Tiêu chuẩn dung sai kỹ thuật trong chế tạo máy

Author
Hầu hết các kỹ sư và công nhân trong các nhà máy cơ khí nước ngoài, đều có những am hiểu sâu sắc về các tiêu chuẩn trong gia công cơ khí.Đặc biệt là ở Nhật với bộ tiêu chuẩn JIS khoa học và đầy đủ.Nhưng ở Việt Nam mình khi học ở trường thật là buồn khi các tiêu chuẩn này sinh viên ít khi được tiếp xúc.Ra trường khi đi làm việc mình thực sự không biết tìm đâu ra các quy định về dung sai trong bản vẻ mà khách hàng quy định.Mình không biết người ta dựa vào đâu để đưa ra dung sai kích thước.Và hôm nay tôi xin cung cấp cho những ai chưa biết về ISO 2768.Một tiêu chuẩn dung sai được áp dụng khá nhiều với các khách hàng của công ty tôi.




Lấy ví dụ cho việc dùng bảng dung sai ISO 2768 đối với dung sai kích thước.
VD: Khi ta muốn gia công 1 kích thước có chiều dài 10mm mà cần độ chính xác cao vậy khi cho dung sai vị trí ta chọn cấp dung sai là cấp F
Vậy với cấp F, chiều dài 10mm ta chọn dung sai kích thước cho gia công là 0.1mm
 
Last edited:
H

hohoangduy

Ðề: Tiêu chuẩn dung sai kỹ thuật trong chế tạo máy

thank.anh cho em it tai lieu vê môn (kỉ thuật đo trông chế tạo máy) nhe
 
Ðề: Tiêu chuẩn dung sai kỹ thuật trong chế tạo máy

Anh trai ơi. Sao tra dung sai của anh chẳng đề cập gì đến cấp chính xác gia công vậy?
Giả sử em co 1 chi tiết hộp có kích thước 125x125x16. mẠt đáy yêu cầu độ nhám Ra 2.5
,các mặt bên yêu cầu độ nhám Rz40. Vậy tra dung sai kích thước thẳng cho khích thước 129 và chiều cao 16 là bao nhiêu? Kính hỏi anh
 

mrgiang99

Active Member
Ðề: Tiêu chuẩn dung sai kỹ thuật trong chế tạo máy

Anh trai ơi. Sao tra dung sai của anh chẳng đề cập gì đến cấp chính xác gia công vậy?
Giả sử em co 1 chi tiết hộp có kích thước 125x125x16. mẠt đáy yêu cầu độ nhám Ra 2.5
,các mặt bên yêu cầu độ nhám Rz40. Vậy tra dung sai kích thước thẳng cho khích thước 129 và chiều cao 16 là bao nhiêu? Kính hỏi anh
Dung sai là dung sai!

Ra là Ra

Cái Ra2.5 của bạn nó là nhám bề mặt, tương đương với 2 cái tam giác ngược.



Tôi có thể làm 1 cái chi tiết dày 16mm dung sai lên tới +/- 10mm mà vẫn đạt Ra 2.5 !
:4::4::4:
 
Ðề: Tiêu chuẩn dung sai kỹ thuật trong chế tạo máy

Mình có ý kiến thế này. có thể Ra không liên quan nhiều lắm đến dung sai. nhưng nguợc lại thì chưa chắc đúng. Mình đọc trong sổ tay công nghệ chế tạo máy thì có phần tính độ nhám bề mặt dựa vào dung sai đấy, có nghĩa là nếu đã điền dung sai thì ta hoàn toàn có thể suy ra Ra,Rz. trước trong thiết kế, gia công mình vẫn dùng công thức đó. xin lỗi vì mình không nhớ chính xác công thức tính
 

mrgiang99

Active Member
Ðề: Tiêu chuẩn dung sai kỹ thuật trong chế tạo máy

Mình có ý kiến thế này. có thể Ra không liên quan nhiều lắm đến dung sai. nhưng nguợc lại thì chưa chắc đúng. Mình đọc trong sổ tay công nghệ chế tạo máy thì có phần tính độ nhám bề mặt dựa vào dung sai đấy, có nghĩa là nếu đã điền dung sai thì ta hoàn toàn có thể suy ra Ra,Rz. trước trong thiết kế, gia công mình vẫn dùng công thức đó. xin lỗi vì mình không nhớ chính xác công thức tính

Theo mình thì có lẽ bạn muốn nói về:

Thông thường khi gia công:

Dung sai qui cách --> Phương pháp gia công --> Độ nhám đạt được!

Hoặc: Độ nhám chỉ định --> Phương pháp gia công đạt dung sai qui cách!

Còn khi thiết kế thì:

Mức độ làm việc --> Dung sai qui cách + chỉ định độ nhám!
 
Last edited:
Ðề: Tiêu chuẩn dung sai kỹ thuật trong chế tạo máy

BẠn xem quyển Công nghệ chế tạo máy đi. Có mối quan hệ giữa độ nhám và dung sai mà
Cụ thể là quan hệ giữa Dộ nhám Rz với trường dung sai
 
Top