các thiết bị phun sơn, phun cát...

Có điều là các đơn vị sản xuất thường không có thời gian và kinh phí cho công tác nghiên cứu, nên cậu đừng làm thử nếu chưa thấy có mô hình ứng dụng tương đương.
 
U

ubuntu

Author
Đây là phương pháp vận chuyển rất tiên tiến với năng suất cao và chi phí thấp, nhưng chỉ dùng cho vật liệu khô và rời với kích thước tương đối đồng đều dạng hạt (như ngũ cốc, sỏi đá qua sàng) hoặc dạng bột (đường cát, sữa bột, bột ngũ cốc, bột hoá chất).

Trường hợp vật liệu dăm gỗ thì e là khó, vì mỗi mẩu dăm thường có các kích thước rất khác nhau và các mẩu dăm lại to nhỏ khác nhau; thêm vào đó, chúng thường có hàm ẩm tương đối lớn. Những đặc điểm này sẽ tạo trở lực lớn trong bánh công tác và đường dẫn, khó lòng tính toán được do những dao động cận biên của bài toán.

Tớ liều gợi ý: cậu thử nghiên cứu khả năng vận chuyển bằng khí nén xem, vì bản chất của nguyên lý này chính là tạo dòng chuyển động của hỗn hợp khí và vật liệu đi trong đường ống. Ta có thể thấy các hệ thống injector là thích hợp cho ứng dụng này, chúng được dùng cho các thiết bị phun sơn, phun cát...

Có điều là các đơn vị sản xuất thường không có thời gian và kinh phí cho công tác nghiên cứu, nên cậu đừng làm thử nếu chưa thấy có mô hình ứng dụng tương đương.
Cháu xin mạn phép đính chính với chú DCL một chút.

"Nhưng chỉ dùng cho vật liệu khô và rời với kích thước tương đối đồng đều dạng hạt (như ngũ cốc, sỏi đá qua sàng) hoặc dạng bột (đường cát, sữa bột, bột ngũ cốc, bột hoá chất)" Cái này thì cháu chưa đồng quan điểm với chú vì trong tính toán bụi có tính đến hàm lượng và kích thước trung bình, cháu nhớ nhớ quên quên trong tính toán tách bụi là r50 thì phải.

Trong lĩnh vực vận chuyển môi chất không thuần là khí mà có lẫn cát, dăm gỗ v.v nói chung gọi đó là bụi thì đã có thiết bị vận chuyển riêng cho nó mà profin cánh dành cho bụi mà vẫn gọi chung là quạt bụi. Quạt bụi này khác với các quạt khác là số cánh ít hơn và quan trọng là loại quạt này không có đĩa trước (Cái này cháu sẽ trình bầy và giải thích sau).

Nếu như lưu lượng bụi bao gồm các thể như trên mà lớn thì việc sử dụng một thiết bị khí nén tạo ra lưu lượng lớn là không kinh tế, cái này minh chứng bằng việc tìm một máy nén có lưu lượng trên 15000 - 20000m3/h tương đương với 4,16 - 5,55 m3/s là rất khó mà với cái lớn người ta gọi là máy thổi khí chứ không gọi là máy nén khí nữa.

Còn việc tính toán cho một hệ thống như trên cũng không thực sự phức tạp lắm. Cái này anh Hung_oto 38 đã biết vì bên anh ý có hệ thống hút bụi hạt mài. Nhưng với mỗi loại bụi khác nhau thì đường ống, quạt lại có tiêu chuẩn và chế độ làm việc khác nhau nên vật liệu chế tạo cũng khác nhau. Kéo đến giá cả khác nhau, mà cái này cũng có những chỗ cứ tham rẻ mua về dùng, mà chỉ được một thời gian là hỏng hóc rồi tiền mất tật mang.

Vài lời cháu biết mong chú thông cảm.
 

nguyenthai_ind

<b>Mesian Friendly Club</b>
bác nào có vài đồ án tốt nghiệp điều khiển bằng khí nén ko cho em với.em đang đi tìm đề tài mà khó quá.mong sao kinh phí ít.cảm ơn các bác rất nhiều
Có một luận văn tốt nghiệp về điều khiển bằng điện khí nén, Pác cần thì liên hệ trao đổi. Nếu cần mình sẽ cho bác tham khảo. (khu vực TpHCM nhé)
 
C

caothucodon_bk

Author
Cám ơn các bác đã cho ý kiến giúp em, do thời gian qua em phải đưa sv đi thực tập xa nhà nên không có điều kiện tham gia diễn đàn. Về vấn đề em nhờ các bác em đã suy nghĩ nhiều, theo nhận xét của em nó cũng thuộc một dạng là quạt ly tâm thôi và công suất của nó cũng không được như những quạt ly tâm thông thường. Chính vì vậy mà người ta thường ghép 2 quạt lại với nhau ( ghép song song). Dự định của em là sẽ tìm cách dựa vào cách tính quạt ly tâm thông t hường để đưa ra cách tính của nó và tất nhiên kết quả kiểm nghiệm thực tế sẽ phải qua đo đạc kiểm tra lại... Cái khó của em là đây không phải chuyên ngành của em ( em học CTM) nên cũng hơi ngại nhưng do hiện tại chưa có thời gian nên đành làm từ từ. Dù sao vì miếng cơm manh áo cũng phải cố thôi...
 
V

vumale

Author
Ðề: Thủy lực và khí nén

các đại lượng vật lý sử dụng hay đơn vị tính ap suất đươc tính như thế nào ????
 
Ðề: Thủy lực và khí nén

Có bác nào biết trong bơm piston hướng trục thay đổi lưu lượng bằng cách chỉnh độ nghiêng của đĩa nghiêng,và quá trình điều chỉnh này được thực hiện bằng áp suất chất lỏng hoặc khí tác dụng lên 1 cơ cấu lò xo,em muốn hỏi để điều chỉnh cơ cấu này người ta dùng cơ cấu gì trước nó.
 
F

Fish

Author
Ðề: Thủy lực và khí nén

Thưa các bác. Hiện nay theo cá nhân em nhận thấy "thủy lực và khí nén" đóng vai trò lớn trong một số lĩnh vực như tự động hóa sản xuất ở các dây chuyền lắp ráp tự động , dây chuyền đóng gói ...hay trong các thiết bị nâng vận chuyển đòi hỏi lực tác động lớn.
Rất mong sự đóng góp nhiệt tình của các bác.
Em xin bắt đầu trước với câu hỏi là sự khác biệt giữa bơm có lưu lượng cố định và bơm có lưu lượng thay đổi là gì. Ứng dụng của từng loại bơm trong thực tế ra sao. Cám ơn các bác nhiều ^_^
Nói về khí nén thì tớ thấy người ta phân loại dựa trên nguyên lý thay đổi thể tích hay nguyên lý động năng, với nguyên lý thay đổi thể tích thường gặp ở các loại máy nén khí kiểu piston, bánh răng và cánh gạt, còn theo nguyên lý động năng thì gặp ở máy nén ly tâm.
Phân theo áp suất:
p<15 bar máy nén áp suất thấp.
p>15 bar máy nén áp suất cao
p>300bar máy nén áp suất cực cao.
Như bạn nào ở đây hỏi đơn vị thường thấy là bar, Mpa, Pa, Psi, đơn vị có nhiều tớ chỉ xin kể những đơn vị tớ đã gặp thực tế.
Bơm có lưu lượng cố định hay thay đổi như bạn đề cập ở đây có phải là nguyên lý nén khí kiểu thể tích thay đổi?
Ứng dụng khí nén có nhiều, nhưng có ứng dụng này mà tớ gặp nhiều là khí nén dùng điều khiển thay hệ thống điều khiển bằng điện ở môi trường dễ cháy.
 

unit_08

New Member
Ðề: Thủy lực và khí nén

tôi cũng có tài liệu về phần thủy lực và khí nén, nhưng cái tôi cần là những dạng hỏng của các loại bơm dùng trong khí nén và phương pháp điều chỉnh, sửa chữa,
bạn nào có biết hay có tài liệu thì up lên cho tui với
thank!!!
 
T

ttc.vn

Author
Ðề: Thủy lực và khí nén

các bác ơi
ứng dụng của định luật pascal trong may thủy lực là thế nào vậy
các bác cho em biết với nhé
cảm ơn các bác nhiều
mail của em là : ttc.vn11@gmail.com
 
L

lehao

Author
Ðề: Thủy lực và khí nén

Điều cần lưu ý là khí nén có khả năng nén, thủy lực sử dụng lưu chất không có tính năng này. Do đó,khi ứng dụng khí nén vào sản xuất, cần lưu ý vấn đề này.
 
L

lehao

Author
Ðề: Thủy lực và khí nén

Hệ thống thủy lực sở dĩ có thể làm việc với áp lực lớn nhờ lưu chất là dầu không nén được nên không gây nổ. Khí nén thì gây nổ do không khí chiu nén được. Do đó khi cần lực lớn người ta thường sử dụng hệ thống thủy lực. Trong công nghiệp hệ thống khí nén làm việc với áp lực ko quá 12 bar (thầy mình nói thế :) ).
-Động cơ thủy lực là thiết bị chuyển đổi năng lượng thủy lực thành năng lượng cơ nhờ
quay.
-Motor thủy lực chuyển đổi năng lượng cơ ( sự quay của trục) thành năng lượng thủy lực ( nhờ cánh quạt, sự ăn khớp của bánh răng,...).
-Bình tích áp trong hệ thống thủy lực có tác dụng như bánh đà trong cơ khí. Nó dùng để tích trữ năng lượng thủy lực
Xin lỗi nha, chắc bạn nhớ lộn đó, chứ mình không nghĩ là THẦY bạn nói áp lực khí nén không vượt quá 12bar.
Ví dụ, trong ngành thổi chai nhựa PET, áp lực khí nén khoảng 40bar lận.
 
L

lehao

Author
Ðề: Thủy lực và khí nén

Thế có pác nào biết cách thiết kế một hệ thống khí nén trong nhà máy không? Muốn thiết kế hệ thống khí nén thì nên chọn máy nén khí trước hay tính toán lưu lượng sử dụng trước? Cách chọn đường ống thích hợp : vật liệu ống, đường kính ống.
Các pác có công thức tính toán để thiết kế hệ thống khí nén thì cho em với. Em tìm mấy cái tài liệu về khí nén toàn nói về phần điều khiển không ah
Nếu thật sự muốn hiểu về khí nén lẫn thủy lực, bạn đọc 02 cuốn sách của thầy Nguyễn Ngọc Phương, trường SPKT TPHCM. Bảo đảm đủ kiến thức để sống còn với nghề nghiệp.
 
U

umy

Author
Trích VUDSE: https://fr-fr.facebook.com/groups/vudse/
Chia sẻ TL về thiết kế hydraulics trong thực tiển (LINDE, FestoFluidSIM)

Văn Tuấn Nguyễn

25 février 2021, 17:12 ·
Hydraulic - thủy lực: ứng dụng rất rộng vào sản phẩm kỹ thuật công nghệ.
Thủy lực có nhiều ở máy móc trong ngành xây dựng, nông nghiệp, máy bay, các dây chuyền sản xuất ô tô, dây chuyền sản xuất nông nghiệp tới các máy móc trong cơ khớ gia công chính xác, gia công cơ khí, hệ thống jig...
Đặc biệt thủy lực có nhiều trong ô tô như biến mô thủy lực - hộp số tự động, hộp số tự động vô cấp, hệ thống phanh, hệ thống lái cũng như cơ cấu điều chỉnh supap thông minh.
...

Chia sẻ với các bạn học kỹ thuật:
1 - các sản phẩm thủy lực của hãng Lide - nổi tiếng
https://www.linde-hydraulics.com/downloads/
2 - https://downloadly.net/2020/02/10536/04/festo-fluidsim-hydraulics/15/?#/10536-festo-fl-042124022626.html

...
Vậy ở mục 1 : tham khảo sản phẩm, có tải được file bản vẽ - document CAD - PDF: phục vụ cho thiết kế chi tiết (tập thiết kế từ việc kế thừa, tổng hợp từ sách vở, từ google)
Có thể bàn luận với mình thông qua trang cá nhân để có 1 cái bơm thủy lực đầy đủ từ mô hình 3D từ đó xuất các bản vẽ 2D theo chuẩn gia công chế tạo...
Mục 2 - để thiết kế mạch thủy lực: điều khiển bơm thủy lực, thiết kế mạch thủy lực của một sản phẩm như máy thủy lực có bơm thủy lực ...
...
 
Lượt thích: Done
Tầm này thì chắc mọi người trong topic đã lên 1 trình độ cao rồi. Có khi còn là giám đốc doanh nghiệp riêng nào đó rồi ý chứ. Còn em vẫn chỉ là anh nhân viên kinh doanh bán thiết bị công nghiệp. Bác đi ngang mà có nhu cầu thì ủng hộ em nhé!
Em bên công ty Cổ phần Thương mại Năng Lực Việt
Website: https://vcc-trading.vn
Sản phẩm em phân phối là các thiết bị công nghiệp có thương hiệu, chủ yếu từ Nhật Bản như: bánh xe đẩy Ukai Nhật Bản, Máy bắt vít của Nitto Seiko, Thiết bị khí nén SMC, FESTO, ...
Em còn là đại lý chính thức của máy hút bụi công nghiệp Delfin, sản xuất 100% tại Ý nữa ạ!
Liên hệ em: 0934683166 (zalo luôn các bác nhé)
 
Top