Thuyết trình khi bảo vệ đồ án khuôn

  • Thread starter MHung0110
  • Ngày mở chủ đề
M

MHung0110

Author
Em sắp bảo vệ đồ án tốt nghiệp về khuôn. Nhóm em có 3 người và mỗi người trình bày 1 phần. Em phải trình bày phần về khuôn ép nhựa và thiết kế khuôn có ứng dụng Cad/cam/cnc. Phần giới thiệu phần mềm và phần quy trình công nghệ gia công 1 số chi tiết là bạn do em trình bày. Theo anh chị phần của em như vậy với thời lượng từ 5 đến 10 phút thì nên trình bày như thế nào để cho tổng hợp và cô đọng nhất. Mong mọi người giúp đỡ :77:
 
Mình cũng mới bảo vệ đồ án tốt nghiệp xong,mình cũng bảo về đồ án về thiết kế khuôn.Theo như kinh nghiệm của mình thì bạn nên trinh bày sơ qua về khuôn ép nhựa,sau đó bạn trình bày tiếp các bước thiết kế ra bộ khuôn của bạn mà bạn đã làm.Bạn nhớ là trình bày kỹ từng bước một nhưng làm sao vừa phải đầy đủ,vừa ngắn gọn,các thày cũng không thích nghe nhiều đâu.Thuyết trình không quan trọng bằng phần trả lời các câu hỏi của các thày,điểm bảo vệ của bạn phụ thuộc rất nhiều vào phần trả lời của bạn,bạn nhớ trả lời sao cho dứt khoát,đừng để các thày thấy mình có vẻ chưa chắc chắn ở chỗ nào đấy,các thày sẽ vặn cho tơi bời.Đó là kinh nghiệm của mình trong dợt bảo vệ vừa rồi.Chúc bạn bảo vệ thành công.
 
M

MHung0110

Author
Mình cũng mới bảo vệ đồ án tốt nghiệp xong,mình cũng bảo về đồ án về thiết kế khuôn.Theo như kinh nghiệm của mình thì bạn nên trinh bày sơ qua về khuôn ép nhựa,sau đó bạn trình bày tiếp các bước thiết kế ra bộ khuôn của bạn mà bạn đã làm.Bạn nhớ là trình bày kỹ từng bước một nhưng làm sao vừa phải đầy đủ,vừa ngắn gọn,các thày cũng không thích nghe nhiều đâu.Thuyết trình không quan trọng bằng phần trả lời các câu hỏi của các thày,điểm bảo vệ của bạn phụ thuộc rất nhiều vào phần trả lời của bạn,bạn nhớ trả lời sao cho dứt khoát,đừng để các thày thấy mình có vẻ chưa chắc chắn ở chỗ nào đấy,các thày sẽ vặn cho tơi bời.Đó là kinh nghiệm của mình trong dợt bảo vệ vừa rồi.Chúc bạn bảo vệ thành công.
Chúc mừng bạn đã bảo vệ thành công. Bạn có thể nói cho mình biết những câu hỏi mà các ông thầy thường đưa ra không
 
các câu hỏi mình và nhóm đồ án mình đã gặp phải đó là:
- tại sao lại chọn dao trong từng nguyên công
- các cơ sở chọn mặt phân khuôn
- các bước trong quá trình thiết kế mô hình ứng dụng CAD/CAM/CNC
- Tổng quan về khuôn dập vuốt,phân loại và đặc điểm
- Trong quá trình thiết kế khuôn đã chú ý đến tính bền của bộ khuôn chưa
Còn 1 số câu hỏi trong bản vẽ sơ đồ nguyên công nữa,bạn cần nghiên cứu kỹ phần này vào,các thày sẽ hỏi nhiều về mấy bản vẽ này đó.
 
B

Bui Quy Tuan

Author
Mình cũng vừa bảo vệ đồ án về khuôn ép phun nhựa tháng trước. Có 2 câu thầy hỏi làm mình thấy khiếp.
Câu1: Nhựa chảy trong khuôn thuộc lại nào? (Tầng hay rối).
Câu2: Tại sao khuôn cần 4 chốt dẫn hướng (Câu này mình trả lời vòng vo lại bị thầy hỏi "Tôi muốn tiết kiệm nên chỉ dùng 2 chốt có được không". Mình bó tay xin chết...).
 
M

minhpt

Author
Câu1: Nhựa chảy trong khuôn thuộc lại nào? (Tầng hay rối).
Câu2: Tại sao khuôn cần 4 chốt dẫn hướng (Câu này mình trả lời vòng vo lại bị thầy hỏi "Tôi muốn tiết kiệm nên chỉ dùng 2 chốt có được không". Mình bó tay xin chết...).
Câu 1: Nhựa trong khuôn là chảy rối do áp lực bơm không đều hơn nữa nhựa chạy qua nhiều giai đoạn với các thiết diện khác nhau từ đầu đùn tới miệng phun rồi mới vào trong khuôn.
Câu 2: Dùng chốt dẫn hướng 2 hay 4 tùy thuộc vào độ lớn của khuôn. Nếu 2 nửa khuôn lớn thì dùng 2 chốt khó đảm bảo dẫn hướng chính xác.
Đây là suy nghĩ của em. Bác Tuấn có thể post câu trả lời để mọi người tham khảo không?
 

computer_tsv

<b>Designer</b>
Tiếp tục thao luận anh em ơi !!!

Mình cũng xin góp vui!!!
HI Hi !!!!!!
1.Nguyên tắc làm mát của khuôn ?
2.Dựa vào đâu mà anh có thể thiết kế hệ thống làm mát ?
3.Yếu tố nào là quan trọng nhất trong thiết kế hệ thống làm mát ?
4.nguyên tắc thiết kế kênh dẫn nhựa là gì ???
5.Anh hãy đưa ra cách tính hệ thống làm mát, hệ thống kênh dẫn ??? ( có công thức cụ thể )

:57::57::57::57::57::57::57:
:57::57::57::57::57::57::57::57::57:
:57::57::57::57::57::57::57::57::57::57::57:
:57::57::57::57::57::57::57::57::57::57::57::57::57:
 
Last edited:
M

minhpt

Author
Bác Hùng phải post file lên thì mọi người đặt câu hỏi mới phù hợp với đề tài chứ. Hoặc ai đó muốn trả lời mà không có file cũng khó. Ví dụ như
1.Nguyên tắc làm mát của khuôn ?
2.Dựa vào đâu mà anh có thể thiết kế hệ thống làm mát ?
3.Yếu tố nào là quan trọng nhất trong thiết kế hệ thống làm mát ?
4.nguyên tắc thiết kế kênh dẫn nhựa là gì ???
5.Anh hãy đưa ra cách tính hệ thống làm mát, hệ thống kênh dẫn ???
Mà không có file khuôn chắc chỉ mình bác mới trả lời được.
 

computer_tsv

<b>Designer</b>
Đây là câu hỏi đòi hỏi sự hiểu biết tổng quát chứ đâu phải cụ thể là như thế nào ( Sinh viên bao vẹ phải tự đưa ra ví dụ cho cái đã trình bầy).
Đó chính là nhừng nguyên lý cơ bản để thiết kế khuôn mà bạn >
 
M

minhpt

Author
Trong 5 câu mà bạn nêu thực sự thì mình thấy mỗi câu 4 là tổng quát. Còn 4 câu còn lại phải dựa vào bộ khuôn mà mình đã thiết kế để trả lời, vì mỗi khuôn có hệ thống làm mát khác nhau chẳng hạn làm nguội tấm khuôn khác, lõi khuôn khác, tấm ghép khác. Chẳng lẽ chỉ trả lời 1 cách chung chung là làm mát bằng nước hoặc dầu và phải thiết kế một đường nước vào một đường ra, cho các kênh này chạy càng sát lòng khuôn càng tốt.

Nếu như không có file khuôn thì chỉ có thể tham khảo câu hỏi chứ không thể tham khảo câu trả lời của các thành viên khác.
 

computer_tsv

<b>Designer</b>
Một số câu hỏi nữa nè :
1.Dòng chảy trong kênh dẫn là Newton hay phi Newton ?
2.Dòng chảy trong kênh dẫn có sự chuyển pha ko ?
3.làm thế nào để ko có bọt khí tại các chỗ đáy của sản phẩm?
 
Đọc diễn đàn thấy kiến thực của các anh em củng thật rộng.
Trong khi em thì mới lao vào nên cũng chưa biết gì nhiều.
Em đang bắt đàu làm đồ án về khuôn mẫu(thiết kế và chế tạo một bộ khuôn hoàn chỉnh)
Vấn đề là em đang rất cần 1 tài liệu nói về cách tính bề dày của các tấm khuôn.
Anh em nào biết về phần này hãy giúp đỡ em với nha.
!!!!!!!!!!1
Khi áp dụng kiểu khuôn theo tiêu chuẩn Futaba (khá phổ biến) thì bề dày các tấm khuôn đã được người ta tính sẵn khi chọn kích thước bao của khuôn.Riêng bề dày 2 tấm đực và cái thì mình phải tự chọn.Và bạn có thể tìm công thức đó trong cuốn "
component for plastic mold",ở phần sau cùng (technical data),cuốn này thì đã có người đăng trên đây rồi,bạn chịu khó tìm nhé
 
M

matt

Author
Khuôn mẫu có chuyên ngành Khuôn Mẫu , do đó bên Chế Tạo Máy cũng chỉ ăn ké được một phần mà thôi , nếu đào sâu thì lại thành chuyên Khuôn Mẫu mất . Nhưng cũng cảm ơn vì một số kiến thức cộng đồng . Chỉnh máy ép nhựa cũng không phải dễ ăn , cũng phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng của người đứng máy nữa . Như thế sản phẩm mới tốt . Khuôn thì lúc nào cũng chuẩn . Nhưng một số bạc ghép ( xét theo khả năng công nghệ CTM thì lại không đúng ) , nhưng về mặt cho ra sản phẩm thì lại đúng .

VD : thường người ta bo cung ở góc vuông để tránh tập trung ứng suất , nhưng vì một lý do nào đó để ra con hàng cần góc vuông gần như là tuyệt đối ( vì xét cặn kẽ thì dao nào cũng có R rất nhỏ ) thì chỗ đó rất dễ gãy .

TB : Ai có lòng tốt post lên đồ án khuôn cho mình đọc với . Vì mình không phải chuyên ngành Khuôn Mẫu .
 
Last edited by a moderator:
anh em nào có câu hỏi nào post lên cho em học hỏi với, và một vài kinh nghiệm bảo vệ đồ án nữa ngày 23 tháng 7 là em lên bảo vệ rồi nhưng cách trình bày thì chưa tốt nên muốn anh em cho xin chút kinh nghiệm để bổ xung thêm chút kiến thức nhỏ nhoi của mình
 
Ðề: Thuyết trình khi bảo vệ đồ án khuôn

các anh ơi cho em hỏi trong khuôn tại sao lại làm 4 chốt định vị (làm 4 chốt có bị siêu định vị không nếu bị siêu định vị thì cách khắc phục như thế nào)

[MARQUEE]computer_tsv !!![/MARQUEE]
xin bạn sửa lại cho : ko phải là " 4 chốt định vị " mà là 4 chốt dẫn hướng .
ngoài nhiệm vụ dẫn hướng là chính của 4 chốt dẫn hướng này ,nó còn đảm nhận thêm vai trò định vị ban đầu cho 2 nửa khuôn ( phần khuôn cố định và phần khuôn di động ) nhất là đối với các khuôn đơn giản và yêu cầu độ chính xác ko cao.Mặt khác dung sai của 4 chốt dẫn hướng có độ chính xác ko cao.Một số khuôn có yêu cầu kĩ thuật về độ chính xác của 2 nửa khuôn thì người ta còn phải sự dụng một bộ định vị chuyên dùng ( có trong catalog của Misumi ). Quy cách để tạo 4 lỗ lắp chốt dẫn hướng là được gia công cùng một lần ghá đặt trên máy gia công. Vì vậy vấn đề siêu định vị là không có.
[MARQUEE]Mong được trao đổi.
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!![/MARQUEE]
 
Last edited by a moderator:
M

minhpt

Author
Ðề: Thuyết trình khi bảo vệ đồ án khuôn

Một số câu hỏi nữa nè :
1.Dòng chảy trong kênh dẫn là Newton hay phi Newton ?
2.Dòng chảy trong kênh dẫn có sự chuyển pha ko ?
3.làm thế nào để ko có bọt khí tại các chỗ đáy của sản phẩm?
các anh ai có đáp án những câu này post lên cho em xem với
1. Dòng chảy trong kênh dẫn là phi Newton vì độ nhớt của nhựa thay đổi tùy theo nhiệt độ.
2. Dòng chảy trong kênh dẫn có sự chuyển pha vì khi nhựa chảy vào kênh thì phần sát bề mặt sẽ gặp nhiệt độ thấp và bị hóa rắn. Nếu tốc độ phun lớn thì có thể coi như không có dòng chuyển pha.
3. Còn bọt khí không chỉ ở đáy sản phẩm mà có thể ở bất kỳ vị nào trong sản phẩm là do khí không thoát ra hết trong quá trình bơm. Thực ra những sản phẩm ở Việt Nam mà mình biết hiện tương này lúc nào cũng có chỉ có điều khống chế ở mức độ nào đó là đạt yêu cầu. Còn để tránh bọt khí thì đương nhiên hệ thống thoát khí phải hoạt động tốt rồi.

[MARQUEE]Computer_tsv !!![/MARQUEE]
xin được góp ý thêm với bạn minhpt :
1.như bạn nói là đúng.độ nhớt của nhựa phụ thuộc vào nhiệt độ, tốc độ dòng chảy không giống nhau trong lòng khuôn và kênh dẫn, dòng chảy trong khuôn là chảy rối.
2.hoàn toàn đúng.
3.Làm sao để giảm bớt bọt khí, nhất là bọt khí ở phần góc đáy sản phẩm. Thì chỉ có một cách hợp lý nhất đó là tìm vị trí đặt miệng phun khác , kiểu miệng phun khác mà thôi. Để có thể làm điều này chúng ta cần sử dụng các phần mềm mô phỏng dòng chảy như Visi v16, Moldex3D, AutoDesk Moldflow,...

[MARQUEE]Rất mong được trao đổi học hỏi thêm !!!!
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
[/MARQUEE]
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Thuyết trình khi bảo vệ đồ án khuôn

các anh ơi cho em hỏi trong khuôn tại sao lại làm 4 chốt định vị (làm 4 chốt có bị siêu định vị không nếu bị siêu định vị thì cách khắc phục như thế nào)
Vấn đề ở pp gia công.4 hay 10 chốt đi nữa mà gia công cùng 1 lần gá đặt thì ko bị siêu định vị đâu bạn đừng lo
 
Ðề: Thuyết trình khi bảo vệ đồ án khuôn

anh em nào có câu hỏi nào post lên cho em học hỏi với, và một vài kinh nghiệm bảo vệ đồ án nữa ngày 23 tháng 7 là em lên bảo vệ rồi nhưng cách trình bày thì chưa tốt nên muốn anh em cho xin chút kinh nghiệm để bổ xung thêm chút kiến thức nhỏ nhoi của mình
Cậu lại định thử anh em đó à?!
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Thuyết trình khi bảo vệ đồ án khuôn

Em sắp bảo vệ đồ án tốt nghiệp về khuôn. Nhóm em có 3 người và mỗi người trình bày 1 phần. Em phải trình bày phần về khuôn ép nhựa và thiết kế khuôn có ứng dụng Cad/cam/cnc. Phần giới thiệu phần mềm và phần quy trình công nghệ gia công 1 số chi tiết là bạn do em trình bày. Theo anh chị phần của em như vậy với thời lượng từ 5 đến 10 phút thì nên trình bày như thế nào để cho tổng hợp và cô đọng nhất. Mong mọi người giúp đỡ :77:
Thật thú vị, lại sắp có thêm một "nạn nhân" mới...he he..sắp ra trường.

Thật ra bạn yên tâm, đừng quá lo lắng, làm luận văn hay đồ án tốt nghiệp vậy - đại loại giống như thi hoa hậu, thầy cô đã chấm điểm bạn trong suốt quá trình làm, về tiến độ và những gì bạn đã làm, nếu bạn đã được bảo vệ coi như đã thành công 90%.

Thầy cô trong 5-10 phút không thể thay đổi kết quả của bạn...180độ từ chổ đậu thành rớt đâu. Đây là dịp để bạn thể hiện bản lỉnh, kiến thức tích lủy của mình. Trong 5-10 phút này, bạn nên thống kê một cái sườn những công việc bản đã làm,ưu điểm, ứng dụng,...đừng quá đi sâu vào chi tiết. Đặc biệt nên show các công cụ khác như hình ảnh, số liệu, biểu đồ, bản vẽ...mô hình chế tạo....Mấy cái lý thyết thì đừng nên trình bày, vì thầy cô đã rỏ cả rồi...hi hi.

Cái quan trọng nửa là bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi mà các thầy cô đưa ra, chuẩn bị sẵn một số câu hỏi mà dự trù thầy cô sẽ đưa ra, tập trả lời nó trước, dỉ nhiên thầy cô sẽ đưa ra những câu hỏi xoay quanh những vấn đề trọng tâm.

Bạn hãy tưởng tượng bạn có một sãn phẩm hay dự án trình ban giám đốc phê duyệt, bạn phải làm sao thuết phục được họ. Mình nhớ bạn mình, lúc làm luận văn làm cái máy tính tiền xăng...tới lúc bảo vệ bê nguyên cái máy vào, cắm điện vào...xịch..tắt ngấm, nhưng thầy cô cũng cho điểm cao. Theo mình đừng quá lý thuyết, thực tiển...hay hơn và điểm cao hơn.
 
Ðề: Thuyết trình khi bảo vệ đồ án khuôn

1. Dòng chảy trong kênh dẫn là phi Newton vì độ nhớt của nhựa thay đổi tùy theo nhiệt độ.
2. Dòng chảy trong kênh dẫn có sự chuyển pha vì khi nhựa chảy vào kênh thì phần sát bề mặt sẽ gặp nhiệt độ thấp và bị hóa rắn. Nếu tốc độ phun lớn thì có thể coi như không có dòng chuyển pha.
3. Còn bọt khí không chỉ ở đáy sản phẩm mà có thể ở bất kỳ vị nào trong sản phẩm là do khí không thoát ra hết trong quá trình bơm. Thực ra những sản phẩm ở Việt Nam mà mình biết hiện tương này lúc nào cũng có chỉ có điều khống chế ở mức độ nào đó là đạt yêu cầu. Còn để tránh bọt khí thì đương nhiên hệ thống thoát khí phải hoạt động tốt rồi.

[marquee]Computer_tsv !!![/marquee]
xin được góp ý thêm với bạn minhpt :
1.như bạn nói là đúng.độ nhớt của nhựa phụ thuộc vào nhiệt độ, tốc độ dòng chảy không giống nhau trong lòng khuôn và kênh dẫn, dòng chảy trong khuôn là chảy rối.
2.hoàn toàn đúng.
3.Làm sao để giảm bớt bọt khí, nhất là bọt khí ở phần góc đáy sản phẩm. Thì chỉ có một cách hợp lý nhất đó là tìm vị trí đặt miệng phun khác , kiểu miệng phun khác mà thôi. Để có thể làm điều này chúng ta cần sử dụng các phần mềm mô phỏng dòng chảy như Visi v16, Moldex3D, AutoDesk Moldflow,...

[marquee]Rất mong được trao đổi học hỏi thêm !!!![/marquee][marquee]
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!![/marquee]

To Computer_tsv: Đúng là vị trí đặt miệng phun và kiểu miệng phun đóng vai trò quan trọng để tạo ra 1 SP có chất lượng,ko bị khuyết tật.Nhưng riêng trong t/h bị bọt khí thì cách tốt nhất vẫn là có 1 hệ thống thoát khí hợp lý như bạn minhpt nói đó.Ví dụ như đối với loại SP quá dài và mỏngthì cho dù có đặt miệng phun cỡ nào đi nữa mà ko có hệ thống thoát khí thì cũng bótay thôi. :4:
 
Top