tính khối lượng

Author
mình đang gặp khó khăn về tính khối lượng sản phẩm (sản phẩm surface chứ không phải là solid)
anh em trong cộng đồng cơ khí xin giúp đỡ
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Một sản phẩm dù mỏng đến mấy cũng phải có độ dày mà bạn. Bạn vẽ sản phẩm bằng surface sau đó dùng lệnh tạo độ dày cho sản phẩm (Lệnh Shell thì phải) thì mới tính được khối lượng. Nếu chỉ là surface thì chỉ tính được diện tích thôi.
 
H

hoduylinhconan

mình đang gặp khó khăn về tính khối lượng sản phẩm (sản phẩm surface chứ không phải là solid)
anh em trong cộng đồng cơ khí xin giúp đỡ
Bạn cần solid hóa chi tiết của bạn (dùng lệnh Sew để nối các bề mặt đó lại, nếu như các mặt của bạn là kín thì sẽ tự động tạo khối solid, còn nếu không thì bạn phải sửa bề mặt của bạn lại sao cho kín)
Sau đó bạn cần thiết lập khối lượng riêng: Edit-->F
->Solid Density, sau đó bạn nhập khối lượng riêng của vật liệu vào
Bước cuối là bạn vào Anylisys-->Measure Body --> xuất hiện bản đo thể tích, trọng lượng cho các bạn
chúc bạn thành công.
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
thường để sew các bề mặt phức tạp từ surface thành solid là cả một vấn đề, đôi khi không thực hiện được. bạn có thể sew từng phần và bỏ qua hay vẽ thêm 1 số mặt trùm lên mặt hỏng, đồng thời dùng các phương pháp boolean, giao, trừ..cắt v.v..
 
Author
đúng như lời pkjb80 nói ,mình không thể dùng lệnh sew để chuyển từ surface sang solid được. bạn có thển nói rõ hơn về cách sử dụng lệnh boolean v.v...
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
đúng như lời pkjb80 nói ,mình không thể dùng lệnh sew để chuyển từ surface sang solid được. bạn có thển nói rõ hơn về cách sử dụng lệnh boolean v.v...
hi bạn. thông thường khi tạo solid cho một chi tiết gồm hàng ngàn surface phức tạp, bạn không thể tạo ra ngay được một solid có biên dạng là các bề mặt đó. thường người ta solid từng phần một lại, rồi join hoặc boeloean nó lại với nhau. boeloan ở đây là các phép toán cộng, trừ, ...giao.... .

Bởi vì để join thành solid các bề mặt đó phải đó phải kín, không được trùng, chồng, chéo...khe hở..v.v..mà việc giải quyềt toàn bộ e rằng rất tốn thời gian, do đó bạn solid phần nào có surface tốt trước, các chổ bị lổi bạn solid sau.

Để nắm được nguyên tắc bạn tưởng tượng như vầy nè, bạn đóng một con tàu, bạn chia từng ngăn riêng biệt, bạn đóng riêng từng ngăn sao cho nếu một ngăn bị thủng thì con tàu vẩn không chìm được - khi mình học ở nhật, ông thầy đã bảo vậy.

bạn hãy ngỉ đến một cách trung gian, giống như để tính khối lương cái thùng hai chai..người ta đổ nước vào, hay ngày xưa cân voi ông lương thế vinh cho nó xuống nước vậy. ...chúc bạn tính được, còn không bạn upload cái file lên đây, tốt nhất file dạng *.igs, mình tính cho bạn.
 
Last edited:
H

hoduylinhconan

hi bạn. thông thường khi tạo solid cho một chi tiết gồm hàng ngàn surface phức tạp, bạn không thể tạo ra ngay được một solid có biên dạng là các bề mặt đó. thường người ta solid từng phần một lại, rồi join hoặc boeloean nó lại với nhau. boeloan ở đây là các phép toán cộng, trừ, ...giao.... .
.
Tùy vào dung sai của bạn mà có thể tạo được hay không, trong UGS thì dung sai khi sew thường nhỏ hơn <0.5mm là có thể tạo được solid. Còn ý bạn là làm từng khối solid là chỉ trong quá trình tạo mới thôi, khi hóa rắn bề mặt solid thì lệnh cuối cùng sẽ là lệnh sew để tạo khối, nếu như bạn chia ra thì chia như thế nào, bạn cắt từng bề mặt ra??? vậy còn chính xác hay không vì các bề mặt có quan hệ với nhau. Theo cách làm của mình là mình sẽ sew với dung sai 0.1 trước và sẽ tìm được ngay các mặt mà bị lỗi-->sửa các mặt này lại...cuối cùng sew lại các mặt đã sew trước đó thành một khối và khi đó sẽ là mặt kín và sẽ thành khối solid.
Còn ý bạn muốn tính khối lượng như thế này đúng không: tính thể tích của bề mặt ( dù có tao duoc solid hay không) sau đó mình đi chia cho khối lượng riêng của vật liệu-->khối lượng
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Tùy vào dung sai của bạn mà có thể tạo được hay không, trong UGS thì dung sai khi sew thường nhỏ hơn <0.5mm là có thể tạo được solid. Còn ý bạn là làm từng khối solid là chỉ trong quá trình tạo mới thôi, khi hóa rắn bề mặt solid thì lệnh cuối cùng sẽ là lệnh sew để tạo khối, nếu như bạn chia ra thì chia như thế nào, bạn cắt từng bề mặt ra??? vậy còn chính xác hay không vì các bề mặt có quan hệ với nhau. Theo cách làm của mình là mình sẽ sew với dung sai 0.1 trước và sẽ tìm được ngay các mặt mà bị lỗi-->sửa các mặt này lại...cuối cùng sew lại các mặt đã sew trước đó thành một khối và khi đó sẽ là mặt kín và sẽ thành khối solid.
Còn ý bạn muốn tính khối lượng như thế này đúng không: tính thể tích của bề mặt ( dù có tao duoc solid hay không) sau đó mình đi chia cho khối lượng riêng của vật liệu-->khối lượng
Hi bạn. có một thực tế là đối với chi tiết phức tạp cho dù dung sai lớn bạn cũng không thể sew tất cả các mặt lại thành kín được, mình sure với bạn là những chi chi tiết phức tạp là rất khó & không thể. Không chỉ là khe hở mà còn overlap, gap, curve biên của hai surface dù gap nhỏ hơn dung sai nhưng nó chạy ra chạy vào, nên phần mềm không hiểu đâu là trong hay ngoài hay 2 mặt hay 4 mặt.... Thường có các phần mềm chuyện dụng để sửa surface trước như CADDotor hay healing assistant của catia. Ở đây khi tính tính đến năng suất và thời gian làm việc, người ta bỏ nó đi. Giả sử bạn tính khối lượng nó để mua sắt về gia công, bạn đâu cần phải tính chính xác đến 100%, khi này gia công sẽ có những chổ..lồi lõm nhỏ, đơn giản người ta mài nó bằng tay.

Không phải là chia, mà bạn vẽ thêm nhũng mặt "nằm bên trong" chi tiết, bởi khi join, cut, hay giao ... các solid lại, mặt bên trong này mất đi. Vấn đề không sew hết lại được vì có những chổ "thủng, hay lổi", đôi khi nó rất nhỏ, bạn đâu cần phải tốn công sửa tất cả nó làm gì - không phải là nhỏ hơn dung sai là bạn có thể sew được. Bạn sew kín từng phần bên trong, những chổ lổi, bạn vẽ thêm hoặc dùng các mặt trung gian...khi này thể tích tính được chấp nhận sai số - thường rất nhỏ.

Hi hi, lúc mình học surface ông thầy đưa ra 1 chi tiết, một tuần mà không ai solid nó lại được....
 
Last edited:
Author
surface

đúng là khó thiệt vì mỗi khi người ta thết kế không ai đưa file gốc cả. nên thường chuyển *.igs đối với những chi tiết phức tạp như đèn xe máy, đồng hồ xe máy nên mơi khó tạo solid theo mình nghĩ chắc phải có phần mêm nào khác mới vá những surface lại thành solid. các bạn biết phần mềm nào không
 
H

hoduylinhconan

bạn pkjp80 đã làm cho bạn truongkchoactim2007 nản lòng rồi đó, không có gì là không được, bạn cần phân tích chi tiết surface đó như thế nào, để bắt đều sew nó lại, mìn cũng đã từng solid hóa chi tiết 2 tuần thì sao, do kinh nghiệm của bạn thôi, khi bạn làm nhiều bạn sẽ nắm bắt được các lỗi nào cần sửa, lỗi nào không cần sửa...đâu phải mục đích để hóa solid là chỉ để tính khối lượng không đâu, còn nhiều việc khác nữa, nếu bạn làm sai số thì chi tiết ko còn chính xác nữa. Mình nghĩ ko cần dùng phần mềm trung gian làm gì nữa nếu bạn đang xài UG hoặc CATIA. Bạn truongkchoactim2007 gửi cho mình một file igs nào đó mà bạn cho là phức tạp đi, mình sẽ hóa thử solid cho bạn xem.
 
H

hoangsinh84

Ðề: tính khối lượng

không biết các bạn thế nào nhưng chúng tôi khi làm surrface thì không đo được khối lượng vì trong NX đinh nghĩa nó là mặt mở (open surface)
để đo được khối lượng đầu tiên bạn phải biết được độ dầy của nó, tiếp theo là biết vật liệu dùng để gia công nó là loại nào ( phải biết khối lượng riêng)
và để có thể đo được khối lượng của nó cần shell nó lên với kích thước bẳng độ dầy
nếu gặp phải mặt phức tạp thì có thể sử dụng lệnh offfsett từng mặt rồi biên tập hình sao cho không còn free egge nữa, nếu còn có nghĩa là nó chưa biến thành solid mà vẫn ở ddang open surface
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: tính khối lượng

không biết các bạn thế nào nhưng chúng tôi khi làm surrface thì không đo được khối lượng vì trong NX đinh nghĩa nó là mặt mở (open surface)
để đo được khối lượng đầu tiên bạn phải biết được độ dầy của nó, tiếp theo là biết vật liệu dùng để gia công nó là loại nào ( phải biết khối lượng riêng)
và để có thể đo được khối lượng của nó cần shell nó lên với kích thước bẳng độ dầy
nếu gặp phải mặt phức tạp thì có thể sử dụng lệnh offfsett từng mặt rồi biên tập hình sao cho không còn free egge nữa, nếu còn có nghĩa là nó chưa biến thành solid mà vẫn ở ddang open surface
Nissan sử dụng Ideas thì đỉnh cao rồi, bạn post một bài hướng dẫn các cách kiểm tra "free edge" được không? đặc biệt là các free edge cực bé nằm bên trong của các bề mặt phức tạp như Body side của ô tô chẳng hạn..
 

bonze

Active Member
chào các bác, em mới học NX. chủ yếu liên quan đến surface e mới dùng đến NX.
e cũng bị trường hợp giống chủ thớt: ko vá (sew) được các surface cho nó kín để thành khối solid, mục đích là để vẽ các chi tiết hốc bên trong và để anh em công nhân chạy cnc chi tiết đó.
có công cụ nào để kiểm tra xem mặt nào bị hở để fill surface đó để toàn bộ khối surface đó kín để sew thành solid ko ạ ?

khối surface của e cũng hơi nhiều mặt , vá mấy ngày rồi mà chưa sew thành solid được.

Thanks all !
 

dovanhoc84

Active Member
Moderator
chào các bác, em mới học NX. chủ yếu liên quan đến surface e mới dùng đến NX.
e cũng bị trường hợp giống chủ thớt: ko vá (sew) được các surface cho nó kín để thành khối solid, mục đích là để vẽ các chi tiết hốc bên trong và để anh em công nhân chạy cnc chi tiết đó.
có công cụ nào để kiểm tra xem mặt nào bị hở để fill surface đó để toàn bộ khối surface đó kín để sew thành solid ko ạ ?

khối surface của e cũng hơi nhiều mặt , vá mấy ngày rồi mà chưa sew thành solid được.

Thanks all !
vá k được thì làm lại mặt chứ nó đã k vá được mà cố ngồi vá thì nó thành làm sao được. Nguyên tắc đơn giản của vá mặt là: vá→không được, vá lại thử→Vá vẫn k được→xóa tạo mặt mới→ Vá lại vẫn k được → xé nhỏ ra vá(chia thành 2 mặt chẳng hạn) hoặc xóa cái mặt cạnh mặt vá k được này...
Còn chuyện tìm khối lượng thì shell làm gì cho khổ, tính tổng diện tích bề mặt lên, nhân độ dầy, nhân trọng lượng riêng là xong. làm về mặt thì hiếm khi tạo độ dày(nguyên tắc là k tạo) và k nên tạo độ dày, vì với những cái mặt rách thì nó tạo thêm vài mặt, đi xóa cũng mệt.
 

alpahx

Active Member
Có một cách nhanh là bạn sew phần surface phía bên ngoài lại ( phần này thường không bị lỗi khi sew), sau đó bạn thickness lên khoảng 0.5mm. Từ đó bạn sẽ có cân nặng, sau đó bạn nhân lên theo tỉ lệ bề lên một cách tương đối gần đúng.
Còn nếu bạn cần chính xác thì bạn phải vá surface. NX, Catia hoặc Creo đều làm tốt việc này. Khó là phần kĩ năng phán đoán để vá cho mỗi vị trí, vì tại mỗi vị trí cần sử dụng tool tương ứng, phần này không thể diễn đạt hết trên diễn đây.
 

bonze

Active Member
vá k được thì làm lại mặt chứ nó đã k vá được mà cố ngồi vá thì nó thành làm sao được. Nguyên tắc đơn giản của vá mặt là: vá→không được, vá lại thử→Vá vẫn k được→xóa tạo mặt mới→ Vá lại vẫn k được → xé nhỏ ra vá(chia thành 2 mặt chẳng hạn) hoặc xóa cái mặt cạnh mặt vá k được này...
Còn chuyện tìm khối lượng thì shell làm gì cho khổ, tính tổng diện tích bề mặt lên, nhân độ dầy, nhân trọng lượng riêng là xong. làm về mặt thì hiếm khi tạo độ dày(nguyên tắc là k tạo) và k nên tạo độ dày, vì với những cái mặt rách thì nó tạo thêm vài mặt, đi xóa cũng mệt.
Thank bạn. Vậy là nx ko có lệnh tìm mặt hở của khối surface đó nhỉ ?
 

bonze

Active Member
Có một cách nhanh là bạn sew phần surface phía bên ngoài lại ( phần này thường không bị lỗi khi sew), sau đó bạn thickness lên khoảng 0.5mm. Từ đó bạn sẽ có cân nặng, sau đó bạn nhân lên theo tỉ lệ bề lên một cách tương đối gần đúng.
Còn nếu bạn cần chính xác thì bạn phải vá surface. NX, Catia hoặc Creo đều làm tốt việc này. Khó là phần kĩ năng phán đoán để vá cho mỗi vị trí, vì tại mỗi vị trí cần sử dụng tool tương ứng, phần này không thể diễn đạt hết trên diễn đây.
Mình đã so sánh phần surface của 3 phần mềm : inventor<creo<solidwork<nx.
Nx là thông minh và làm được các mặt khó nhất.
M xuất sang đuuôi step để vá thử bằng các phần mềm. File gốc là từ catia. Rồi làm chính trên inv để tạo các surface. Các phần mềm chủ yếu dùng lệnh trim và extend, fill đủ để tạo vỏ kín mà thấy thằng nx là nó cho extend những mặt khó nhất. Những thằng còn lại thì chịu chết khoản extend.
 

alpahx

Active Member
Mình đã so sánh phần surface của 3 phần mềm : inventor<creo<solidwork<nx.
Nx là thông minh và làm được các mặt khó nhất.
M xuất sang đuuôi step để vá thử bằng các phần mềm. File gốc là từ catia. Rồi làm chính trên inv để tạo các surface. Các phần mềm chủ yếu dùng lệnh trim và extend, fill đủ để tạo vỏ kín mà thấy thằng nx là nó cho extend những mặt khó nhất. Những thằng còn lại thì chịu chết khoản extend.
Hi! Khả năng nội suy mặt của NX cũng tương đương Catia thôi, và cũng nhỉnh hơn bản Solidwork2018 chút xíu, nhưng về môi trường thao tác và tool là vượt trội. Rất thích khoản Remove Parameter trên NX ( trên Catia thì Break Link). Lúc đó thao tác rất tự do phóng khoáng...
 

bonze

Active Member
Hi! Khả năng nội suy mặt của NX cũng tương đương Catia thôi, và cũng nhỉnh hơn bản Solidwork2018 chút xíu, nhưng về môi trường thao tác và tool là vượt trội. Rất thích khoản Remove Parameter trên NX ( trên Catia thì Break Link). Lúc đó thao tác rất tự do phóng khoáng...

mình thấy lệnh remove parameter trên NX này giống như kiểu bỏ hết các cây lệnh. ko khác gì kiểu xuất sang file step (hoặc xt) rồi mở lại. lệnh này chắc chỉ để làm nhẹ bản vẽ thôi à bạn ?
chứ làm lệnh này xong thì can thiệp và sửa chi tiết này sao nhanh bằng để nguyên cây thư mục.
 

alpahx

Active Member

mình thấy lệnh remove parameter trên NX này giống như kiểu bỏ hết các cây lệnh. ko khác gì kiểu xuất sang file step (hoặc xt) rồi mở lại. lệnh này chắc chỉ để làm nhẹ bản vẽ thôi à bạn ?
chứ làm lệnh này xong thì can thiệp và sửa chi tiết này sao nhanh bằng để nguyên cây thư mục.
Hi! Với những chi tiết Nhựa với vài trăm lệnh thì mình nghĩ là không nên chỉnh sửa trực tiếp trong các feature, cái này tùy vào cách vẽ của từng người thôi! :)
 
Top