Tìm hiểu chung về thế giới oto

Author
Hi, chào các anh em Mes, có một số tài liệu em sưu tầm về oto nên muốn chia sẻ lên đây để mọi người cùng thảo luận, em là dân chế tạo nhưng lại rất thích oto, nên có chỗ nào nêu chưa được đủ ý mong các anh chỉ giúp ạ,:-x

1. Thuật ngữ về oto.

Từ khi khai sinh cách đây 120 năm, xe hơi kéo theo hàng loạt những thuật ngữ, từ viết tắt mà dần dà chúng trở thành ngôn ngữ của riêng sản phẩm này. Trên một mẫu xe hay một công nghệ bao giờ cũng cũng có chữ viết tắt đính kèm. Chẳng hạn, động cơ V8 hay V6, chống bó cứng phanh ABS (Antilock brake system), điều hòa (A/C- Airconditioning), SRS (túi khí) đã trở nên rất quen thuộc.
Rắc rối thuật ngữ xe hơi


Mỗi hãng mỗi kiểu, đôi lúc các chữ viết tắt gắn trên ôtô như đánh đố người tiêu dùng. Cùng chỉ một công nghệ mà Honda thì có VTEC, Toyota gọi là VVT-i còn BMW khó hiểu hơn với VANOS.
Từ khi khai sinh cách đây 120 năm, xe hơi kéo theo hàng loạt những thuật ngữ, từ viết tắt mà dần dà chúng trở thành ngôn ngữ của riêng sản phẩm này. Trên một mẫu xe hay một công nghệ bao giờ cũng cũng có chữ viết tắt đính kèm. Chẳng hạn, động cơ V8 hay V6, chống bó cứng phanh ABS (Antilock brake system), điều hòa (A/C- Airconditioning), SRS (túi khí) đã trở nên rất quen thuộc.

Tuy nhiên, có những từ viết tắt như thách thức hiểu biết của mọi người và rắc rối ở chỗ chúng vẫn chỉ là một công nghệ, hay một thiết bị nào đó. Dường như, mỗi khi sáng tạo hay cải tiến cái gì mới, các hãng lại cố nghĩ cho nó một cái tên để không bị lẫn với đối thủ khác. Tương tự như vậy, sản phẩm cũng có "đuôi" theo sau khiến nhiều người mua xe hàng chục năm mà không hiểu hết ý nghĩa của những từ viết tắt đó.

Không chỉ "dân thường", những kỹ sư sừng sỏ trong làng công nghệ hay giới am hiểu ôtô đôi lúc cũng phải bó tay trước từ viết tắt. Nhiều lúc, các hãng phát minh ra một từ chẳng liên quan gì đến kỹ thuật mà chỉ chăm chăm vào mục đích marketing. Không những vậy, có những tình huống oái oăm như cụm từ công bố chính thức lại chẳng có trong sổ tay sử dụng. Vì vậy, nếu không hiểu những gì hãng nói, cách tốt nhất là bạn hãy gắn cho chúng một ý nghĩa chung chung.


Dưới đây là những từ trên các mẫu xe phổ biến:



Hệ thống điều chỉnh trục cam: GM gọi nó là VVT (variable valve timing - biến thiên thời điểm đóng mở van nạp). Toyota sau khi cải tiến thì gọi thành VVT-i, với chữ "i" lấy từ từ " intelligent - thông minh". Honda gọi nó là VTEC, viết tắt từ cụm từ "Variable V
and Lift Electronic Control", tích hợp trên động cơ của Honda Civic. BMW phức tạp hơn khi gọi công nghệ này là VANOS còn Subaru không chịu kém cạnh dưới cái tên dài ngoằng Dual AVCS (active valve control system)
Tất cả chúng đều ám chỉ quá trình tác động vào thời điểm mở và đóng van động cơ, thông qua trục cam. Tuy nhiên, mỗi hãng ứng dụng dưới một hình thức, tác động vào một hay nhiều thông số nên tên gọi cũng vì thế mà khác nhau. Một vài hãng dựa vào áp suất dầu động cơ để thay đổi vị trí trục cam theo trục khuỷu, trong khi có hãng lại dùng các con đội.


Hệ thống cân bằng điện tử: Đây là công nghệ do hãng thiết bị nổi tiếng Bosch phát minh và được Mercedes sử dụng trên các mẫu xe hạng sang cao cấp S-class. Tên gọi đầu tiên của hệ thống này là ESP (Stabilitätsprogramm - chương trình cân bằng điện tử) nhưng sau đó Bosch thương mại hóa dưới cái tên ESC (Electronic Stability Control). ESC hoạt động bằng cách can thiệp vào phanh, giảm công suất động cơ trong trường hợp một trong các bánh mất độ bám đường. ESC chỉ là công cụ để lái xe giữ chắc tay lái và nó không thể thắng được các quy luật vật lý.
Dù Bosch, một hãng thứ ba phát minh ra kỹ thuật này, ESC vẫn bị cách điệu thành những cái tên khác như VSA (Vehicle Stability Assist - hệ thống hỗ trợ cân bằng) của Audi, VDC (Vehicle Dynamic Control - kiểm soát động lực xe), DSC (Dynamic Stability Control - kiểm soát cân bằng động lực). Thậm chí, Maserati, hãng siêu xe của Italy, chuyển nó thành riêng của mình là MSP (Maserati Stability Program). Nếu không chú ý, rất nhiều người lầm tưởng những chữ cái này thể hiện cho các công nghệ hoàn toàn khác nhau.


Động cơ diesel: Do không mấy phổ biến nên nhiều hãng phải đặt thêm hậu tố để chỉ loại động cơ này trên các mẫu xe của mình. BMW nhanh chân chọn một cách đơn giản là dùng chữ "d" phía sau tên như BMW 525d. Mercedes thì dùng cụm từ CDI (Common rail Direct Injection) còn Ford thì dùng thuật ngữ TDCi. Nhà sản xuất Italy Fiat sử dụng cụm từ JTD.
Renault của Pháp có dCi, GM đảo trật tự của Ford thành CDTi (dành cho những chiếc xe của Fiat, hồi hai hãng này vẫn còn liên kết với nhau). Hyundai sở hữu ký hiệu CRDi, Mitsubishi là DI-D còn Peugeot là HDi. Toyota, hãng xe lớn thứ hai thế giới chọn chữ D4-D cho các động cơ diesel của mình.


Đặt tên xe bằng chữ cái: Những chữ viết tắt trên thiên về kỹ thuật còn có thể dịch ra, nhưng với các ký tự dùng cho từng phiên bản xe thì không hãng nào giống hãng nào. Ví như Mercedes quy định các kiểu xe là SLR (Sport Light Race), SLK (Sport Light Compact), CLS (Classic Light Sport), SL (Sport Light).
Những sản phẩm của Lexus thì theo thứ tự trong bảng chữ cái mà cao cấp dần như IS, ES rồi GS, LS (chữ S thể hiện cho loại sedan). Ở dòng thể thao đa dụng thì là có hậu tố là "X" và độ lớn cũng tăng dần theo chữ cái, bắt đầu từ RX rồi đến GX và cỡ lớn nhất là LX.
Trào lưu dùng chữ cái làm tên rở rộ thì cùng là lúc tranh chấp thương mại diễn ra. Cuối tháng trước, Infiniti, hãng xe hạng sang của Nissan đã thua kiện BMW tại Canada do sử dụng tên "M6" để đặt cho gói thiết bị dành cho chiếc sedan G35. Trong khi đó, M6 là dòng xe thể thao cao cấp của BMW và đã được đăng ký bản quyền. Kết cục, Infiniti bị cấm đả động đến ký hiệu "M6" trong bất cứ tình huống nào, trong cả hóa đơn, chữ ký hay quảng cáo.
Những chữ đi sau để chỉ từng phiên bản như DX, XLT, SE, ELX, HLX thì vô số và chỉ nhà sản xuất mới hiểu ý nghĩa và biết chúng viết tắt của chữ gì, bởi không có quy định bắt buộc. Cụm ELX, HLX chỉ dùng trên xe Fiat còn XLT dùng trên xe Ford. Thông thường, GL được mặc định ám chỉ cho từ "Grand Luxe - sang trọng cao cấp" của tiếng Pháp. DX chỉ "Deluxe - sang trọng" còn SE là viết tắt của "Sport Edition - phiên bản thể thao".
 
Author
Ðề: Tìm hiểu chung về thế giới oto

Bác Nova, đây là tài liệu em sưu tầm trong máy tính của ông anh bạn em. Thì em nghi nguồn như thế nào cho đúng ạ.:(
 

Nova

MES LAB Founder
Author
Ðề: Tìm hiểu chung về thế giới oto

Thuật ngữ Diễn giải
1. 4WD, 4x4 (4 wheel drive) Dẫn động 4 bánh (hay xe có 4 bánh chủ động).

2. ABS (
brake system) Hệ thống chống bó cứng phanh.

3. AFL (adaptive forward lighting) Đèn pha mở dải chiếu sáng theo góc lái.

4. ARTS (adaptive restraint technology system) Hệ thống điện tử kích hoạt gối hơi theo những thông số cần thiết tại thời điểm xảy ra va chạm.

5. BA (brake assist) Hệ thống hỗ trợ phanh gấp.
Cabriolet Kiểu xe coupe mui xếp.

6. CATS (computer active technology suspension) Hệ thống treo điện tử tự động điều chỉnh độ cứng theo điều kiện vận hành.s
Conceptcar Một chiếc xe hơi hoàn chỉnh nhưng chỉ là thiết kế mẫu hoặc để trưng bày, chưa được đưa vào dây chuyền sản xuất.
Coupe Kiểu xe thể thao giống sedan nhưng chỉ có 2 cửa.

7. CVT (continuously vriable transmission) Cơ cấu truyền động bằng đai thang tự động biến tốc vô cấp.
Dạng động cơ I4, I6 Gồm 4 hoặc 6 xi-lanh xếp thành 1 hàng thẳng.
Dạng động cơ V6, V8 Gồm 6 hoặc 8 xi-lanh, xếp thành 2 hàng nghiêng, mặt cắt cụm máy hình chữ V.

8. DOHC (double overhead camshafts) 2 trục cam phía trên xi-lanh.

9. DSG (direct shift gearbox) Hộp điều tốc luân phiên.

10.EBD (electronic
distribution) Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử.

11. EDC (electronic damper control) Hệ thống điều chỉnh giảm âm điện tử.

12. EFI (electronic fuel Injection) Hệ thống phun xăng điện tử.

13. ESP (electronic stability program) Hệ thống tự động cân bằng điện tử.

14. Hatchback Kiểu sedan có khoang hành lý thu gọn vào trong ca-bin, cửa lật phía sau vát thẳng từ đèn hậu lên nóc ca-bin với bản lề mở lên phía trên.

15. H
Kiểu xe mui kim loại cứng không có khung đứng giữa 2 cửa trước và sau.

16. Hybrid Kiểu xe có phần động lực được thiết kế kết hợp từ 2 dạng máy trở lên. Ví dụ: xe ôtô xăng-điện, xe đạp máy...

17. iDrive Hệ thống điều khiển điện tử trung tâm.

18. IOE (intake over exhaust) Van nạp nằm phía trên van xả.
Minivan Kiểu hatchback có ca-bin kéo dài trùm ca-pô, có từ 6 đến 8 chỗ.

19. OHV (overhead valves) Trục cam nằm dưới và tác động vào van qua các tay đòn.

20. Pikup Kiểu xe hơi 4 chỗ có thùng chở hàng rời phía sau ca-bin (xe bán tải)

21. Roadster Kiểu xe coupe mui trần và chỉ có 2 chỗ ngồi.

22. Sedan Loại xe hòm kính 4 cửa, ca-pô và khoang hành lý thấp hơn ca-bin.

223. SOHC (single overhead camshafts) Trục cam đơn trên đầu xi-lanh.

24. SUV (sport utility vehicle) Kiểu xe thể thao đa chức năng, hầu hết được thiết kế chủ động 4 bánh và có thể vượt những địa hình xấu.

25. SV (side valves) Sơ đồ thiết kế van nghiêng bên sườn.

26. Turbo Thiết kế tăng áp của động cơ.

27. Turbodiesel Động cơ diesel có thiết kế tăng áp.

28. Universal Kiểu sedan có ca-bin kéo dài liền với khoang hành lý.

29. Van Xe hòm chở hàng.

30. VSC (vehicle skid control) Hệ thống kiểm soát tình trạng trượt bánh xe.

31. VVT-i (variable valve timing with intelligence) Hệ thống điều khiển van nạp nhiên liệu biến thiên thông minh.
 
Last edited:
Author
Ðề: Tìm hiểu chung về thế giới oto

Ôi, nếu là từng bài một trong tập tài liệu đó thì các web đăng nhiều lắm ạ. Vậy em làm thế nào để up được cả tệp tài liệu đó lên không ạ.
Nó được làm theo dạng như là file help trong các phần mềm ấy ạ
 

Nova

MES LAB Founder
Ðề: Tìm hiểu chung về thế giới oto

Nếu em không rõ, em hãy để cuối mỗi bài là "Tài liệu sưu tầm được, chưa rõ website gốc, nếu anh em nào biết site gốc của tài liệu này, xin reply để mình bổ sung vào phần dẫn nguồn của bài viết"

Rgs
 
Author
Ðề: Tìm hiểu chung về thế giới oto

Tình hình là để đưa được hết các bài trong đó ra thì rất nhiều ạ, vậy nên em xin gửi cái ảnh file đó mở lên để các anh em trông qua các đề mục trong đó nhé, nếu mà cần hoặc là muốn tìm hiểu về oto thì các anh mail cho em để em gửi qua mail cho các anh em nhé.

[ANH]36CE_4E5256D6[/ANH]
 
Author
Ðề: Tìm hiểu chung về thế giới oto

2. Bảo dưỡng oto


a. Bảo dưỡng ắc quy.



Bảo dưỡng ắc-quy ôtô
Quá nhiệt và quá nạp là hai nguyên nhân chủ yếu khiến ắc-quy hết điện sớm. Vì vậy, cần theo dõi và bảo dưỡng thường xuyên thiết bị này, đặc biệt trong mùa nóng.
Ắc-quy là một trong những thiết bị quan trọng nhất trên xe hơi, đảm niệm vai trò tích trữ điện năng, cung cấp năng lượng cho các thiết bị tiêu thụ điện (phụ tải) như máy khởi động, kích thích máy phát xoay chiều. Ắc-quy sẽ cung cấp điện năng cho các phụ tải khi máy phát điện chưa làm việc hoặc vòng tua máy chưa đạt tốc độ quy định.
Sau khi khởi động và vòng tua máy đủ lớn, các thiết bị trên ôtô sẽ sử dụng điện năng sinh ra từ máy phát. Đồng thời, ắc-quy được nạp điện để tích trữ năng lượng cho các lần khởi động sau.

Đa số ắc-quy sử dụng trên ôtô là ắc-quy chì. Chúng được chia thành các loại như ắc-quy hở (ắc-quy nước) và ắc-quy kín (hay còn gọi ắc-quy khô). Loại ắc-quy nước có thể bão dưỡng như đổ thêm nước, còn ắc-quy khô không cần bảo dưỡng và dùng một lần cho đến lúc hết điện.
Bão dưỡng để ắc-quy 'sống' lâu


[ANH]F358_4E53238D[/ANH]

*Những điều cần biết về ắc-quy ôtô Sự quá nhiệt và quá nạp là hai nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng ắc quy chết sớm. Nhiệt độ khiến chất lỏng bay hơi, thay đổi nồng độ dung dịch, phản ứng diễn ra nhanh và gây tổn hại cho cấu trúc phía trong ắc quy. Bên cạnh đó, những thiết bị bị lỗi trong quá trình sạc như bộ điều chỉnh điện thế sẽ khiến ắc-quy bị quá nạp, làm hư các thẻ và giảm tuổi thọ. Các bề mặt thẻ (chì oxit) không chìm trong dung dịch điện phân có thể bị hư hỏng.
Ngoài ra, trời lạnh cũng khiến ắc-quy làm việc nặng nhọc hơn do dầu nhớt đặc hơn nên khi khởi động, nó cần phải có năng lượng đủ lớn để vận hành hệ thống. Trong trường hợp lâu ngày không sử dụng, bạn nên nạp định kỳ khoảng 6 tuần một lần.
Giữ phần trên ắc-quy luôn sạch là một trong những cách duy trì hoạt động bình thường của nó. Các bụi bẩn có thể trở thành chất dẫn điện, làm mất năng lượng. Hơn nữa, sự ăn mòn tích tụ lâu làm cho các mối nối bị cô lập, nên ắc-quy không thể sử dụng được.
Dấu hiệu để nhận ra nước điện phân bị rỉ là sự ăn mòn trắng khay ắc-quy và kim loại xung quanh. Trong trường hợp này bạn nên kiểm tra xem ắc-quy có bị quá nhiệt hay quá nạp hay không để bổ sung nước hoặc kiểm tra bộ phận nạp. Đồng thời, nên sử dụng hỗn hợp soda và nước ấm (45 ml soda pha trong 1 lít nước), dùng bàn chải cứng quét dung dịch soda các mặt của ắc-quy để làm sạch.
Tuy nhiên, bạn không nên quét trực tiếp lên nắp hoặc lỗ thông hơi bởi nếu nước soda rơi vào trong ắc-quy, phản ứng có thể xảy ra và làm tràn dung dịch axit ra ngoài.
Những lưu ý khi bảo dưỡng, sửa chữa ắc-quy
Không mang nhẫn, vòng, đồng hồ hoặc dây chuyền khi ở gần ở ắc-quy vì nếu chẳng may làm ngắn mạch, dòng điện cao có thể chạy qua khiến bạn bị bỏng nặng. Ngoài ra khi tháo ắc-quy, luôn luôn tháo dây cực âm hoặc cực mát trước. Nếu sau đó bạn vô tình chạm mát cực có cách điện, dây cung cấp điện hoặc dây nóng, hiện tượng ngắn mạch sẽ không diễn ra.
Trong trường hợp sạc ắc-quy, bạn cần để ở nơi thông gió tốt do hơi thoát ra trong quá trình này rất dễ nổ. Không để các nguồn lửa như tia lửa điện, thuốc lá đang cháy ở gần ắc-quy đang nạp điện bởi chúng có thể làm nổ, bắn dung dịch điện phân ra xung quanh.


Nguồn:
"Tài liệu sưu tầm được, chưa rõ website gốc, nếu anh em nào biết site gốc của tài liệu này, xin reply để mình bổ sung vào phần dẫn nguồn của bài viết"
 
N

ngochoi

Ðề: Tìm hiểu chung về thế giới oto

Thuật ngữ Diễn giải

25. SV (side valves) Sơ đồ thiết kế van nghiêng bên sườn.
Bác luan6688 cho mình hỏi, sơ đồ thiết kế van nghiêng bên sườn để làm gì, tại sao lại dùng cụm từ "van nghiêng"
 
Author
Ðề: Tìm hiểu chung về thế giới oto

b. Bảo dưỡng và kiểm tra ắc-quy


Những thiết bị điện tử có thể làm tiêu hao năng lượng điện trong ắc-quy một cách nhanh chóng. Trước khi ra khỏi xe, bạn cần kiểm tra xem các thiết bị như điều hòa, loa, đèn đã tắt hoàn toàn hay chưa. Một chiếc ắc-quy có tuổi thọ 3-5 năm nhưng cũng có thể "chết" sau vài ngày không sử dụng xe.


Tính năng của những chiếc xe mới hiện nay cao hơn rất nhiều so với 20 năm trước đây. Các thiết bị đã được cải tiến và tất cả gần như đều sử dụng điện. Tuy nhiên, có một cản trở mà các hãng xe thường phải vượt qua là hệ thống điện và ắc-quy trên xe hơi ngày càng phình to, gây khó khăn khi lắp ráp và sản xuất xe. Vì vậy, những tình huống trớ trêu cũng vì thế mà xuất hiện như sau vài ngày không đi, đến khi khởi động thì bạn mới nhận ra ắc-quy đã “chết”.


[ANH]6B5B_4E5336E6[/ANH]
Thử nghiệm xạc ắc quy của Motor Trend. Ảnh: Edgesuite



Bạn kiểm tra thấy cửa đã đóng, hệ thống âm thanh, đèn cũng đã tắt và không thể tìm nguyên nhân trực tiếp khiến ắc-quy hết điện như vậy. Trong trường hợp này, một bộ pin sạc 12 volt có thể giúp chống lại việc “rỉ” điện, tuy nhiên giải pháp đó chỉ thích hợp với những xe để trong vài tháng mà không đi.


Các thiết bị điện hiện đại có thể làm cho ắc-quy “chết” nhanh hơn so với những chiếc xe đời 1970 hay xa hơn. Mỗi thiết bị sử dụng “một chút” điện ngay cả khi mọi thứ đã tắt. Những chiếc máy tính tích hợp trên xe là bộ phận tiêu hao năng lượng điện nhiều nhất. Các máy tính điều khiển phun nhiên liệu, kiểm soát nhiệt độ vùng, module khởi động, điều khiển đèn pha, dàn radio kỹ thuật số, đồng hồ, ghế nhớ các vị trí đều làm ảnh hưởng tới độ bền của ắc-quy.


Tiên tiến hơn 20 năm trước, công nghệ ngày nay giúp xe hơi gần như rơi vào “giấc ngủ” và luôn trong trạng thái sẵn sàng. Bất cứ khi nào được kích hoạt, chúng sẽ hoạt động. Các bộ phận điều khiển điện tử vẫn hoạt động âm thầm và tiêu thụ một chút năng lượng. Nhưng chỉ cần để qua vài ngày, chúng có thể làm cạn một bình ắc-quy.


Vài thiết bị khác cũng sử dụng điện từ ắc-quy mặc dù ở trạng thái không hoạt động như máy phát điện, bộ điều chỉnh dòng, hệ thống đánh lửa. Bên cạnh đó, những chiếc diode (bộ phận nắn dòng một chiều nằm trong các thiết bị) có thể bị hỏng và dòng điện có cường độ lớn sẽ đi qua. Tuy nhiên, tình huống này hiếm khi xảy ra.


Để biết mức độ sử dụng điện của các thiết bị đó, bạn có thể đo dòng xả khi tắt khóa đánh lửa. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các máy tính trên xe hơi sử dụng dòng điện 5-8 mA để giữ cho bộ nhớ hoạt động. Hầu hết các mẫu xe hiện đại có giới hạn dòng ở khoảng 25-28 mA hoặc thấp hơn ngoại trừ vài loại xe hạng sang có mức cường độ dòng điện cao hơn một chút. Riêng đèn cho xe tải cần cường độ dòng 900 mA hay 0,9 A và có thể sử dụng hết ắc-quy trong vòng một đêm.


Để đo cường độ dòng điện, một số mẫu xe cần phải nghỉ 30 phút trước khi tiến hành. Nếu đo ngay, các máy tính có thể đang ở trạng thái “thức” và tiêu hao nhiều năng lượng, vì vậy, kết quả không hoàn toàn chính xác. Khi các thiết bị đó đi vào trạng thái “ngủ”, kết quả đo mới chính xác. Thậm chí, với những chiếc xe trang bị bộ giảm xóc bằng khí nén hoặc hệ thống cân bằng điện tử có bạn cần phải chờ ít nhất 70 phút trước khi tiến hành. Có một điểm cần lưu ý là khi đang đo, bạn không được mở cửa (làm sáng đèn nội thất), xoay chìa khởi động hay bật đèn pha bởi có thể làm hỏng am-pe kế.


Cuối cùng, một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới tuổi thọ của ắc-quy. Nhiệt độ cao khiến các phản ứng trong ắc-quy diễn ra nhanh hơn và vì thế nó cũng “chết” nhanh hơn. Hơn nữa, các chất bẩn trên điện cực ắc-quy khiến nó không thể xạc điện từ máy phát. Vì vậy, hãy giữ ắc-quy sạch, mát và khô để nâng cao tuổi thọ của chúng.

Nguồn: "Tài liệu sưu tầm được, chưa rõ website gốc, nếu anh em nào biết site gốc của tài liệu này, xin reply để mình bổ sung vào phần dẫn nguồn của bài viết"
 
Author
Ðề: Tìm hiểu chung về thế giới oto



Bảo dưỡng lốp xe


Bơm không đúng áp suất, không đảo lốp định kỳ và lắp lệch là nguyên nhân phổ biến dẫn tới giảm tuổi thọ lốp và gây nguy hiểm khi lái. Vì vậy, nên kiểm tra lốp 2 lần mỗi tháng để tìm ra các hiện tượng bất thường một cách kịp thời, trước khi chúng ảnh hưởng tới an toàn của xe.
Giống như cần gạt nước và bộ lọc dầu, lốp là bộ phận thường xuyên bị mòn trong quá trình sử dụng thông thường. Hơn nữa, lốp có ảnh hưởng lớn tới độ an toàn của xe khi nó là nơi chịu trách nhiệm chính trong quá trình xe chuyển động. Những dấu hiệu hỏng hóc của lốp thường rất dễ nhận biết dựa trên hiện tượng mài mòn. Và nếu thường xuyên kiểm tra lốp, nó sẽ cho bạn biết những thông tin hết sức quý giá để khắc phục đúng lúc.


[ANH]18E0_4E537C0A[/ANH]
Kiểm tra áp suất lốp bằng máy. Ảnh: Carcare

Kiểm tra lốp
Hai yếu tố đầu tiên mà bạn cần quan tâm là thành và ta-lông lốp (phần bề mặt tiếp xúc với mặt đường). Ta-lông được gia cố bằng các dây thép nhằm tăng khả năng chống lại các vật nhọn đâm vào, trong khi thành lốp lại không có tác dụng đó.
Do sự khác biệt này nên đối với tất cả các loại lốp, bạn nên bắt đầu từ thành lốp và kiểm tra thật cẩn thận. Quan sát tất cả các vết xước, các đốm nổi hay vết rạn. Nếu tìm thấy bất cứ dấu hiệu nào, bạn nên tháo lốp và mang tới đại lý hay gara uy tín để kiểm tra kỹ hơn. Do đặc tính mỏng, hay hỏng khi bị tác động của thành lốp nên bạn cần có lốp dự phòng trước khi đi xa.
Tiếp theo, ta-lông là nơi đặc biệt quan trọng. Với chi tiết này, bạn cần xem độ sâu của chúng để biết bạn có thể đi bao nhiêu km nữa trước khi thay lốp mới. Thông thường, mỗi chiếc lốp thường có dấu hiệu xác định độ mòn ta-lông và độ sâu của rãnh. Nếu các đường gân tạo nên một mặt phẳng, tốt nhất hãy thay một chiếc mới. Một phương pháp khác là đút đồng xu 1.000 vào rãnh lốp. Nếu bạn nhìn thấy toàn bộ quốc huy khi đặt mắt ngang mặt lốp, lúc đó nên thay mới.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên để ý tới các vết mòn bất thường. Nếu độ sâu của rãnh lốp không bằng nhau chứng tỏ hiện tượng mòn bắt đầu xuất hiện. Có những nguyên nhân chính khiến lốp mòn như bơm lốp không đúng cách, lắp không thẳng và không đảo lốp định kỳ.
[ANH]3A5A_4E537C7A[/ANH]
Các đường gân để xác định độ mòn của lốp. Ảnh: Volvo

Bơm đủ áp suất

Bơm lốp đúng tiêu chuẩn là cách giảm độ mài mòn tốt nhất. Thông thường, những chiếc lốp không đủ hơi có thành lốp bị lún, khiến bề mặt lốp bị mòn về hai mép trong khi phần giữa không bị mòn nhiều. Bên cạnh đó, lốp non còn gây nên hiện tượng quá nhiệt do tăng ma sát với mặt đường dẫn đến mòn nhanh hơn, thậm chí bị nở ra.
Tuy vậy, những chiếc lốp quá hơi cũng gây nên nhiều phiền toái và chỉ bị mòn ở phần giữa ta-lông trong khi hai mép vẫn “bình yên”. Nếu quá áp suất quy định, lốp sẽ mòn nhanh hơn và cách tốt nhất là bạn xì bớt hơi. Thông thường, các nhà sản xuất lốp khuyến cáo nên kiểm tra áp suất lốp 2 lần/tháng. Để xem chỉ tiêu áp suất lốp đi theo xe, bạn có thể tìm thông tin trên bảng chỉ dẫn gắn ở khung cửa phía tài.
Khi bơm lốp, bạn cũng nên để ý tới nhiệt độ môi trường. Trong những ngày trời nóng, áp suất lốp thường tăng khoảng 0,06-0,1 atm còn khi trời lạnh khiếp áp suất giảm đi tương ứng.
[ANH]3C7C_4E537D48[/ANH]

Lốp xe bị mòn một bên.
Ảnh: Carcare.
Đảo lốp định kỳ
Phương pháp thứ 2 để tăng tuổi thọ lốp là chỉnh cho nó không bị lệch. Nếu lốp lắp không tiếp xúc tối ưu với mặt đường, hiện tượng mòn xảy ra không đều, bất thường và nhanh chóng. Khi bị hiện tượng này, lốp thường mòn một phía nào đó và tạo góc với mặt đường khiến giảm độ bám. Cách tốt nhất để khắc phục lỗi này là mang xe tới các gara để chỉnh lại.
Giai đoạn tiếp theo trong quá trình kiểm tra lốp là so sánh mức độ mòn giữa lốp trước và lốp sau. Thông thường, lốp trước mòn nhanh hơn lốp sau, đặc biệt khi xe rẽ, bởi lúc đó mat sát với mặt đường tăng lên. Sự khác biệt này rất rõ khi chiếc xe sử dụng hệ dẫn động bánh trước và giải pháp là bạn nên đảo lốp xe định kỳ sau khoảng 8.000-12.000 km đi được.
Cân bằng lốp
Các thợ xe thường gắn các mẩu nhỏ kim loại trên vành để tạo cân bằng động cho lốp. Vì vậy, bạn nên chú ý và đừng vứt nhưng chi tiết đó nếu không biết tác dụng. Bình thường, trong quá trình sử dụng, các vị trí của lốp có độ mòn khác nhau khiến sự phân bố trọng lượng không đồng đều. Để tạo độ cân bằng, tránh rung và đảo xe khi lái, các thợ sửa thường thêm các miếng kim loại để bù khối lượng bị mất trên lốp. Để xác định các vị trí lệch người ta phải dụng thiết bị chuyên dụng và thợ phải có kinh nghiệm, vì vậy, bạn nên mang xe tới các trạm sửa uy tín.

Nguồn: "Tài liệu sưu tầm được, chưa rõ website gốc, nếu anh em nào biết site gốc của tài liệu này, xin reply để mình bổ sung vào phần dẫn nguồn của bài viết"
 
Author
Ðề: Tìm hiểu chung về thế giới oto

Bảo dưỡng dầu phanh


Đa số người sử dụng xe hơi quên bảo dưỡng dầu phanh và chỉ chú ý đến chi tiết này khi gặp sự cố. Tuy không cần kiểm tra mức dầu phanh thường xuyên nhưng nên thay chúng một cách định kỳ. Dầu phanh phổ biến nhất mà các hãng xe sử dụng tại Việt Nam là DOT 3, DOT 4, có thành phần dựa trên gốc glycol.
Các hãng sản xuất khuyến cáo khách hàng nên thay dầu phanh hai năm một lần. Thời gian thay dầu phanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại phanh và hoạt động của phanh phụ thuộc nhiều vào thành phần này. Dầu “già” làm mất nhiều năng lượng phanh, khiến những bộ phận đắt tiền hỏng nhanh. Tuy nhiên, trên thực tế, tính chần chừ khiến chúng ta hay đợi đến khi có dịp hoặc hỏng hóc xảy ra mới để ý đến nó.
Có nhiều loại dầu phanh trên thị trường như DOT 3, DOT 4, DOT 5. Các loại này phải có nhiệt độ sôi cao để tránh dầu bay hơi do nhiệt độ cao từ hệ thống phanh. DOT 3 là loại dầu phanh thông dụng ở Mỹ, Việt Nam và có nguồn gốc glycol.


[ANH]1704_4E53CAD1[/ANH]
Dầu phanh dành cho các loại xe Honda. Ảnh: Honda

[LEFT] [/LEFT]
Theo quy định của Hiệp hội kỹ sư ôtô Mỹ SEA, nhiệt độ sôi của dầu phanh DOT 3 phải cao hơn 205 độ C và tương thích với những vật liệu khác trong hệ thống phanh, có khả năng chống ăn mòn và không xảy ra biến đổi hóa học khi trộn với các loại dầu phanh khác. Nhiệt độ sôi của dầu là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Trong trường hợp dầu sôi sẽ sinh ra bóng khí trong hệ thống kín. Khi nhấn chân phanh, một phần áp suất phanh tác động lên những bóng khí này mà không tác động hoàn toàn vào đĩa phanh khiến tính năng phanh giảm và chân phanh nhẹ.

Một vài hãng xe châu Âu sử dụng dầu phanh DOT 4, có gốc glycol tương tự DOT 3 nhưng có nhiệt độ sôi cao hơn, ở 227 độ C. Điểm yếu của gốc glycol trong DOT 3, DOT 4 là tính hút nước cao và hút hơi ẩm vào hệ thống phanh. Nước có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiều dầu nên nó sẽ tạo nhiều bóng khí, ảnh hưởng tới chất lượng phanh. Nhiều sản phẩm dầu phanh của các nước châu Âu có nồng độ nước dưới 3%. Tương tự DOT 3, DOT 4 được dùng khá phổ biến tại Việt Nam.


Bên cạnh nhiệt độ sôi thấp, nước còn gây ăn mòn các chi tiết kim loại. Đối với các xi-lanh, chuyện ăn mòn không quá tồi tệ nhưng với hệ thống chống bó cứng ABS có giá hàng nghìn USD, đó sẽ là vấn đề lớn. Thay dầu phanh không những tăng hiệu quả phanh mà còn kéo dài tuổi thọ của các hệ thống thủy lực khác.


Khác với DOT 3 và DOT 4, DOT 5 sử dụng hóa chất có gốc silicone. DOT 5 không hấp thụ hơi ẩm từ không khí và không tấn công bề mặt sơn như glycol. Thế nhưng, điểm yếu của silicone là độ nhớt của nó không thích hợp với DOT 3, DOT 4 (thường được sử dụng trong những thiết bị như ABS). Hơn nữa, silicone rất hay bị rỉ ra ngoài nên khó hàn kín.



Ưu điểm lớn nhất của DOT 5 là nhiệt độ sôi cao, gần 260 độ C. Silicone và glycol không được trộn lẫn vào nhau nên các bạn cẩn thận khi thay dầu phanh, không thay dầu DOT 5 cho DOT 3 và DOT 4. Trước hết, nên rửa sạch đường ống khi thay loại này bằng loại kia hoặc chỉ thay cùng một loại dầu để tránh những phiền toái không đáng có.


Hiện tại, các hãng sản xuất cho ra lò một sản phẩm dầu phanh mới có những ưu điểm của silicone và glycol dưới cái tên “dầu tổng hợp”. Ưu điểm chính của nó là có nhiệt độ sôi cao, ở 250 độ C và phù hợp với mọi loại dầu phanh khác.


Nguồn: "Tài liệu sưu tầm được, chưa rõ website gốc, nếu anh em nào biết site gốc của tài liệu này, xin reply để mình bổ sung vào phần dẫn nguồn của bài viết"
 
Author
Ðề: Tìm hiểu chung về thế giới oto

Bắt bệnh của phanh


Phanh đĩa dù có nhiều ưu điểm hơn phanh tang trống nhưng vẫn có bệnh như tạo tiếng kêu, chân phanh không nhả hoặc bị rung.
Phanh là một trong những thiết bị có tần số hoạt động vào loại cao nhất trên xe hơi. Chức năng của nó là giảm tốc, dừng đỗ và giúp xe đứng yên trên các mặt đường dốc. Gần như tất cả các loại ôtô hiện nay đều trang bị hai hệ thống phanh độc lập với nhau là phanh chân và phanh tay. Trong đó, phanh chân chỉ hoạt động khi nhấn vào bàn đạp phanh và khi nhả chân thì đồng thời phanh cũng nhả. Phanh tay thì ngược lại, nó vẫn duy trì lực hãm khi nhả phanh. Thông thường, phanh tay dùng cơ cấu hãm trục truyền động còn phanh chân dùng cơ cấu hãm bánh xe.


[ANH]F0C1_4E56415F[/ANH]
Hệ thống phanh đĩa tính năng cao trên các xe độ AMG. Ảnh: Geocities.
[LEFT]

[/LEFT]
Theo cách phân chia theo cơ cấu hãm, phanh chân được chia thành phanh tang trống và phanh đĩa. Ở kiểu phanh tang trống, áp suất thủy lực tác động lên piston và truyền cho má phanh để áp sát vào tang trống. Vật liệu ma sát trên má phanh sẽ tiếp xúc với tang trống, làm chậm tốc độ quay của tang trống và trục bánh.
Còn với phanh đĩa, vật liệu ma sát (má phanh) kẹp đĩa kim loại (quay cùng với trục bánh) nhờ áp suất thủy lực từ chân phanh. Phanh đĩa không có xu hướng phanh đột ngột (xe giật mạnh) như phanh tang trống mà có độ cân bằng tốt hơn khi dừng.
Mỗi loại phanh có ưu nhược điểm riêng và trên một số xe hiện đại, các hãng vẫn trang bị cả phanh tang trống lẫn phanh đĩa. Dù thế nào, hai loại phanh này có điểm chung là chúng đều có những bệnh riêng của mình, tùy theo từng loại.


Bệnh của phanh tang trống


Hiện tượng phổ biến nhất của phanh tang trống mà các xe (kể cả ôtô và xe máy) hay gặp phải là phanh hết cỡ nhưng lại không hiệu quả. Chẳng hạn như trên ôtô, tài xế có đạp chân phanh chạm sàn, xe vẫn không dừng theo ý muốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như cần đẩy piston xi-lanh chính bị cong, thiếu dầu hoặc lọt khí trong hệ thống, má phanh quá mòn.
Trong trường hợp cần đẩy piston chính bị cong hoặc má phanh mòn, giải pháp cần làm ngay là thay chiếc mới. Nếu thiếu dầu, bạn nên tới các garage hoặc đại lý chính hãng để bổ sung theo đúng loại mà nhà sản xuất khuyến cáo như DOT3, DOT4 hay DOT5. Còn nếu hệ thống thủy lực bị lọt khí, các đại lý sẽ tiến hành xả khí, mà thợ hay gọi là "xả e", bắt nguồn từ từ tiếng Anh "air-không khí".
Một hiện tượng hiếm gặp nhưng hết sức nguy hiểm là xe bị lệch sang một bên khi phanh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lực phanh tác động lên các bánh không đồng đều, do một trong số chúng dính dầu, khe hở má phanh-tang trống không đều, đường dẫn dầu bị tắc cục bộ. Khi gặp phải tình huống này, bạn nên tới ngay các garage để sửa chữa bởi nó khiến xe rất dễ lật, mất lái khi ở tốc độ cao, mà đặc biệt với các loại kích thước lớn như xe thể thao đa dụng.
Ngoài các hiện tượng trên, một vấn đề mà người đi xe thường gặp phải là tiếng kêu khi phanh. Dấu hiệu này cho thấy má phanh đã quá mòn, trơ đinh tán và chúng ma sát với tang trống gây tiếng két két rất khó chịu. Phản ứng duy nhất là bạn thay má phanh mới, giúp phanh ăn hơn và xe đi cũng dễ chịu hơn.


Bệnh phanh đĩa


Phanh đĩa có ưu điểm là có độ cân bằng tốt khi dừng. Xét theo khía cạnh sử dụng cho xe cá nhân, phanh đĩa có ít nhược điểm và cũng ít bệnh hơn phanh tang trống. Tuy nhiên, do các dòng sedan (xe 5 chỗ) hay SUV thường đi với tốc độ cao nên việc theo dõi, bảo dưỡng, kịp thời phát hiện hỏng hóc là hết sức cần thiết. Đầu tiên, nếu bàn đạp rung khi phanh, bạn phải nghĩ ngay tới trường hợp đĩa phanh vị vênh, bề dày không đều và giải pháp là thay thế đĩa phanh mới.
Bệnh thường thấy hơn của kiểu phanh này là tiếng kêu khi bạn nhấn chân phanh. Và nguyên nhân chủ yếu là má phanh quá mòn. Đĩa tiếp xúc với má mòn tạo ra tiếng kêu loẹt xoẹt, xuất phát từ sự va chạm giữa kim loại trên má (hết lớp vật liệu ma sát) với đĩa phanh. Đối với xe máy, kỹ thuật viên thường xử lý bằng cách mài mịn đĩa để loại các vết xước. Tuy nhiên với ôtô, lực phanh thường lớn hơn nên cách giải quyết duy nhất là thay má và đĩa phanh mới.
Hiện tượng thường gặp thứ hai là phanh không nhả sau khi bỏ bàn đạp phanh. Đây là dấu hiệu cho thấy bộ trợ lực phanh hỏng, bàn đạp cong nên không trở về vị trí ban đầu. Ngoài ra, một lý do nữa là cần đẩy bơm chính được điều chỉnh không đúng và cách khắc phục là tới các garage để kiểm tra, hiệu chỉnh.


Nguồn: "Tài liệu sưu tầm được, chưa rõ website gốc, nếu anh em nào biết site gốc của tài liệu này, xin reply để mình bổ sung vào phần dẫn nguồn của bài viết"
 
Author
Ðề: Tìm hiểu chung về thế giới oto

Hỏng hóc của hệ thống làm mát


Hệ thống làm mát đảm bảo động cơ không bị quá nhiệt và hoạt động ổn định. Những vấn đề chủ yếu của hệ thiết bị này là rò rỉ chất làm mát ra ngoài hoặc vào động cơ, chất làm mát bị quá nhiệt gây sôi và bơm yếu hoặc không hoạt động.
Quá nhiệt là một trong những vấn đề quan trọng với động cơ bởi nó có thể phá hủy các mối nối, vỡ miếng đệm, méo xi-lanh và nhiều hậu quả khác. Mặc dù nhiệt đóng vai trò quan trọng khi xe khởi động, nhất là vào những ngày trời lạnh, nhưng thông thường khi xe được làm ấm vừa phải, nó hoàn toàn có thể khởi động một cách dễ dàng. Để giải tỏa nhiệt sinh ra từ động cơ, xe nhất thiết phải có hệ thống làm lạnh nhằm giữ khoảng nhiệt độ phù hợp. Khi xe gặp phải hiện tượng quá nhiệt, nó làm tăng nhiệt độ chất làm mát, qua đó tăng áp suất chất lỏng, khiến van giảm áp trên nắp áp suất mở rộng nên chất lỏng vào bình giãn nở nhiều hơn. Nếu lượng chất làm mát quá nhiều, hiện tượng sôi có thể xảy ra.


[ANH]CFC9_4E5722E9[/ANH]
Hệ thống làm mát trên xe hơi. (Ảnh: Khulsey)

Kiểm tra


Hệ thống làm mát thường không nằm trong tầm quan tâm của các lái xe và vì vậy, nhiều người không để ý tới khi nhiệt kế chạm mức vạch báo động tới mức xe không thể khởi động được nữa hay thấy chất lỏng màu xanh rơi ở gầm máy. Mặc dù không thể kiểm tra thường xuyên như áp suất lốp hoặc mức dầu nhưng hệ thống làm mát nên được bảo dưỡng một cách định kỳ.

Sau khi kiểm tra mức dầu, bạn nên xem hệ thống làm mát. Bạn có thể tìm các vết nứt, rạn hay các nút phồng trong cụm gia nhiệt hay ống lưới tản nhiệt, các vị trí gần vòng kẹp hoặc gần vật chuyển động. Tiếp đến làm kiểm tra màu sắc chất làm mát. Tùy thuộc vào từng nhà sản xuất khuyến cáo, từng loại nhớt có thể có màu xanh neon, hồng hoặc vàng cam. Nếu chất làm mát có màu của gỉ sét, chứng tỏ hệ thống bị hở do chúng ăn mòn các chi tiết. Bạn nên kiểm tra lưới tản nhiệt, đặc biệt tại các khớp nối bị han và các vị trí có hơi ẩm.
Nếu các thiết bị trên không có hỏng hóc, bạn có thể kiểm tra bộ điều nhiệt và các mối hàn của bơm nước. Sau đó là kiểm tra các mối nối bộ gia nhiệt, bao gồm cả động cơ và bộ cách nhiệt. Nếu có hơi nước hoặc thảm ghế trước bị ẩm chứng tỏ bộ gia nhiệt bị hỏng.


[ANH]DE6D_4E57235A[/ANH]
Bình chống tràn chất làm mát. (Ảnh: Adelphia)

[LEFT] [/LEFT]
Nếu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân, bạn nên kiểm tra phần dưới của lưới tản nhiệt, nơi liên kết với động cơ. Cuối cùng là kiểm tra ngay cả động cơ. Nếu khi khởi động ống xả có khói trắng, bạn nên nghĩ tới việc chất làm mát đã vào xi-lanh. Đây là một trong những vấn đề nghiêm trọng bởi chất lỏng sẽ làm đầy một phần xi-lanh. Khi khởi động, sự di chuyển của piston có thể làm thanh truyền bị cong hoặc đầu xi-lanh bị nứt. Tình trạng này được gọi là sự nghẹt thuỷ tĩnh.
Nếu lưới tản nhiệt hay bình chống tràn vẫn có mức nước thấp mà không tìm thấy chỗ thủng, có thể do chất làm mát rỉ qua lưới tản nhiệt và bị quạt gió hóa hơi. Để kiểm tra, hãy khởi động động cơ và xem có sương mù ở cánh quạt không, nhưng bạn nên giữ khoảng cách an toàn với cánh quạt bởi nó rất nguy hiểm.


Sửa chữa


Nếu phát hiện thấy hiện tượng rò rỉ, bạn có thể tự sửa bằng cách sử dụng các chất làm kín. Khi cho vào hệ thống làm mát, chất làm kín sẽ hàn các vết rỉ tại những nơi không dễ hàn như lưới tản nhiệt. Tuy nhiên, nếu hiện tượng quá nhiệt nghiêm trọng trong khi bạn không thể tự xác định nguyên nhân, hãy đưa xe tới các garage để các thợ có kinh nghiệm hơn phán đoán và tìm cách sửa tối ưu.



Nguồn: "Tài liệu sưu tầm được, chưa rõ website gốc, nếu anh em nào biết site gốc của tài liệu này, xin reply để mình bổ sung vào phần dẫn nguồn của bài viết"
 
Author
Ðề: Tìm hiểu chung về thế giới oto

Khử mùi hôi trên ôtô
Thiết bị khử mùi phổ biến nhất hiện nay là máy sinh ozon hoặc ion với giá từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng phải đúng cách vì ozon có tính oxy hóa rất cao, ảnh hưởng tới hệ hô hấp và các thiết bị khác.
Có những chiếc xe để lâu ngày không đi hoặc chỉ sau một đêm bỗng nồng nặc mùi khó chịu. Điều này rất bất tiện trong mùa hè do đóng cửa bật điều hòa nên mùi hôi không thoát được và ngày càng khó chịu. Đối với những xe cũ, nước thường chảy qua kính sau rồi thấm xuống thảm. Sau đó, nếu lâu ngày không lau, chúng làm ổ cho vi khuẩn phát triển và sinh ra mùi ẩm mốc rất khó chịu. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là thay miếng đệm chân kính và mang thảm xe ra giặt sạch.


[ANH]3288_4E57B85B[/ANH]
Các dung dịch tẩy rửa nội thất của Sonax. Ảnh: Sonax.

[LEFT] [/LEFT]
Nguyên nhân khác là mùi sinh ra do thức ăn thừa rơi xuống ghế bị phân hủy. Nếu chủ nhân hút thuốc, khói thuốc lá sẽ bám trên bề mặt ghế và trở nên cay nồng. Những mảng da lâu ngày không lau chùi, bị bám bụi, mồ hôi và hơi ẩm cũng có thể tạo ra mùi ẩm mốc và khét.
Một thiết bị sinh ra nhiều mùi khó chịu nữa là hệ thống điều hòa. Do đảm nhiệm vai trò lưu thông khí cho ca-bin xe nên thiết bị này thường xuyên phải hứng chịu bụi bẩn, hóa chất, khí thải từ môi trường xung quanh. Nếu không vệ sinh tốt, vi khuẩn sẽ phát triển và gây nên mùi hôi nồng rất đặc trưng.


Cách khắc phục


Đối với những loại mùi sinh ra do chất bẩn, da để lâu ngày ẩm mốc hay do thức ăn thừa vương vãi, bạn có thể dùng các chất tẩy chuyên dùng cho nội thất xe để làm sạch. Giống như rửa xe, bạn không nên sử dụng những loại như xà phòng giặt, nước rửa chén để lau nội thất do chúng có thể làm xỉn, mất màu da hoặc nỉ. Nồng độ các chất như kiềm, axít trong nước rửa chén hoặc xà phòng rất lớn nên chúng có thể hòa tan, phân hủy màu hoặc làm hỏng lớp da bề mặt. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại tẩy rửa nội thất, đủ các loại từ bình dân của Trung Quốc hay cao cấp hơn là các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, Nhật, Đức. Nếu muốn rẻ tiền, bạn có thể chọn loại của Trung Quốc như Jourking dùng cho nỉ với giá 50.000 đồng một chai 1 lít hoặc loại Turtle wax dùng cho da khoảng 120.000 đồng lọ 500 ml.
Với những loại như Sonax, giá đắt hơn khá nhiều. Cùng dung tích 1 lít nhưng giá của Sonax vào khoảng 350.000 đồng. Với loại 3M của Mỹ, giá cả cũng tương đương như Sonax và chất lượng khá tốt. Ngoài ra, bạn cũng thường xuyên kiểm tra hệ thống điều hòa vì đây là nơi sinh sống của nhiều loại vi khuẩn. Đặc biệt với những xe thường xuyên đi trong vùng ô nhiễm, mùi và độ bẩn của hệ thống điều hòa khá nặng. Giải pháp là bạn có thể mang xe tới các garage điện lạnh nhờ bảo dưỡng, súc sạch dàn lạnh, tạo dòng không khí trong lành và thoáng mát.
Trong trường hợp lo sợ các chất tẩy làm mất màu da xịn, bạn có thể dùng phương pháp khử trùng bằng hơi nước. Một thiết bị nhập khẩu, có giá khoảng 150 USD, giúp bay hơi nước thành dạng sương mù. Chỉ cần lắp bình nước pha dung dịch khử trùng, bạn có thể khử trùng ở bất cứ khe ghế hay chỗ kín nào. Phương pháp này khá đơn giản, hiệu quả nhưng giá thiết bị và chất khử trùng khá đắt, chỉ thích hợp với xe sang, dịch vụ cao cấp.
Sau khi loại hết mùi bằng cách vệ sinh sạch sẽ chất bẩn, nội thất chiếc xế hộp có thể thơm hơn rất nhiều. Nếu muốn giữ nó luôn luôn sạch, một sản phẩm đang được sử dụng nhiều hiện nay là máy khử mùi.
Loại máy khử mùi phổ biến là kiểu sinh khí ozon (O3). Khí ozon có khả năng oxy hóa cao nên nó loại được vi khuẩn, phân hóa các chất bẩn. Giá cả của nó cũng vô cùng, từ loại bình dân giá rẻ của Trung Quốc, Hàn Quốc ở mức 300.000 đồng tới loại nhập khẩu giá tới vài triệu đồng. Máy sinh ozon dùng nguồn điện 12 volt lấy từ ổ châm thuốc lá và được đặt phía trên nắp bảng táp-lô.
Tuy nhiên, bạn đừng quá ham rẻ mà chọn các thiết bị không đáng tin cậy vì ozon có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người. Nếu vượt qua ngưỡng giới hạn nồng độ, nó sẽ phá hủy màng chất nhầy trong hệ hô hấp khiến hành khách bị ho, khô miệng và đau mũi, họng. Nếu dùng trên ôtô, nhất thiết bạn phải chọn loại đã được tinh lọc qua hệ thống than hoạt tính.
Ngoài loại máy sinh ozon, trên thị trường còn có máy sinh ion. Tính năng của loại sản phẩm này được quảng cáo là cao hơn loại sinh ozon rất nhiều. Tuy nhiên, khả năng oxy hóa của loại cũng cao hơn ozon nên việc sử dụng nó phải nằm trong giới hạn và tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.


Lưu ý sử dụng


Không hút thuốc lá trong xe là điều bạn cần phải nhớ đầu tiên. Tiếp đó, hạn chế ăn uống trên xe nhằm tránh gây vương vãi hoặc tràn ra sàn khiến việc vệ sinh khó khăn. Sau mỗi chuyến đi xa, nên thay ngay thảm để chân nhằm tránh việc các chất bẩn từ giầy dép rơi ra phân hủy thành mùi.
Vệ sinh thường xuyên máy lạnh, kiểm tra các vị trí nhạy cảm như kính cửa, kính sau bởi chỉ cần sơ suất, nước sẽ có cơ hội chui vào những chỗ mà bạn khó có thể can thiệp.


Nguồn: "Tài liệu sưu tầm được, chưa rõ website gốc, nếu anh em nào biết site gốc của tài liệu này, xin reply để mình bổ sung vào phần dẫn nguồn của bài viết"
 
Author
Ðề: Tìm hiểu chung về thế giới oto

Cách rửa xe chuyên nghiệp


Ôtô mới có thể giữ được 90% nước sơn sau 2 năm nếu người sử dụng lưu ý vài chi tiết nhỏ như không nên rửa xe bằng khăn nylon, không rửa dưới trời nắng và đặc biệt đừng bao giờ dùng nước rửa chén hay xà phòng.
Rửa xe là một trong những quá trình bảo dưỡng quan trọng bởi nó ảnh hưởng lớn tới độ mới và sạch sẽ của một chiếc xe. Có nhiều người rất thích chăm sóc xe bằng cách tự mình "tắm rửa" cho nó. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm tốt điều này.


Bắt đầu một cách đúng đắn


Trước tiên bạn cần chuẩn bị những thứ như nguồn nước, vải cotton mềm không rụng lông và tránh dùng vải nylon. Tốt nhất bạn nên chọn loại thiết bị rửa chuyên dụng. Một sai lầm mà những người ít kinh nghiệm thường mắc phải là dùng xà phòng giặt hay những chất tẩy rửa có sẵn trong nhà để rửa xe. Thậm chí có người còn dùng nước rửa chén bởi sau mỗi lần rửa, nước sơn bóng hơn. Tuy nhiên, lợi bất cập hại, xe bóng là do mất lớp bảo vệ phía ngoài và chỉ cần sau vài lần như thế, bề mặt xe sẽ xỉn đi và bắt đầu mất màu nhanh chóng.


[ANH]CE11_4EF2CD7B[/ANH]
Dùng chất rửa chuyên dùng cho ôtô là cách bảo hữu hiệu.
Ảnh: Hoàng Hà.



Nguyên nhân của hiện tượng trên là do xà phòng hay và chất tẩy chén chứa những thành phần gây hại cho lớp sơn trên bề mặt. Chẳng hạn như nồng độ axít của nước rửa chén cao hơn nhiều so với chất tẩy rửa ôtô chuyên dùng. Trong khi đó, theo các chuyên gia, chất tẩy dành riêng cho ôtô gồm những thành phần làm sạch chất bẩn bám và có cấu tạo khác xa so với những chất dành cho quần áo hay kính.
Vì vậy, các chuyên gia có một lời khuyên rất dễ nhớ là "Đừng bao giờ lẫn lộn nhà bếp với garage".
Ngoài những lưu ý trên, bạn cần phải kiểm tra xem sơn xe của mình có thuộc loại quá đặc biệt hay không. Nếu có, hãy xem hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để chọn được loại chất rửa phù hợp.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại nước rửa xe của các hãng như Sonax, Sumo, Trinity, 3M với nhiều mức giá khác nhau và được bày bán phổ biến trong các siêu thị. Sonax có giá khoảng 115.000 đồng cho chai 1 lít. Những loại rẻ tiền hơn thì khoảng 10.000 đồng chai 200 ml.



Các thao tác cần chú ý


Theo những người có kinh nghiệm, bạn nên rửa xe mỗi tuần một lần bởi nó thường xuyên phải hứng bụi, nhựa cây, phân chim và hàng trăm thứ khác. Với phân chim và nhựa cây, bạn nên rửa ngay bởi nếu để lâu, các chất ăn mòn mạnh sẽ phá hủy bề mặt lớp sơn. Ngoài ra, nếu sau mỗi chuyến đi xa hay qua một ngày mưa, rửa ngay sau đó sẽ đảm bảo các hạt bụi không làm xước sơn.
Một lưu ý nhỏ là bạn nên rửa dưới bóng râm bởi nếu tiến hành khi có nắng, bề mặt xe có thể khô trước cả khi các chất bẩn được loại hết. Trong trường hợp bụi bám nhiều, nên dùng vòi phun và không được dùng khăn lau chà lên bởi sẽ gây xước. Tuy nhiên, áp lực nước phun không được quá mạnh vì như vậy sẽ chẳng khác dùng tay cọ là bao. Một sai sót khá phổ biến ở các trạm rửa xe hiện nay là dùng vòi phun áp suất lực cao do thợ rửa xe muốn xong nhanh.
Bạn nên rửa từ trên xuống dưới và rửa từng phần. Tuy nhiên, một vài tay thợ chuyên nghiệp lại hay rửa từ dưới lên trên. Theo các chuyên gia, rửa từ trên xuống dưới sẽ giảm nguy cơ làm xước sơn bởi các chất bẩn không bám vào khăn lau. Phần dưới xe thường có nhiều chất bẩn và hạt bụi to, nếu lau ở đây trước, bụi có thể bám vào dụng cụ và gây xước sơn. Còn nếu rửa từ trên, nước và chất tẩy chảy xuống và làm bong phần nào chất bẩn trước khi chúng ta lau tới đó.


Các bước rửa xe bao gồm:


- Lau nhẹ toàn bộ xe bằng nước để loại bụi.
- Lau và rửa từng phần, từ trên xuống dưới nhằm tránh hiện tượng một số chỗ khô nhanh quá, làm két chất bẩn trên đó.
- Chà nhẹ tay.
- Bạn phải đảm bảo rằng luôn luôn chà nhẹ, không nên dừng lại một chỗ quá lâu nhằm ngăn không có chất bẩn két lại một chỗ.
- Dùng nước tráng toàn bộ xe để cuốn hết chẩn bẩn đi.
- Cuối cùng là lau khô những vệt nước đọng.


Đặc biệt, đường phố Việt Nam có nhiều cát, bụi nên bạn phải rửa thật kỹ bánh, chú ý tới các thiết bị gần mặt đường, nơi mà cát hay tích tụ lại. Để làm được điều này tốt nhất, bạn có thể sử dụng vòi bơm áp suất cao.


Trong quá trình rửa, bạn nên để ý tới chất bẩn tích tụ ở hốc vành. Một hiện tượng khá thú vị là vành bánh trước thường bẩn hơn vành bánh sau bởi bánh trước thường tích tụ một lượng lớn bụi phanh sinh ra từ phanh đĩa. Hiện tại, trên thị trường có khá nhiều sản phẩm chăm sóc giúp loại bỏ hoàn toàn bụi phanh.

Nguồn: "Tài liệu sưu tầm được, chưa rõ website gốc, nếu anh em nào biết site gốc của tài liệu này, xin reply để mình bổ sung vào phần dẫn nguồn của bài viết"
 
Last edited by a moderator:
Author
Ðề: Tìm hiểu chung về thế giới oto

Những thao tác bảo dưỡng xe hằng ngày


Giữ xe cho sạch sẽ, kiểm tra mức dầu, nhiệt độ nước làm mát, đó là những thao tác đơn giản bất cứ ai cũng có thể thực hiện nhưng lại có thể giúp chiếc xe của bạn an toàn hơn, tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc.
Không cần phải là một thợ máy chuyên nghiệp để giữ cho xe chạy ổn định hằng ngày. Bỏ ra vài giờ mỗi tháng, với đôi ba thao tác đơn giản, bạn có thể tránh được những phiền phức bất ngờ. Kiểm tra xe cũng không đòi hỏi kỹ năng phức tạp hơn việc bạn dọn dẹp nhà cửa.



Giữ xe sạch sẽ


Rửa xe không hề làm ảnh hưởng tới nước sơn mà còn có thể giúp cho nó sáng hơn, bền hơn. Hiện trên thị trường có một số loại dung dịch chuyên dùng rửa xe, không chỉ làm bóng sơn mà còn có tác dụng bảo vệ. Khi sử dụng chỉ cần hòa một ít vào nước và rửa bình thường.
Thường xuyên rửa xe bạn cũng sẽ tìm ra các vấn đề trước khi nó trở nên nghiêm trọng. Chẳng hạn, một vết rạn trên kính chắn gió có thể được hàn lại đơn giản thay vì phải thay toàn bộ kính nếu không phát hiện kịp thời.
Nếu được hút bụi và giặt thường xuyên, thảm chùi chân sẽ bền hơn. Một vài vết nứt nhỏ trên các bề mặt nhựa hoặc giả gỗ có thể dùng keo hàn lại kịp thời trước khi nó kịp toác ra và phải thợ chuyên nghiệp mới có thể giải quyết.



Dầu


[ANH]BE81_4E5B7002[/ANH]
Có thể tự kiểm tra mức dầu động cơ một cách dễ dàng. Ảnh: Landroverclub.



Cần kiểm tra mức dầu động cơ ít nhất một lần mỗi tháng, đừng chỉ dựa vào đèn báo trên bảng đồng hồ. Dầu có tác dụng bảo vệ và kéo dài tuổi thọ động cơ. Vì vậy, khi có thể, đậu xe ở chỗ bằng phẳng và kiểm tra mức dầu khi động cơ nguội. Tìm trong sách hướng dẫn để biết được que thăm dầu nằm ở đâu (thông thường móc que được làm bằng nhựa vàng hoặc đỏ dễ gây chú ý). Để kiểm tra, rút que thăm dầu ra lau sạch, sau đó cắm trở lại và rút lên lần nữa. Nếu thấy có một lớp dầu mỏng bám ở khoảng giữa khấc đánh dấu mức thấp nhất và cao nhất (min và max) trên đầu que thăm dầu thì mọi thứ vẫn ổn. Nếu dầu bám ở dưới mức thấp nhất (min), bạn cần châm thêm dầu cho động cơ. Nắp dầu ở ngay trên động cơ và có in nổi chữ "oil" (dầu), tuy nhiên, nếu không chắc chắn lắm bạn có thể kiểm tra bằng sách hướng dẫn của nhà sản xuất. Trong sách cũng sẽ cho biết loại dầu nào thích hợp với động cơ của xe. Lúc này, chỉ cần châm thêm dầu và kiểm tra cho tới khi đạt yêu cầu.



Lốp


Thường xuyên kiểm tra áp suất lốp để đảm bảo an toàn trong khi lái xe. Sau khi đánh xe tới một garage, tốt nhất hãy chờ vài phút cho lốp xe nguội trở lại hãy kiểm tra vì khi nóng, áp suất lốp cao hơn thông thường. Áp suất chuẩn cho lốp xe được ghi rõ trong sách hướng dẫn. Lưu ý là áp suất cho lốp trước và sau thường không giống nhau. Nếu áp suất lốp thấp, cần bơm cho đến khi nó đạt mức cần thiết. Nếu lốp quá căng, có thể đơn giản xả bớt bằng cách ấn ti ở trên van hơi.
Kiểm tra độ mòn của gai lốp bằng dụng cụ hoặc quan sát với mắt thường. Nếu áp suất ở mức tiêu chuẩn, gai lốp chưa mòn quá thì cũng chưa đồng nghĩa với việc bạn có thể an tâm khởi hành cho một chuyến đi dài. Một mẩu kim loại, mảnh kính vỡ hay bất kỳ vật thể sắc nhọn nào cũng có thể găm rất lâu trên lốp xe trước khi gây ra những vết rách lớn.



Hệ thống làm mát


Không đủ nước làm mát sẽ làm động cơ nhanh nóng và dẫn đến những tổn hại nghiêm trọng. Kiểm tra bình nước phụ và châm thêm nước làm mát nếu không đạt yêu cầu. Cũng như khi kiểm tra mức dầu, đỗ xe chỗ bằng phẳng, chờ động cơ nguội và kiểm tra xem liệu nước trong bình có đạt mức cực đại hay không.
Nếu thường xuyên phải châm thêm nước làm mát, nhiều khả năng bộ tản nhiệt đã bị rò rỉ, cần phải đem xe đi sửa. Phần lớn các nhà sản xuất khuyến cáo nên thay nước làm mát động cơ xe hơi sau khoảng 24 tháng.


Nguồn: "Tài liệu sưu tầm được, chưa rõ website gốc, nếu anh em nào biết site gốc của tài liệu này, xin reply để mình bổ sung vào phần dẫn nguồn của bài viết"
 
Last edited by a moderator:
K

khoi_2010

Ðề: Tìm hiểu chung về thế giới oto

cái này đọc cũng hay phết, đọc cái này rồi đi chém gió chơi :))
 
Ðề: Tìm hiểu chung về thế giới oto

Cách rửa xe chuyên nghiệp


Ôtô mới có thể giữ được 90% nước sơn sau 2 năm nếu người sử dụng lưu ý vài chi tiết nhỏ như không nên rửa xe bằng khăn nylon, không rửa dưới trời nắng và đặc biệt đừng bao giờ dùng nước rửa chén hay xà phòng.
Rửa xe là một trong những quá trình bảo dưỡng quan trọng bởi nó ảnh hưởng lớn tới độ mới và sạch sẽ của một chiếc xe. Có nhiều người rất thích chăm sóc xe bằng cách tự mình "tắm rửa" cho nó. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm tốt điều này.


Bắt đầu một cách đúng đắn


Trước tiên bạn cần chuẩn bị những thứ như nguồn nước, vải cotton mềm không rụng lông và tránh dùng vải nylon. Tốt nhất bạn nên chọn loại thiết bị rửa chuyên dụng. Một sai lầm mà những người ít kinh nghiệm thường mắc phải là dùng xà phòng giặt hay những chất tẩy rửa có sẵn trong nhà để rửa xe. Thậm chí có người còn dùng nước rửa chén bởi sau mỗi lần rửa, nước sơn bóng hơn. Tuy nhiên, lợi bất cập hại, xe bóng là do mất lớp bảo vệ phía ngoài và chỉ cần sau vài lần như thế, bề mặt xe sẽ xỉn đi và bắt đầu mất màu nhanh chóng.


[ANH]CE11_4EF2CD7B[/ANH]
Dùng chất rửa chuyên dùng cho ôtô là cách bảo hữu hiệu.
Ảnh: Hoàng Hà.




Nguyên nhân của hiện tượng trên là do xà phòng hay và chất tẩy chén chứa những thành phần gây hại cho lớp sơn trên bề mặt. Chẳng hạn như nồng độ axít của nước rửa chén cao hơn nhiều so với chất tẩy rửa ôtô chuyên dùng. Trong khi đó, theo các chuyên gia, chất tẩy dành riêng cho ôtô gồm những thành phần làm sạch chất bẩn bám và có cấu tạo khác xa so với những chất dành cho quần áo hay kính.
Vì vậy, các chuyên gia có một lời khuyên rất dễ nhớ là "Đừng bao giờ lẫn lộn nhà bếp với garage".
Ngoài những lưu ý trên, bạn cần phải kiểm tra xem sơn xe của mình có thuộc loại quá đặc biệt hay không. Nếu có, hãy xem hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để chọn được loại chất rửa phù hợp.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại nước rửa xe của các hãng như Sonax, Sumo, Trinity, 3M với nhiều mức giá khác nhau và được bày bán phổ biến trong các siêu thị. Sonax có giá khoảng 115.000 đồng cho chai 1 lít. Những loại rẻ tiền hơn thì khoảng 10.000 đồng chai 200 ml.



Các thao tác cần chú ý


Theo những người có kinh nghiệm, bạn nên rửa xe mỗi tuần một lần bởi nó thường xuyên phải hứng bụi, nhựa cây, phân chim và hàng trăm thứ khác. Với phân chim và nhựa cây, bạn nên rửa ngay bởi nếu để lâu, các chất ăn mòn mạnh sẽ phá hủy bề mặt lớp sơn. Ngoài ra, nếu sau mỗi chuyến đi xa hay qua một ngày mưa, rửa ngay sau đó sẽ đảm bảo các hạt bụi không làm xước sơn.
Một lưu ý nhỏ là bạn nên rửa dưới bóng râm bởi nếu tiến hành khi có nắng, bề mặt xe có thể khô trước cả khi các chất bẩn được loại hết. Trong trường hợp bụi bám nhiều, nên dùng vòi phun và không được dùng khăn lau chà lên bởi sẽ gây xước. Tuy nhiên, áp lực nước phun không được quá mạnh vì như vậy sẽ chẳng khác dùng tay cọ là bao. Một sai sót khá phổ biến ở các trạm rửa xe hiện nay là dùng vòi phun áp suất lực cao do thợ rửa xe muốn xong nhanh.
Bạn nên rửa từ trên xuống dưới và rửa từng phần. Tuy nhiên, một vài tay thợ chuyên nghiệp lại hay rửa từ dưới lên trên. Theo các chuyên gia, rửa từ trên xuống dưới sẽ giảm nguy cơ làm xước sơn bởi các chất bẩn không bám vào khăn lau. Phần dưới xe thường có nhiều chất bẩn và hạt bụi to, nếu lau ở đây trước, bụi có thể bám vào dụng cụ và gây xước sơn. Còn nếu rửa từ trên, nước và chất tẩy chảy xuống và làm bong phần nào chất bẩn trước khi chúng ta lau tới đó.


Các bước rửa xe bao gồm:


- Lau nhẹ toàn bộ xe bằng nước để loại bụi.
- Lau và rửa từng phần, từ trên xuống dưới nhằm tránh hiện tượng một số chỗ khô nhanh quá, làm két chất bẩn trên đó.
- Chà nhẹ tay.
- Bạn phải đảm bảo rằng luôn luôn chà nhẹ, không nên dừng lại một chỗ quá lâu nhằm ngăn không có chất bẩn két lại một chỗ.
- Dùng nước tráng toàn bộ xe để cuốn hết chẩn bẩn đi.
- Cuối cùng là lau khô những vệt nước đọng.


Đặc biệt, đường phố Việt Nam có nhiều cát, bụi nên bạn phải rửa thật kỹ bánh, chú ý tới các thiết bị gần mặt đường, nơi mà cát hay tích tụ lại. Để làm được điều này tốt nhất, bạn có thể sử dụng vòi bơm áp suất cao.


Trong quá trình rửa, bạn nên để ý tới chất bẩn tích tụ ở hốc vành. Một hiện tượng khá thú vị là vành bánh trước thường bẩn hơn vành bánh sau bởi bánh trước thường tích tụ một lượng lớn bụi phanh sinh ra từ phanh đĩa. Hiện tại, trên thị trường có khá nhiều sản phẩm chăm sóc giúp loại bỏ hoàn toàn bụi phanh.

Nguồn: "Tài liệu sưu tầm được, chưa rõ website gốc, nếu anh em nào biết site gốc của tài liệu này, xin reply để mình bổ sung vào phần dẫn nguồn của bài viết"
Hướng dẫn tự rửa xe chuyên nghiệp
[video=youtube;AS1Hu_P6V8A]http://www.youtube.com/watch?v=AS1Hu_P6V8A[/video]
 
Top