Tiêu chuẩn để chọn một hệ thống cad 3d

Author
Trong sản xuất hiện nay, khoảng hơn ½ hệ thống CAD là 3D, phần còn lại là 2D. Có những công việc sẽ luôn được hoàn thành hiệu quả hơn với 2D CAD, đặc điểm này làm cho một số tổ chức chưa sử dụng hệ thống 3D. Sau đây là một số quy tắc mà người dùng 2D CAD nên quan tâm khi trang bị một hệ thống 3D CAD.



  • Khả năng, hiệu quả của thiết kế 3D
Cốt lõi của 3D CAD là xây dựng mô hình 3D cho tất cả các quá trình sản xuất, chế tạo: thiết kế sản phẩm và kiểm tra mô hình, thiết kế công cụ, sản xuất bằng chương trình số và kiểm tra sản phẩm. Mô hình 3D thể hiện chính xác từng chi tiết cụ thể trong sản phẩm của bạn và mối quan hệ giữa chúng. Để tối đa hiệu quả, bạn cũng cần có khả năng thiết kế càng ít bước càng tốt mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
Khi xem xét các hệ thống CAD, tìm hiểu rõ mỗi phần mềm sẽ hiệu quả như thế nào đối với loại sản phẩm mà công ty bạn đang sản xuất. Ví dụ, nếu bạn làm về chi tiết kim loại tấm, hãy chú ý đến các công cụ đặc biệt để tạo ra chúng và cách làm ra các chi tiết giống nhau một cách tự động.
Vì sự thay đổi là không thể tránh khỏi, bạn nên cân nhắc phần mềm đó sẽ hỗ trợ như thế nào để điều chỉnh chi tiết và lắp ráp. Một hệ thống CAD có thể giúp bạn giảm tới 20% các công đoạn sản xuất, đây sẽ là yếu tố cạnh tranh quan trọng khi so sánh với một phần mềm khác kém hiệu quả hơn. Hệ thống 3D CAD đưa đến giá trị cao nhất sẽ là sự kết hợp giữa khả năng kĩ thuật và khả năng tài chính của người mua.

  • Khả năng tương thích với khách hàng và nhà cung cấp
Cố gắng chọn một hệ thống CAD thông dụng trong ngành của bạn và các đối tác của bạn. Sự lựa chọn này sẽ hạn chế nhu cầu chuyển đổi file từ hệ thống này sang một hệ thống khác. Nhìn vào khả năng của mỗi phần mềm khi xuất file, cần đảm bảo nhà cung cấp của bạn hỗ trợ các định dạng quốc tế như STEP, IGES, VDA và IDF. Ước lượng công cụ để sửa chữa các lỗi khi nhập mô hình, chúng có dễ sử dụng không và làm có tốt không. Nếu công ty của bạn cần phải chuyển đổi nhiều loại file từ các hãng khác nhau, hãy kiểm tra cụ thể dạng chuyển đổi nào cho phép cũng như xem xét một hãng thứ 3 chuyên về chuyển đổi.


  • Công cụ làm việc đáp ứng các tiêu chuẩn của bạn
Cho dù bạn có thiết kế trong 3D, nhà cung cấp và nhân viên nhà máy cũng sẽ cần bản vẽ. Vì lí do này, đảm bảo rằng hệ thông 3D CAD bạn mua có thể tạo bản vẽ với các tiêu chuẩn về kích thước, dung sai, kí tự và biểu mẫu. Và cũng như bản vẽ của bạn có thế xuất sang các định dạng thông dụng như PDF, DXF và DWG.

  • Độ tin cậy và độ ổn định
Hệ thống thiết kế 3D phức tạp hơn hệ thống vẽ 2D. Không có tiêu chuẩn nào để đo độ tin cậy của hệ thống CAD vì có nhiều kiểu trường phái và máy móc thiết bị. Xem trước trên các diễn đàn và các blog thiết kế về tính ổn định và lỗi phần mềm. Nếu có thể thì nên tham khảo các công ty có sở hữu 3D CAD trong lĩnh vực của bạn để có thêm thông tin.
Nếu công ty của bạn có những mô hình lắp ráp lớn, hãy chắc chắn rằng sản phẩm CAD mà bạn chọn có khả năng vận hành chúng hiệu quả. Một vài hệ thống làm việc rất chậm khi xử lý thiết kế phức tạp và có số lượng chi tiết lớn. Hãy quan tâm đến khả năng lắp ráp nếu sản phẩm của bạn bao gồm các bề mặt freeform phức tạp, quét xoắn ốc, có dãy lỗ hoặc các đặc điểm khác.

  • Các modun tích hợp
3D CAD sẽ hiệu suất hơn với phần mềm cho phép thiết kế tự động và phân tích. Nếu bạn cần mô phỏng quá trình vật lí như động học, động lực học, ứng suất, chuyển vị, rung động, nhiệt hoặc lưu chất hãy tìm một hệ thống tích hợp công cụ phân tích hoặc có giao diện tương thích với phần mềm phân tích đã chọn.


Các công ty với một số lượng nhất định nhân viên thiết kế sẽ cần phần mềm quản lý dữ liệu sản phẩm (PDM) tích hợp với công cụ CAD. File từ 2D CAD có thể được tổ chức trong các thư mục. Nhưng vì sự quan hệ lẫn nhau giữa các file trong hệ thống 3D rất phức tạp, một hệ thống lưu trữ và tổ chức tự động là cần thiết. Nếu không có PDM, các nhân viên thiết kế có thể vô ý làm hư hại thiết kế của người khác làm hao tốn rất nhiều thời gian. Đây là điều công ty bạn cần lưu ý khi sử dụng 3D CAD.


Bên cạnh đó, trong một số trường hợp hệ thống cần có một giao diện lập trình ứng dụng (API). Một API tốt cho phép bạn viết một chương trình tự động của riêng bạn để làm các việc cần thiết và tránh được việc phải mua ứng dụng của hãng thứ ba.

  • Quá trình học sử dụng nhanh chóng
Để đáp ứng được yêu cầu của môi trường 3D thì cần sự đào tạo và trải nghiệm. Vì vậy, bạn nên chọn một hệ thống dễ học và đáp ứng được nhu cầu công việc. Hãy tìm một hệ thống có giao diện người dùng thích hợp và có quy trình thiết kế, vẽ, lập trình gia công, mô phỏng có logic từ đầu đến cuối.
Do quá trình đào tạo tốn chi phí nên cần chọn hệ thống tích hợp sẵn các bài hướng dẫn và có cộng đồng online năng động giúp cho người dùng hỏi và nhận được câu trả lời. Bạn cũng sẽ cần một hệ thống được dạy ở các trung tâm đào đạo để dễ dàng tuyển dụng nhân viên.

  • Một đại lí uy tín sẽ giúp bạn rất nhiều
Một mối quan hệ thành công với đại lí phần mềm CAD bắt đầu từ việc mua hàng. Mua từ một đại lí có nhiều kĩ năng và kinh nghiệm sẽ giúp bạn thành công trong việc phát triển hệ thống 3D. Tìm xem có bao nhiêu khách hàng tiềm năng mà đại lí đó đã hỗ trợ và đào tạo. Tìm các học chất lượng từ nhà cung cấp, liệu đại lí có sẵn sàng mở lớp đào tạo giúp bạn cải thiện thiết kế và quá trình sản xuất hay không.



  • Ra quyết định với sự thấu hiểu
Có một sự thật là mỗi hệ thống 3D đều có điểm mạnh và không mạnh riêng. Và không phải tất cả các tiêu chuẩn nêu trên đều cần cho mọi doanh nghiệp. Và mỗi hệ thống cũng có yêu cầu về khoản đầu tư ban đầu rất khác nhau (phần cứng và bản quyền). Bạn hãy đưa ra một lựa chọn thông minh dựa vào suy xét cẩn thận với một nhận thức sâu sắc về nhu cầu của công ty.

Tài liệu tham khảo:
http://www.designworldonline.com/tips-for-selecting-a-3d-cad-system/
http://nccs.com.au/5-cr[MEDIA=youtube]teri-for[/MEDIA]-choosing-a-3d-cad-system/
http://www.engineeringexchange.com/...URL="http://www.vietcad.com/"]www.vietcad.com | Support: support.vietcad.com
Facebook | Youtube | Google+ | LinkedIn | Instagram[/SIZE]
 
Top