tính lực kẹp khi định vị bằng 2 mũi chống tâm

  • Thread starter solidworks
  • Ngày mở chủ đề
S

solidworks

Author
mình gia công trục và định vị bằng 2 mũi chống tâm( có tốc để truyến lực) nhưng không bít tính lực kẹp như thế nào? mong mọi người giúp đỡ. Nếu ai có bản vẽ về cái tốc thì gủi cho minh với
 
Ðề: tính lực kẹp khi định vị bằng 2 mũi chống tâm

Tiêu chuẩn GOST 2578-70 cho 2 kiểu tốc:
Kiểu 1: đuôi thẳng, dùng với mâm đầu trục chính có chốt
Kiểu 2: đuôi cong, dùng với mâm đầu trục chính có rãnh.
Tốc gồm 2 chi tiết: thân 1 (bằng thép 45 hoặc 35 đúc) và vít 2, kích thước cho trong bảng sau.




Về tính lực kẹp:
Không tìm được sách nói về việc này. Bạn tham khảo ý sau (xem hình):

1. Lực kẹp tốc bảo đảm tốc chịu được mô men xoắn M do lực cắt Pz.
M = Pz(D/2)
D là đường kính tiện
Xét cân bằng lực của tốc tại tiết diện kẹp tốc của vật tiện. Có các lực sau tác dụng:
R: lực do trục chính máy tiện tác dụng lên tốc
R = M/L
L: tay đòn của lực R
Lực tại các tiếp điểm giữa tốc và vật tiện A, B, C: Na, Nb, Nc. Trong đó Na là lực do vít kẹp gây ra. 3 điểm A, B, C phân bố cách nhau 120 độ.
Lực ma sát tại các tiếp điểm A, B, C chống lại mô men xoắn M. Trị số lớn nhất của chúng là:
Fa = f.Na
Fb = f.Nb
Fc = f.Nc
trong đó f là hệ số ma sát giữa vật tiện và tốc.
Từ đó viết được 3 phương trình cân bằng lực: một phương trình mô men đối với tâm O của vật tiện và 2 phương trình hình chiếu lên phương Oz và Oy.
3 phương trình này chứa 3 ẩn Na, Nb, Nc nên giải được và suy ra lực kẹp Na của vít.

2. Nếu phải xác định lực tác động lên mũi tâm thì cần xét cân bằng của hệ gồm vật tiện và tốc. Lực tác động lên hệ này gồm:
  • Lực cắt Px, Py, Pz
  • Lực R nói trên
  • Các phản lực tại hai mũi tâm.
Chú ý rằng phương của lực R biến đổi trong quá trình cắt gọt (do quay theo trục chính) nên phải xét đủ các vị trí của nó để tìm ra trường hợp nguy hiểm nhất. Chính sự biến đổi phương của lực R gây ra dao động các phản lực tại mũi tâm và đó là nhược điểm của phương pháp kẹp tốc.
 
U

unstller

Author
Ðề: tính lực kẹp khi định vị bằng 2 mũi chống tâm

cho hỏi luôn bạn ơi ! Bạn có thể chỉ mình cách tính lực kẹp kô ?
Từ nhưng cơ sơ nào ta tính được lực kẹp?
Bạn có thể cho ví dụ hoặc minh họa lun nha
thanks trước nhe
 
Ðề: tính lực kẹp khi định vị bằng 2 mũi chống tâm

Cơ sở để tính lực kẹp là:
  • Lực cắt gọt của dao tiện tác dụng lên vật tiện gồm 3 lực Px, Py, Pz tính theo công thức của giáo trình dao cắt hay sổ tay công nghệ Chế tạo máy.
  • Kích thước hình học của tốc và sơ đồ kẹp tốc.
Bài trên đã hướng dẫn cách tính lực kẹp qua việc xét cân bằng của hệ lực tác dụng lên tốc. Lực kẹp chính là lực Na.
Từ đó có thể tính mô men cần để vặn vít kẹp theo công thức của vít kẹp trong giáo trình đồ gá.

Cũng định làm thử một ví dụ với các trị số cụ thể để minh họa nhưng phải mất vài giờ. Nếu có điều kiện tôi sẽ làm. Nhưng trước hết bạn cứ thử tính đi. Trong quá trình làm vướng chỗ nào thì trao đổi tiếp.
 
U

unstller

Author
Ðề: tính lực kẹp khi định vị bằng 2 mũi chống tâm

thanks nha bạn ! mà bạn ơi có bí kíp ji kô chỉ mình với?
Kô cách nào phân tích được phương trình cân bằng lực khi tính cả.
Trong sách đọc chả hiểu chi hết/
ờ nhờ bạn chỉ dùm tính lực gia công trên máy phay,khoan ( bạn có thểt tự cho ví dụ lun được kô?)
hihih
 
Ðề: tính lực kẹp khi định vị bằng 2 mũi chống tâm


Sau đây là ví dụ tính lực kẹp tốc.
Các bạn kiểm tra xem có đúng không.

Lực kẹp tốc bảo đảm tốc chịu được mô men xoắn M do lực cắt Pz.
M = Pz(D/2)
D là đường kính tiện



Xét cân bằng lực của tốc tại tiết diện kẹp tốc của vật tiện. Có các lực sau tác dụng:
R: lực do trục chính máy tiện tác dụng lên tốc
R = M/L
L: tay đòn của lực R
Lực tại các tiếp điểm giữa tốc và vật tiện A, B, C: Na, Nb, Nc. Trong đó Na là lực do vít kẹp gây ra. 3 điểm A, B, C phân bố cách nhau 120 độ.
Lực ma sát tại các tiếp điểm A, B, C chống lại mô men xoắn M. Trị số lớn nhất của chúng là:
Fa = f.Na
Fb = f.Nb
Fc = f.Nc
trong đó f là hệ số ma sát giữa vật tiện và tốc.

Từ đó viết được 3 phương trình cân bằng lực: một phương trình mô men đối với tâm O của vật tiện và 2 phương trình hình chiếu lên phương Oz và Oy.

Lấy mô men đối với tâm O:
R.L - (Fa + Fb + Fc).r = 0
R.L - f.(Na + Nb + Nc).r = 0 (1)
Chiếu lên phương Oy:
-R + Nc.cos30 + Fc.cos60 - Fa - Nb.cos30 + Fb.cos60 = 0
-R + Nc.0,866 + f.Nc.0,5 - f.Na - Nb.0,866 + f.Nb.0,5 = 0 (2)
Chiếu lên phương Oz:
Na - Nb.cos60 - Fb.cos30 - Nc.cos60 + Fc.cos30 = 0
Na - Nb.0,5 - f.Nb.0,866 - Nc.0,5 + f.Nc.0,866 = 0 (3)

3 phương trình này chứa 3 ẩn Na, Nb, Nc nên giải được và suy ra lực kẹp Na của vít.

Ví dụ với các trị số cụ thể:
Lực cắt Pz = 100 KG. Lực này tính cùng với Px, Py theo các công thức cho trong sổ tay công nghệ chế tạo máy hay giáo trình dao cắt kim loại tùy chiều sâu cắt, lượng chạy dao, vận tốc cắt ...
Đường kính chỗ tiện D = 80 mm
Bán kính chỗ kẹp tốc r = 25 mm
Khoảng cách truyền lực L = 50 mm
Hệ số ma sát f = 0,2
Tính được:
M = Pz(D/2) = 100.(80/2) = 4000 KGmm
R = M/L = 4000/50 = 80 KG

Ba phương trình (1), (2), (3) viết lại là:
5.Na + 5.Nb + 5.Nc = 4000 (1)
-0,2.Na - 0,766.Nb + 0,966.Nc = 80 (2)
Na - 0,673.Nb - 0,327.Nc = 0 (3)

Giải ra được:
Na = 256,42 KG
Nb = 227,37 KG
Nc = 316,20 KG
Trong đó Na chính là lực kẹp do vít tác động.

Muốn có lực kẹp này thì phải vặn vít với mô men Mv.
Tính Mv như sau (công thức từ sách Đồ gá của thầy Đặng Vũ Giao):
Mv = Na.tg(α+φ1).r1 + tgφ.r2 (4)
Trong đó:
α là góc nâng ren tgα = S/(2Pi.r1)
S là bước ren.
r1 là bán kính trung bình của ren vít
φ1 là góc ma sát chỗ tiếp xúc ren vít (giữa vít và lỗ vít).
Hệ số ma sát chỗ tiếp xúc ren vít (giữa vít và lỗ vít) f1 = tgφ1
φ là góc ma sát chỗ vít tiếp xúc với vật tiện.
Hệ số ma sát chỗ vít tiếp xúc với vật tiện f = tgφ
r2 là bán kính đầu vít chỗ tiếp xúc với vật tiện.

Ví dụ với các trị số cụ thể:
Na = 256,42 KG (tính được ở trên)
Với đường kính chỗ kẹp là 25 mm thì vít kẹp là M12. Tra Tiêu chuẩn TCVN 45-63 có:
Bước ren S = 1,75 mm
Bán kính trung bình của ren vít r1 = 5,43
tgα = 1,75/(2 . Pi . 5,43) = 0,051
α = 2,9 độ
Lấy f1 = tgφ1 = 0,2; φ1 = 11,3 độ
tg(α+φ1) = tg(2,9+11,3) = tg14,2 = 0,253
f = tgφ = 0,2 (đã cho ở phần tính lực kẹp)
r2 = 4 mm.
Thay vào (4):
Mv = 256,42.0,253.5,43 + 0,2.4 = 353,07 KGmm
tức với tay đòn là 100 mm thì lực vặn khoảng 3,5 KG.
 
H

hoanggroup

Author
Ðề: tính lực kẹp khi định vị bằng 2 mũi chống tâm

Anh em cho em hỏi muốn tính lực tác dụng lên mũi tâm gắn với nòng ụ động thì dùng ct nào ạ?
 
Ðề: tính lực kẹp khi định vị bằng 2 mũi chống tâm

Coi vật tiện là trục (gồm cả tốc) có hai ổ là hai mũi tâm.
Đặt tât cả các lực tác dụng lên vật tiện gồm lực cắt Px, Py, Pz và lực tác dụng vào tốc kẹp R.
Giải bài toán tĩnh học để tìm phản lực tác dụng lên hai ổ (hai mũi tâm).
 
P

Pham van hau

Author
Ðề: tính lực kẹp khi định vị bằng 2 mũi chống tâm

Coi vật tiện là trục (gồm cả tốc) có hai ổ là hai mũi tâm.
Đặt tât cả các lực tác dụng lên vật tiện gồm lực cắt Px, Py, Pz và lực tác dụng vào tốc kẹp R.
Giải bài toán tĩnh học để tìm phản lực tác dụng lên hai ổ (hai mũi tâm).
A ơi có hình vẽ để tính ko ạ
 
Lượt thích: vnmn
Top